Công trình nghiên cứu

Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kze) J. Sm)

CỐT TOÁI BỔ

Drynaria fortunei (Kze) J. Sm

 

      Drynaria Bory có một số loài, trong đó có cốt toái bổ thường sống phụ sinh, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới gồm Trung Quốc, Việt Nam và một vài nơi ở Lào.

     Ở Việt Nam, cốt toái bổ phân bố ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Cây hiếm gặp hơn ở các tỉnh từ Thanh Hoá, Nghệ An trở vào.

     Thân rễ cốt toái bổ có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, hành huyết, phá huyết ứ, chỉ huyết, khu phong thấp, sát trùng, giảm đau.

     Thân rễ  cốt toái bổ dùng chữa thận hư, tiêu chảy kéo dài, đau lưng mỏi gối, các khớp sưng đau tê liệt, đau xương, ù tai, ngã chấn thương, bong gân,…(Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I, P.535-537).

 

     Mục lục tra cứu cây thuốc:

 

STT

TIÊU ĐỀ

1

Đánh giá tác dụng giảm đau chống viêm của cao khô Kiện khớp tiêu thống trên thực nghiệm

2

Tiềm năng cây thuốc phục vụ sức khoẻ cộng đồng ở tỉnh Kiên Giang

3

Triterpenoid từ cây cốt toái bổ tại Việt Nam

4

Điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên

5

Điều tra thu thập thông tin về một số loài cây thuốc ở VN có công dụng tương tự như công dụng của mật gấu

6

Một glycosid mới từ cây cốt toái bổ Drynaria  fortunei  (kunze) J. Sm

7

Flavonoid và monoterpenoid từ cây cốt toái bổ Drynaria  fortunei  ở Việt Nam

8

Tác dụng của 11 flavonoid từ phân đoạn có hoạt tính bảo vệ xương của D. fortunei J. Sm. lên sự tăng sinh các nguyên bào xương bằng việc sử dụng một dòng tế bào dạng nguyên bào xương

9

Tác dụng điều trị của cao chiết nước từ một dược thảo cổ truyền TQ cốt toái bổ trên mô hình thực nghiệm tiêu xương ổ răng ở chuột cống trắng

10

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến cổ truyền đến thành phần hoá học và tác dụng sinh học của vị thuốc cốt toái bổ

11

Tác dụng kích thích của cao chiết cốt toái bổ trên sự tăng sinh và biệt hoá của các nguyên bào xương MC3T3-E1

12

Tác dụng ức chế của các cao chiết từ thân rễ cốt toái bổ trên sự tiêu xương trung gian bởi sự tạo cathepsin K ở các tế bào huỷ xương chuột nhắt trắng nuôi cấy

13

Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau, an thần của cốt toái bổ trên thực nghiệm

14

Tác dụng chống viêm của 7 dược liệu

(Ba kích, cốt khí củ, cốt toái bổ, đơn đỏ ngọn, hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng)

15

Nghiên cứu tác dụng của thuốc viên Song hoàng thăng bạch đối với tế bào tạo huyết của chuột nhắt trắng mô hình giảm bạch cầu (Hoàng kỳ, cốt toái bổ, nữ trinh tử, thiên hoa phấn, hoàng tinh)

16

Kinh nghiệm dùng đơn chữa thấp khớp , đau xương

 

17

Tình hình điều tra sưu tầm nghiên cứu sinh thái và trữ lượng dược liệu trong những năm vừa qua (CT 1961-1971) 

18

Danh lục đỏ cây thuốc VN

19

Điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên 

20

Danh mục 730 loài đang được lưu giữ trong hệ thống bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc

21

Hoạt tính chống xốp xương của dịch chiết nước cây Dioscorea spongiosa (trong có  cây BCT, Đỗ trọng,câu kỷ…)

Tài liệu toàn văn tra cứu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện (P.Thư viện)

(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin Thư viện - Viện Dược liệu)