Giới thiệu ấn phẩm

Bản tin Dược liệu số 2/2019: Đan sâm

 

TT

TIN DỊCH

1

TÁCH CÁC TANSHINON TỪ ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE) BẰNG SẮC KÝ NGƯỢC DÒNG ĐA CHIỀU

Guilian Tian  và cs.

Journal of Chromatography A, 945 (2002): 281–285

Sắc ký ngược dòng tốc độ cao (HSCCC) phân tích và điều chế được ứng dụng thành công để phân lập và tinh chế các tanshinon từ rễ của đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge). Sử dụng HSCCC đa chiều để phân lập bốn hợp chất chính bao gồm tanshinon IIA (16 mg), tanshinon I (10 mg), dihydrotanshinon I (7 mg) và cryptotanshinon (11 mg) với độ tinh khiết trên 95%.

Đỗ Quang Thái

 

2

CHIẾT PHA RẮN CÁC TANSHINON TỪ ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE)

SỬ DỤNG CHẤT HẤP PHỤ SILICA BIẾN TÍNH TRONG DUNG DỊCH ION HÓA

Minglei Tian  và cs.

Journal of Chromatography B, 877 (2009): 738–742

Các chất hấp phụ silica biến tính trong dung dịch ion hóa được phát triển bằng sự biến đổi hóa học bề mặt của silica thương mại bằng dung dịch ion hóa tổng hợp. Các hạt silica này được sử dụng thành công như một chất hấp phụ chuyên biệt trong quá trình chiết pha rắn để phân lập cryp-totanshinon, tanshinon I và tanshinon IIA từ Salvia miltiorrhiza Bunge. Các dung môi rửa giải khác nhau như nước, methanol và methanol– acid acetic (90/10, v / v) đã được khảo sát. So sánh giữa chất hấp phụ silica biến tính và silica truyền thống cho thấy hiệu suất thu hồi cao hơn khi sử dụng các chất hấp phụ silica biến tính. Phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng cột C18 (5 m, 150 mm x 4,6 mm) với pha động nước – methanol (78:22, v / v và chứa 0,5% acid acetic). Độ tuyến tính tốt đạt được từ 0,5 × 10−4 đến 0,5 mg / mL (R2> 0,999) với độ lệch chuẩn tương đối nhỏ hơn 4,8%.

Đỗ Quang Thái

3

CHIẾT XUẤT TANSHINON IIA VÀ CRYTOTANSHINON TỪ THÂN RỄ ĐAN SÂM (SALVIA MIlTIORRHIZA BUNGE): ĐỘNG HỌC VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH

Aiguo Zenga và cs.

Separation Science and Technology, 49: 2330-2337, 2014

Tanshinon IIA (TS) và cryptotanshinon (CT) là các hợp chất phenolic có tiềm năng sinh học nổi bật. Nghiên cứu này đề cập quá trình tối ưu hóa và động học của chiết xuất TS và CT từ thân rễ của Salvia miltiorrhiza Bunge trong chiết xuất có khuấy trộn. Ảnh hưởng của các thông số chiết khác nhau đến hiệu suất chiết đã được nghiên cứu. Các điều kiện chiết tối ưu là ethanol 85%, tỷ lệ dược liệu- dung môi là 1:20, nhiệt độ 333,15 oK, tốc độ khuấy trộn 300 vòng / phút, kích thước bột 0,09 đến 0,125 mm và thời gian chiết 30 phút. Kết quả trong điều kiện tối ưu nêu trên ta thu được 2,72 mg TS và 1,78 mg CT trong 1 g bột thân rễ Salvia miltiorrhiza Bunge. Việc chiết xuất TS và CT tuân theo động học bậc nhất. Biểu thức động học được phát triển bởi Spiro và Siddique được sử dụng và mô hình xây dựng thì phù hợp với kết quả thử nghiệm. Năng lượng hoạt hóa để chiết xuất TS và CT được tìm thấy lần lượt là 16,05 kJ / mol và 18,82 kJ / mol.

