PHƯƠNG PHÁP HPLC-MS/MS ĐỊNH LƯỢNG PLATYCODIN D TRONG HUYẾT TƯƠNG CHUỘT CỐNG
VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀO NGHIÊN CỨU DƯỢC ĐỘNG HỌC CAO CHIẾT RỄ CÁT CÁNH
Zhan Q và cs.
Chin J Nat Med, 2014; 12(2):154-160
Mục đích: Phát triển phương pháp HPLC-MS/MS định lượng platycodin D (PD) trong huyết tương chuột cống để thu được các thông số chính về dược động học của PD sau khi uống PD tinh khiết hoặc cao chiết rễ cát cánh (PRE) có chứa PD.
Phương pháp: Mẫu huyết tương được xử lý bằng phương pháp chiết pha rắn, sử dụng cartridge Oasis® HLB SPE. Madecassosid được dùng làm chất nội chuẩn (IS). Phương pháp sắc ký được thực hiện trên cột ODS (100 mm × 2,1 mm i.d., 3.5 μm) với pha động gồm acetonitril/nước (30/70, v/v) chứa 0,1 mmol/lit ammonium acetate ở tốc độ dòng 0,25 ml/phút. Sử dụng detector khối phổ ba tứ cực song song dùng nguồn ion hóa phun mù điện tử (ESI) với thời gian chạy sắc ký là 3 phút. Việc phát hiện được thực hiện bởi MRM (multiple reaction monitoring) với sự phân mảnh của m/z 1223,6→469,2 đối với PD và m/z 973,6→469,2 đối với madecassosid (IS).
Kết quả: Đường chuẩn có khoảng tuyến tính từ 5 đến 2000 ng/ml (r2>0,99) với giới hạn định lượng thấp (LLOQ) là 5 ng/ml. Độ chính xác trong ngày và qua ngày (độ lệch chuẩn tương đối, RSD) có giá trị dưới 15% và tính đúng (sai số tương đối, RE) từ -15% đến +15% ở ba lần kiểm tra chất lượng (QC). Nồng độ của PD trong huyết tương được xác định vào thời điểm 24 h sau khi tiêm tĩnh mạch PD và uống PD, PDE tương ứng. Sinh khả dụng tuyệt đối theo đường uống của PD ở chuột cống được tìm thấy là (0,48 ± 0,19)% khi dùng PD và (1,81 ± 0,89)% khi dùng PRE
Kết luận. Phương pháp HPLC-MS/MS đã được phát triển và áp dụng thành công để đánh giá dược động học và sinh khả dụng của PD trên chuột cống sau khi uống PD và PRE
N. T. T. Trang
|
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG PLATYCODIN D TRONG RỄ CÁT CÁNH
Kwon J và cs.
Arch Pharm Res, 2017
Rễ cát cánh là một loại thuốc y học cổ truyền và thực phẩm giàu saponin triterpenoid. Thành phần chủ yếu của nó là platycodin D (PD), được biết đến với nhiều tính chất dược lý khác nhau, tuy nhiên phương pháp chế biến có ảnh hưởng đến hàm lượng PD. Trong nghiên cứu này, phương pháp HPLC-ELSD đã được xây dựng để định lượng hàm lượng PD trong 73 mẫu rễ cát cánh ở Đông Á với các dạng khác nhau và nó đã thể hiện sự biến đổi rõ rệt về hàm lượng PD. Hơn nữa, các tác động của quá trình chế biến như bóc vỏ, nhiệt độ sấy đến hàm lượng PD được đánh giá bằng phương pháp phân tích UPLC-ESLD và kết quả cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của phương pháp chế biến như bóc vỏ và sấy mẫu đến hàm lượng. Cụ thể là mẫu không bóc vỏ sấy ở 40oC cho hàm lượng PD cao nhất. Các kết quả thu được có thể tạo tiền đề đáng tin cậy để tiêu chuẩn hóa rễ cát cánh, xác thực tính chính xác và ứng dụng hiệu quả.
N. T. T. Trang, T.H.K.Tân
|
NHẬN DIỆN VÀ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA DIPLOID VÀ TETRAPLOID TRONG CÁT CÁNH
Jeoung-Hwa Shin và cs.
Plant Foods for Human Nutrition, 2017, Vol 72, No 1: 13–19
Cát cánh (Platycodon grandiflorum) (PG), một loài thực vật lâu năm có hoa thuộc họ Campanulaceae, đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông cho bệnh viêm phế quản, hen, lao phổi và nhiều bệnh tương tự khác hay được dùng như một loại thực phẩm bổ sung. Phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ thời gian bay phân giải cao (GC/HR-TOF MS) được sử dụng để phân tích PG. So sánh, tối ưu hóa chiết xuất các chất chuyển hóa được thực hiện với các dung môi hexan, methylen chlorid, methanol, ethanol, methanol: ethanol (70:30, v:v). Chiết với methanol: ethanol (70:30 v:v) phát hiện lượng chất chuyển hóa cao hơn so với các dung môi khác. Phương pháp phân tích cấu tử chính PCA (principal component analysis) và phương pháp bình phương tối thiểu từng phần PLS-DA (partial least-squares discriminant analysis) cho thấy sự khác nhau rõ rệt giữa quá trình chuyển hóa diploid và tetraploid. Chiết xuất các chất chuyển hóa tetraploid cho thấy hàm lượng cao hơn các amino acid, trong khi đó chiết xuất các chất chuyển hóa diploid chứa nhiều hơn các acid hữu cơ và đường
N. T. T. Trang
|
PLATYCOSID O, MỘT SAPONIN TRITERPENOID MỚI TỪ RỄ CÂY CÁT CÁNH (PLATYCODON GRANDIFLORUM)
Wen-Wei Fu và cs.
Molecules, 2011
Một saponin triterpenoid thứ cấp, có cấu trúc khác thường, mới là platycosid O (1) cùng với 4 saponin đã biết: platycosid M-3 (2), platycosid J (3), platycosid F (4) và platycosid B (5) được phân lập từ dịch chiết EtOH 75% của rễ cây cát cánh. Cấu trúc của hợp chất (1) được xác định dựa vào phân tích các phổ cơ bản và các bằng chứng hóa học có tên gọi là 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-2β,3β,16α,23-tetrahydroxyolean-12-en-24-methoxyl, 24-oxo-28-oic acid 28-O-β-D-xylopyranosyl--(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl - (1→2)-α-L-Arabinopyranosid.
N. T. T. Trang
|
XÁC ĐỊNH NHANH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁT CÁNH (PLATYCODON GRANDIFLORUM)
VÀ CÁT CÁNH GIẢ MẠO (ADENOPHORA STRICTA) BẰNG UPLC-QTOF-MS/MS
Wang C và cs.
J Mass Spectrom. 2017
Cát cánh (Platycodon grandiflorum) (PG) được sử dụng rộng rãi để điều trị ho, đờm, viêm họng, viêm phế quản và hen. Trong khi đó Adenophora stricta (AS) thường được sử dụng để long đờm, làm sạch phổi và dạ dày. Do có hình dạng tương tự, đôi khi PG bị làm giả mạo bằng AS có giá rẻ hơn để đem lại nhiều lợi nhuận. Và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến các tính chất dược lý khác nhau. Với mục đích làm rõ hơn sự khác biệt về thành phần hóa học của hai dược liệu này, phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối với phổ khối tứ cực thời gian bay (UPLC-QTOF-MS/MS) kết hợp với phần mềm UNIFI được sử dụng để thiết lập một phương pháp phân tích đáng tin cậy, đơn giản, nhạy, chính xác, hiệu quả và nhanh. 75 hợp chất gồm các saponin triterpenoid, acid hữu cơ, các flavonoid, các steroid, phenol ...được xác định có mặt trong cát cánh dựa vào dữ liệu phổ khối (MS) và thời gian lưu trong điều kiện phân tích tối ưu. Trong khi đó, 57 hợp chất gồm các saponin triterpenoid, các acid hữu cơ, các steroid, các phenol, các alkaloid ... được xác định có mặt trong AS. Trong tất cả các hợp chất đã xác định được, chỉ có 14 thành phần thông thường (chủ yếu là các acid hữu cơ) tồn tại trong cả hai dược liệu, và hầu hết các thành phần hóa học khác khác nhau hoàn toàn giữa hai loại dược liệu. Dựa vào kết quả này, AD không thể thay thế cho PG. Thêm vào đó, PG pha trộn với AS sẽ dẫn đến hiệu quả kém trong các thử nghiệm lâm sàng. Ngoài ra, việc so sánh có hệ thống sự giống và khác nhau giữa hai dược liệu Trung Quốc sẽ cung cấp các mô tả đặc điểm đáng tin cậy để làm rõ các bản chất cơ bản dược lý
N. T. T. Trang
|
XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI CÁC PLATYCOSID
TRONG RỄ CÁT CÁNH VỚI MỘT CHẤT CHUẨN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
GẮN VỚI DETECTOR TÁN XẠ BAY HƠI
Peng Y và cs.
J Sep Sci, 2015; 38(21):3712-9
Một phương pháp tiêu chuẩn, truyền thống sử dụng HPLC kết hợp với detector tán xạ bay hơi (ELSD) được phát triển để xác định nhanh chóng và chính xác 7 platycoside trong rễ cát cánh. Tuy nhiên, khó khăn không thể tránh khỏi là quá trình chuẩn bị các chất chuẩn, chúng có giá thành cao và tốn thời gian, vì vậy hạn chế ứng dụng của phương pháp. Để tránh những nhược điểm này, một quy trình xác định đồng thời nhiều thành phần bằng phương pháp HPLC bằng cách hiệu chuẩn đường chuẩn với chất chuẩn nội hoặc dùng các hệ số tương quan kết hợp với detector tán xạ bay hơi bằng phương pháp HPLC chỉ với một chất chuẩn. Đây là lần đầu tiên thực hiện việc kết hợp hai phương pháp này. Trong số 7 thành phần, platycodin D được lựa chọn làm chất chuẩn nội để so sánh tương đối vì dễ điểu chế và giá thành thấp. Hơn nữa, dựa trên các nghiên cứu về tính ổn định và độ đúng khi thay đổi nồng độ platycosid E, deapioplatycodin D, platycodin D và polygalacin D2 được chọn làm chất chỉ thị cho phương pháp mới này. Phương pháp này không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với phương pháp chuẩn ngoại truyền thống, phân tích bằng F-test (p=95%, n=6).
