Luận văn, luận án

Nghiên cứu chế biến, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây ô đầu Sapa (Aconitum carmichaelii Debx. var. carmichaelii)

 

NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA PHỤ TỬ TỪ CÂY Ô ĐẦU SAPA

(Aconitum carmichaelii Debx. var. carmichaelii)

 

Tác giả

BÙI HỒNG CƯỜNG

Ánh bìa sách

Tại hội đồng

VIỆN DƯỢC LIỆU

 

Năm xuất bản:

2007

 

Số trang

142

 

Khổ

21X30cm

 

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

 

Tóm tắt

Về thực vật: Đã xác định tên khoa học của cây Ô đầu Sa Pa là Aconitum carmichaelii Debx. var. carmichaelii

Đã xác định đặc điểm vi phẫu và bột rễ củ, thân, lá cây Ô đầu, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu.

Về thời điểm thu hoạch Phụ tử Sa Pa: Thích hợp nhất trong giai đoạn cây ra hoa đến khi cây ra quả (cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 hàng năm).

Chế biến Phụ tử và bào chế cao Phụ tử:

  • Chế biến Hắc phụ phiến từ Phụ tử tươi.
  • Xây dựng dự thảo quy trình chế biến Phụ tử chế từ Phụ tử khô.
  • Xây dựng dự thảo quy trình bào chế cao đặc và cao khô từ Phụ tử khô

Về hóa học: Các bộ phận của cây Ô đầu Sa Pa đều có  alcaloid, acid amin, đường tự do, acid hữu cơ. Rễ củ có chất béo, sterol; thân có carotenoid; lá và hoa có  carotenoid, sterol, flavonoid; hạt có chất béo, carotenoid. Phụ tử sống, các mẫu chế biến, bào chế đều có alkaloid. Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất karacolin, benzoylmesaconin,… từ Phụ tử sống; neolin và acid benzoic từ cao Phụ tử.

Về tác dụng sinh học: Các mẫu cao nước của PTNa, HPP, CN, Alc – CN không gây độc tính cấp, có tác dụng tăng biên độ co bóp của tim thỏ cô lập, tăng lưu lượng mạch vành và không gây loạn nhịp tim; có tác dụng giãn mạch tai thỏ cô lập, giảm đau trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic;

 

(Nguồn tin: )