Mai Văn Kiên

4

PHÂN LẬP VÀ TINH CHẾ SÁU HỢP CHẤT DITERPENOID TỪ CÂY THUỐC TRUNG QUỐC ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) BẰNG SẮC KÝ NGƯỢC DÒNG TỐC ĐỘ CAO

Hua-Bin Li và cs.

Journal of Chromatography A,Vol 925, No 1–2, 3 August 2001:109-114

Phương pháp sắc ký ngược dòng tốc độ cao (HSCCC) đã được phát triển để phân tách và tinh chế sáu diterpenoid: dihydrotanshinon I, cryptotanshinon, methylenetanshiquinon, tanshinon I, tanshinon IIA và danshenxinkun B từ cây thuốc Salvia miltiorrhiza Bunge. Cắn diterpenoid thô thu được bằng cách chiết với ethanol – n-Hexan (1: 1, v / v) từ S. miltiorrhiza Bunge. HSCCC điều chế với các hệ thống dung môi 2 pha: A gồm n-hexan – ethanol – nước (10: 5.5: 4.5, v/v) và B gồm n-hexan – ethanol – nước (10: 7: 3, v/v) thực hiện thành công cho quá trình rửa giải từng bước, thu được sáu diterpenoid tương đối tinh khiết từ 300 mg chiết xuất thô trong một lần chạy. Độ tinh khiết của dihydrotanshinon I, cryptotanshinon,  methylenetanshiquinon, tanshinon I, tanshinon IIA và danshenxinkun B lần lượt là 88,1; 98,8; 97,6; 93,5; 96,8 và 94,3%.

Mai Văn Kiên

5

TÁCH CÁC TANSHINON TỪ ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) BẰNG SẮC KÝ NGƯỢC DÒNG TỐC ĐỘ CAO SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP RỬA GIẢI TỪNG BƯỚC

Guilian Tian và cs.

Journal of Chromatography A, 945 (2002): 281–285

Phương pháp sắc ký ngược dòng tốc độ cao (HSCCC) đã được sử dụng thành công để phân lập và tinh chế các tanshinon từ rễ của Salvia miltiorrhiza Bunge bằng cách rửa giải từng bước. Việc thiết kế hệ thống 3 dung môi và các điều kiện thí nghiệm khác được tối ưu hóa bằng HSCCC phân tích. Sử dụng các điều kiện tối ưu, việc phân tách HSCCC được thực hiện trên 50 mg cắn chiết xuất dầu thô thu được kết quả tanshinon IIA (7 mg), tanshinon I (3 mg) và cryptotanshinon (4 mg) với độ tinh khiết trên 95% trong một lần chạy.

Đặng Tuấn Anh

6

TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CÁC POLYSACCHARID TỪ BÃ CHIẾT SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE

Jiang Y et al.

International Journal of Biological Macromolecules Volume 79, August 2015:533-541

Trong nghiên cứu này, quá trình chiết xuất các polysaccharid từ phần bã Salvia miltiorrhiza Bunge đã được tối ưu hóa bằng cách sử dụng thiết kế Box-Behnken. Kết quả phân tích thống kê cho thấy  khoảng tuyến tính và phương trình bậc 2 của ba biến tác động trong quá trình chiết xuất ảnh hưởng đáng kể. Các điều kiện tối ưu: thời gian chiết là 2,6 giờ, nhiệt độ chiết là 89 oC và tỷ lệ nước với nguyên liệu là 32 mL/g. Ngoài ra, một polysaccharid mới có hoạt tính chống oxy hóa [tức là SMWP - 1 (∼5.27 × 105 Da)] đã được phân lập từ phần bã của S. miltiorrhiza. Hàm lượng carbohydrate, acid uronic và protein của SMWP-1 lần lượt là 90,11%; 0,13% và 0,53%. SMWP-1 bao gồm glucose, xylose, mannose và galactose. Đặc tính cấu trúc sơ bộ của SMWP-1 được xác định thông qua quang phổ hồng ngoại khai triển Fourier (FTIR) và phân tích hiển vi điện tử quét (SEM). Polysaccharid này thể hiện năng lực khử mạnh và các hoạt tính quét gốc tự do in vitro 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl, gốc tự do superoxid và hydroxyl. Do đó, SMWP-1 có thể được nghiên cứu thêm như một chất chống oxy hóa mới có nguồn gốc tự nhiên.