N. T. T. Trang
|
PLATYCOSID N: MỘT SAPONIN TRITERPENOID KHUNG OLEANAN MỚI TỪ RỄ CÂY CÁT CÁNH (PLATYCODON GRANDIFLORUM)
Li W và cs.
Molecules, 2010;15(12):8702-8
Một saponin triterpenoid khung oleanan mới tên là platycosid N (1) cùng với 6 saponin đã biết được phân lập từ rễ cây cát cánh. Trên cơ sở thủy phân bằng acid, phân tích các dữ kiện phổ liên quan và so sánh với dữ kiện phổ của các hợp chất đã biết, cấu trúc của hợp chất đã phân lập được chứng minh là 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-2β,3β,16α,23-tetrahydroxyolean-12-en-28-oic acid 28-O-β-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-α-L-arabinopyranosid. Sáu hợp chất đã biết là platycodin D (2), deapioplatycodin D (3), platycodin D3 (4), deapioplatycodin D3 (5), platycosid E (6) và deapioplatycosid E (7)
N. T. T. Trang
|
Hàm lưỢng saponin biẾn đỔi theo mùa trong cây cát cánh (Platycodon grandiflorum)
Sook Young Lee và cs.
Biosciences Biotechnology Research Asia, March 2016. Vol. 13(1),
119-122
Cây cát cánh (Platycodon grandiflorum A. DC) được biết đến như một cây cảnh và được dùng làm rau, một cây dược liệu truyền thống trong một khoảng thời gian dài. Phần rễ cát cánh rất giàu hàm lượng saponin glycosid và các thành phần hóa sinh quan trọng khác. Nghiên cứu này nhằm điều tra biến động theo mùa của hàm lượng saponin trong rễ cát cánh. Bốn saponin quan trọng: deapioplatycosid E, platycosid E, platycodin D3 và acid platyconic đã được phân tích từ rễ của cây cát cánh thu ở các thời gian trồng khác nhau. Thành phần của các saponin được phân tích khác nhau đáng kể theo thời gian trồng. Hướng tích lũy tương tự xảy ra với deapioplatycosid E và platycosid E. Nồng độ cao nhất của hai saponin được quan sát vào tháng 8. Xu hướng tích lũy của platycodin D3 và acid platyconic trong rễ cát cánh có sự khác biệt, nồng độ lớn nhất của các saponin này được xác định vào tháng 5. Các kết quả của chúng tôi cho thấy thời điểm thu hoạch nên chú ý đến sự tích lũy các saponin, sự tích lũy các hoạt chất này đạt tối đa có thể vào tháng 5 hoặc tháng 8.
N.T.Duyên
|
Xác đỊnh tuyẾn trùng gây nỐt sưng Ở rỄ trên ba loài cây dưỢc liỆu tẠi tỈnh An Huy
Wang XiZhuo và cs.
Journal of Anhui Agricultural University, 2013, 40, 5: 758-764
Bạch truật (Atractylodis macrocephalae), bạch chỉ (Angelica dahurica) và cát cánh (Platycodon grandiforus) là các cây dược liệu quan trọng tại Trung Quốc và rễ củ của chúng có giá trị chữa bệnh cao. Các loài tuyến trùng Meloidogyne gây hại cho ba loài cây dược liệu trên tại thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy đã được xác định dựa vào đặc điểm hình thái của lỗ sinh dục, đặc điểm sinh hóa của isozym esterase và đặc điểm phân tử của các phương pháp rDNA-ITS, 28S rD2/D3 và rDNA-IGS. Loài tuyến trùng trên A. macrocephalae và A. dahurica đã được xác định là M. arenaria, loài tuyến trùng trên P. grandiforus là M. incognita. Đây là báo cáo đầu tiên về loài M. arenaria trên A. macrocephalae và A. dahurica ở Trung Quốc. Kết quả này sẽ rất hữu ích trong việc kiểm soát bệnh tuyến trùng gây bệnh sưng rễ trên ba loài cây dược liệu trên.
N.T.Duyên
|
Ảnh hưỞng cỦA chiỀu rỘng luỐng và vẬT liỆu phỦ luỐng đẾn đẶc điỂm
cỦA viỆc hình thành cây con và năng suẤT cát cánh (Platycodon grandiflorus)
Cho, Young-Son
Korean Journal of Medicinal Crop Science, vol.19, No.4, 2011: 233-237
Nghiên cứu này đã được thực hiện để khảo sát sự hình thành cây con và năng suất cát cánh Platycodon grandiflorus khi gieo hạt trực tiếp trên luống với 3 mức chiều rộng: 0,4, 0,8, và 1,2 m và 4 vật liệu che phủ: rơm, cám gạo, màng nhựa phủ đen, và không phủ luống ở đất đồi. Tỷ lệ hình thành cây con cao nhất (70%) khi phủ luống bằng rơm, mật độ gieo 500 hạt / m2, năng suất củ sau 1 năm cũng thu được cao nhất trong thí nghiệm phủ luống bằng rơm và tiếp theo là cám gạo, luống không che phủ và phủ luống bằng màng nhựa đen. Kết quả này cho thấy chiều rộng của luống 120cm, kết hợp việc phủ luống bằng rơm là tốt nhất để có được tỷ lệ hình thành cây con cũng như số lượng cây con cao nhất trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, độ rộng của luống và vật liệu che phủ đất cũng nên quan tâm tới độ ẩm của đất và cỏ dại để tiết kiệm chi phí lao động.
L.X.Thảo
|
Ảnh hưỞng cỦa viỆc bón phân hỮu cơ đÊN sinh trưỞng và thành phẦn dưỢCc liỆu
trong rỄ cỦ cát cánh Platycodon grandiflorum
Seung-Ho Jeon và cs.
Korean Journal of Organic Agricultue July, 2016, Vol.24 No.3:511-524
Nghiên cứu này đã được tiến hành để làm sáng tỏ hiệu quả của phân bón hữu cơ đối với đặc điểm sinh trưởng, hàm lượng saponin và hoạt tính chống oxy hoá của rễ củ cát cánh (Platycodin grandiflorum) trong trồng trọt hữu cơ. Như các loại phân bón cơ bản, phân bón hóa học, phân hữu cơ hỗn hợp, chế phẩm chứa vi khuẩn, bánh dầu lên men, phân chuồng hoai mục đã được bón với mức 3kg/10a trước khi trồng cát cánh. Ở lô thí nghiệm phân hoá học và lô phân hữu cơ hỗn hợp đã được xử lý, chiều dài rễ đạt cao nhất (25,3 và 24,0 cm). Chiều rộng rễ được ghi nhận cao nhất trong lô phân hoá học 26,6 cm. Số lượng rễ khỏe cao nhất trong lô phân bón hữu cơ hỗn hợp và lô phân hoá học (20,0 và 17,0). Khối lượng tươi, phần ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, cao nhất trong lô phân hữu cơ (55,7 g/cây). Hàm lượng Platycodin D đạt được 327,4 ~ 373,8 mg/100g, giá trị cao nhất này được quan sát thấy trong lô phân hữu cơ. Tổng hàm lượng polyphenol và flavonoid được ghi nhận ở mức cao nhất (15,5 và 15,3 mg/g) trong lô phân hữu cơ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khẳng định rằng việc sử dụng phân bón hữu cơ có hiệu quả trong việc tăng năng suất và hiệu quả dược lý thông qua việc tăng số lượng rễ có hàm lượng saponin cao.
L.X.Thảo
|
Ảnh hưỞng cỦa vẬt liỆu phỦ luỐng đẾn sinh trưỞng cỦa rỄ cây cát cánh Platycodon grandiflorum và sỰ xuẤT hiỆn cỎ dẠi
Seung-Ho Jeon và cs.
The Korean Journal of Crop Science March, 2017, Vol.62, No.1: 73-78
Nghiên cứu này đã được tiến hành để làm sáng tỏ các ảnh hưởng của vật liệu che phủ tới đặc điểm sinh trưởng của rễ cát cánh Platycodon grandiflorum (3 năm tuổi) và sự xuất hiện của cỏ dại trong canh tác hữu cơ. Sau khi trồng cây, rễ đã được phủ với một trong ba loại vật liệu phủ luống (màng phân hủy sinh học, mùn cưa, hoặc trấu) và một đối chứng (không phủ luống). Đường kính rễ trung bình của tất cả các công thức xử lý phủ luống là 28,1 mm, dày hơn 5,1 mm so với luống không che phủ. Đường kính các rễ trong công thức phủ bằng màng phân hủy sinh học là dày nhất 30,9 mm. Chiều dài rễ, ngắn nhất đạt 22,0 cm đối với công thức phủ trấu. Số rễ con đạt cao nhất với công thức màng phủ (36,0 rễ con/ gốc) và thấp nhất ở công thức không che phủ. Đối với khối lượng rễ tươi, nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sản lượng, khối lượng trung bình của rễ với các công thức phủ luống và không phủ lần lượt là 100 và 56 g/gốc. Trọng lượng tươi cao nhất đạt được trong công thức phủ bằng màng phân hủy sinh học (130 g/gốc). Nhóm xử lý phủ luống cho thấy hiệu quả ức chế cỏ dại so với không phủ luống. Các loài cỏ dại phát triển mạnh trong công thức không phủ luống là Setaria viridis và Digitaria ciliaris, và với xử lý phủ luống là Setaria viridis. Sự xuất hiện cỏ dại trung bình hàng năm trên tất cả các công thức là 72%. Sự xuất hiện của cỏ dại cao nhất với công thức không phủ luống (125 cây/m2), và không có cỏ dại trong công thức phủ luống bằng màng phân hủy sinh học.
