Hướng dẫn tra cứu

Bồ kết (Gleditsia fera (Lour.) Merr.)

Chi Gleditsia L. chỉ có vài chục loài, hầu hết là cây gỗ, rụng lá, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Ở Việt Nam có 3 loài, trong đó bồ kết là cây vừa mọc hoang dại, vừa được trồng ở khắp nơi. Cây thường thấy ở một số tỉnh Hải Phòng (đảo Cát Bà),  Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An,…

Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, có tác dụng thông khiếu, khử đờm, tiêu thũng, có tiểu độc.

Hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dụng nhuận táo, thông đại tiện, bí kết, tiêu độc.

Gai bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, có tiểu độc, có tác dụng tiêu thũng, bài nùng, sát trùng, khư phong

(Cây thuốc và động vật làm thuốc, Tập I, 245-247).

 

Mục lục tra cứu cây thuốc:

 

STT

TIÊU ĐỀ

1

Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của BK01 tách  chiết từ lá bồ kết (Gleditsia fera Merr.)

2

Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro và in vivo của BK01 chiết từ bồ kết (Gleditschia australis Hemsl.)

3

Các hợp chất flavonoid phân lập từ lá cây bồ kết

4

Dẫn xuất mới của acit E-cinamic từ lá cây bồ kết

5

Điều tra tác dụng kháng vi khuẩn sâu răng streptoccocus mutans của một số thực vật Việt Nam

6

Sự thay đổi độc tính của bồ kết

7

Tóm tắt nội dung một số công trình nghiên cứu dược lý trong lĩnh vực thừa kế Y Dược học cổ truyền (1970-1978)

8

Tìm hiểu tác dụng làm hạ cholesterol của bài thuốc nam trên thực nghiệm

9

Khả năng chống choáng phản vệ thực nghiệm của một số thuốc đông y 

10

 Tính chất chống dị ứng và chống viêm của cao cồn bồ kết

11

Các saponin triterpen thuộc nhóm olean từ cây bồ kết

Tài liệu toàn văn tra cứu tại Trung tâm TT-TV (Phòng Thư viện)

(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin - Thư viện, Viện Dược liệu)