Thông tin dược liệu

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 6/2021

TT

BẢN TIN SỐ 6/2021

1.

HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM HÓA THỰC VẬT CỦA CAO CHIẾT BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.)

 

SHENG-YANG Wang và cs.

J. Agricultural and Food Chemistry 51.5 (2003): 1506-1512

 

Bồ công anh (Lactuca indica L.) (họ Cúc) là một loại rau dại ăn được, được sử dụng như một loại thuốc dân gian ở châu Á để chống viêm, kháng khuẩn và các dược tính khác. Đây là đánh giá khoa học đầu tiên về các đặc tính điều trị hóa dự phòng của bồ công anh bằng cách sử dụng năm hệ thống thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa. Một cao chiết từ ​​bồ công anh được phát hiện có hoạt tính dọn gốc tự do đáng kể, bảo vệ hiệu quả DNA siêu xoắn φx174 chống lại sự phân cắt sợi và giảm stress oxy hóa trong dòng tế bào bệnh bạch cầu tiền tủy bào ở người HL-60. Hơn nữa, các cao chiết bồ công anh hầu như ức chế hoàn toàn việc sản xuất oxit nitric và sự biểu hiện mRNA của enzym cảm ứng tổng hợp oxit nitric (iNOS), với liều lượng 100 μg/mL, trong các tế bào đại thực bào RAW264.7 được kích thích bằng LPS. Sự phân đoạn sắc ký theo hoạt tính sinh học và dữ liệu phân tích chất chuyển hóa cùng với các phân tích quang phổ cho thấy sáu hợp chất phenol là acid protocatechulic (1), metyl p-hydroxybenzoat (2), acid caffeic (3), acid 3,5-dicaffeoylquinic (4) ), luteolin 7-O-β-glucopyranoside (5) và quercetin 3-O-β-glucopyranoside (6), là những thành phần chống oxy hóa chính trong cao chiết bồ công anh.

Hoàng Thành Dương, Nguyễn Trà My

 

2.

HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT METHANOL TỪ BỒ CÔNG ANH (LATUCA INDICA L.)

 

KIM Ju-nam và cs.

The Korean Society of Food Preservation 19.2 (2012): 294-300

 

Hoạt tính chống oxy hóa của bồ công anh (Lactuca indica L.) được xác định bằng cách sử dụng các hệ thống thử nghiệm in vitro. Hàm lượng vitamin C trong cao chiết từ ​​lá và rễ tương ứng là 24,14 và 0,38 mg / 100 g. Hàm lượng polyphenol tổng trong cao chiết từ ​​lá và rễ là 42,8 và 7,66 mg / g, và hàm lượng flavonoid tương ứng là 23,09 và 0,77 mg/g. Cao chiết từ lá thể hiện khả năng dọn gốc tự do DPPH và ABTS cao hơn so với cao chiết từ ​​rễ ở tất cả các nồng độ khảo sát. Đặc biệt, khả năng dọn gốc ABTS của cao chiết lá là 92,3% ở nồng độ 5 mg / mL. Năng lực khử được tăng lên khi tăng nồng độ cao chiết, và cao chiết từ ​​lá có năng lực khử cao hơn so với cao chiết từ rễ. Khả năng tạo phức (chelat) với Fe2+ của lá và rễ lần lượt là 97,2% và 34,3% ở nồng độ khảo sát14 mg/mL. Các giá trị IC50 của lá đối với khả năng dọn gốc DPPH, ABTS và khả năng tạo phức với Fe2+ lần lượt là 0,19; 2,7 và 6,27 mg / mL, và cao chiết lá cho giá trị IC50 thấp hơn so với cao chiết từ ​​rễ. Những kết quả này cho thấy cao chiết từ ​​lá bồ công anh chứa một lượng lớn các hợp chất chống oxy hóa và có mức hoạt tính chống oxy hóa cao hơn so với cao chiết từ ​​rễ. Điều này ​​cho thấy bồ công anh có tính khả dụng rất cao làm thực phẩm chức năng và nguyên liệu dược.

Đỗ Quang Thái

3.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐỘC TÍNH CỦA CAO CHIẾT ETHANOL LÁ CÂY BỒ CÔNG ANH (SIJUKKOT, LATUCA INDICA L.)

 

IDA Duma Riris và cs.

Journal of Physics: Conference Series, Volume 1811, The 2nd International Conference on Sciences and Technology Applications (ICOSTA) 2020 3 November 2020, Medan City, Indonesia

 

Việc phân tích hóa thực vật trên cây bồ công anh (Sijukkot, Lactuca indica L.), thu mẫu từ một khu vực ở làng Parsaora Sibisa Ajibata, Toba Samosir, Bắc Sumatera đã được thực hiện. Thử nghiệm đã được thực hiện để xác định thành phần của các chất chuyển hóa thứ cấp có trong cây này. Ethanol 96% được sử dụng để chiết xuất lá bồ công anh và sau đó thử nghiệm hóa thực vật được sử dụng để xác định các hợp chất từ dịch chiết lá bồ công anh. Kết quả định tính được các hợp chất là flavonoid, tannin, saponin, steroid và triterpenoid. Ngoài ra, thử nghiệm độc tính được thực hiện bằng phương pháp Brine Shrimp Lethality Test (BSLT) và kết quả cho thấy nồng độ gây độc trên 50% ấu trùng tôm LC50 là 11,644 ppm, do đó dịch chiết ethanol của lá bồ công anh có độc tính mạnh.

Đỗ Quang Thái, Hoàng Thị Tuyết

4.

PHÂN TÍCH HÓA THỰC VẬT VÀ KHẢO SÁT TÁC DỤNG CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA CÁC CAO CHIẾT VÀ CAO PHÂN ĐOẠN TỪ BỒ CÔNG ANH (LATUCA INDICA L.) TRÊN CHUỘT BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG GÂY BỞI STREPTOZOTOCIN

 

TAMBA Rosanto và cs.

Asian Journal of Pharmaceutical Research and Development  8(3) (2020)

 

Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là xác định tác dụng chống đái tháo đường của cao chiết ethanol tổng và các cao phân đoạn từ lá bồ công anh (Lactuca indica L.) để xác định liều hiệu quả trên chuột đái tháo đường gây bởi streptozotocin và so sánh với metformin.

Thiết kế: Thiết kế của nghiên cứu này là thực nghiệm, trong đó các cao chiết và phân đoạn của lá bồ công anh được khảo sát về giá trị làm giảm đường huyết của chuột sau khi gây mô hình đái tháo đường bằng streptozotocin. Các thử nghiệm khảo sát tác dụng chống đái tháo đường được chia thành 12 nhóm. Nhóm I (cơ bản, chứng sinh lý), nhóm II (đối chứng âm, chứng bệnh) được cho uống CMC 0,5%, Nhóm III (đối chứng dương) được cho dùng metformin 65 mg/kg trọng lượng chuột (BW), trong khi Nhóm IV đến XII được cho uống cao chiết tổng và các phân đoạn của lá bồ công anh với liều lượng tương ứng cho mỗi mẫu thử là 100, 150 và 200 mg/kg BW.

Các biến số can thiệp trong nghiên cứu này là liều cao chiết được sử dụng.

Đánh giá kết quả chính: Kết quả được đánh giá chính trong nghiên cứu này là xác định được các cao chiết có khả năng làm giảm mức đường huyết ở chuột bị đái tháo đường. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy EELL (cao ethanol tổng), EAFLL (phân đoạn ethyl acetat) và NHFLL (phân đoạn n-hexan) từ lá bồ công anh thể hiện khả năng chống đái tháo đường. Điều này có thể được giải thích nhờ sự có mặt của các thành phần có trong cao chiết, cụ thể là các flavonoid, tannin, saponin, glycosid và triterpenoid / steroid. Cao phân đoạn EAFLL ở liều 100 mg/kg BW thể hiện tác động giảm đường huyết hiệu quả nhất trên chuột bị đái tháo đường.

Kết luận: Phân đoạn ethyl acetat của lá bồ công anh có hoạt tính chống đái tháo đường hiệu quả ở chuột bị đái tháo đường gây bởi streptozotocin, với liều 200 mg/kg BW vào ngày thứ 9 đường huyết của chuột đã giảm xuống dưới 120 mg/dl.