Đặng Tuấn Anh

7

CHIẾT XUẤT CÓ HỖ TRỢ VI SÓNG CÁC TANSHINON TỪ SALVIA MITIORRHIZA BUNGE VỚI PHÂN TÍCH BẰNG HPLC

Xuejun Pan và cs.

Journal of Chromatography A, 922 (2001:) 371–375

Một phương pháp chiết xuất mới có hỗ trợ vi sóng (MAE) đã được phát triển để chiết xuất và xác định các tanshinon (tanshinon IIA, cryptotanshinon và tanshinon I) từ phần rễ của Salvia miltiorrhiza Bunge với phân tích bằng HPLC. Các điều kiện thí nghiệm khác nhau đã được nghiên cứu để tối ưu hóa phần trăm chiết xuất. Dưới các điều kiện MAE thích hợp, ví dụ như nồng độ ethanol 95% (v / v), sử dụng vi sóng trong 2 phút, tỷ lệ chất lỏng / rắn 10: 1 (ml / g), phần trăm chiết có thể đạt cao trong thời gian ngắn. Phần trăm chiết xuất (tanshinon IIA: 0,29%; cryptotanshinon: 0,23%; tanshinon I: 0,11%) bằng MAE là tương đương hoặc thậm chí cao hơn các phương pháp chiết xuất thông thường. MAE chỉ cần 2 phút, nhưng chiết xuất ở nhiệt độ phòng, chiết xuất hồi lưu gia nhiệt, chiết siêu âm và chiết Soxhlet cần lần lượt 24 h, 45 phút, 75 phút và 90 phút. MAE có khả năng áp dụng quy mô pilot là tiền đề để chiết xuất ở quy mô lớn hơn.

Đỗ Tiến Tùng

 

8

SO SÁNH GIỮA CHIẾT XUẤT CÓ HỖ TRỢ VI SÓNG VÀ CÁC KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT THÔNG THƯỜNG ĐỂ CHIẾT XUẤT CÁC TANSHINON TỪ SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE

Xuejun Pan và cs.

Biochemical Engineering Journal 12 (2002): 71–77

Các kỹ thuật chiết xuất sử dụng như chiết xuất có hỗ trợ vi sóng (MAE), chiết xuất ở nhiệt độ phòng (ERT), chiết hồi lưu gia nhiệt, chiết siêu âm và chiết Soxhlet đã được đánh giá để chiết xuất các tanshinon (cryptotanshinon, tanshinon I và tanshinon IIA) từ Salvia miltiorrhiza Bunge. Cao chiết được phân tích bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) mà không cần xử lý trước. Kết quả cho thấy tỷ lệ chiết xuất của cryptotanshinon, tanshinon I và tanshinon IIA từ S. miltiorrhiza Bunge của MAE tương đương và thực tế cao hơn so với các phương pháp chiết xuất thông thường. MAE chỉ cần 2 phút, trong khi ERT, chiết hồi lưu gia nhiệt, chiết siêu âm và chiết Soxhlet cần lần lượt 24 h, 45, 75 và 90 phút. Do tiết kiệm đáng kể thời gian và hiệu suất chiết cao, MAE hiệu quả hơn các phương pháp thông thường.