N.T.Bình
|
NhỮng Ảnh hưỞng và mô hình bón nitơ, photpho và kali
cho cây CÁT CÁNH Platycodon grandiflorum
WANG Jing và cs.
Acta Metallurgica Sinica 2012, Vol. 18, No. 1: 196-202
Tác dụng ảnh hưởng của việc bón nitơ, photpho và kali đến năng suất và platycodin tổng số trong cát cánh Platycodon grandiflorum đã được thiết lập bằng cách tiến hành các thí nghiệm thực địa ba nhân tố tối ưu độ bão hòa (310). Kết quả cho thấy ảnh hưởng của nitơ, photpho và kali đến năng suất là nitơ> kali> photpho và đến platycodin tổng số là nitơ> photpho> kali tương ứng. Kết quả phân tích cho thấy với năng suất mục tiêu từ 4200 đến 4800 kg/ha và khoảng tin cậy 95%, tỷ lệ sử dụng phân bón tối ưu của N, P2O5 và K2O là 83,72-119,41; 64,10-134,39 và 78,80-147,20 kg/ha, và tổng hàm lượng platycodin trên 5,5%, tỷ lệ sử dụng phân bón tối ưu là 113,37-140,12, 85,96-153,44 và 76,86-136,38 kg/ha. Do đó, tỷ lệ sử dụng phân bón tối ưu cho cả năng suất và chất lượng cao của cát cánh Platycodon grandiflorum lần lượt là 113,37-119,41; 85,96-134,39 và 78,80-136,38 kg / ha. Tỷ lệ phân bón tương ứng của N: P2O5: K2O là 1: 0,72-1,18: 0,66-1,20.
L.X.Thảo
|
Ảnh hưỞng cỦa các mỨC bón photpho khác nhau đẾn sinh trưỞng và hàm lưỢng platycodin trong cát cánh (Platycodon grandiflorum)
Zhu Li-xiang, Liu Dan
Scientia Horticulturae, Vol.178, 23 October 2014:8-13
Các thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành để điều tra ảnh hưởng của các tỷ lệ phốt pho khác nhau (P) 0, 10, 20, 30 và 40 kg P/ha đối với sự tích lũy P, năng suất và chất lượng của cát cánh (Platycodon grandiflorum) trên cơ sở bố trí thí nghiệm khối ngẫu nhiên hoàn toàn với bốn lần lặp lại. Kết quả cho thấy việc sử dụng phốt pho cải thiện việc tích lũy chất khô nhưng không làm thay đổi tỷ lệ phân bổ. Trong tất cả các công thức, tỷ lệ sinh khối cao nhất được phân bổ cho rễ, trong khi thấp nhất được phân cho hoa ở giai đoạn nở (vào ngày 20 tháng 7, 83 ngày sau khi trồng) và lá giai đoạn thu hoạch (ngày 16 tháng 10, 139 ngày sau trồng). Hàm lượng phospho và sự tích lũy trong tất cả các công thức đều có xu hướng tương tự, tuy nhiên các thông số này khác nhau về giai đoạn phát triển và các cơ quan. Hàm lượng phospho và sự tích lũy trong rễ cao hơn ở giai đoạn thu hoạch so với giai đoạn nở rộ, nhưng các thông số này thấp hơn ở lá và thân. Kết quả này chỉ ra rằng việc áp dụng P làm tăng tỷ lệ P ban đầu được tích trữ trong lá và thân và sau đó chuyển sang gốc, nó làm tăng đường kính rễ trụ, đạt đến giá trị lớn nhất với lượng bón 20 kg P/ha; bằng cách so sánh, việc áp dụng P giảm số rễ nhánh. Độ dài của các rễ cọc với tỷ lệ bón 10 và 40 kg P/ha thấp hơn đáng kể so với các cây đối chứng, nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ sử dụng 20 kg/P ha, 30 kg P/ha và các cây đối chéng. Năng suất rễ củ ở các cây được xử lý với P cao hơn đáng kể so với các cây đối chứng. Xử lý với tỷ lệ bón 20 kg P/ha đạt năng suất cao nhất là 4683,33 kg/ha, cao hơn 42,28% so với cây kiểm soát. Việc áp dụng P làm tăng tổng hàm lượng platycodin và giảm hàm lượng đường hòa tan. Không thấy hiệu quả đáng kể đối với hàm lượng chất chiết hòa tan trong nước. Xem xét năng suất và chất lượng, chúng tôi đề nghị tỷ lệ bón P tối ưu là 20 kg P/ha trong điều kiện thí nghiệm cụ thể sử dụng trong nghiên cứu này.
L.X.Thảo
|
NẤm Stemphylium platycodontis sp.nov., phân lẬp tỪ cát cánh (Platycodon gradiflorus)
Ở Hàn QuỐC
Deng JianXin và cs.
Mycological Progress 2014, 13 3: 477-482
Một loài nấm mới của chi Stemphylium gây bệnh cháy lá và hoa trên cát cánh ở Hàn Quốc đã được xác định dựa trên phân tích phát sinh loài và hình thái học của nấm này. Các phân tích về phát sinh loài của vùng đệm trong được sao mã ITS, glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase (gpd), yếu tố kéo dài vùng dịch mã 1 alpha (EF-1α) và các số liệu thu thập được cho thấy loài nấm này được xếp loại trong một lớp nấm phụ gần với những loài thuộc chi Stemphylium (S. lycopersici, S. xanthosomatis và S. subglobuliferum). Đặc điểm hình thái của nấm này khác với những loài trên là chúng sản sinh ra bào tử phân sinh lớn hơn và không tiết ra sắc tố màu nâu khi cấy trên môi trường đường khoai tây (PDA). Do vậy, nấm gây bệnh đã được đề xuất với tên loài là Stemphylium platycodontis sp. nov.
C.T.Mỹ
|
BỆnh thỐi rỄ cát cánh (Platycodon grandiflorum)
do nẤm Fusarium solani và Fusarium oxysporum
Chi Sung Jeon và cs.
Plant Pathol J. 2013 Dec; 29(4): 440–445
Cát cánh (Platycodon grandiflorum) là một loại thảo dược ở vùng núi, bộ phận rễ củ có tác dụng hồi phục sức khỏe, diện tích trồng cát cánh đã tăng nhanh ở Hàn Quốc. Mưa thường xuyên và lượng mưa lớn là hậu quả của việc thay đổi khí hậu khiến bệnh thối rễ cát cánh bùng phát với mật độ cao trong những năm gần đây. Triệu chứng ban đầu chóp rễ thường bị biến màu sang màu nâu hoặc nâu đen và cây bị bệnh có triệu chứng héo nhẹ ở giai đoạn đầu. Toàn bộ rễ bị hỏng hoàn toàn và toàn cây bị chết trong giai đoạn cuối của bệnh. Mức độ bệnh thối rễ cát cánh khác nhau ở các vùng điều tra Jeonnam, Gyeongnam và Jeju, dao động từ 0,1% đến 40%. Bệnh thối rễ bị nghiêm trọng ở những chân đất trồng lúa và đất sét hơn là những chân đất cát và bệnh cũng bị nặng hơn ở vùng đất thấp so với vùng đất cao trong cùng một địa phương. Bệnh tăng lên cùng với sự già hóa của cây cát cánh. Các loài nấm gây bệnh đã được xác định là Fusarium solani và F. oxysporum dựa trên đặc điểm về hình thái. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển tản nấm của những nấm này là 24°C. Các đặc tính gây bệnh của Fusarium solani và F. oxysporum được lây bệnh nhân tạo trên rễ khỏe mạnh của của cây cát cánh cho thấy F.solani có độ độc cao hơn F. oxysporum. Nghiên cứu này lần đầu tiên đã xác được tác nhân gây bệnh thối rễ của cát cánh là Fusarium solani và Fusarium oxysporum.
C.T.Mỹ
|
Báo cáo đẦu tiên VỀ đỐm xám lá cát cánh (Platycodon grandiflorus)
gây ra bỞi nẤm Stemphylium platycodontis Ở Trung QuỐc
Wang, Y. C. và cs.
Plant Disease, 2016, 100, 1: 212
Vào mùa hè năm 2013, ở Chifeng, Nei Mongol, Trung Quốc, đã xảy ra dịch bệnh đốm lá cát cánh (Platycodon grandiflorus) trên diện tích trồng 47 000 ha với tỷ lệ mắc bệnh từ 50 đến 60%. Các vết đốm lá phát triển ở cả hai bên lá, hình tròn hay bán nguyệt, có đường kính từ 0,5 đến 30 mm. Các vết bệnh lan rộng và phát triển không đều,viền màu nâu và được giới hạn bởi viền vết bệnh màu nâu đen. Những vết bệnh ở mặt dưới lá có mầu nhạt hơn là ở mặt trên lá. Tác nhân gây bệnh được xác định là loài Stemphylium platycodontis dựa trên các phân tích về hình thái, di truyền (ITS) và gây bệnh. Đây được cho là báo cáo đầu tiên về bệnh đốm xám lá cát cánh gây ra bởi nấm S. platycodontis ở Trung Quốc.
C.T.Mỹ
|
Ảnh hưỞng cỦa điỀu kiỆn canh tác đẾn hiỆu quẢ phòng trỪ hóa hỌc đỐi vỚI bỆnh thỐi rỄ Ở cát cánh Platycodon grandiflorum và Codonopsis lanceolata
Da-Ran Kim và cs.