Đỗ Thị Thùy Linh, Hoàng Thị Diệu Hương

5.

TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA VÀ ỨC CHẾ α-GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP CHẤT PHENOL TỪ BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.)

 

Chang-Ik Choi và cs.

Russian Journal of Bioorganic Chemistry, 2016, 42, 310-315 (2016)

 

Bồ công anh (Lactuca indica L., họ Cúc) đã được sử dụng như một loại thuốc dân gian để điều trị các rối loạn đường ruột. Thành phần hóa học, tác dụng chống oxy hóa và ức chế α-glucosidase của bồ công anh đã được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu hóa thực vật đã phân lập và xác định được tám hợp chất phenol từ phần trên mặt đất của bồ công anh. Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã được xác định bằng các phương pháp phổ, bao gồm apigenin, luteolin, isoquercitrin, acid chlorogenic, acid protocatechuic, acid p-hydroxymethyl benzoic, acid trans-cinnamic và acid p-coumaric. Luteolin, isoquercitrin, acid chlorogenic và acid p-hydroxymethyl benzoic cho thấy khả năng chống oxy hóa với giá trị IC50 trong khoảng 35,5–52,5 μM. Ngoài ra, apigenin và luteolin thể hiện khả năng ức chế hoạt động của α-glucosidase với giá trị IC50 tương ứng là 96,4 và 100,7 μM. Những kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng bồ công anh là nguồn nguyên liệu tiềm năng của các chất chống oxy hóa và/hoặc các chất chống đái tháo đường có nguồn gốc từ tự nhiên để sử dụng làm thuốc hoặc thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe.

Hoàng Thị Diệu Hương

6.

SO SÁNH HÀM LƯỢNG POLYPHENOL, TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA VÀ CHỐNG VIÊM CỦA BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.) TỰ NHIÊN VÀ NUÔI TRỒNG

 

Ja Min Kim và cs.

Horticulture, Environment and Biotechnology, 2014, 55: 248-255

 

Bồ công anh (Lactuca indica L.) là một loại rau dại ăn được, đã được sử dụng ở châu Á như một vị thuốc dân gian và có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Nghiên cứu này được thực hiện để so sánh và phân tích hàm lượng polyphenol, các tác dụng chống oxy hóa và chống viêm của bồ công anh tự nhiên và trồng trọt. Bồ công anh tự nhiên (WL) được phát hiện có chứa hàm lượng polyphenol và flavonoid cao hơn so với bồ công anh (CL) được trồng. Các hợp chất phenol khác nhau đã được phát hiện trong lá và rễ của WL, trong khi chỉ có acid gallic được tìm thấy trong rễ của CL. Ngoài ra, cao chiết lá WL có khả năng dọn gốc tự do DPPH và ABTS và có năng lực khử tốt hơn so với cao chiết ​​lá CL. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm cho thấy cao chiết ​​lá WL có hoạt tính chống viêm cao hơn cao chiết ​lá CL, mặc dù cao chiết ​​rễ CL ức chế sản xuất oxit nitric (NO) ở mức độ cao hơn so với cao chiết ​​rễ WL. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng WL có nhiều tác dụng dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutical) tốt hơn CL và WL có thể được sử dụng để tạo ra các giống cây trồng mới với các đặc tính dược phẩm dinh dưỡng được nâng cao.

Hoàng Thị Diệu Hương, Vũ Thị Diệp

7.

SINH TỔNG HỢP CÁC HẠT NANO BẠC VÀ VÀNG TỪ DỊCH CHIẾT LÁ CÂY BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.) VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC PHÂN HỦY XÚC TÁC CÁC HỢP CHẤT ĐỘC HẠI

 

Thanh Truc Vo và cs.

Journal of Inorganic and Organometallic Polymers and Materials, 2019, 30(2): 388-399

 

Nghiên cứu này trình bày một cách tiếp cận thân thiện với môi trường để tổng hợp dung dịch keo của các hạt nano vàng và bạc (L-AgNPs và L-AuNPs) từ dịch chiết nước của lá bồ công anh. Các thông số chính liên quan đến sự hình thành L-AgNPs và L-AuNPs được tối ưu hóa bằng cách sử dụng phân tích UV – Vis ở cực đại hấp thụ tương ứng khoảng 423 nm và 531 nm. Dịch chiết bồ công anh với vai trò như chất khử và chất định vị của các hạt nano từ tính (Magnetic nanoparticles-MNPs) đã được chứng minh bằng quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR). Kích thước nano của các kim loại được xác định bằng các phép đo bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Các nghiên cứu TEM cho thấy L-AgNPs chủ yếu là hình cầu với kích thước trung bình là 13,5 nm và L-AuNPs có nhiều hình dạng với kích thước trung bình là 14,5 nm. Phân tích nhiễu xạ electron vùng chọn lọc (SAED) và dữ liệu đo khúc xạ tia X (XRD) xác nhận cấu trúc tinh thể của chúng. Các vật liệu nano cho thấy hiệu quả xúc tác trong quá trình phân hủy 4-nitrophenol và methyl da cam.

Sơ đồ tóm tắt:

Từ khóa: Sinh tổng hợp, Hạt nano bạc, Hạt nano vàng, Lactuca indica, Sự phân hủy chất ô nhiễm

Vũ Thị Diệp

8.

TĂNG LƯỢNG HỢP CHẤT PHENOL VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA BẰNG CÁCH KẾT HỢP MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VỚI CHẤT KÍCH THÍCH METHYL JASMONATE TRONG NUÔI CẤY RỄ TƠ CỦA BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.)

 

Tae Gyu Yi và cs.

Natural Product Communications, 2019, 14 (7): 1-9

 

Bồ công anh (Lactuca indica L.) đã được sử dụng dân gian như một loại rau dại và làm cây thuốc trong nhiều thế kỷ. Nhiều nhóm hợp chất khác nhau có trong bồ công anh cùng tác động sinh học đã được công bố rộng rãi. Nuôi cấy rễ tơ kết hợp với phương pháp chuyển gen tự nhiên nhờ vi khuẩn Gram âm Agrobacterium là một kỹ thuật hữu ích để đạt được sản xuất ổn định các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật. Ở đây, chúng tôi đã đánh giá sự tăng cường các chất chuyển hóa thứ cấp trong bồ công anh cùng hoạt tính sinh học bằng cách thử nghiệm thành phần môi trường nuôi cấy và sử dụng chất kích thích (elicitor). Rễ tơ được tạo ra và nuôi cấy trong môi trường lỏng MS (Murashige-Skoog medium) hoặc SH (Schenk & Hildebrandt medium) trong 2 tuần trước khi xử lý với các nồng độ elicitor là methyl jasmonate (MeJa), trong các thời gian khác nhau. Hàm lượng phenol thu được và hoạt tính sinh lý được phân tích. Bằng cách kích thích với MeJa đã thu được hàm lượng phenol tổng số, flavonoid và các acid hydroxycinnamic cao hơn. Quá trình tích lũy chất chuyển hóa, đặc biệt là trong môi trường SH và có sự hiện diện của MeJa, phụ thuộc vào thời gian. Đặc biệt, sự tích lũy của acid chicoric tăng lên rõ rệt theo thời gian. Tương tự, chúng tôi đã quan sát các đáp ứng tăng và giảm phụ thuộc vào thời gian của hoạt tính chống oxy hóa trong các thử nghiệm DPPH và ABTS tương ứng. Như trong các nghiên cứu trước đây, mối tương quan cao nhất được tìm thấy giữa hàm lượng phenol tổng số và hàm lượng flavonoid tổng số. Ngoài ra, acid 3,5-dicaffeoylquinic thể hiện mối tương quan cao nhất với hàm lượng phenol tổng số, hàm lượng flavonoid tổng số và hoạt tính chống oxy hóa trong các acid hydroxycinnamic. Dữ liệu thu được đã xác định một cách hiệu quả các điều kiện nuôi cấy tối ưu để tăng tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp và hoạt tính chống oxy hóa trong môi trường nuôi cấy rễ tơ của bồ công anh.

Vũ Thị Diệp

9.

ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG VÀ ĐỘ DẪN ĐIỆN ĐẾN SỰ QUANG HỢP, PHÁT TRIỂN VÀ TÍCH LŨY HOẠT CHẤT CỦA BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.) “SUNHYANG” TRONG THỦY CANH

 

Jae Kyung Kim và cs.

Journal of Bio-Environment Control (2021), 30 (1): 1-9

 

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá những thay đổi của quá trình quang hợp, tăng trưởng, hàm lượng diệp lục và hàm lượng hoạt chất dưới cường độ ánh sáng và nồng độ điện giải (EC, electrical conductivity: chỉ thị của nồng độ các ion) của lá non rau diếp Ấn Độ dại (bồ công anh, Lactuca indica L. hay ‘Sunhyang’) trong thủy canh DFT. Môi trường canh tác là nhiệt độ 25 ± 1°C và độ ẩm tương đối của hệ thống sinh trưởng là 60 ± 5 %. Vào 14 ngày sau khi gieo, ảnh hưởng kết hợp của cường độ ánh sáng (Mật độ thông lượng photon quang hợp-PPFD 100, 250, 500 μmol/m2/s1) và mức EC (EC 0,8, 1,4, 2,0 Ds/m1) của dung dịch dinh dưỡng được xác định ở giai đoạn lá non. Tốc độ quang hợp, độ dẫn khí khổng, tỷ lệ thoát hơi nước và hiệu quả sử dụng nước của rau diếp Ấn Độ tăng khi cường độ ánh sáng tăng. Tốc độ quang hợp và hiệu quả sử dụng nước cao nhất ở điều kiện xử lý PPFD 500-EC 1,4 và PPFD 500-EC 2,0. Hàm lượng diệp lục giảm khi cường độ ánh sáng tăng, nhưng tỷ lệ diệp lục a/b tăng. Hàm lượng nước trong lá và diện tích lá cụ thể giảm khi cường độ ánh sáng tăng và có mối tương quan nghịch (p < 0,001). Chiều cao cây dài nhất ở PPFD 100-EC 0,8 và số lượng lá, trọng lượng tươi và trọng lượng khô của lá cao nhất ở PPFD 500-EC 2,0. Anthocyanin và phenolic tổng số cao nhất ở điều kiện PPFD 500-EC 1,4 và 2,0, và khả năng chống oxy hóa dọn gốc tự do DPPH cao ở điều kiện PPFD 250 và 500. Xem xét sự tăng trưởng và hàm lượng các hoạt chất, cường độ ánh sáng và mức EC thích hợp cho trồng thủy canh rau diếp Ấn Độ là PPFD 500-EC 2,0, và PPFD 100 và 250, còn trong điều kiện ánh sáng yếu, EC 0,8 là thích hợp cho sự phát triển.

Vũ Thị Diệp

10.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CÁC TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA BỒ CÔNG ANH TRỒNG (SEONHYANG, LACTUCA INDICA L.) VÀ CÁC LOÀI HOANG DẠI PHỤ THUỘC VÀO THỜI GIAN THU HÁI

 

Hye-Jeong Kwon và cs.

Journal of the Korean Society of Food Science and Nutrition (2015), 44(3): 363-369

 

Đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thu hoạch lên thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Seonhyang (bồ công anh trồng) và các loài hoang dại. Độ ẩm cao nhất (91 %) đạt được ở Seonhyang được thu hoạch vào tháng sáu. Các loài hoang dại được thu hoạch vào tháng 8 có hàm lượng protein thô (4,8 %) và chất xơ thô (2,7 %) cao nhất. Hàm lượng kali là 626∼684 mg/100 g, và không có sự khác biệt đáng kể về thời gian thu hoạch giữa Seonhyang và các loài hoang dại. Hàm lượng calci và phosphat trong lá Seoonhyang thu hoạch vào tháng 8 là cao nhất (lần lượt là 350 mg/100 g và 123 mg/100 g). Hàm lượng polyphenol tổng và hàm lượng flavonoid tổng cao nhất ở các loài hoang dại được thu hoạch vào tháng 6 (lần lượt là 60 mg/g và 126 mg/g). Cao chiết ethanol của lá Seoonhyang và lá các loài hoang dại thu hoạch vào tháng 6 thể hiện hoạt tính dọn gốc tự do DPPH cao nhất (95%). Hoạt tính ức chế α-amylase cao nhất (94,8 %) là của cao chiết nước từ ​​lá Seonhyang được thu hoạch vào tháng Bảy. Hoạt tính ức chế sản sinh oxid nitric là 14,3 μM đối với cao chiết ethanol của Seonhyang và 16,8 μM với cao chiết ethanol của các loài hoang dại được thu hoạch vào tháng 6. Hàm lượng calci và hoạt tính ức chế α-amylase của lá Seonhyang lớn hơn so với lá cây hoang dã. Những kết quả này cho thấy rằng lá Seonhyang có thể được sử dụng để phát triển các loại thực phẩm chức năng.

 Vũ Thị Diệp

11.

CÁC THÀNH PHẦN TERPEN VÀ PHENOLIC CỦA BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.)

 

Ki Huyn Kim và cs.

Archives of Pharmacal Research, 2008, 31(8): 983-988

 

Nghiên cứu đã phân lập được bảy hợp chất terpen và năm hợp chất phenol từ dịch chiết MeOH từ phần trên mặt đất của bồ công anh (Lactuca indica L.) bằng cách sử dụng sắc ký cột. Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ. Mười hai hợp chất tách được là trans–phytol (1), 3-β-hydroxyglutin-5-en (2), 5,6-epoxy-3-hydroxy-7-megastigmen-9-on (3), 11-β-13-dihydrolactucin (4), 2-phenylethyl β-D-glucopyranosid (5), cichoriosit B (6), 1-hydroxylinaloyl-6-O-β-D-glucopyranosid (7), (6S,9S)-roseosid (8), benzyl-β-D-glucopyranosid (9), 2-(3′-O-β-D-glucopyranosyl-4′-hydroxyphenyl)-ethanol (10), 3-(β-D-glucopyranosyloxymethyl)-2-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-5-(3-hydroxypropyl)-7-methoxy-dihydrobenzofuran (11), và (+)-taraxafolin-B (12). Các hợp chất 1 - 3, 5 và 7 – 12 lần đầu được phân từ thực vật này. Các hợp chất phân lập được đánh giá độc tính tế bào in vitro với bốn dòng tế bào khối u của người bằng thử nghiệm sinh học Sulforhodamin B.

Nguyễn Trà My

12.

PHÂN LẬP CÁC DẪN XUẤT CỦA ACID QUINIC VÀ CÁC FLAVONOID TỪ PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT CỦA BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.) VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN IN VITRO

 

Ki Huyn Kim và cs.

Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2007, 17(24), 6739-6743

 

Tiếp tục nghiên cứu về các hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây thuốc Hàn Quốc, chúng tôi đã tìm ra các thành phần có tác dụng bảo vệ gan từ phần trên mặt đất của bồ công anh (Lactuca indica L., Họ Cúc). Dịch chiết methanol của bồ công anh có hoạt tính bảo vệ gan chống lại sự sản sinh của virus viêm gan B (HBV). Bằng phương pháp phân tách dựa theo hoạt tính sinh học của dịch chiết methanol từ phần trên mặt đất của bồ công anh đã phân lập được bảy dẫn xuất của acid quinic (1 , 3 - 4 , 6 và 10 - 12), và năm hợp chất flavonoid (2 , 5 và 7 - 9). Tất cả các hợp chất phân lập được đánh giá hoạt tính bảo vệ gan bằng thử nghiệm HBV in vitro. Trong dòng tế bào gan bị nhiễm HBV người là HepG2.2.15, tất cả các hợp chất ngoại trừ 2 và 5 đều làm giảm mức độ HBV-ADN một cách hiệu quả trong giải phóng các phần tử HBV trưởng thành từ quá trình nuôi cấy HepG2.2.15. Trong số mười hợp chất có tác động, việc điều trị với 1, 3 và 12 giúp giảm đáng kể mức độ HBV-ADN ngoại bào, cho thấy rằng các hợp chất này có tiềm năng chống virus viêm gan B

Nguyễn Trà My

13.

ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ CỦA DỊCH CHIẾT LÁ CÂY BỒ CÔNG ANH (SIJUKKOT, LACTUCA INDICA L.)

