Hướng dẫn tra cứu

Lycium chinense

LYCIUM CHINENSE

LYCIUM CHINENSE Mill.

 

SOLANACEAE

 

 

L_6CÂU KỶ, khủ khởi, khởi tử, địa cốt bì, phjăc khau khỉ (Tày)

 

MÔ TẢ:

Cây bụi nhỏ, cao 0,5 – 1m; cành có gai. Lá mọc so le hay tụ tập 3- 5; cuống ngắn, mép nguyên. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc riêng lẻ hay gồm 2- 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng, hình trứng, khi chín màu đỏ; nhiều hạt nhỏ.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 7- 10.

PHÂN BỐ:

Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm rau ăn và rễ, quả làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG:

Quả và vỏ rễ. Hái quả chín đỏ, phơi trong râm. Khi vỏ quả bắt đầu nhăn mới phơi nắng hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch, bóc vỏ, phơi hay sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Quả chứa calci, phosphor, sắt, ammoni sulfat, vitamin C, acid nicotinic, caroten, acid amin (lysin, cholin, betain), lipid, protid, acid cyanhydric. Vỏ rễ có saponin 1,07%, alcaloid 0,08%.

CÔNG DỤNG:

Quả dùng chữa cơ thể suy nhược, liệt dương, di tinh, lao phổi, viêm phổi, đau lưng, mờ mắt, chóng mặt, đái đường, làm trẻ lâu: Ngày 4 –16g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Vỏ rễ chữa lao phổi, ho ra máu, mồ hôi trộm, đái ra máu: Ngày 6- 12g, dạng thuốc sắc.

 

(Nguồn tin: )