The Korean Journal of Pesticide Science,Vol. 20, No. 2:165-171
Platycodon grandiflorum và Codonopsis lanceolata đã được xem như là cây rau giá trị và cây dược liệu thay thế ở Hàn Quốc. Trong một cuộc khảo sát trước đây từ năm 1998 đến năm 2010, việc chuyên canh một loại cây trồng làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh thối rễ. Bệnh này đã được công nhận là yếu tố hạn chế quan trọng đối với năng suất cây trồng. Tuy nhiên, chưa có biện pháp phòng trừ bệnh này trên cây cát cánh P. grandiflorum và C. lanceolata. Trong nghiên cứu này, hiệu quả phòng trừ của các hoạt chất thuốc trừ nấm Tebuconazole EC, Trifloxystroim SC và dịch chiết xuất từ bưởi được đánh giá trên bệnh thối rễ của những cây này trong hai điều kiện đồng ruộng khác nhau. Ba loại thuốc trừ nấm trên đã không ảnh hưởng nhiều đến sự nhiễm bệnh và hiệu quả phòng trừ bệnh, nhưng dịch chiết xuất từ hạt bưởi (GSE) đã có khả năng phòng trừ bệnh tốt hơn trên cây C. lanceolata. Trong hầu hết các điều kiện, chế độ thoát nước là yếu tố quan trọng nhất để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và cải thiện hiệu quả phòng trừ.
Đ.T.Hà
|
Báo cáo đẦu tiên vỀ nẤm Fusarium armeniacum gây bỆnh thỐi thân và thỐi rỄ cát cánh Platycodon gradiflorum Ở tỈnh Cát Lâm, Trung QuỐc
Wang, Y. và cs.
Plant Disease, 2015, 99, 11: 1644
Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2013, tổng số 74 chủng Fusarium spp. đã được phân lập từ những mẫu có triệu chứng bệnh ở rễ và thân của cây cát cánh thu thập ở các thành phố Cát An và Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Dựa trên kết quả quan sát đặc điểm hình thái, những mẫu phân lập trên đã được xác định là nấm F. armeniacum, nấm này đã được xác định bằng phương pháp chỉ thị phân tử (dựa trên căn trình tự 3 vùng DNA : rDNA nội sinh sử dụng cặp mồi ITS5 và ITS4; nhân tố kéo dài từng phần dịch mã sử dụng mồi EF1 và EF2; và gen β-tubulin từng phần sử dụng mồi T1 và T22) và lây bệnh nhân tạo. Đây là báo cáo đầu tiên về nấm F. armeniacum gây thối thân và thối rễ cát cánh ở Trung Quốc.
Đ.T.Hà
|
Ảnh hưỞng cỦa phân urê chẬm tan có kiỂm soát kẾt hỢp vỚi phân urê thông thưỜng
đỐi vỚi sỰ hẤp thu đẠm, sẢn lưỢng rỄ và chẤT lưỢng cỦa Platycodon grandiflorum
Zhu Lixiang và cs.
Journal of Plant Nutrition, 2016, Vol. 40: 662-672
Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành với bốn công thức phân đạm để nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân urê chậm tan có kiểm soát kết hợp với urê thông thường đối với sự hấp thu đạm, năng suất rễ, và hàm lượng protein, đường hòa tan, saponin, kẽm (Zn), sắt (Fe), magiê (Mg), và đồng (Cu) ở loài Platycodon grandiflorum. Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành với 4 công thức phân đạm (N): không bón đạm; urê thông thường với liều lượng là 175 kg N/ha; urê thông thường với liều lượng 160 kg N/ha; urê chậm tan có kiểm soát kết hợp với urê thông thường với liều lượng 160 kg N/ha; phân đạm chậm tan có kiểm soát kết hợp với urê thông thường với liều lượng 135 kg N/ha. Kết quả cho thấy việc bón đạm làm tăng đáng kể sản lượng của P. grandiflorum so với công thức đối chứng. Phân đạm chậm tan có kiểm soát kết hợp với urê thông thường 160 kg N/ha đạt sản lượng cao nhất 7329,58 kg/ha. Bón đạm cũng làm tăng hàm lượng đường hòa tan, saponin tổng số, protein, Zn, Fe và Mg nhưng lại giảm hàm lượng Cu. Protein, saponin, và hàm lượng Zn cao hơn đáng kể, nhưng hàm lượng Cu trong cát cánh được bón phân urê chậm tan có kiểm soát kết hợp với urê thông thường thấp hơn so với chỉ bón urê thông thường. Sự kết hợp của phân đạm chậm tan có kiểm soát với ure thông thường 160 kg N/ha là công thức tối ưu trong điều kiện thí nghiệm được theo dõi trong nghiên cứu này.
Đ.V.Núi
|
Ảnh hưỞng cỦa các dẠng và tỶ lỆ đẠm khác nhau đỐi vỚi sỰ sinh trưỞng
và thành phẦn hoẠT chÂT cỦa Platycodon grandiflorum
Duan YJ và cs.
Zhongguo Zhong yao za zhi = China Journal of Chinese Materia Medica, 2015, 40(19):3754-3759
Để cung cấp thêm bằng chứng về việc bón đầy đủ lượng đạm cần thiết cho Platycodon grandiflorum, thí nghiệm chậu vại đã được tiến hành để nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến sự sinh trưởng, quá trình chuyển hóa sinh lý và chất lượng của P. grandiflorum. Hoạt tính của NR, GS và SOD, POD và CAT đã được xác định. Nồng độ nitrat (NO3-) và ammoni (NH4+), các đặc tính quang hợp, các thành phần hoạt tính của P. grandiflorum cũng được xác định. Kết quả cho thấy hàm lượng nitrat và sinh khối Pn đạt đến giá trị cực đại, khi tỷ lệ NH4 + -N / NO3- -N là 0: 100, hoạt tính của NR. Hoạt tính của GS cao nhất ở tỷ lệ NH4+ -N / NO3- -N là 25: 75 và hàm lượng đạm amoni cao nhất ở mức 75: 25. Hoạt tính của SOD giảm và sau đó tăng lên khi NO3-N tăng lên. Ở tỉ lệ NH4+ -N/NO3- -N là 25: 75, hoạt tính của CAT có giá trị lớn nhất và hàm lượng MDA có giá trị nhỏ nhất. Đồng thời, hàm lượng platycodon D cao nhất ở công thức này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các dạng và tỷ lệ đạm khác nhau có ảnh hưởng đáng kể đến các đặc tính của sinh lý quang hợp, chuyển hóa đạm và điều chỉnh tính kháng, sự sinh trưởng và chất lượng của P. grandiflorum. Tỷ lệ NH4+ -N / NO3- -N là 25: 75 là tỷ lệ thích hợp của các dạng đạm, cho sự sinh trưởng của P. grandiflorum và tích lũy hàm lượng platycodon D.
Đ.V.Núi
|
Ảnh hưỞng cỦa vẬT liỆu che phỦ đỐi vỚi sỰ sinh trưỞng và thành phẦn hoẠT chẤT cỦa Platycodon grandiflorum trong canh tác hỮU cơ
Jeon, Seung-Ho và cs.
Korean Journal of Organic Agriculture, Vol .25, No.1 , 2017: 187-201
Nghiên cứu này đã được tiến hành để làm sáng tỏ ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến đặc điểm sinh trưởng, hàm lượng saponin và hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Platycodin grandiflorum trong canh tác hữu cơ. Màng nhựa, mùn cưa, và cám gạo được sử dụng để che phủ bằng một số phương thức sau khi trồng cây P. grandiflorum. Đối với chiều dài rễ, các ô thí nghiệm được xử lý che phủ bằng màng nhựa, mùn cưa và cám gạo, chiều dài rễ cao nhất được ghi nhận tại ô thí nghiệm sử dụng màng nhựa và mùn cưa (24,0 ~ 27,5 cm). Đường kính rễ đạt kích thước to nhất tại ô thí nghiệm sử dụng màng nhựa (30,0 mm). Ngoài ra, số lượng rễ nhiều nhất là 36,0 khi sử dụng màng nhựa. Chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất là trọng lượng tươi, đạt giá trị cao nhất là 130g/cây khi sử dụng màng nhựa. Hàm lượng platycodin D3 và deapioplatycodin D là 111,2 và 48,1 mg/100g, cao nhất khi sử dụng mùn cưa. Tổng hàm lượng polyphenol và flavonoid cao nhất (lần lượt là 11,0 và 8,6 mg/g) khi sử dụng màng nhựa. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã xác nhận rằng có sự khác biệt giữa vật liệu che phủ đối với các đặc điểm sinh trưởng và hàm lượng saponin, hoạt động chống oxy hoá và chất lượng của rễ cây P. grandiflorum.
N.T.Bình
|
So sánh hoẠT tính enzyme chỐng oxy hoá cỦa cát cánh lưỠng bỘi và tỨ bỘi
khi sẤy khô bẰng các phương pháp khác nhau
Hee-Ock Boo và cs.
