Luận văn, luận án

Góp phần nghiên cứu một số tác dụng sinh học của vân mộc hương (Saussurea lappa Clarke - Asteraceae) di thực trồng ở Việt Nam

 

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA VÂN MỘC HƯƠNG

(Saussurea lappa Clarke - Asteraceae) DI THỰC TRỒNG Ở VIỆT NAM

 

Tác giả

LÊ THU THUỶ

Ánh bìa sách

Tại hội đồng

VIỆN DƯỢC LIỆU

 

Năm xuất bản:

1992

 

Số trang

95

 

Khổ

21X30cm

 

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

 

Tóm tắt

Những kết quả nghiên cứu đã đạt được trên rễ Vân mộc hương (VMH) di thực trồng ở vùng núi phía Bắc VN: 

  • Trong rễ VMH di thực có hai nhóm hoá học chính là tinh dầu và alcaloid.
  • Rễ VMH di thực ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn là nguyên nhân gây ỉa chảy nhiễm khuẩn.
  • Rễ VMH di thực có tác dụng giảm co bóp và chống co thắt ruột theo hai cơ chế, góp phần vào hiệu quả điều trị của VMH đối với ỉa chảy không do nhiễm khuẩn. 
  • Rễ VMH di thực làm giảm đau (thể đau cường độ nhẹ như đau bụng, nhức đầu) và có tác dụng chống viêm.
  • Rễ VMH di thực có tác dụng lợi mật (hiệu quả điều trị đối với các chứng bệnh: đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, ngộ độc thức ăn, kém ăn, rối loạn tiêu hoá kéo dài)
  • Rễ VMH di thực gây an thần nhẹ (hiệu quả điều trị đối với các chứng bệnh: mất ngủ, hồi hộp, suy nhược thần kinh,…).
  • VMH di thực có độc tính rất thấp, mức độ an toàn cao trong sử dụng, nên có thể dùng để chữa các bệnh đường tiêu hoá, đặc biệt là ỉa chảy cho các trẻ nhỏ.      

 

(Nguồn tin: )