Chi Kaempferia L. có 9-10 loài ở Việt Nam. Loài địa liền phân bố ở Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippin, Thái lan, Lào, Campuchia và Trung quốc. Ở Việt Nam, có loài địa liền lá hẹp mọc tự nhiên dưới các rừng thưa, rụng lá hoặc nửa rụng lá ở Đắc Lắc, Đồng Nai và ngoại thành TP.HCM.
Theo tài liệu cổ, địa liền có vị cay, tính ôn, vào các kinh tâm, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung, tán hàn, trừ thấp, tiêu thực, bạt khí độc (cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I, tr.782-785).
Mục lục tra cứu:
STT
|
TIÊU ĐỀ
|
1
|
Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thán thư do nấm Colletotrichum capsici gây hại trên cây địa liền
|
2
|
Kỹ thuật trồng địa liền
|
3
|
Đánh giá hoạt tính sinh học các chủng nấm rễ phân lập trên một số cây thuốc của Việt Nam
|
4
|
Kết qủa điều tra sơ bộ tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng cây thuốc tại một số địa phương
|
5
|
Kết quả điều tra một số loài cây thuốc có thể đưa vào trồng và phát triển
|
6
|
Độc tính của cao chiết thô thân rễ địa liền - Kaempferia galanga L.
|
7
|
Hoạt tính kháng kết tập tiểu cầu của các cao chiết từ cây thuốc Indonesia
|
8
|
Xác định chống nhầm lẫn dược liệu địa liền
|
9
|
Một hợp chất chính trong địa liền
|
10
|
Định tính, định lượng thuốc phong ‘bà giằng”
|
11
|
Sàng lọc alcaloit pyrolizidin trong cây thuốc nam
|
12
|
Khả năng ức chế histamin và axetylcholin của một số dược liệu điều trị các bệnh dị ứng
|
(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin - Thư viện, Viện Dược liệu)