Korean Journal of Plant Resources, Vol. 26, No 3, 2013 :389-396
Enzyme chống oxy hóa và hoạt tính khử gốc tự do DPPH thay đổi khi sấy dược liệu cát cánh lưỡng bội và tứ bội bằng các phương pháp sấy khác nhau đã được xác định. Các hoạt tính của enzyme chống oxy hóa được đo bằng superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT), peroxidase (POX) và peroxidase ascorbate (APX). Rễ của cát cánh được làm khô bằng đông khô, phơi âm can, sấy khô bằng không khí nóng, và sấy khô bằng vi sóng. Chiết xuất rễ của cát cánh đã cho thấy hoạt tính của SOD cao nhất là 92% ở cát cánh tứ bội sấy đông khô và phơi âm can trong khi đó cát cánh lưỡng bội sấy bằng vi sóng cho thấy hoạt tính của SOD thấp nhất là 47,5%. Hoạt tính của CAT có giá trị cao hơn trong rễ của cát cánh tứ bội hơn so với lưỡng bội trong tất cả các phương pháp sấy. Hoạt tính của APX có giá trị tương đối cao hơn trong dịch chiết từ rễ cát cánh cả lưỡng bội và tứ bội sấy bằng phương pháp đông khô, nhưng không khác biệt rõ ràng khi so sánh với các phương pháp khác. Các hoạt tính POX theo các phương pháp sấy cát cánh lưỡng bội và tứ bội cho thấy giá trị tương đối cao khi sấy đông khô và phơi âm can so với các phương pháp sấy khác, và hoạt tính POX giữa lưỡng bội và tứ bội không khác biệt đáng kể trong mỗi phương pháp sấy. Khả năng thu gọn gốc tự do của DPPH với các phương pháp sấy cát cánh lưỡng bội và tứ bội là cao nhất ở dạng sấy đông khô và cao hơn ở dạng tứ bội so với lưỡng bội ở tất cả các nồng độ. Tóm lại, rễ của cát cánh có các hoạt động sinh học tiềm ẩn ở cả hai dạng lưỡng bội và tứ bội. Đặc biệt, gốc tứ bội của cát cánh cho thấy hoạt tính của enzyme chống oxy hóa cao có thể là những vật liệu tốt cho việc phát triển nguồn thực phẩm chức năng lành mạnh.
T.H.K.Tân
|
Ảnh hưỞng cỦa các phương pháp sẤy đẾn hàm lưỢng Saponin và các chẤT khoáng
cỦa dưỢc liỆu cát cánh
Lee và cs.
Korean Journal of Food Science and Technology, Vol 46, No. 5, 2014 : 636-640
Nghiên cứu này đã được tiến hành để cung cấp thông tin cơ bản về phương pháp sấy khô (phơi nắng tự nhiên, sấy bằng không khí nóng và sấy đống khô) dược liệu cát cánh. Chúng tôi phân tích hàm lượng khoáng chất, đường tự do, và saponin của dược liệu cát cánh khô. Hàm lượng kali và canxi của các mẫu sấy khô bằng không khí nóng là cao nhất (22,6 và 9,2 mg%), so với các mẫu phơi nắng hoặc sấy đông khô. Hàm lượng glucose và sucrose cao nhất trong các mẫu sấy đông khô (tương ứng là 1,552 và 145,0 mg%), trong khi đó hàm lượng fructose cao nhất trong các mẫu sấy khô bằng không khí nóng (611,9 mg%). Hàm lượng Platycodin D cao nhất trong các mẫu sấy khô bằng không khí nóng (622,0 mg%); tuy nhiên platycodin D3, polygalacin D, và deapioplatycodin D là cao nhất trong mẫu phơi nắng tự nhiên (lần lượt là 113,5, 756,6 và 109,2 mg%). Hàm lượng glucose tỷ lệ nghịch (p <0,01) với platycodin D, platycodin D3 và deapioplatycodin D (-0,924, -0,957, -0,861, p <0,01). Các kết quả này cho thấy phương pháp sấy ảnh hưởng đến hàm lượng saponin của cát cánh, các phương pháp phơi nắng tự nhiên và sấy bằng không khí nóng thích hợp hơn và có lợi hơn là làm khô bằng sấy đông khô.
T.H.K.Tân
|
ChỌn giỐng Platycodon grandiflorus có tính chỐng đỔ bẰng phương pháp lai xa
Yan Ma và cs.
American Journal of Plant Sciences, 2015, 6: 2844-2849
Phương pháp lai xa đã được sử dụng trong việc chọn giống Platycodon grandiflorus có tính chống đổ. Bố mẹ dùng trong phương pháp lai xa là Platycodon grandiflorus (♀) and Campanula medium (♂). Bằng phương pháp lai khác loài năm 2009 và 2010, với 2 lần nhắc lại, đã thu thập được 187 hạt thế hệ F1 và 88 cây bình thường. Các đặc điểm của lá, thân và cành trong thế hệ F1, F2, lai ngược, S1 giống với cây mẹ và có một vài đặc điểm khác biệt với cây mẹ về màu sắc hoa, đặc điểm về phân cành và chiều cao cây. Cây có khả năng chống đổ đã được lựa chọn ở thế hệ F1, có chiều cao cây 75cm, hoa màu hồng đậm và các cành bên phát triển. Các nhóm DNA của mỗi thế hệ được phân tách bởi môi trường điện di trên agrose gel và không thấy có sự khác biệt nào cả. Có nhiều màu hoa và kiểu hoa thu thập được giữa mỗi thế hệ.
Ng.T.Nga, T.V. Thắng, N.T.Nga
|
BỆnh thỐi rỄ trên cây cát cánh gây ra bỞi nẤm Fusarium solani và Fusarium oxysporum
Chi Sung Jeon và cs.
Plant Pathol J, 2013 Dec; 29(4): 440–445
Cát cánh (Platycodon grandiflorum) là loại cây thuốc vùng đồi núi, bộ rễ có đặc tính phục hồi sức khỏe và diện tích trồng tăng ổn định tại Hàn Quốc. Mưa thường xuyên và lượng mưa cao gây ra bởi sự biến đổi khí hậu đã dẫn đến sự bùng phát bệnh thối rễ ở khu vực trồng với mật độ cao trong những năm gần đây. Đầu tiên, phần cổ rễ thường bị đổi màu thành màu nâu đến nâu đen và những cây bị nhiễm bệnh có triệu chứng héo nhẹ ở giai đoạn đầu. Khi rễ bị nhiễm bệnh nặng, toàn bộ rễ bị thối và cây chết ở giai đoạn cuối. Mức độ gây hại của bệnh thối rễ cát cánh rất khác nhau tùy theo vùng và dao động từ 0,1% đến 40%. Đối với đất lúa hoặc đất sét bệnh thối rễ xảy ra nghiêm trọng hơn so với đất cát và mức độ nghiêm trọng ở vùng đồng bằng cao hơn so với vùng cao ở một số địa phương tương tự. Mức độ bệnh tăng dần cùng với sự già đi của cây. Nấm gây bệnh được xác định do Fusarium solani và F. oxysporum dựa trên đặc điểm hình thái học của chúng. Phạm vi nhiệt độ tối ưu phù hợp cho sự phát triển của nấm đã được tìm thấy. Các đặc tính gây bệnh của nấm F. solani và F. oxysporum được xử lý bằng việc lây bệnh qua vết thương nhân tạo lên rễ của những cây cát cánh khỏe mạnh, kết quả cho thấy nấm F. solani có khả năng gây hại nhiều hơn nấm F. oxysporum. Nghiên cứu này đã xác định được các tác nhân gây bệnh thối rễ cát cánh như nấm Fusarium solani và F. oxysporum, có thể là công bố đầu tiên về tác nhân gây bệnh hại này.
P.T.Lâm
|
Ảnh hưỞng cỦa viỆc ngẮT hoa và ngĂT ngỌn đẾn sỰ phát triỂn cỦa cây cát cánh (Platycodon grandiflorum) Ở Shangluo
HE Jun; Department of Biological and Medicine Engineering,Shangluo University; Acta Agriculturae Jiangxi, number 07, 2014
Ảnh hưởng của việc ngắt hoa và ngắt ngọn đến đặc điểm sinh trưởng và năng suất củ của cây cát cánh Platycodon grandiflorum 2 năm tuổi ở Shangluo đã được nghiên cứu. Kết quả đã chỉ ra rằng: sau khi ngắt hoa và ngắt ngọn, cây phát triển mạnh và tích tụ nhiều chất khô, năng suất củ cao và chứa nhiều thành phần hoạt chất. Sự kết hợp của việc ngắt hoa và ngắt ngọn có tác động tích cực đáng kể đến cây cát cánh (Platycodon grandiflorum) so với việc sử dụng riêng rẽ hai phương pháp này.
H.T.Nga
|
Phát triỂn các chỈ thỊ phân tỬ và nghiên cỨU sỰ đa dẠng di truyỀn
bẰng RNA-Seq trên cây cát cánh Platycodon grandiflorum
Hyun Jung Kim và cs.
NRC Research press, Vol 58, No 10, 2015
Cây cát cánh (Platycodon grandiflorum), thường được gọi là cây hoa chuông hoặc hoa bong bóng, là loài duy nhất trong chi Platycodon thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae). Cây cát cánh đã và đang được sử dụng như một loại cây dược liệu ở Đông Á với tác dụng chống viêm, chống ho và long đờm. Mặc dù trong thực tế, việc lựa chọn các chỉ thị và chọn giống phân tử đối với cây cát cánh đã bị chậm lại do thiếu thông tin di truyền về chi này. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện phân tích RNA-seq của ba dạng cát cánh khác nhau để phát triển các chỉ thị phân tử và nghiên cứu sự đa dạng di truyền. Đầu tiên, các đoạn gen sử dụng phương pháp phân tích SSRs (Lặp lại trình tự đơn giản) được lấy ra và so sánh; các dạng dinucleotid được lặp lại nhiều nhất (39% -40%), tiếp theo là dạng trinucleotid (25% -31%), tetranucleotid (1,5% -1,9%) và pentanucleotid (0,3% -1,0%). Dựa trên kết quả của phân tích SSRs in silico, ba chỉ thị SSRs đã được phát hiện và cho thấy khả năng phân biệt được ba dạng cát cánh. Sau một số phương pháp sàng lọc, 180 nucleotid polymorphisms đơn (SNPs) được sử dụng để thiết kế 40 chỉ thị để bắt cặp với các trình tự khuyếch đại đa hình (CAPS). Mười hai trong số các chỉ thị dựa trên PCR đã được xác nhận là có tính đa hình cao và được sử dụng để đánh giá sự đa dạng di truyền trong 21 mẫu cây cát cánh thu thập được từ các vùng khác nhau của Hàn Quốc. Tổng cộng, 12 chỉ thị đã tìm ra 35 allen, với trung bình là 3 allen trên mỗi locus. Chỉ số đa hình (PIC) có giá trị dao động từ 0,087 đến 0,693, trung bình là 0,373 mỗi locus. Vì nghiên cứu về di truyền cây cát cánh còn hạn chế, thông tin về trình tự và các chỉ thị ADN được tạo ra từ nghiên cứu của chúng tôi có khả năng đóng góp vào việc cải tiến di truyền, nghiên cứu về gen và khám phá gen ở chi này.
