Hướng dẫn tra cứu

Cassia tora

Cassia tora

CASSIA TORA L.

 

CAESALPINIACEAE

 

 

C_4THẢO QUYẾT MINH, muồng ngủ, đậu ma, lạc trời, muồng lạc, nhả lá mứn (Thái), nhả cóc bẻ (Tày), muồng hoè, diêm tập (Dao), t, răng (Ba Na)

 

MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống một năm, cao 30 –90 cm. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, gồm ba đôi lá chét hình trứng. Hoa màu vàng, 1 –3 cái ở kẽ lá. Quả đậu dài, hẹp và cong. Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn bóng.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa: Tháng 4 – 5; Quả: Tháng 6 – 8.

PHÂN BỐ:

Cây mọc hoang ở các bãi cỏ ven đường đi, bờ ruộng ở trung du và miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Hạt. Quả già thu hái vào cuối thu. Phơi khô, tách vỏ quả lấy hạt. Khi dùng sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Cả cây chứa anthraglucosid, thuỷ phân cho emodin và glucosa. Ngoài ra có rhein, chrysophanol. Dầu hạt gồm acid oleic, linolic, palmitic, lignoceric và sitosterol.

CÔNG DỤNG:

Hạt dùng sống để nhuận tràng, ngày 10-15g. Hạt rang chín chữa mất ngủ, nhức đầu, ho, huyết áp cao, mắt đỏ, mờ mắt, đau mắt, nhiều nước mắt, táo bón, đái ít. Ngày 10-15g dạng sắc, bột hoặc viên. Lá tươi giã nát ngâm rượu hoặc giấm, bôi chữa hắc lào, chàm.

 

(Nguồn tin: )