VIỆN DƯỢC LIỆU
TSKH. NGUYỄN MINH KHỞI
(Chủ biên)
TS. NGUYỄN VĂN THUẬN - ThS. NGÔ QUỐC LUẬT
(Đồng chủ biên)
KỸ THUẬT
TRỒNG CÂY THUỐC
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2013
BAN BIÊN TẬP
TSKH. Nguyễn Minh Khởi
- Chủ biên
TS. Nguyễn Văn Thuận
- Đồng chủ biên
ThS. Ngô Quốc Luật
- Đồng chủ biên
TS. Phạm Văn Ý
TS. Nguyễn Thị Bích Thu
ThS. Lê Khúc Hạo
BAN THƯ KÝ
ThS. Tạ Như Thục Anh - Trưởng ban
ThS. Vũ Tuệ Anh - Ủy viên
CÁC TÁC GIẢ
ThS. Nghiêm Tiến Chung, ThS. Lê Khúc Hạo, ThS. Nguyễn Thị Hòa, TS. Phan Thúy Hiền, TS. Nguyễn Bá Hoạt, ThS. Trần Thị Lan, ThS. Ngô Quốc Luật, ThS. Phạm Xuân Luôn, ThS. Phạm Hồng Minh, TS. Nguyễn Văn Thuận, ThS. Nguyễn Thị Thư, ThS. Phạm Thu Thủy, ThS. Nguyễn Xuân Trường, ThS. Trần Danh Việt, TS. Phạm Văn Ý.
Ảnh: Ngô Quốc Luật và cộng sự
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
5
Lời nói đầu
7
ĐẠI CƯƠNG
9
Phần I
Kỹ thuật trồng, thu hái và sơ bộ chế biến cây thuốc
9
I
Điều kiện tự nhiên các vùng sinh thái nông nghiệp gắn với sản xuất cây thuốc ở Việt Nam
9
1.1
Vùng Đông Bắc
9
1.2
Vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn
10
1.3
Vùng Tây Bắc
13
1.4
Vùng đồng bằng Bắc Bộ
15
1.5
Vùng Bắc Trung Bộ
16
1.6
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
17
1.7
Vùng Tây Nguyên
18
1.8
Vùng Đông Nam Bộ
19
1.9
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
19
II
Kỹ thuật trồng và sơ chế cây thuốc
20
2.1
Chọn đất và kỹ thuật làm đất trồng cây thuốc
20
2.2
Gieo, trồng và chăm sóc cây thuốc
22
2.3
Thu hái, sơ chế dược liệu
29
III
Thu hoạch, chế biến, bảo quản và kiểm tra giống
30
3.1
Thu hoạch
30
3.2
Chế biến và bảo quản giống
31
3.3
Nội dung và phương pháp kiểm tra chất lượng giống và hạt giống
32
Phần II
Thực hành nông nghiệp tốt cho cây thuốc
57
A
Tóm tắt hướng dẫn của tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thực hành tốt trong nông nghiệp và thu hái dược liệu (GACP)
57
I
Mục tiêu
57
1.1
Khái niệm GACP
57
1.2
Mục tiêu của tài liệu
57
II
Thực hành tốt trong nông nghiệp áp dụng cho trồng cây thuốc
58
2.1
Nhận dạng và xác định cây thuốc trồng
58
2.2
Hạt giống và nguồn vật liệu làm giống
58
2.3
Trồng trọt
59
2.4
Thu hoạch
61
2.5
Nhân lực
62
III
Thực hành tốt trong thu hái cây thuốc
62
3.1
Giấy phép thu hái
62
3.2
Lập kế hoạch thu hái
62
3.3
Chọn cây thuốc để thu hái
62
3.4
Thu hái
62
3.5
Nhân lực
63
IV
Chế biến sau thu hoạch
63
4.1
Kiểm tra và phân loại
63
4.2
Sơ chế
64
4.3
Làm khô
64
4.4
Đặc chế
65
4.5
Cơ sở chế biến
65
4.6
Đóng gói và dán nhãn hàng khối
66
4.7
Bảo quản và vận chuyển
66
4.8
Nhân lực
67
B
Những vấn đề trọng yếu khi vận dụng GAP – WHO
67
1.