Đỗ Tiến Tùng

9

CHIẾT XUẤT VÀ NỒNG ĐỘ CÁC TANSHINON TRONG SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE

 BẰNG SỰ HỖ TRỢ CỦA CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT KHÔNG BỊ ION HÓA ĐẶC HIỆU

Wentao Bi và cs.

Food Chemistry 126 (2011): 1985–1990

Dung môi hữu cơ được sử dụng rộng rãi để chiết xuất các hợp chất có hoạt tính từ các loại thực phẩm chức năng và dược phẩm khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng các dung môi độc hại và dễ bay hơi gây ảnh hưởng tới môi trường. Để khắc phục tình trạng này, chiết xuất hỗ trợ bằng các chất hoạt động bề mặt không ion hóa được đề xuất như một phương pháp thay thế, hiệu quả, rẻ tiền và chiết xuất xanh. Bằng cách xem xét cấu trúc hóa học và tính ổn định của các hợp chất mục tiêu, một chất hoạt động bề mặt không ion hóa đặc trưng có thể được chọn. Các hợp chất mang hoạt tính sinh học được chiết từ nền mẫu rắn với nồng độ tăng dần bằng phương pháp chiết điểm mù. Phương pháp này đã được đánh giá kỹ lưỡng bằng việc chiết xuất và tiếp theo là xác định nồng độ của cả cryptotanshinon và tanshinon I từ thực phẩm chức năng của Salvia miltiorrhiza Bunge. Cryptotanshinon (0.208 mg / g) và tanshinon I (0,147 mg / g) được chiết xuất bằng Triton X-100 với nồng độ lần lượt là 45,7 và 40,6 lg / ml. Hơn nữa, chất hoạt động bề mặt Triton X thể hiện tiềm năng khi áp dụng với hợp chất  kỵ nước có chứa các vòng benzen, ví dụ như các hợp chất phenolic.

Hoàng Thành Dương

10

TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH CHIẾT XUẤT POLYSACCHARID TRONG ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIA BUNGE) SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶT

Wang Yanhua và cs.

The Open Biomedical Engineering Journal, 2014, 8: 153-159

Nghiên cứu này nhằm tối ưu hóa quá trình chiết xuất polysaccharid Salvia miltiorrhiza Bunge bằng phương pháp đáp ứng bề mặt. Kết quả cho thấy 3 thông số tác động bao gồm công suất vi sóng, thời gian vi sóng và kích thước hạt có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình chiết xuất polysaccharid của Salvia miltiorrhiza Bunge. Các tác động có thể được xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau: Công suất vi sóng > thời gian vi sóng > kích cỡ hạt. Các thông số chiết xuất tối ưu được xác định là công suất vi sóng 573,83W với thời gian vi sóng 8,4 phút và kích cỡ hạt là 67,51 mesh cho kết quả hiệu suất chiết của polysaccharid từ Salvia miltiorrhiza Bunge là 101,161 mg / g. Mô hình hồi quy đã thiết lập mô tả sự chiết xuất polysaccharid theo ba tham số tác động có ý nghĩa cao (R2 = 0,9953). Các kết quả dự đoán phù hợp với kết quả thực nghiệm. Do đó, mô hình có thể được ứng dụng để dự đoán hiệu suất chiết polysaccharid từ Salvia miltiorrhiza Bunge.

Hoàng Thành Dương

11

ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT LỎNG CÓ ÁP SUẤT VÀ CHIẾT XUẤT NƯỚC NÓNG CÓ ÁP SUẤT CHO TANSHINON I VÀ IIA TRONG ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) BẰNG LC-ESI-MS

Eng Shi Ong và cs.

