Hướng dẫn tra cứu

Gừng (Zingiber officinale Roscoe)

Chi Zingiber Boehmer ở châu Á có khoảng 45 loài, trong đó Việt Nam 11 loài.

     Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng nhiều gừng nhất thế giới

     Ở Việt Nam, gừng được trồng từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Hiện nay, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.

    Gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy trướng. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, tăng bài tiết, sát trùng, hành thuỷ, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim, thú độc.

    Gừng nướng chữa đau bụng, lạnh dạ, đi ngoài.

    Gừng khô, gừng sao chữa đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, thổ tả, chân tay giá lạnh, mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyễn và thấp khớp.

    Gừng than chữa đau bụng lạnh, máu hàn, tay chân lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng huyết.

    Vỏ gừng có vị cay mát chữa phù thũng.

    Lá gừng bọc thức ăn cho đỡ ôi thiu.   

    (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I, tr.876-882).

 

     Mục lục tra cứu cây thuốc :

  

STT

TIÊU ĐỀ

1

Công tác nuôi trồng dược liệu đảm bảo tự chủ nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

2

Tham khảo: Khảo sát thành phần hoá học của cây gừng gió Zingiber zerumbet Sm.

3

Tham khảo: Các hợp chất có tác dụng sinh học của cây gừng gió Zingiber zerumbet Sm.

4

Tham khảo: Khảo sát thành phần hoá học cao ethyl acetate cây gừng gió Zingiber zerumbet Sm.

5

Nghiên cứu thành phần hoá học của một số loài zingiber ở VN

6

Định lượng gingerol trong các mẫu gừng tươi (Zingiber officinale Roscoe) và cao gừng bằng phương pháp HPLC

7

Dịch chiết gừng có tác dụng chống viêm và chống ung thư trên chuột tổn thương gan gây bởi ethionin

8

Tác dụng ức chế của các hợp chất từ các loài họ gừng trên sự tích tụ tiểu cầu ở người

9

Tinh dầu gừng và khả năng điều trị bỏng thực nghiệm

10

Tác dụng của gừng trên một số chỉ số huyết học ở chuột cống trắng đái tháo đường do alloxan

11

Tham khảo: Cường độ gây độc in vitro đối với tế bào ung thư và hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của zenumbon phân lập từ thân rễ gừng Zingiber zerumbet Sm. vùng Tam Đảo

12

Sơ bộ nghiên cứu cơ chế chống nôn của can khương kết hợp với bán hạ trên thực nghiệm

13

Nghiên cứu tác dụng chống nôn và độc tính cấp của can khương và bán hạ trên thực nghiệm

14

So sánh tác dụng dược lý của gừng tươi và gừng khô

15

Thành phần hoá học của thân rễ gừng

16

Nghiên cứu tác dụng hạ sốt của sài hồ quế chi thang và các phương thuốc cấu thành (sinh khương,…)

17

Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc  “Tứ thần hoàn” trên thực nghiệm để áp dụng điều trị hội chứng ruột kích thích thể lỏng

18

Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của “Tứ thần hoàn” đối với gan và thận

19

Nguồn thực vật có tinh dầu tại trạm đa dạng sinh học Ngọc Thanh, Mê Linh, Vĩnh Phúc

20

Gừng (Zingiber officinale) đảo ngược sự làm chậm sự tháo khỏi dạ dày chuột gây ra bởi pyrogallol

21

Tác dụng của mướp đắng hoặc thân rễ gừng (Zingiber officinale Rosc.)  trên sự tạo u vú tự phát ở chuột nhắt trắng SHN

Tài liệu toàn văn tra cứu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện (P.Thư viện)

(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin - Thư viện, Viện Dược liệu)