T.V.Vượng
|
Đánh giá các đẶc điỂm nông hỌc cỦa các tỔ hỢp lai F1 thu đưỢc tỪ dòng bẤT dỤc đỰc
cỦa cây cát cánh Platycodon grandiflorum
Shi FH và cs.
Journal of Chinese Medicinal Materials , Vol 34, No 12:1815-1818, 2011
Mục tiêu: Xác định được khả năng sử dụng ưu thế lai nhờ ứng dụng tính bất dục đực ở loài cát cánh.
Phương pháp: Phân tích sự khác nhau, giữa ưu thế lai với đối chứng và mối tương quan giữa 12 đặc điểm nông học của 18 tổ hợp lai được thực hiện.
Kết quả: Trừ trọng lượng khô của phần cây trên mặt đất, chiều dài rễ chính và đường kính của phần giữa của rễ chính, tất cả các đặc điểm nông học khác đều có sự khác nhau đáng kể giữa 18 tổ hợp lai F1. Đường kính của phần giữa của rễ chính có hệ số biến động cao nhất và tỷ lệ trọng lượng tươi của rễ chính và tổng số rễ có hệ số biến động thấp nhất lần lượt là 85,42% và 3,66%. Đối với các tính trạng có liên quan đến năng suất của rễ, ưu thế lai trung bình vượt so với đối chứng về chỉ tiêu rễ tươi và tổng số rễ lần lượt là 42,35% và 45,50%; Đối với các tính trạng liên quan đến hình dạng rễ, đường kính của phần trên và phần giữa của rễ chính có ưu thế lai vượt trung bình so với đối chứng, có giá trị lần lượt là 12,38% và 29,97%. Sự tăng trưởng của chồi có liên quan đáng kể đến sự phát triển của rễ trong các tổ hợp (0.651). Số lượng các đốt trên thân chính có liên quan đáng kể đến năm trong sáu tính trạng của rễ cây lai.
Kết luận: Sự biến đổi của các tính trạng nông học trong các tổ hợp lai rất phong phú, ưu thế lai của các đặc điểm ở rễ là rất rõ ràng và con lai F1 với năng suất và hình dạng tốt có thể được chọn từ những tổ hợp này. Loài cát cánh giao phấn chéo có đặc điểm hình thái phù hợp, và số đốt của thân chính có thể được chọn làm chỉ số chọn lọc. Tất cả những phát hiện trên cho chúng ta thấy rằng, trong việc nhân giống cây cát cánh có thể ứng dụng tính bất dục đực để sản xuất hạt lai.
T.V.Vượng
|
TẠO GIỐNG CÁT CÁNH TỨ BỘI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN BỞI CHẤT COLCHICIN
Wude Yang* và cs.
Caryologia, Vol. 64, no. 3: 343-349, 2011
Cát cánh (Platycodon grandiflorus) là cây thuốc quan trọng ở Trung Quốc, bộ phận rễ đã được sử dụng làm thuốc hoặc thực phẩm trong nhiều thế kỷ. Đột biến đa bội thể có thể làm tăng hàm lượng hoạt chất chính trong cây thuốc. Vì vậy sử dụng đột biến đa bội thể cho cây thuốc là một cách tiếp cận có hiệu quả để cải tiến phát triển kiểu gen. Nghiên cứu này tập trung vào tạo đột biến tứ bội cây cát cánh bằng chất gây đột biến là colchicin. Hạt được xử lý đột biến ở 3 mức thời gian khác nhau (24h, 48h và 72h) để lựa chọn mức xử lý tốt nhất. Các cá thể sau khi gây đột biến được tiến hành giải phẩu hình thái và tế bào học. Các cây đột biến sinh trưởng và phát triển kém hơn so với đối chứng không gây đột biến. Thống kê các đặc điểm hình thái, tỷ lệ đột biến trong các mức khác nhau thì tỷ lệ đột biến cao nhất là 50 % với mức thời gian xử lý là 72 h. Quan sát các tế bào rễ thì thấy hầu hết các đột biến số nhiễm sắc thể là 36 (2n=4x), trong khi số lượng nhiễm sắc thể đối chứng lưỡng bội là 18 (2n=2x). Cây có các chùm hoa và bát bội (2n=8x) cũng được xác định là các thể đột biến thu được. Quan sát dưới kính hiển vi của lớp tế bào biểu bì có sự khác biệt đáng kể lượng stoma giữa các cá thể đột biến biến tứ bội so với các cá thể đối chứng lưỡng bội. Kết quả là các đột biến tứ bội của cây cát cánh đã thu được thành công bằng phương pháp xử lý colchicin. Các tính trạng mong muốn của chúng sẽ được đánh giá thêm để đưa vào chương trình sản xuất giống và sản xuất dược phẩm.
T.V. Thắng
|
PHÂN TÍCH NHÂN TỨ BỘI CỦA CÂY THUỐC CÁT CÁNH
Fuhong Yang và cs.
Received 8 February, 2015; Accepted 26 February, 2015
Cát cánh (Platycodon grandiflorus) là cây thuốc quan trọng ở Trung Quốc. Phương pháp gây đột biến đa bội thể đã được áp dụng thành công cho cây thuốc này bằng cách sử dụng 0,05% colchicin dạng nhão, xử lý trong thời gian 72 giờ ở đầu ngọn của đỉnh cây non và sau đó thu được 50% cây đột biến. Điều này đã được chứng minh thông qua số lượng nhiễm sắc thể trong phân bào và phân tích nhân trên cả mẫu đối chứng lưỡng bội và mẫu đột biến thu được. Kết quả cho thấy số lượng nhiễm sắc thể của cây lưỡng bội là 2n=2x=18, trong khi số lượng nhiễm sắc thể của các cá thể đột biến thu được là 2n=4x=36. Công thức nhân của cây đột biến là K=2n=4x=36= 24m+12sm (4SAT) và đối chứng lưỡng bội là K=2n=2x=18 =12+6sm (2SAT), thuộc nhân 2B và 2A. Điều này đã khẳng định rằng các đột biến thu được là tứ bội.
T.V. Thắng
|
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU ĐẾN SỰ HỮU DỤC CỦA HẠT PHẤN CÁT CÁNH
Shi Fenghua và cs.
Học viện Khoa học y học Trung Quốc - Vườn cây thuốc Quảng Tây, Học việnTrung y dược Bắc Kinh/ Trung tâm nghiên cứu thực vật Viện y học Bắc Kinh.
Mục đích: Thăm dò ảnh hưởng của khí hậu đến cây Cát cánh đặc biệt là sức sống hạt phấn bất dục đực.
Phương pháp: Dùng phương pháp nhuộm Magenta acetat để kiểm tra sức sống hạt phấn và độ chín của nụ hoa. Vẽ biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa sức sống hạt phấn với khí hậu .
Kết quả: Từ nửa sau cuối tháng 8 đến nửa đầu tháng 9, sức sống hạt phấn bất dục đực GP1BC1-12 thay đổi trong khoảng 0 – 27%. Sự thay đổi sức sống hạt phấn bất dục đực GP12BC4-10 nằm trong khoảng 1,3% - 17,9%, còn mẫu số 1 thì sức sống hạt phấn giao động khoảng 75,9%~98,5%; Như vậy ảnh hưởng của yếu tốt nhiệt độ đến sức sống hạt phấn là không tương đồng. GP12BC4-10 là ổn định nhất, còn mẫu GP1BC1-12 là mẫn cảm nhất đối với nhiệt độ, khí hậu. Như vậy nhiệt độ là yếu tố quyết định lớn nhất đến sức sống hạt phấn và nhạy cảm nhất là giai đoạn tế bào mẹ hạt phấn.
V.T.H. Trang
|
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÁCH XỬ LÝ KHÁC NHAU
ĐẾN SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT CÁT CÁNH
Tan Lingling1 và cs.
1. Học viện Nông nghiệp và khoa học sự sống Qingdao/ Phòng thí nghiệm trọng điểm thực vật và công nghệ sinh học trường Cao đẳng Sandong, Sandong Qingdao 266109; 2. Học viện Khoa học sự sống Xibei, Xiaxi, Xian 710069
Thông qua nghiên cứu về đặc điểm hình thái hạt giống cát cánh (chiều dài, chiều rộng, độ sạch, khối lượng 1000 hạt) và các biện pháp xử lý hạt khác nhau (thời gian xử lý lạnh khác nhau, nhiệt độ nước xử lý khác nhau, xử lý hạt bằng dung dịch có độ pH khác nhau) từ đó thấy được các điều kiện ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm để đưa ra biện pháp xử lý tốt nhất nhằm nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cát cánh. Kết quả cho thấy, khi xử lý lạnh 5 ngày trước khi đem gieo hạt đạt tỷ lệ nảy mầm là 72,33%; Ngâm hạt ở nhiệt độ 40ºC cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 65%; Gieo giữa 2 lớp cát cho tỷ lệ nảy mầm là 70,33%; Độ pH = 7 cho tỷ lệ nảy mầm 65,33%.