 

Sumiati Nainggolan và cs.

Indonesian Journal of Chemical Science and Technology (IJCST), 2020, 3(2): 49-52

 

Hoạt tính chống oxy hóa của bồ công anh (Sijukkot, Lactuca indica L.) đã được nghiên cứu. Tác dụng chống oxy hóa được thử nghiệm bằng phương pháp bắt gốc tự do 2,2'-diphenyl-picrylhydrazyl (DPPH) và vitamin C là chất đối chiếu, đo độ hấp thụ bằng UV-Vis ở bước sóng 517 nm. Dữ liệu thu được được phân tích bằng SPSS dành cho windows, kết quả thu được là: y = 0,2036x + 30,35 đối với dịch chiết bồ công anh và y = 29,625x - 73,664 đối với vitamin C. Nghiên cứu cho thấy lá bồ công anh có tác dụng chống oxy hóa ở nồng độ 96,51 ppm với IC50 4,17 ppm, đối chiếu với vitamin C. 

Nguyễn Trà My

14.

DỊCH CHIẾT BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.) CAN THIỆP VÀO NHIỄM KHUẨN NIỆU ĐẠO DO ESCHERICHIA COLI

 

Petra Lüthje và cs.

Journal of Ethnopharmacology, 2011, 135(3), 672-677

 

Dược học dân tộc: Vi khuẩn gây bệnh Escherichia coli là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (urinary tract infections, UTI). Do việc kháng kháng sinh ngày càng phổ biến nên việc điều trị UTI ngày càng trở nên khó khăn. Do đó, cần phải có các chiến lược điều trị thay thế. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các cơ chế phân tử của một loại thuốc sắc được sử dụng trong dân gian từ cây bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.) trong tác dụng bảo vệ cục bộ biểu mô bàng quang. Nguyên liệu và phương pháp: Một mô hình nuôi cấy tế bào của UTI đã được áp dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm thảo dược trên sự tương tác giữa các tế bào biểu mô bàng quang và vi khuẩn gây bệnh Escherichia coli. Ngoài ra, tác động trực tiếp của dịch chiết bồ công anh lên Escherichia coli cũng được phân tích. Kết quả: Mặc dù không xác định được hoạt tính kháng khuẩn trực tiếp, nhưng bồ công anh làm giảm đáng kể sự xâm nhập của vi khuẩn vào các tế bào biểu mô bàng quang. Sự bám dính của vi khuẩn giảm kèm theo việc giảm hoạt hóa kinase bám dính khu trú (focal adhesion kinase, FAK) được ghi nhận trong các tế bào được xử lý với dịch chiết bồ công anh. Điều trị bằng chất ức chế FAK giúp giải thích cơ chế tác động này.

Kết luận: Những phát hiện này chỉ ra rằng, ngoài tác dụng lợi tiểu, bồ công anh còn thể hiện tác dụng thứ cấp trực tiếp bảo vệ các tế bào biểu mô bàng quang trước sự xâm nhiễm của Escherichia coli. Những đặc tính này có thể giúp ích cho việc phát triển các chiến lược thay thế trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nguyễn Trà My

15.

HAI GHI NHẬN MỚI CỦA CHI LACTUCA L. (CICHORIEAR, ASTERACEAE) Ở NAM MỸ

 

Marcelo Monge và cs.

Revista Brasileira de Biociencias, 2016, 14(2)

 

Lần đầu tiên loài Lactuca indicaLactuca canadensis lần lượt được ghi nhận ở Châu Mỹ và Nam Mỹ. Loài Lactuca indica (Bồ công anh) có nguồn gốc từ Đông Á, và loài L. canadensis có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Ở Brazil, L. indica được dùng thay thế cho rau diếp ở một số cộng đồng. Hình dạng lá của cây trồng ở Brazil của hai loài này ít thay đổi so với các quần thể ở châu Á hoặc Bắc Mỹ. Đây có thể là kết quả của sự di thực đơn lẻ đến Brazil của từng loài. Cả hai loài đều là cỏ dại, xuất hiện trong các môi trường sống bị xáo trộn ở phía nam và đông nam Brazil. Hai loài được mô tả, minh họa và mối quan hệ của chúng được thảo luận. Các đặc điểm nhận dạng quan trọng được cung cấp cho sáu loài Lactuca (tất cả đều được giới thiệu) ở Nam Mỹ.

Nguyễn Trà My

16.

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT FLAVONOID TRONG LÁ CỦA BỒ CÔNG ANH (KUMAK, LACTUCA INDICA L.)

 

Hepni Hepni

Jurnal Dunia Farmasi, 2019, 4(1): 17-22

 

Giới thiệu: Theo truyền thống, bồ công anh (Kumak, Lactuca indica L.) được sử dụng để tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện tiêu hóa, tăng sức chịu đựng, điều trị bướu cổ, điều trị đau dạ dày, giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Kết quả khảo sát hóa thực vật và của các dịch chiết cho thấy có sự hiện diện của các hợp chất flavonoid, tannin, saponin, glycosid và triterpenoid / steroid.

Mục tiêu: Phân lập các hợp chất flavonoid từ dịch chiết lá bồ công anh và sau đó xác định bằng phương pháp quang phổ UV-Vis.

Phương pháp: Lá bồ công anh được chiết bằng ethanol 80%, sau đó dịch chiết ethanol được lắc phân đoạn với ethyl acetat và cuối cùng là n-hexan. Các flavonoid được phân lập bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (paper chromatography kit, Kkt) và các chất phân lập được xác định bằng phương pháp quang phổ UV-Vis.

Kết quả: Chất phân lập được có huỳnh quang xanh nhạt dưới đèn UV 366 nm, quang phổ UV-Vis cho thấy có hai cực đại hấp thụ ở 2 bước sóng cực đại 336,2 nm (dải I) và 271,2 nm (dải II).

Kết luận: Chất phân lập được có thể thuộc nhóm flavonol, do có thể ghi nhận từ bước sóng từ 350-385 nm (dải I) đến 250-280 nm (dải II).

Nguyễn Trà My

17.

NGHIÊN CỨU HÓA THỰC VẬT CỦA DỊCH CHIẾT BỒ CÔNG ANH (SIJUKKOT, LACTUCA INDICA L.)

 

Panjaitan C.R Jesika và cs.

Indonesian J. Chemical Science and Technology, 2020, 3(2): 53-56

 

Nghiên cứu hóa thực vật trên bồ công anh (Sijukkot) được xác định là Lactuca indica L, thực vật này có nguồn gốc từ khu vực đồi Gibeon của làng Parsaora Sibisa Ajibata, Toba Samosir, Phía bắc Sumatera. Thí nghiệm được thực hiện để xác định thành phần chất chuyển hóa thứ cấp có trong thực vật này. Nghiên cứu bắt đầu từ chiết xuất lá bồ công anh sử dụng dung môi ethanol 96% với phương pháp chiết ngâm và cô đặc bằng thiết bị cô quay. Cao chiết thu được dùng để kiểm tra thành phần hóa học. Kết quả khảo sát hóa thực vật của cao chiết cồn từ lá bồ công anh ghi nhận các thành phần hợp chất: Flavonoid, tannin, saponin, steroid và triterpenoid.

Hoàng Thị Tuyết

18.

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH TẾ BÀO, HÀM LƯỢNG PHENOLIC TỔNG SỐ VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA LOÀI BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA) TỰ NHIÊN

 

Jeong-Hun Park và cs.