Journal of Chromatographic Science, Vol. 42, April 2004

Chiết xuất lỏng có áp suất (PLE) và chiết xuất nước nóng có áp  suất (PHWE) sử dụng hệ thống chế tạo trong phòng thí nghiệm để chiết xuất các  hợp chất không bền với nhiệt như tanshinon I và IIA trong Salvia miltiorrhiza. PLE và PHWE  được tiến hành với tốc độ dòng 1ml/ph, nhiệt độ trong khoảng 95 – 140 oC, áp suất 10 – 20 bar, thời gian chiết xuất tương ứng là 20 và 40 phút. Ảnh hưởng của ethanol thêm vào trong nước sử dụng trong PHWE  được xem xét. PLE được đánh giá mang lại hiệu quả chiết xuất tanshinon I và IIA trong Salvia miltiorrhiza tương đương or cao hơn so với PHWE và với đối chiếu là chiết Soxhlet. Hàm lượng tanshinon I và IIA trong các mẫu dược liệu khác nhau được xác định bằng sắc ký lỏng và sắc ký lỏng khối phổ.

Đỗ Thị Thùy Linh

12

CHIẾT XUẤT CÁC TANSHINON TỪ ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE) QUA TRUNG GIAN MICELLE VỚI PHÂN TÍCH BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Wenbao Chang cs.

Talanta 64 (2004): 401–407

Nghiên cứu đầu tiên về tính khả thi của việc sử dụng các chất hoạt động bề mặt không ion hóa như oligoethylen glycol monoalkyl ete (Genapol X-080) như một dung môi thay thế hiệu quả để chiết xuất các tanshinon từ Salvia miltiorrhiza Bunge. Các điều kiện thí nghiệm khác nhau được nghiên cứu để tối ưu hóa quy trình chiết xuất. Với điều kiện tối ưu: 10% Genapol X-080  ( w/v), tỷ lệ chất lỏng/ rắn là 20/1 (ml/g), hỗ trợ siêu âm trong 45 phút, hiệu suất thu chiết các tanshinon đạt giá trị cao nhất. Khi so sánh với các dung môi thông thường, 10% Genapol X-080 mang lại hiệu suất chiết tương đương với methanol và dichloromethan – methanol (4:1). Đối với nồng độ các tanshinon trước khi chiết điểm mù (CPE), NaCl được thêm vào dung dịch để làm thuận lợi sự phân tách pha và làm tăng hệ số nồng độ ban đầu bằng cách giảm thể tích pha giàu chất hoạt động bề mặt.

Đỗ Thị Thùy Linh

13

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CHẤT CHUYỂN HÓA DỰA TRÊN UHPLC-QTOF/MS ĐỂ KHẢO SÁT CƠ CHẾ BẢO VỆ CỦA ĐAN SÂM TRONG MÔ HÌNH TẾ BÀO MÔ PHỎNG BỆNH ALZHEIMER GÂY RA BỞI Aβ1-42

Mingyong Zhang và cs.

Springer Science+Business Media, LLC, part of Springer Nature 2019

Bệnh Alzheimer (AD) là một rối loạn thoái hóa thần kinh mạn tính mà cơ chế bệnh chưa xác định cũng như hiệu quả của các phương pháp điều trị chưa rõ. Đan sâm, rễ và thân rễ đã phơi khô của Salvia miltiorrhiza Bunge, được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh Alzheimer để cải thiện các triệu chứng, nhưng cơ chế cơ bản vẫn chưa được làm rõ.

 Mục tiêu: Nghiên cứu các chất đánh dấu sinh học tiềm năng cho bệnh Alzheimer và làm sáng tỏ cơ chế bảo vệ của đan sâm trên mô hình tế bào AD.

Phương pháp: Phương pháp UHPLC-QTOF / MS kết hợp với PLS-DA đã được phát triển để phân biệt sự thay đổi chất chuyển hóa ở tế bào nội mô não người (tế bào hBMEC) và mô hình tế bào AD gây ra bởi protein amyloid-β (Aβ1-42). Để làm rõ hơn về sinh lý bệnh của AD, các con đường trao đổi chất liên quan đã được nghiên cứu.

