|
CHÀM MÈO, chàm nhuộm, chàm lá to, mã lam, thanh đại, mạy ốt (Tày), co sơm (Thái), tần gàm (Dao)
|
|
MÔ TẢ:
|
Cây nhỏ, cao 50-70cm. Thân nhẵn, phình ở các mấu. Lá hình bầu dục, mềm thuôn, mọc đối, mép khía răng. Hoa có tràng hơi cong, màu lam tím hoặc tím hồng mọc thành bông ít hoa ở kẽ lá. Quả rang, nhẵn, hẹp và dài.
|
MÙA HOA QUẢ:
|
Tháng 12 - 2.
|
PHÂN BỐ:
|
Cây mọc hoang và được trồng ở rừng núi, nhất là vùng rẻo cao, trong các thung lũng ẩm, mát.
|
BỘ PHẬN DÙNG:
|
Lá, thu hái vào mùa thu, trước khi cây ra hoa, phơi trong râm đến khô. Cách chế bột chàm: Lá tươi ngâm nước sạch ở 300C trong 12 giờ cho lên men. Lọc. Kiềm hoá bằng vôi và khuấy liên tục 4-6 giờ. Lọc gạn lấy bột chàm, ép kiệt nước, thái thành miếng, phơi trong mát đến khô. Bột chàm tốt phải chứa 60-70% indigotin.
|
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
|
Glucosid indican, thủy phân cho glucosa và indoxyl. Indoxyl oxy hoá cho indigotin màu lam.
|
CÔNG DỤNG:
|
Kháng nội tiết sinh dục nữ, gây co bóp tử cung. Chữa rong kinh, rong huyết, sốt, viêm họng, viêm lợi. Ngày 4- 6g lá dạng thuốc sắc. Với liều cao, có thể gây sẩy thai khi thai còn ít tháng. Dùng ngoài, cao đặc bôi chữa chàm má trẻ em, chốc đầu.
|
|