Journal of Agricultural Science; Vol. 6, No. 10:135-146; 2014

 

Bồ công anh (Lactuca indica L.) là một loại rau dại có thể ăn được và thường được sử dụng trong bài thuốc dân gian ở châu Á để chống viêm, kháng khuẩn và nhiều điều trị khác. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá độc tính tế bào, khả năng chống oxy hóa và hàm lượng phenol tổng trong các cao chiết methanol từ các bộ phận khác nhau của cây bồ công anh. Hàm lượng phenol cao nhất ở cao chiết methanol của lá (35,09 ± 0,15 mg/g), tiếp theo là thân (15,44 ± 0,20 mg/g), rễ (13,50 ± 0,19 mg/g) và hoa (12,50 ± 0,39 mg/g. Đồng thời, cao chiết methanol lá bồ công anh cũng có hàm lượng flavonoid cao nhất (26,90 ± 0,22 mg/g). Cao chiết methanol của lá có tác dụng dọn gốc tự do DPPH rõ rệt (90,37 ± 0,15%) và dọn gốc ABTS (99,84 ± 0,02%) lần lượt ở nồng độ khảo sát là 10 mg/mL và 20 mg/mL. Sử dụng thử nghiệm MTT, cao chiết methanol của lá cho thấy tác dụng gây độc tế bào mạnh nhất (IC50 là 113,84 μg/mL) trên dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến vú ở người (MCF-7). Kết quả ghi nhận rằng hàm lượng phenol tổng có mối tương quan cao với hoạt tính dọn gốc tự do DPPH và ABTS. Nghiên cứu đóng góp dữ liệu về tác dụng chống ôxy hóa của các bộ phận của cây bồ công anh. Đồng thời, các đặc tính gây độc tế bào và chống oxy hóa có thể hữu ích cho việc đánh giá các hoạt tính sinh học của bồ công anh.

Nguyễn Thị Hằng

19.

PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỔI DI TRUYỀN VÀ HIỆU SUẤT NÔNG HỌC CỦA RAU BỒ CÔNG ANH ẤN ĐỘ (LACTUCA INDICA LINN.)

 

Bal Kumari Oliya và cs.

Genetic Resources and Crop EvolutionAugust 11th, 2021: 1-13

 

Lactuca indica là một loại cây thuốc chưa được trồng trọt trong họ Cúc. Nghiên cứu hiện tại đã được thực hiện để xác định kiểu gen ưu tú để trồng trọt và cải tạo giống bồ công anh. Dữ liệu được ghi lại cho 19 đặc điểm hình thái và phát triển trên 38 mẫu nguồn gen. Ngoài ra, cụm hình thái học được so sánh với dấu hiệu lặp lại trình tự đơn giản (SSR). Phương sai bình phương trung bình kiểu gen có ý nghĩa đối với tất cả các ký tự. Mức độ cao hơn của hệ số biến đổi kiểu gen và kiểu hình thu được đối với nhánh gốc, chiều rộng phiến lá và số đốt. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (H2B) nằm trong khoảng từ 45,85% (chiều dài hạt) đến 98,59% (số đốt thân), trong khi tiến bộ di truyền theo tỷ lệ phần trăm của giá trị trung bình (GAM%) dao động từ 9,33 đến 191. Các đặc điểm sinh dưỡng như số đốt thân, chiều cao cây, nhánh gốc được kết hợp với H2B cao và GAM % cao cho thấy hiệu ứng cộng tính của gen và việc lựa chọn các tính trạng này dựa trên quan sát kiểu hình có hiệu quả để thu được lợi nhuận tốt hơn. Các đặc điểm sinh sản, bao gồm thời gian đâm chồi, thời gian nở hoa và trọng lượng hạt có liên quan đến H2B cao và tỷ lệ GAM% trung bình cho thấy những đặc điểm này có thể cải thiện di truyền, những đặc điểm này cũng cho thấy mối tương quan tích cực đáng kể. Mẫu 55 và 8 cho thấy sự biểu hiện tốt nhất đối với phần lớn các thuộc tính có thể là nguyên liệu tốt để nghiên cứu và chọn giống sau này. Trong cây phát sinh loài của Wards về các đặc điểm hình thái, các mẫu được nhóm lại dựa trên các đặc điểm kiểu hình của chúng chứ không phải là nguồn gốc địa lý. Các đặc điểm hình thái cho thấy không có hoặc tương quan yếu với dữ liệu kiểu gen SSR.

Ngô Thị Minh Huyền, Lê Đức Thanh

20.

TĂNG CƯỜNG CÁC HỢP CHẤT PHENOLIC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỐNG OXY HÓA BẰNG CÁCH KẾT HỢP MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VÀ KÍCH THÍCH METHYL JASMONATE TRONG NUÔI CẤY LÔNG RỄ CỦA LACTUCA INDICA

 

Tae Gyu Yi và cs.

Natural Product Communications, July 2019: 1–9

 

Lactuca indica L. theo truyền thống được sử dụng như một loại rau dại và làm thuốc trong nhiều thế kỷ. Các hợp chất khác nhau có trong nó và các hoạt tính sinh học của chúng đã được báo cáo rộng rãi. Nuôi cấy rễ tơ kết hợp với cơ chếtrao đổi chất dựa trên vi khuẩn agrobacterium là một kỹ thuật hữu ích giúp sản xuất ổn định các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học. Ở đây, chúng tôi đã đánh giá sự tăng cường của các chất chuyển hóa thứ cấp trong L. indica L. và hoạt tính sinh học của chúng bằng cách thử nghiệm thành phần môi trường nuôi cấy và sử dụng chất kích thích. Rễ tơđược tạo ra và nuôi cấy trong môi trường lỏng MS hoặc SH trong 2 tuần trước khi xử lý với các nồng độ MeJa khác nhau, trong các thời gian khác nhau. Các thành phần phenol thu được và các hoạt động sinh lý đã được phân tích. Tổng hàm lượng axit phenolic, flavonoid và hydroxycinnamic cao hơn đã đạt được bằng cách kích thích với MeJa. Sự tích tụ chất chuyển hóa , đặc biệt là trong môi trường SH và sự hiện diện của MeJa, phụ thuộc vào thời gian. Đặc biệt, sự tích tụ của axit chicoric tăng lên rõ rệt theo thời gian. Tương tự, chúng tôi đã quan sát các phản ứng tích cực và tiêu cực phụ thuộc vào thời gian của hoạt động chống oxy hóa trong các xét nghiệm DPPH và ABTS tương ứng. Như trong các nghiên cứu trước đây, mối tương quan cao nhất được tìm thấy giữa tổng hàm lượng phenolic và tổng hàm lượng flavonoid. Hơn nữa, 3,5-DCQA cho thấy mối tương quan cao nhất với tổng hàm lượng phenolic, tổng hàm lượng flavonoid và các hoạt động chống oxy hóa trong axit hydroxycinnamic. Dữ liệu của chúng tôi đã xác định một cách hiệu quả các điều kiện nuôi cấy tối ưu để tăng tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp và hoạt động chống oxy hóa trong môi trường nuôi cấy rễ tơ của L. indica L.

                                        Lê Đức Thanh, Cao Ngọc Giang

21.

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH Ở MỘT SỐ NHIỆT ĐỘ ĐỐI VỚI LÁ CÂY CON VÀ LÁ TRƯỞNG THÀNH CỦA LACTUCA INDICA L.

 

Ju Young Kim và cs.

Journal of Bio-Environment Control, April 2019: 172-177

 

Lá non bồ công anh (Lactuca indica L.) (‘Seonhyang’) được thu hoạch sau khi trồng  4 tuần (cây cao dưới 10cm) và lá trưởng thành được thu hoạch sau trồng 8 tuần (cây cao 20±5 cm). Tỷ lệ hô hấp và tỷ lệ sản xuất ethylene của lá  trưởng thành  bồ công anh cao hơn lá non nhưng khả năng hấp thụ gốc DPPH thấp hơn lá non. Các giá trị L *, a * và b * không cho thấy sự khác biệt đáng kể nào giữa lá non và lá trưởng thành nhưng hàm lượng diệp lục cao hơn ở lá trưởng thành. Tất cả lá giá và lá non của  bồ công anh được bảo quản riêng rẽ ở 2°C, 8°C và 20°C.  Nhiệt độ bảo quản càng cao thì tỷ lệ hao hụt khối lượng tươi càng cao và tỷ lệ hao hụt khối lượng của lá trưởng thành thấp hơn ở 2°C và 8°C. Chất lượng trực quan của lá bồ công anh được xác định bằng kiểm tra bảng điều khiển trong quá trình lưu trữ và nó xấu đi nhanh hơn khi nhiệt độ bảo quản tăng lên. Thời hạn sử dụng được tính là khoảng thời gian duy trì chất lượng trực quan cao hơn 3 điểm lâu hơn 1,6 ngày ở 2°C , 1,4 ngày ở 8°C và 1,5 ngày ở 20°C . Nồng độ oxy và CO2trong gói lá bồ công anhtương tự như trong khí quyển. Hàm lượng diệp lục được duy trì cao hơn ở nhiệt độ bảo quản thấp hơn trong ngày bảo quản cuối cùng và mùi hôi ở lá non cao hơn ở lá trưởng thành.