V.T.H. Trang
|
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP XỶ LÝ HẠT ĐẾN SỰ NẢY MẦM VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CON
CỦA CÁT CÁNH
Tan Lingling và cs.
Học viện Nông nghiệp và khoa học sự sống Qingdao/ Phòng thí nghiệm trọng điểm thực vật
và công nghệ sinh học trường Cao đẳng Sandong, Sandong Qingdao 266109
Mục đích là nghiên cứu khả năng nảy mầm và phát triển của hạt cát cánh khi xử lý hạt trong thời gian khác nhau bằng các chất khác nhau với những nồng độ khác nhau: KNO3, KMnO4, H2O2, GA3, nước cất. Giá thể gieo hạt sau xử lý là gieo giữa 2 lớp giấy lọc, đặt trong nhiệt độ ổn định là 25oC, thời gian chiếu sáng 12 tiếng. Quan sát và ghi chép lại toàn bộ thời gian nảy mầm, tỷ lệ nảy, chiều cao của cây con, chiều dài của rễ sau đó đem xử lý số liệu. Kết quả là phương pháp xử lý hạt cát cánh bằng 0.150g/l GA3, ngâm trong 24 tiếng đã phá ngủ hạt cát cánh, thúc đẩy hạt nảy mầm và cho cây con to khỏe nhất. Sau đó đến xử lý bằng dung dịch KNO3 nồng độ 5 mg/ml trong 12 tiếng cũng rất hiệu quả. Kết luận: Chọn lọc được phương pháp và thời gian xử lý tốt nhất để xử lý hạt giống cát cánh, kết quả này có ý nghĩa trong việc nhân giống và trồng trọt cát cánh.
T.H.Phượng
|
NGHIÊN CỨU PHÂN CẤP HẠT GIỐNG, THU HÁI, SƠ CHẾ
VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU CÁT CÁNH YINGSHAN
Cui Yuexi
Đại học Trung y Hồ Bắc
Cát cánh là vị thuốc thường dùng, được ghi chép trong “Thần nông bản thảo kinh”. Dưới thời Lý có viết “do rễ cây có đặc điểm là nạc chắc, thân cành cứng cáp mà có tên là cát cánh” (Dược điển Trung Quốc, 2015). Vị thuốc cát cánh là rễ của cây cát cánh có tên khoa học là Platycodon grandiflorum (Jacq.)A.DC. thuộc họ Hoa chuông. Được sản xuất tại nhiều nơi ở Trung Quốc tập trung nhiều và chất lượng tốt hơn cả là ở vùng Đông Bắc, Hoa Bắc. Cát Cánh vị đắng, chát, tính bình, quy kinh phế. Theo y học cổ truyền Trung Quốc Cát cánh có tác dụng thông phổi, long đờm, họng, áp xe, để điều trị ho, đờm, đau họng, phổi áp xe mủ, là vị thuốc truyền thống của thị trường Trung dược. Theo các nghiên cứu hiện đại, cát cánh có thành phần chủ yếu là oleanan saponin triterpen, có kháng viêm, kháng khuẩn, long đờm, hạ đường huyết, và một loạt có tác dụng dược lý chống khối u. Chất lượng của dược liệu phụ thuộc vào chọn giống, kỹ thuật trồng, thu hoạch, sơ chế biến, bảo quản. Bài viết này nghiên cứu trên giống Cát cánh Yingshan của Hubei về điều kiện tốt nhất để hạt nảy mầm, thời gian thu hái, các phương pháp thu hái, các cách sơ chế biến và bảo quản tốt nhất. Nội dung: Thứ nhất, về hạt giống Yingshan chia ra làm 3 loại dựa vào độ to nhỏ, độ sạch, khối lượng 1000 hạt, độ ẩm, sức này mầm, tỷ lệ nảy mầm, đặc điểm cảm quan để phân cấp hạt giống. Thí nghiệm với cường độ ánh sáng, nhiệt độ khác nhau, vườn ươm, biện pháp xử lý hạt đưa ra điều kiện tốt nhất cho hạt nảy mầm. Thứ hai, nghiên cứu về chất lượng dược liệu: 1. Nghiên cứu thời điểm thu hái và tổng thời gian sinh trưởng của cây cho thấy hàm lượng saponin D tốt nhất khi thu hái cây 2 năm vào tháng 10-12. 2. So sánh phương pháp truyrn thống là bỏ vỏ phơi khô với để vỏ thì cho thấy dược liệu để vỏ có hàng lượng saponin D cao gấp đôi, hàm lượng chất sơ cao gấp 5 lần phương pháp bỏ vỏ. Điều này một lần nữa chứng minh nhiều loại dược liệu để vỏ tốt hơn là loại bỏ vỏ. Khi đem củ Cát cánh tươi phơi khô tự nhiên và so sánh với đem sấy với các nhiệt độ từ 50oC, 60oC, 70oC, 80oC, 90oC, 100oC hàm lượng sapnin D ở dược liệu sấy ở nhiệt độ 60 oC là cao nhất. 3. Phương pháp tốt nhất để bảo quản dược liệu là đóng gói nilon kín sau đó để vào thừng caton nơi khô thoáng.
T.H.Phượng
|
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NẢY MẦM CỦA HẠT CÁT CÁNH
Guo QS và cs.
Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2006, 31(11):879-81
Mục tiêu: Để tìm ra điều kiện tối ưu cho sự nảy mầm bằng cách nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, sự ngấm hạt và điều kiện trồng trọt lên hạt cát cánh.
Phương pháp: Xác định tỷ lệ hấp thụ nước của hạt. Sự nảy mầm của hạt cát cánh được kiểm tra trong các điều kiện sau: các biện pháp xử lý ở nhiệt độ khác nhau (10,15,20,25,30 độ C), xử lý ánh sáng (sáng và tối), thời gian ngâm hạt (12,24,36 giờ) Và các điều kiện trồng trọt khác nhau (trên giấy lọc, giữa giấy lọc, giữa gạc, trên gạc).
Kết quả: Sự hấp thụ nước của hạt lên đến 120% trong vòng 36 giờ ở 25 độ C. Thời gian ngâm hạt có ảnh hưởng hạn chế đến sự nảy mầm của hạt, trong khi nhiệt độ và điều kiện ánh sáng lại có ảnh hưởng đáng kể đến sự nảy mầm.
Kết luận: Điều kiện tối ưu cho sự nảy mầm của hạt giống P. grandiflorum là ngâm hạt trong 12 giờ và 25 độ C ánh sáng.
T.V.Lộc
|
PHÂN TÍCH HỆ PHIÊN MÃ NHẰM XÁC ĐỊNH CÁC GEN GIẢ ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TỔNG HỢP SAPONIN TRITERPENOID TRONG CÁT CÁNH ( PLATYCODON GRANDIFLORUM (JACQ.) A.DC. )
Ma CH và cs.
Front Plant Sci., 2016 May 19;7:673
Tổng quan: Cát cánh là loài duy nhất trong chi Platycodon thuộc họ Campanulaceae, vốn được sử dụng như một dược liệu truyền thống ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thành phần hóa học chính của cát cánh là các saponin triterpenoid thuộc nhóm olean trong đó platycodin D là thành phần có hàm lượng phong phú, mang hoạt tính sinh học cao nhưng quá trình sinh tổng hợp của chúng trong thực vật ít được biết đến. Do đó, Cát cánh là một cây thuốc lý tưởng để nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp các saponin nhóm Olean. Thêm vào đó, cũng không có thông tin về bộ gen của cây thảo dược quan trọng này.
Kết quả chính: Bằng cách phân tích dữ liệu hệ phiên mã của cát cánh, tổng cộng đã thu thập được 58,580.566 đoạn gen, tập hợp thành 34,053 unigene, với chiều dài trung bình là 936 cặp bazơ nitơ và N50 là 1,661 cặp bazơ nitơ. Trong số 34,053 unigene này, 22,409 unigene (65,80%) được chú thích dựa trên các thông tin có sẵn từ các cơ sở dữ liệu đã công bố, bao gồm Nr, NCBI, Swiss-Prot, KOG và KEGG. Hơn nữa, qua việc giải mã hệ phiên mã của cát cánh đã phát hiện ra 21 trình tự có thể của các gen cytochrome P450 và 17 trình tự được cho là của các gen UDP-glycosylotransferase, chúng có khả năng lớn tham gia vào quá trình sinh tổng hợp saponin triterpenoid. Ngoài ra, 10,626 SSR (các chuỗi lặp lại đơn giản) đã được xác định dựa trên dữ liệu sao chép, sẽ cung một số lượng lớn các chỉ thị phân tử cho việc đánh giá sự đa dạng nguồn gen và bản đồ di truyền của cây thuốc này.
Kết luận: Dữ liệu gen thu được từ cát cánh, đặc biệt là việc xác định gen giả định liên quan đến con đường sinh tổng hợp các saponin triterpenoid, sẽ tạo điều kiện cho việc tìm hiểu về sinh tổng hợp các saponin triterpenoid ở mức độ phân tử.
P.T.H.Trà & N.T. Nga
|
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁT CÁNH PLATYCODON GRANDIFLORUM (JACQ.) A.DC. BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR
Yurry Um và cs.
Korean J. Medicinal Crop Sci., 2016, 24(1) : 55 – 61
Tổng quan: Thu thập các nguồn gen về đa dạng di truyền là yêu cầu đầu tiên trong chọn giống cây trồng. Cho đến nay, các nghiên cứu về đặc điểm các nguồn gen của cát cánh (Platycodon grandiflorum) vẫn chưa được thực hiện. Nghiên cứu này được thực hiện để phân biệt cát cánh dựa trên các đặc điểm hình thái và sự đa dạng di truyền thông qua việc sử dụng các dấu hiệu lặp lại đơn giản (SSR).
