Luận văn, luận án

Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Cúc gai di thực {SILYBUM MARIANUM (L.) GAERTN.} theo hướng làm thuốc chữa bệnh gan

 

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY

CÚC GAI DI THỰC {SILYBUM MARIANUM  (L.) GAERTN.}

 THEO HƯỚNG LÀM THUỐC CHỮA BỆNH GAN

 

Tác giả

TRỊNH THỊ ĐIỆP

Ánh bìa sách

Tại hội đồng

VIỆN DƯỢC LIỆU

 

Năm xuất bản:

2006

 

Số trang

144

 

Khổ

21x30cm

 

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

 

Tóm tắt

Về thực vật: Đã phân tích đặc điểm hình thái của cây Cúc gai di thực (CGDT) và thẩm định tên khoa học của cây là Silybum marianum (L.) Gaertn. Đã nghiên cứu đặc điểm vi phẫu  và đặc điểm bột quả cúc gai di thực.

Về hóa học: Đã khảo sát định tính các nhóm chất có trong quả và lá CGDT; Đã định lượng flavonolignan toàn phần và dầu béo trong quả CGDT; Đã xác định thành phần 10 acid béo trong dầu béo quả CGDT; Đã phân lập và xác định cấu trúc của 14 chất và 28 nguyên tố vô cơ từ quả CGDT; Đã xây dựng qui trình chiết xuất silymarin từ quả CGDT ở quy mô pilot. 

Về tác dụng sinh học: Chế phẩm silymarin chiết xuất từ quả CGDT có phạm vi an toàn rộng. Có tác dụng: Bảo vệ gan; Chống oxy hóa ; Ức chế xơ hóa gan; Lợi mật; Chống viêm mạn.

 

(Nguồn tin: )