Nguyễn Thu Hằng, Ngô Thị Minh Huyền, Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Tố Duyên

22.

ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG VÀ MỨC ĐỘ DẪN ĐIỆN ĐẾN QUANG HỢP, TĂNG TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤTCỦA BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.) TRONG THỦY CANH

 

Kim, Jae Kyung và cs.

Journal of Bio-Environment Control, Vol 30 Issue 1:1-9 / 2021 / 1229-4675(pISSN) / 2765-3641(eISSN)

 

Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra những thay đổi của quá trình quang hợp, tăng trưởng, hàm lượng diệp lục và hàm lượng hoạt chấ ở điều kiện cường độ ánh sáng và nồng độ dẫn điện khác nhau của rau lá non, bồ công anh (Lactuca indica L. cv. 'Sunhyang') trong kỹ thuật thủy canh dòng chảy sâu. Môi trường trồng trọt ở nhiệt độ 25 ± 1℃ và độ ẩm tương đối 60 ± 5% trong hệ thống sinh trưởng. Vào 14 ngày sau khi gieo, hiệu ứng kết hợp của cường độ ánh sáng (Mật độ thông lượng photon quang hợp (PPFD 100, 250, 500 µmol·m-2·s-1) và mức độ dẫn điện (EC 0,8; 1.4, 2.0 dS·m-1) của dung dịch dinh dưỡng được xác định ở giai đoạn lá con. Tốc độ quang hợp, độ dẫn khí khổng, tốc độ thoát hơi nước và hiệu quả sử dụng nước của Bồ công anh tăng lên khi cường độ ánh sáng tăng lên. Tỷ lệ quang hợp và hiệu quả sử dụng nước cao nhất ở nghiệm thức PPFD 500 - EC 1,4 và PPFD 500 - EC 2,0. Hàm lượng diệp lục giảm khi cường độ ánh sáng tăng, nhưng tỷ lệ a/b của diệp lục tăng. Hàm lượng nước trong lá và diện tích lá cụ thể giảm khi cường độ ánh sáng tăng lên và có mối tương quan nghịch (p <0,001). Chiều cao cây cao nhất ở PPFD 100-EC 0,8 và số lá, khối lượng tươi và khối lượng khô cao nhất ở PPFD 500-EC 2,0. Anthocyanin và tổng số các hợp chất phenolic là cao nhất trong nghiệm thức PPFD 500-EC 1,4 và 2,0, và khả năng thu dọn chất chống oxy hóa (DPPH) cao ở nghiệm thức PPFD 250 và 500. Xem xét các thành phần chức năng và sinh trưởng của vật liệu, cường độ ánh sáng và mức EC thích hợp cho trồng rau bồ công anh thủy canh là PPFD 500-EC 2.0, và PPFD 100 và 250, là điều kiện ánh sáng yếu, EC 0.8 là thích hợp cho sự phát triển.

Nguyễn Thu Hằng, Cao Ngọc Giang, Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Tố Duyên

23.

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐẶC ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN CHỨC NĂNG CỦA LÁ NON BỒ CÔNG ANH THEO CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG VÀ THỜI KỲ CANH TÁC

 

Jae Kyung Kim1 và cs.

Horticultural Science and Technology. October 2019: 579-588; https://doi.org/10.7235/HORT.20190058

 

Bồ công anh (Lactuca indica L.) là một loài thực vật hoang dã được lai tạo bằng cách lai giữa rau diếp Ấn Độ và ‘Lưỡi rồng”. Nó có chiều rộng lá rộng hơn và ít đắng hơn so với rau diếp Ấn Độ. Nghiên cứu này được thực hiện để xác định cường độ ánh sáng tối ưu cho sự tăng trưởng và các thành phần chức năng của bồ công anh trong suốt năm. Cây được nuôi trồng trong môi trường có kiểm soát ở nhiệt độ 24 - 25 ° C và độ ẩm tương đối (RH) là 60 ± 5% từ khi cây con đến khi thu hoạch. 16 ngày sau khi gieo, cây được xử lý với bốn cường độ ánh sáng khác nhau của PPFD (mật độ thông lượng photon quang hợp) 50, 100, 250 và 500 bằng cách sử dụng ánh sáng LED trắng trong 18 ngày. Đặc điểm sinh trưởng, màu lá và các thành phần chức năng được khảo sát ba lần (ngày thứ 6, 12 và 18) sau khi xử lý PPFD. Ở cường độ ánh sáng PPFD 50, 100 và 250, mất 12 ngày sau khi xử lý (DAT) để đạt kích thước tối ưu để thu hoạch (chiều cao cây 12 - 14 cm). Chiều rộng lá, số lá và diện tích lá tăng nhiều hơn ở PPFD 100 và 250 so với PPFD 50. Ở PPFD 500, phải mất 18 DAT để đạt được kích thước thích hợp để thu hoạch. Khối lượng khô và tỷ lệ khối lượng khô của chồi tăng khi cường độ ánh sáng tăng, trong khi diện tích lá cụ thể (SLA) giảm. Giá trị tương đối của chất diệp lục (SPAD) và màu sắc của lá khác nhau tùy thuộc vào cường độ ánh sáng. SPAD thấp nhất ở PPFD 50. Giá trị Hunter a * là cao nhất đối với PPFD 250 và 500 ở 12DAT. Tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao nhất (RGR) được quan sát ở mức 0 đến 6DAT đối với PPFD 500, 6 đến 12DAT đối với PPFD 50 và PPFD 250, và 12 đến 18DAT đối với PPFD 250. Các thông số về sự phát triển rễ của rau diếp Ấn Độ bị ảnh hưởng đáng kể bởi ánh sáng và DAT . Tổng chiều dài rễ ở PPFD 250 và 500 dài hơn ở nghiệm thức khác từ 6DAT. Đường kính và thể tích rễ trung bình là lớn nhất trong PPFD 500. Hàm lượng anthocyanin, tổng hàm lượng phenol và hoạt tính của gốc tự do (DPPH) được tăng lên khi mức độ ánh sáng tăng lên. Tuy nhiên, mức độ của các thành phần chức năng giảm ở mức 18 DAT. Những kết quả này cho thấy rằng Lactuca indica L. ‘Sunhyang’ có thể phát triển tốt nhất khi nó được giữ ở PPFD 250 ở 12 DAT để tăng trưởng tối ưu, màu lá và các thành phần chức năng.

Phạm Thị Lý

24.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHOẢNG CÁCH CÂY TRỒNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA BỒ CÔNG ANH

 

H. Noh, J. Kim và cs.

DOI: 10.17660/ActaHortic.2016.1129.19

 

Bồ công anh, cây lâu năm thuộc họ Compositae, mọc hoang ở Hàn Quốc. Nó được dùng làm rau cho cơm hoặc thịt cuộn, rau xanh nấu chín, kim chi và dưa chua. Trong y học Hàn Quốc, nó được sử dụng để tăng cường dạ dày, an thần, thông tiểu, ra mồ hôi và các công dụng khác. Nó có một tương lai tươi sáng như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của các khoảng cách trồng khác nhau của bồ công anh đến sự tăng trưởng và năng suất của nó. Hạt giống được gieo trong 105 ô của  khay-chậu vào ngày 4 tháng 3 năm 2013 trong nhà kính và nuôi trong 45 ngày. Cây con được trồng ở 9 mật độ trồng (10 × 10, 10 × 15, 20 × 15, 20 × 20, 20 × 25, 30 × 25, 30 × 30 và 30 × 40 cm) vào ngày 2 tháng 5 trên ruộng, ruộng được chuẩn bị với 2 tấn phân trộn và N: P: K = 14: 10: 9 kg/1000 m2. Chúng tôi thu hoạch thân cây khi lá có đường kính khoảng 1 cm và chiều dài 25 cm. Lần thu hoạch đầu tiên vào ngày 20 tháng 6, lần thứ hai vào ngày 20 tháng 7 và lần thứ ba là ngày 19 tháng 8. Cây sinh trưởng và năng suất cao nhất trong lần thu hoạch đầu tiên ở mật độ trồng 30 × 25 cm (chiều dài lá 27,8 cm, chiều rộng lá 8,6 cm, chiều rộng thân 14,8 mm, chất diệp lục 47,4 SPAD, năng suất 236,1 g/cây) và tổng sản lượng ước tính là 3,833 kg 10 a-1. Ở khoảng cách 10 × 10 cm, chiều dài lá 26,7 cm, chiều rộng lá 6,6 cm, chiều rộng thân 9,3 mm, chất diệp lục là 34,7 SPAD và năng suất thấp nhất trên cây là 66,6 g. Tuy nhiên, tổng sản lượng 7.910 kg/1000 m2 cao gấp đôi đối với khoảng cách 30 × 25 cm. Cây trồng với khoảng cách 10 × 10 cm rất thích hợp để làm dưa muối và kim chi vì thân cây mảnh mai. Sản lượng giảm theo thời gian thu hoạch (4,662 kg/1000m2 trong lần thu hoạch thứ nhất, 2,520 kg/1000 m2 trong lần thu hoạch thứ 2 và 728 kg/1000 m2 trong lần thu hoạch thứ 3).