Chọn vùng trồng cây thuốc
68
2.
Giống và nguyên liệu làm giống
68
3.
Trồng trọt
69
4.
Thu hoạch và chế biến sơ cấp
69
5.
Đóng gói, vận chuyển và tồn trữ
70
6.
Kiểm soát chất lượng
70
7.
Nhân lực
70
8.
Lập hồ sơ
70
KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY THUỐC
73
1
Ba gạc Ấn độ
75
2
Bạc hà
83
3
Ban Âu
89
4
Bán hạ nam
96
5
Bồ bồ
102
6
Bồ công anh
108
7
Bụp giấm
113
8
Cà độc dược
119
9
Cát cánh
126
10
Cỏ ngọt
133
11
Cối xay
143
12
Diệp hạ châu đắng
150
13
Dừa cạn
158
14
Đảng sâm
164
15
Giảo cổ lam
173
16
Gừng
180
17
Hoài sơn
188
18
Húng quế
193
19
Huyền sâm
200
20
Hy thiêm
207
21
Kim ngân
213
22
Lô hội
222
23
Mướp đắng
228
24
Râu mèo
236
25
Sa nhân tím
242
26
Sâm báo
248
27
Sì to
255
28
Thảo quyết minh
261
29
Thiên môn đông
267
30
Xạ can
274
Tài liệu tham khảo
279
LỜI GIỚI THIỆU
Cây thuốc có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các tài liệu cho thấy, có tới 80% dân số thế giới đang sử dụng các loại cây thuốc để chăm sóc sức khoẻ ban đầu và gần 70 - 80% dân số ở các vùng nông thôn lấy cây thuốc làm nguồn chữa bệnh chủ yếu.
Nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam rất phong phú về thành phần và chủng loại, số loài có công dụng làm thuốc khá lớn. Thuốc từ dược liệu có nhiều triển vọng để phục vụ thị trường hơn 80 triệu dân, xuất khẩu và sử dụng làm mỹ phẩm.
Với giá trị phòng và chữa bệnh, cây thuốc không những được quan tâm nhiều ở các quốc gia có nền công nghiệp phát triển vì lý do kinh tế, về khả năng cho siêu lợi nhuận mà ngay ở các nước kém phát triển, cây thuốc thực sự chiếm một tỷ trọng đáng kể trong phát triển kinh tế hoặc xóa đói, giảm nghèo. Chính vì vậy thị trường dược liệu đã thực sự sôi động và ngày càng phát triển rộng lớn cả về số lượng cũng như chất lượng.
Mục đích xuất bản cuốn sách này giúp bạn đọc dễ dàng nhận biết công dụng, quy trình trồng trọt, chế biến và bảo quản một số cây thuốc thông dụng. Ngoài ra, sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về vùng trồng, điều kiện sinh thái đặc trưng của từng cây thuốc giúp cho việc quy hoạch và phát triển vùng trồng, sản xuất dược liệu ở quy mô công nghiệp. Sách được trình bày đơn giản, có hình ảnh minh họa để bạn đọc dễ dàng nhận biết chính xác cây thuốc và dược liệu. Quy trình trồng trọt được viết ngắn gọn, dễ áp dụng, phục vụ cho mọi đối tượng quan tâm.
Chúng tôi tin tưởng cuốn sách “Kỹ thuật trồng cây thuốc” này sẽ đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc, giúp đồng nghiệp, cộng đồng tìm hiểu và ứng dụng thuận lợi trong việc phát triển tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc từ kiến thức y dược học thực hành.
Cuốn sách được tập thể cán bộ nghiên cứu khoa học lâu năm, có kinh nghiệm thực tiễn trong khối tạo nguồn của Viện Dược liệu tham gia biên soạn, đây là một phần kết quả của Dự án “Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ truyền”. Chúng tôi xin hoan nghênh những đóng góp quí báu đó và trân trọng giới thiệu cuốn sách với các độc giả, các bạn đồng nghiệp và cộng đồng.
