Công trình nghiên cứu

Viễn chí (Polygala japonica Hout.)

VIỄN CHÍ

Polygala japonica Hout.

    Chi Polygala L. có khoảng 500 loài, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm trừ New Zealand. Tuy nhiên, vùng Trung - Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Phi là những trung tâm đa dạng của chi này trên thế giới. Ở Việt Nam, hiện có khoảng 20 loài, trong đó 11 loài được dùng làm thuốc. Loài viễn chí phân bố chủ yếu ở Trung Quốc (có cả ở Đài Loan) và Nhật Bản. Ở Việt Nam cây viễn chí trên mới chỉ thấy ở các vùng núi thấp, thuộc các tỉnh từ Thái Nguyên đến Thanh Hoá.

     Viễn chí có vị hắc, đắng, the, tính hơi ấm, vào 2 kinh tâm và thận, có tác dụng an thần, ích trí, khu đàm, chỉ khái, ích tinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giải độc.

     Viễn chí được dùng chữa ho, nhiều đờm, viêm phế quản, hay quên, giảm trí nhớ, liệt dương, yếu sức, mộng tinh, bổ cho nam giới và người già, …(Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II, P.1059-1060).

 

     Mục lục tra cứu cây thuốc:

 

 

STT

TIÊU ĐỀ

1

Phân lập các xanthon từ rễ cây viễn chí hoa vàng

2

Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây thuốc viễn chí hoa vàng (Polygala arillata Buch. – Ham. Ex D. Don)

3

Sự thay đổi vị trí và hàm lượng của saponin trong cơ quan sinh dưỡng của cây viễn chí (Polygala tenuifolia).

4

Những dược liệu có tác dụng hạ đường huyết và trị tiểu đường

5

Nghiên cứu sắc ký đồ dấu vân tay của viễn chí chuẩn ở Hà Bắc, Trung Quốc bằng phương pháp HPLC- UV

6

Sử dụng cây thuốc trong điều trị bệnh sởi ở Niegeria

7

Nghiên cứu tác dụng an thần của bài thuốc nhân sâm dưỡng vinh (NSDV) trên động vật thực nghiệm

8

Quy trình kiểm nghiệm hạt giống viễn chí Polygala tenuifolia willd.

9

Nghiên cứu ảnh hưởng của bài thuốc Nhân sâm dưỡng vinh thang đối với chữa năng gan và thận trên động vật thực nghiệm (14 vị: Hoàng kỳ, đương quy, quế tâm, chích cam thảo, trần bì, bạch truật, bạch thược, thục địa, ngũ vị tử, phục linh, viễn chí, sinh khương, đại táo, nhân sâm)

10

Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của bài thuốc Nhân sâm dưỡng vinh thang đối với trạng thái chung và chỉ số huyết học ở động vật thực nghiệm (14 vị: Hoàng kỳ, đương quy, quế tâm, chích cam thảo, trần bì, bạch truật, bạch thược, thục địa, ngũ vị tử, phục linh, viễn chí, sinh khương, đại táo, nhân sâm)

11

Sơ bộ đánh giá tác dụng chống thiếu máu của Quy tỳ hoàn trên thực nghiệm

12

Sơ bộ nghiên cứu ảnh hưởng của bài thuốc Quy tỳ hoàn đến tác dụng của hexobarbital

Tài liệu toàn văn tra cứu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện (P.Thư viện)

(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin Thư viện - Viện Dược liệu)

Tags: Viễn chí