Công trình nghiên cứu

Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.)

Xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng; còn được dùng chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa, đau kinh và làm thuốc lọc máu.

Belamcanda Adans là chi đơn loài với 1 loài duy nhất là xạ can. Hiện chưa rõ về nguồn gốc phát sinh; song có thể thấy cây sống trong trạng thái hoang dại và được trồng ở Ấn Độ, Triều Tiên, phía nam của Nhật Bản, Đông Nam Trung Quốc, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Cây đã được trồng lâu đời ở Ấn Độ và Trung Quốc.
Ở Việt Nam, xạ can cũng gặp ở trạng thái hoang dại và trồng. Cây mọc hoang rải rác ở các bãi hoang quanh làng, hoặc dưới chân núi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Quảng Ninh,…Từ 1981-1986, xạ can được trồng nhiều ở Nông trường Dược liệu Đắc Trung (Đắc Lắc), Đồng Nai, Bình Dương,…để lấy dược liệu xuất khẩu.
Xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng; còn được dùng chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa, đau kinh và làm thuốc lọc máu.
(Cây thuốc và động vật làm thuốc ở VN, tập II, 1095-1098).

Mục lục tra cứu tại thư viện:

STT

TIÊU ĐỀ

1

Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp, giảm ho và long đờm của cao lỏng Vĩ ngân trên thực nghiệm

2

Thành phần hoá học của phân đoạn ethyl acetat thân rễ xạ can

3

Khảo sát ảnh hưởng của công thức phối hợp các dược liệu xạ can, bọ mắm và dâu tằm lên một số chỉ số liên quan đến chức năng miễn dịch trên thực nghiệm

4

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm cấp của công thức phối hợp dược liệu xạ can, bọ mắm và dâu tằm.

5

Neolignan và các isoflavonoid phân lập từ rễ xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.) 

6

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm chế phẩm thuốc bột  phối hợp từ các dược liệu xạ can, bọ mắm và dâu tằm.

7

Các hợp chất flavonoid từ thân rễ xạ can

8

Công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cây thuốc tại vườn bảo tồn gen Thuận Kiều – Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM

9

Ảnh hưởng của thuốc HL lên thời gian tiềm tàng và số cơn ho trong ho thực nghiệm ở chuột

10

Tác dụng long đờm của thuốc HL trên thực nghiệm ở chuột

11

Xác định “dấu vân tay” (Finger frint) của dung dịch HL sử dụng trong kiểm tra chất lượng

12

Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của dung dịch HL đến tình trạng chung và chức năng tạo máu trên động vật thực nghiệm

13

Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch thuốc HL lên chức năng gan, thận trên thỏ thực nghiệm (HL gồm: cam thảo, hoàng cầm, kim ngân hoa, đại thanh diệp, ngưu bàng tử, xạ can, kinh giới, tân di, tế tân)

14

Ảnh hưởng của thuốc HL lên thời gian tiềm tàng và số cơn ho trong ho thực nghiệm ở chuột

15

Tác dụng long đờm của thuốc HL trên thực nghiệm ở chuột

16

Kỹ thuật trồng xạ can 

Tài liệu toàn văn đọc tại Trung tâm Thông tin – Thư viện VDL (P.Thư viện) 

(Nguồn tin: )