TSKH. NGUYỄN MINH KHỞI
Viện trưởng Viện Dược Liệu
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam có một nền y dược học cổ truyền lâu đời. Trước khi nền y dược học hiện đại thâm nhập vào Việt Nam, y dược học cổ truyền là hệ thống y dược duy nhất, có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân ta trong nhiều thập kỷ qua.
Với điều kiện khí hậu thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, cây thuốc Việt Nam đa dạng phong phú về cả số lượng cũng như số loài. Qua nghiên cứu và kinh nghiệm sử dụng, dược liệu Việt Nam ngày càng tỏ rõ tính ưu việt trong việc phòng chữa các bệnh. Đặc biệt, với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nền y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền, tính đặc hiệu quí báu của nhiều loài cây thuốc được phát hiện đã và đang hỗ trợ điều trị, chữa khỏi những bệnh nan y, bồi bổ, phục hồi sức khỏe cho nhân dân.
Ngành Y tế thường xuyên quan tâm, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân trồng, bảo tồn, sử dụng và phát triển những cây thuốc sẵn có, hay cây thuốc đặc hữu ở địa phương, sưu tầm và phổ cập những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa một số bệnh trong cộng đồng các dân tộc. Truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc không những đã góp phần tích cực thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà còn góp phần bảo tồn tri thức Y Dược học cổ truyền, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Cùng với chuyển động chung của nền kinh tế thị trường, nạn phá rừng và khai thác cây thuốc bừa bãi ngày càng nghiêm trọng đã làm cho nguồn dược liệu tự nhiên trở nên cạn kiệt. Nhiều cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao với trữ lượng lớn ở Việt Nam, đến nay không còn hoặc có nguy cơ bị đe dọa cao. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc cho nền công nghiệp dược, phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, việc khôi phục, quy hoạch và phát triển gây trồng các loài cây thuốc có tác dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế cao là một việc làm rất cần thiết.
Hơn 50 năm hoạt động và phát triển, Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã có nhiều công trình nghiên cứu di thực nhập nội, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu phong phú của nước nhà, đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Ấn phẩm “Kỹ thuật trồng cây thuốc ở Việt Nam” năm 1976; “Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc” năm 2005 của Viện Dược liệu đã cung cấp một số kiến thức về kỹ thuật trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản một số loài cây thuốc.
Cuốn sách này được trình bày thành hai phần:
Phần Đại cương: Khái quát một số kiến thức chung về kỹ thuật trồng, thu hái và sơ bộ chế biến cây thuốc, khái niệm cơ bản về thực hành nông nghiệp tốt cho cây thuốc. Phần này do TS. Nguyễn Văn Thuận và TS. Nguyễn Bá Hoạt - nguyên hai Phó Viện trưởng Viện Dược liệu tập hợp và giới thiệu.
Phần Kỹ thuật trồng cây thuốc: Giới thiệu một số kiến thức trồng trọt, thu hái, sơ chế của 30 cây thuốc thông dụng. Các cây được sắp xếp theo thứ tự A,B,C theo tên tiếng Việt. Phần này được tập thể cán bộ nghiên cứu của khối tạo nguồn - Viện Dược liệu biên soạn.
Xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật trồng cây thuốc” này là phần tiếp theo của các ấn phẩm trước, nhằm tiếp tục cung cấp cho độc giả, bà con nông dân và cộng đồng một số kiến thức trong trồng trọt, thu hái, chế biến của một số loài cây thuốc thông dụng khác hiện có nhu cầu sử dụng lớn. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về công dụng, đặc điểm sinh thái của từng cây thuốc để có thể quy hoạch, phát triển vùng trồng trên quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, ổn định khối lượng và phát triển dược liệu trong nước, tiến tới cung cấp mặt hàng mới cho xuất khẩu.
Ban biên tập và các tác giả đã cố gắng nhưng cuốn sách có thể còn những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ khuyết của đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc gần xa để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh và có giá trị hơn.
BAN BIÊN TẬP
Nhấn vào đây để tải toàn văn tài liệu
(Nguồn tin: )