Phạm Thị Lý, Vương Đình Tuấn

25.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BẰNG NƯỚC CLO VÀ KHÍ PLASMA ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT VI SINH VẬT CỦA LÁ NON BỒ CÔNG ANH TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN MA

 

Ju Young Kim  và cs.

https://doi.org/10.12791/KSBEC.2019.28.3.197

 

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của việc xử lý bằng nước clo và khí plasma đến chất lượng và kiểm soát vi sinh vật của cây bồ công anh trong quá trình bảo quản. Lá non bồ công anh sau khi được thu hoạch từ cây cao 10cm được khử trùng bằng 100µL nước clo L-1 và khí plasma (1, 3 và 6 giờ), và được đóng gói bằng màng 1.300cc · m-2 · day-1 · atm-1 và sau đó được bảo quản ở nhiệt độ 8 ± 10C Và độ ẩm 85 ± 5% trong 25 ngày. Trong quá trình bảo quản, sự hao hụt khối lượng tươi của tất cả các công thứcthức đều dưới 1,0%, và nồng độ carbon dioxid và oxy trong các gói tương ứng là 6-8% và 16-17% đối với tất cả các côngthức trong ngày bảo quản cuối cùng. Nồng độ ethylene trong các gói dao động trong khoảng 1-3µL L-1 trong quá trình bảo quản và nồng độ ethylene cao nhất được quan sát thấy ở xử lý huyết tương 6 giờ trong ngày bảo quản cuối cùng. Tất cả các phương pháp xử lý đều không có mùi hôi, phương pháp xử lý nước clo và khí plasma trong 1 giờ duy trì chất lượng hình ảnh có thể bán được trên thị trường cho đến khi kết thúc bảo quản và E. coli không được phát hiện ngay sau khi khử trùng trong tất cả các công thức khử trùng. Sau 6 giờ xử lý khí plasma, tổng số vi khuẩn nấm thấp hơn tiêu chuẩn vi sinh vật trong nước clo đối với nông sản ở tất cả các công thức khử trùng. Tổng số lượng hiếu khí trong ngày bảo quản cuối cùng tăng lên so với trước khi bảo quản, trong khi E. coli không được phát hiện trong tất cả các nghiệm thức khử trùng. Hiệu quả khử trùng chống lại vi khuẩn và nấm là tốt nhất trong xử lý nước bằng clo và khí plasma, nhưng trong một thời gian dài thì hiệu quả khử trùng giảm dần. Kết quả này cho thấy rằng xử lý nước bằng clo và khí plasma có hiệu quả trong việc duy trì khả năng thương mại của bồ công anh và kiểm soát vi sinh vật trong quá trình bảo quản sau thu hoạch.

Nguyễn Thị Tố Duyên

26.

ẢNH HƯỞNG CỦA MÀNG OTR ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA LÁ NON BỒ CÔNG ANH TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN MA

 

Kang Hoo Min  và cs.

https://doi.org/10.22698/jales.20190007

 

Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của các loại màng OTR đối với chất lượng trong quá trình bảo quản MA (khí quyển điều chỉnh) của lá non bồ công anh được thu hoạch ở kích thước lá non dưới 10 cm chiều cao cây đóng gói 50 cc , 1.300 cc, 10.000 cc, 20.000 cc, 40.000 cc và 80.000 cc / m-2 / ngày-1 / atm-1 OTR (tốc độ truyền oxy) và màng MP (vi đục lỗ), sau đó được bảo quản ở 8 ° C trong 22 ngày. Tỷ lệ giảm trọng lượng tươi của tất cả các côngthức phim OTR cho thấy 1,1% cho đến ngày kết thúc bảo quản và xử lý MP cho thấy 5,5% cho đến ngày kết thúc bảo quản. Nồng độ oxy trong bao bì trong thời gian bảo quản được duy trì ở mức 19% so với các phương pháp xử lý màng OTR 20.000 cc, 40.000 cc và 80.000 cc, và xử lý màng OTR 50 cc được duy trì 15-16% trong suốt thời gian bảo quản. Và nồng độ carbon dioxide được cho thấy cao nhất ở công thức 50 cc là 11% vào ngày kết thúc bảo quản, và xử lý phim OTR 1.300 cc, 10.000 cc để hiển thị các mức tương ứng là 7% và 5%, và các màng OTR khác điều trị cho thấy nồng độ dưới 4%. Xử lý màng vi đục lỗ cho thấy hơn 20% nồng độ oxy và ít hơn 0,1% nồng độ carbon dioxide vào ngày kết thúc bảo quản. Nồng độ ethylene trong gói được duy trì 1-4 µL / L-1 ở tất cả các công thức trong suốt thời gian bảo quản và có xu hướng tăng nhanh sau 17 ngày bảo quản. Chất lượng hình ảnh được duy trì trong các nghiệm thức 50 cc, 1.300 cc vào cuối ngày bảo quản. Hàm lượng diệp lục và giá trị góc Hue được khảo sát cao nhất ở nghiệm thức 50 cc và 1.300 cc khi kết thúc bảo quản, và giá trị b * của màu vàng thấp nhất ở nghiệm thức 50 cc và 1.300 cc. Hoạt động thu dọn gốc DPPH giảm khi tăng tính thấm oxy vào cuối quá trình bảo quản so với trước khi bảo quản. Do đó, xử lý màng 1.300 cc OTR hiệu quả nhất để ngăn chặn màu vàng và duy trì chất lượng trong quá trình bảo quản được coi là phù hợp để đóng gói lá non bồ công anh.

Nguyễn Thị Tố Duyên, Vương Đình Tuấn

27.

PHÂN TÍCH PHIÊN MÃ TOÀN DIỆN CỦA BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA), MỘT LOẠI CÂY DẠI LÀM THUỐC TRUYỀN THỐNG

 

Du JiaHuan và cs.

Journal of Yunnan Agricultural University 2019 Vol.34 No.5 pp.745-753 ref.20

 

Lactuca indica Linn. (rau diếp Ấn Độ) là một cây thuốc cổ truyền không được thuần hóa, thuộc họ Compositae. Ở đây, chúng tôi đã thực hiện lắp ráp bộ phiên mã và chú thích chức năng của cây thuốc này, cùng với phân tích chất chuyển hóa thứ cấp. Sesquiterpene lacton, chất chuyển hóa thứ cấp phong phú nhất trong các loài Lactuca, chịu trách nhiệm chính cho các đặc tính y học của Lactuca. Do đó, chúng tôi đo nồng độ lactucin, một lacton sesquiterpene chính, trong 61 lần tiếp cận của L. indica, thay đổi từ 1,9 μg / g đến 98,7 μg / g. Tập hợp bảng mã De novo mang lại 73.300 unigenes từ 127 triệu lượt đọc dựa trên 12,9 Gb dữ liệu. Tổng cộng, 28.970 và 34.519 unigenes đã được chú thích bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu Swiss-Prot và TAIR10 tương ứng. Thuật ngữ Bản thể học gen được làm giàu cao nhất cho các tổ hợp này là các quá trình trao đổi chất. Phân tích con đường của Bách khoa toàn thư về gen và bộ gen (KEGG) của Kyoto đã xác định được 97 con đường quan trọng; hai con đường hàng đầu là con đường trao đổi chất và sinh tổng hợp các chất chuyển hóa thứ cấp. Trong số 9743 unigenes được ánh xạ tới 97 con đường KEGG quan trọng, 52 unigenes hoàn chỉnh mã hóa 23 enzym quan trọng trong con đường xương sống terpenoid đã được xác định. Chúng tôi đã xác định được 1685 gen yếu tố phiên mã thuộc 53 họ và 8830 locus lặp lại trình tự đơn giản (SSR) dựa trên các bản sao. Dữ liệu chuyển hóa và phiên mã chất lượng cao về loại thảo mộc bản địa thu được trong nghiên cứu này là cơ sở dữ liệu di truyềnquý giá để lai tạo giống L. indica với những giá trị y học cao.

Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Khương Duy

28.

THIẾT KẾ CÁC CHỈ THỊ SSR VÀ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA LOÀI BỒ CÔNG ANH (LACTUCA INDICA L.) TẠI HÀN QUỐC

 

 Bal và cs.

 Genes & Genomics volume 40: 615–623 (2018)

 

Bồ công anh (Lactuca indica L.) là một loài thực vật hoang dã chưa được thuần hoá với tiềm năng kinh tế cao. Thông tin về bộ gen của của loài vẫn còn hạn chế, chẳng hạn như các chỉ thị DNA, khiến công tác trong nghiên cứu di truyền của loài gặp nhiều khó khăn. Trong nghiên cứu này, 100 đoạn mồi thiết kế cho các vùng trình tự lặp lại đơn giản (SSR) với kích thước nhân bản đích có chiều dài từ 99–250 bp dựa trên trình tự phiên mã của loài L. indica. Các mồi sau đó được thử nghiệm trên 8 mẫu và thu được 90 chỉ thị đa hình. 23 trong số 90 mồi đa hình sau đó đã được sử dụng trong phân tích với hai loài cùng chi khác là: Lactuca serriolaLactuca sativa. Theo đó, 77 mẫu thu thập từ các loài thuộc chi Lactuca, bao gồm 73 thuộc về loài L. indica được thu thập từ khắp Hàn Quốc, 2 mẫu của loài L. serriola và 2 mẫu của loài L. sativa. Theo đó, số băng đa hình trung bình là 10,83 alen trên mỗi locus với số băng đa hình có ý nghĩa trung bình là 0,61. Mức độ dị hợp tử mong đợi trung bình (0,76) cao hơn mức độ dị hợp tử quan sát được. Một phân tích về phương sai đã được thực hiện cho thấy  hầu hết tổng phương sai trong tập đoàn được đánh giá là do sự biến đổi di truyền giữa các quần thể, chứ không phải giữa các tỉnh. Cây quan hệ loài được xây dựng trên phần mềm STRUCTURE, theo phương pháp neighbor-joining không trọng số. Theo đó, nhóm các quần thể L. indica ở miền bắc và miền trung-nam được nhóm lại thành hai cụm với một số quần thể trung gian. Các mẫu của hai loài L. serriolaL. sativa chưa phân tách thành một cụm riêng biệt do kích thước mẫu nhỏ. Những kết quả này cho thấy các chỉ thị SSR trong nghiên cứu sẽ hữu ích trong lưu giữ nguồn gen và nghiên cứu di truyền của L. indica và các loài Lactuca khác.

Nguyễn Khương Duy, Nguyễn Thị Tố Duyên, Vương Đình Tuấn

29.

PHÂN TÍCH MỐI QUA HỆ DI TRUYỀN CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI RAU DIẾP LACTUCA L. VÀ MỘT SỐ CHI THÂN CẬN (HỌ CÚC, SATERACEAE) , DỰA TRÊN BỘ GEN LỤC LẠP VÀ TRÌNH TỰ rDNA

 

Zhen và cs.

Genetic Resources and Crop Evolution 64(1), (2017)

 

Các nhà phân loại học đến hiện tại vẫn chưa thể đi đến sự đồng thuận chung trong giới hạn loài của chi Rau diếp (Lactuca L.), một nhóm cây có giá trị kinh tế quan trọng. Trong nghiên cứu này, bộ gen lục lạp và toàn bộ trình tự rDNA của các loài Lactuca và 4 các loài nhóm ngoài đã được giải trình tự sử dụng công nghệ Illuminia HiSeq và được phân tích mối quan hệ phát sinh loài. Số mẫu được phân tích chiếm 36% tổng số loài đã được ghi nhận và bao phủ toàn bộ các nhóm vùng sinh thái quan trọng. Trình tự bộ gen lục lạp hoàn chỉnh bảo gồm một bản sao lớn (LSC), một bản sao nhỏ (SSC), một vùng lặp lại đảo ngược (IR) và trình tự vùng đệm phiên mã nội bộ (ITS1+5.8S+ITS2) đã được lắp ráp thành công cho 31 mẫu. Kết qua cho thấy rằng giới hạn của chi Lactuca hiện tại không phải là một nhóm đơn phát sinh, trừ khi các nhóm bản địa châu Phi (chủ yếu được phân tích trong nghiên cứu này) được phân tách ra khỏi chi. Phân tích dựa trên bộ gen lục lạp và trình tự ITS cho thấy chi rau diếp phân thành ít nhất 4 nhóm: nhóm cây trồng, nhóm Pterocypsela, nhóm các loài Bắc Mỹ và nhóm các loài cây có phân bố rộng (Các “nhóm” trong nghiên cứu không đồng nghĩa với từ “nhánh”. Với nhóm các loài có phân bố rộng , chưa có một nhánh đơn phát sinh nào được tìm thấy trong những mẫu được nghiên cứu).

Nguyễn Hoàng

30.

MỐI QUAN HỆ CÁC LOÀI THUỘC CHI RAU DIẾP (LACTUCA L.) HỌ CÚC (ASTERACEAE), BAO GỒM CÁC LOÀI BẢN ĐỊA CHÂU PHI, DỰA TRÊN TRÌNH TỰ MỘT SỐ GEN LỤC LẠP

 

Zhen và cs.

Genetic Resources and Crop Evolution 64,55–71 (2017)

 

Xà lách (Lactuca sativa L.) thuộc chi rau diếp là một trong những loại rau quan trọng nhất trên thế giới. Trong một vài thập niên trước, có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quang hệ thống phân loại của chi Lactuca do sự phức tạp và đa dạng của các đặc điểm hình thái và số lượng mẫu còn hạn chế tron nghiên cứu sinh học phân tử. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cung cấp cây phát sinh loài với số mẫu nhiều nhất của các loài thuộc chi Lactuca, bao gồm cả một số loài hoang dại có nguồn gốc từ châu Phi, sử dụng 2 trình tự lục lạp là ndhFtrnL-F. Số mẫu nghiên cứu chiếm khoảng 40% số loài bản địa châu Phi và 34% số loài Lactuca trên thế giới. Các trình tự DNA của các đại điện đến từ tất cả các phân họ thuộc học Cúc cũng được sử dụng từ cơ sở dữ liệu Genbank và những mẫu vật bảo tàng của các loài thuộc chi cũng được so sánh nhằm xác định mối quan hệ của chi trong họ Cúc. Dựa trên cây phân học, chúng rôi đã lựa chọn 33 trình tự ndhF từ 30 loài và 79 trình tự trnL-F từ 48 loài trong nghiên cứu quan hệ giữa các loài trong chi sử dụng phần mềm RaxML và phân tích Bayesian. Đặc điểm địa sinh học, nhiễm sắc thể và hình thái đã được xây dựng dựa trên câu trúc cây Bayesian. Chúng tôi kết luận rằng chi Lactusa bao gồm 2 nhánh: nhóm cây trồng và nhóm Pterocypsela. Các nhóm loài có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, châu Á hây các loài có phân bố rộng nằm trong các nhóm nhỏ hơn hoặc nằm xen lẫn giữa các loài Melanoseris. Vì vậy những loài bản địa châu Phi nên được xem xét công nhận là một chi mới.

Nguyễn Hoàng

(Nguồn tin: )