Luận văn, luận án

Nghiên cứu tác dụng và cơ chế chống viêm, giảm đau trên thực nghiệm của cây chặc chìu (Tetracera scandens (L.) Merr.)

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG VÀ CƠ CHẾ CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA CÂY CHẶC CHÌU (TETRACERA SCANDENS (L.) MERR.)

Tác giả

NGUYỄN TRANG THUÝ

Tại Hội đồng

VIỆN DƯỢC LIỆU

Năm xuất bản:

2017

Số trang

119

Khổ

29,5x21cm

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Tóm tắt

1. TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CHẶC CHÌU

Chặc chìu có tác dụng chống viêm cấp trên hai mô hình phù chân chuột, viêm màng bụng và có tác dụng chống viêm mạn trên mô hình u hạt. Cụ thể như sau:

  • Cao ethylacetat liều 300 mg/kg có tác dụng giảm phù chân chuột bằng carrageenan và giảm viêm màng bụng tương đương với cao methanol liều 600 mg/kg thể trọng. Cao ethylacetat liều 600 mg/kg có tác dụng giảm phù chân chuột 42,9%.
  • Cao MeOH liều 600 mg/kg, cao EtOAc liều 300 mg/kg và 600 mg/kg có tác dụng làm giảm lượng dịch rỉ viêm, hàm lượng protein và số lượng bạch cầu có ý nghĩa thống kê trên mô hình gây viêm màng bụng trên chuột nhắt trắng.
  • Cao ethylacetat  liều 300 mg/kg và 600 mg/kg có tác dụng giảm trọng lượng u hạt, liều 600 mg/kg có tác dụng mạnh hơn cao methanol liều 600 mg/kg (giảm trọng lượng 30,5% so với 25,7%).
  1. Chặc chìu có tác dụng giảm đau trên mô hình đau do viêm
  • Cao ethylacetat liều 600 mg/kg có tác dụng rút ngắn thời gian phản ứng đau là 55,61%.
  • Cao methanol có tác dụng giảm đau kém hơn cao ethylacetat: caoethylacetat liều 300 mg/kg và 600 mg/kg có tác dụng đảo ngược phản ứng đau lần lượt là 44,51% và 59,30%, trong khi đó cao methanol liều 600 mg/kg có tác dụng đảo ngược ngưỡng phản ứng đau là 49,22%.

2. CƠ CHẾ CỦA TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU VÀ HOẠT CHẤT CÓ TÁC DỤNG CỦA CHẶC CHÌU

Cơ chế của tác dụng chống viêm là ức chế sự hoạt động của các enzym và protein liên quan đến viêm và chứng minh được một số hoạt chất có tác dụng chống viêm trong dược liệu. Cụ thể:

  • Cao methanol và phân đoạn ethylacetat và hoạt chất quercetin phân lập được từ chặc chìu có tác dụng ức chế enzymxanthinoxydase, lipoxygenase, COX-1, COX-2, ức chế sinh NO.
  • Cao methanol, ethylacetat làm giảm biểu hiện COX-2, NF-kB trong tế bào Raw 264.7 khi bị kích thích bởi lipopolysacharid.
  • Cao methanol và phân đoạn ethylacetat và hoạt chất quercetin có tác dụng dọn gốc tự do in vitro và in vivo.

 

(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin - Thư viện, Viện Dược liệu)