Phương pháp và Kết quả: Chúng tôi đã thu thập được 11 giống cát cánh: Maries II, Hakone đôi màu trắng, Hakone đôi màu xanh, Fuji trắng, Fuji màu hồng, Fuji xanh, Astra trắng, Astra hồng, Astra xanh, Astra bán đôi màu xanh và Jangbaek. Phân tích đặc điểm hình thái đối với các bộ phận trên mặt đất (hoa, thân cây, lá) và các bộ phận dưới mặt đất của các giống thu thập được. Sau đó, sự đa dạng di truyền của tất cả các nguồn gen cát cánh được phân tích bằng kĩ thuật SSR - phương pháp phân tích đoạn DNA. Chúng tôi xác định rằng 11 giống cát cánh được phân tích có thể được phân loại theo các đặc điểm về chiều dài, số lá và rễ. Dựa vào phân tích đa dạng di truyền, những giống này được phân loại thành 4 nhóm riêng biệt.
Kết luận: Những phát hiện này có thể được sử dụng cho nghiên cứu sâu hơn về phát triển giống thông qua các kỹ thuật chọn giống cấp độ phân tử và để bảo tồn sự đa dạng di truyền của cát cánh. Hơn nữa, các chỉ thị (marker) này có thể được sử dụng để lập bản đồ di truyền và chọn giống cây trồng bằng chỉ thị phân tử .
P.T.H.Trà
|
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ SẢN XUẤT SAPONIN CỦA RỄ LÔNG CÁT CÁNH (PLATYCODON GRANDIFLORUM (JACQ.) A.DC.) ĐƯỢC NUÔI CẤY DUY TRÌ TRONG BÌNH LẮC VÀ BÌNH BIOREACTOR
Natalia U. và cs
Acta Soc Bot Pol 83(3):229–237
Hai dòng rễ lông cây cát cánh biến đổi gen là Pl 6 và Pl 17 đã được theo dõi sinh trưởng và sự tích lũy saponin sau 8 tuần nuôi cấy trong bình lắc dung tích 250 ml có chứa 50 ml môi trường nuôi cấy cây thân gỗ không chứa hormon, có bổ sung 40g/l đường, và dòng Pl 17 sau 12 tuần nuôi cấy trong một bioreactor 5l chứa 1,5l cùng môi trường như trên. Với cả hai phương pháp, sự sinh trưởng của rễ lông biến đổi gen được đánh giá ở cả trọng lượng tươi và khô và sự tăng sinh khối tương quan với độ dẫn và sự hấp thu của đường. Sự tích lũy saponin được đo và so sánh với rễ thu được từ việc canh tác trên đồng ruộng. Nồng độ saponin cao hơn đáng kể ở hai dòng rễ lông được nuôi cấy trong bình lắc [6,92 g/100 g d.w.(g%) và 5,82 g% trong Pl 6 và Pl 17, tương ứng] và dòng nuôi cấy trong bioreactor (5,93 g%) so với rễ thu được từ việc canh tác trên đồng ruộng (4,02 g%). Các kết quả cho thấy nuôi cấy rễ lông của cát cánh có thể là một nguồn có giá trị để có được saponin.
H.T.N. Nụ
|
PHÂN TÍCH SO SÁNH CÁC TRÌNH TỰ DNA LỤC LẠP CỦA CÁT CÁNH (PLATYCODON GRANDIFORUM)
VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CHỈ THỊ PHÂN TỬ
Hwang và cs.
Applied Biological Chemistry, Feb 2017, 60 (1), pp 23-31
Cây đảng sâm (Codonopsis lanceolata) và cát cánh (Platycodon grandiflorus) (bộ Asterales) có nguồn gốc từ Đông Á. Mặc dù đảng sâm và cát cánh có giá trị thương mại cao, nhưng các nghiên cứu di truyền còn ít được thực hiện trên những cây này. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp làm giàu mục tiêu để đánh giá đa dạng di truyền ở cây đảng sâm và cát cánh và đã thu hồi đươc hệ gen lục lạp từ dữ liệu trình tự ADN tổng số. ADN lục lạp (cpADNs) của đảng sâm bốn lá có chiều dài là 61,154 bp và của cát cánh là 81,214 bp. 16 trình tự lặp lại đơn và 15 chuỗi lặp lại dài đã được xác định, các trình tự này có tiềm năng được sử dụng làm chỉ thị ở cả hai loài thực vật. Chúng tôi đã khảo sát mối quan hệ cây phát sinh loài trong hơn 14 loài thực vật, bao gồm 8 loài khác từ bộ Cúc (Asterales) và 4 loài từ bộ Hoa tán (Apiales). Thêm vào đó, chúng tôi đã chứng minh được khả năng thu hồi được bộ gen lục lạp thông qua phát triển chỉ thị cpADN để xác định và nhận dạng loài, tránh sự giả mạo ở cấp độ ADN.
T.M. Vũ
|
BIỂU HIỆN CÁC ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC TRONG TỔ HỢP LAI F1
BẮT NGUỒN TỪ DÒNG CÁT CÁNH BẤT DỤC ĐỰC
Shi FH và cs.
Zhong Yao Cai, 2011 Dec;34(12):1815-8
Mục tiêu: Nhằm xác định khả năng ứng dụng phương pháp bất dục đực vào chọn giống ưu thế lai cây cát cánh.
Phương pháp: Phân tích sự khác biệt, ưu thế lai và mối tương quan 12 đặc tính nông học trong 18 tổ hợp lai.
Kết quả: Trong 18 tổ hợp lai F1, trừ trọng lượng khô của phần trên mặt đất, chiều dài rễ chính và đường kính phần giữa của rễ, còn lại tất cả các tính trạng khác đều có sự khác biệt đáng kể. Đường kính của phần giữa của rễ chính có hệ số dao động cao nhất và tỷ lệ trọng lượng tươi của gốc chính và tổng số rễ có hệ số biến động thấp nhất, lần lượt là 85,42% và 3,66%. Đối với các tính trạng có liên quan đến năng suất của rễ, ưu thế lai về trọng lượng tươi và rễ toàn phần đạt lần lượt là 42,35% và 45,50%; Đối với các tính trạng liên quan đến hình dạng rễ, đường kính của phần đầu và phần giữa của rễ chính có sự ưu thế lai, lần lượt là 12,38% và 29,97%. Sự sinh trưởng của chồi có liên quan đáng kể đến sự phát triển của rễ trong tổ hợp (0.651). Số lượng các đốt trên thân chính có liên quan đáng kể từ 5 đến 6 tính trạng rễ của các con lai.
Kết luận: Sự khác nhau của các tính trạng nông học trong tổ hợp lai là rất phong phú, các đặc điểm của rễ là bằng chứng cho thấy rõ ưu thế lai, và những con lai F1 có hình dạng và năng suất tốt đã được chọn lọc ra từ những tổ hợp lai. Các tổ hợp lai cát cánh có các đặc điểm hình thái hợp lý và số chồi trên thân chính có thể được xem là các chỉ số để lựa chọn và phân biệt. Như vậy, có thể thấy rằng phương pháp chọn lọc ưu thế lai bằng phương pháp bất dục đực có thể áp dụng trong nghiên cứu chọn giống cát cánh.
V.H. Sâm
|
CẢM ỨNG TỨ BỘI THUẦN VÀ PHÂN TÍCH SỰ ĐA DẠNG CỦA METHYLATION DNA
CỦA CÂY CÁT CÁNH IN VITRO
Han PP và cs.
Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2016 Feb;41(3):396-402
Để nghiên cứu sự khác biệt biểu sinh giữa hai thể là thể nhị bội và tứ bội thuần của cây cát cánh. Chồi cát cánh dị bội được ngâm trong hỗn hợp colchicin nồng độ khác nhau và 0.002 g/ml dimethyl sulphoxid (DMSO). Xác định cây tứ bội thuần dựa trên các đặc điểm hình thái, số lượng nhiễm sắc thể và đo đa bội thể. Và sau đó mức độ và mô hình của quá trình methyl hóa ADN được theo dõi bằng cách sử dụng công nghệ tạo mảng đa tinh thể nhạy cảm methyl hóa (MSAP). Kết quả đã chứng minh rằng các chồi ngâm trong dung dịch chứa 0,2% colchicin và 0,002 g/ml DMSO trong 12 giờ là các điều kiện lý tưởng để cảm ứng thể cát cánh tứ bội thuần, tỷ lệ cảm ứng đạt 32,0%. Cây dị bội và tứ bội đã có sự khác biệt rõ rệt về các chỉ số hình thái. Nói chung, 1586 băng được khuếch đại bởi 20 cặp mồi chọn lọc, trong đó 764 băng được phát hiện là nhị bội và 822 băng là tứ bội thuần. Tỷ lệ methyl hóa toàn phần, tỷ lệ methyl hoá đầy đủ và tỷ lệ bán methyl hóa lần lượt là 91,25%, 61,25% và 30,65% ở cây cát cánh nhị bội. Trong khi đó, tỷ lệ methyl hóa toàn phần, tỷ lệ methyl hoá đầy đủ và tỷ lệ bán metyl hóa của cây cát cánh đa bội thuần lần lượt là 86,13 %, 54,38% và 31,75%. Tỷ lệ methyl hóa ADN hệ gen toàn phần và tỷ lệ methyl hoá đầy đủ của cây tứ bội thuần giảm lần lượt là 6,02% và 7,14% so với thể nhị bội. Nhưng tỉ lệ bán methyl hóa của thể tứ bội thuần lại cao hơn 1,6% so với thể nhị bội. Tất cả những kết quả này chỉ ra rằng các mô hình methyl hóa ADN đã điều chỉnh trong quá trình đa bội thể.
V. H. Sâm
|