Kết quả: 33 chất đánh dấu sinh học khác nhau đã được sàng lọc và được coi là chất đánh dấu tiềm năng cho AD, phần lớn các tế bào AD được cải thiện và phục hồi lại bình thường khi dùng đan sâm. Người ta thấy rằng AD có liên quan chặt chẽ với sự rối loạn chuyển hóa arginin và prolin, chuyển hóa glutathion, chuyển hóa alanin aspartat và glutamat, chuyển hóa histidin, sinh tổng hợp pantothenate và CoA, sinh tổng hợp phenylalanin tyrosin và tryptophan, chu trình citrat và chuyển hóa glycerophospholipid, và cơ chế bảo vệ của đan sâm trong mô hình tế bào AD có thể liên quan một phần đến việc điều chỉnh những rối loạn chuyển hóa.

Kết luận: Những kết quả này cung cấp bằng chứng có giá trị cho việc xem xét cơ chế trị liệu của đan sâm trong điều trị AD và cách tiếp cận như vậy có thể được chuyển giao để làm sáng tỏ cơ chế của y học cổ truyền Trung Quốc và các bệnh khác.

    Lê Thị Kim Vân

14

TÁC DỤNG BẢO VỆ TIM MẠCH CỦA BỘT HẠT SIÊU MỊN ĐAN SÂM ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM

Wang L và cs. 

J Ethnopharmacol, 2018 Aug 10;222:99-106

Tổng quan: Nhồi máu cơ tim (MI) được coi là tác nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong liên quan đến tắc mạch vành. Salvia miltiorrhiza Bunge được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng để phòng ngừa và điều trị các bệnh tim. Việc chuẩn bị thuốc sắc thảo dược truyền thống (THD) không chỉ tốn thời gian mà còn khó giữ đồng nhất cho mọi lần sắc. Cách sử dụng mới của Salvia miltiorrhiza Bunge với các đặc điểm là thuận tiện, đồng đều và hiệu quả là cần thiết.

Mục đích của nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu tác dụng bảo vệ tim mạch của bột hạt siêu mịn (UGP) của Salvia miltiorrhiza Bunge; và so sánh thêm các đặc tính của UGP với THD.

Nguyễn vật liệu và phương pháp: MI được gây ra bằng cách thắt của động mạch vành bên trái gần động mạch chủ phổi. Bảo vệ tim mạch của UGP hoặc THD được đánh giá dựa trên hai mô hình thí nghiệm, một là nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI) trong 7 ngày, và một mô hình khác là tái tạo tim mạn tính trong 28 ngày điều trị. Đo động lực máu được thực hiện để đánh giá chức năng tim và phát hiện mô bệnh học được sử dụng để đánh giá cấu trúc tim.

Kết quả: Không có sự cải thiện đáng kể về cấu trúc và chức năng tim được phát hiện trong điều trị dự phòng UGP hoặc THD trên chuột cống trắng AMI. Trong khi, những cải thiện đáng kể hơn về chức năng tâm thu và tâm trương của thất trái đã được ghi nhận khi điều trị bằng 0,81 g / kg UGP so với liều THD tương tự trên chuột trong điều trị bệnh tim mạn tính. Cả UGP và THD đều cho thấy tác dụng bảo vệ cấu trúc tim, đặc biệt là chống lại xơ hóa bằng phác đồ điều trị lâu dài.

Kết luận: Là một cách sử dụng mới của Salvia miltiorrhiza Bunge, UGP cho thấy tác dụng bảo vệ tim mạch đáng kể dựa vào việc tái tạo cơ tim bằng phương pháp điều trị. So sánh với THD, UGP cũng nắm giữ những lợi thế về tính đồng nhất, tiện lợi và hiệu quả.

Hoàng Lê Sơn

15

TÁC DỤNG BẢO VỆ VÀ THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT TRONG CAO SALVIA MILTIORRHIZA TRÊN ĐÁP ỨNG, VIÊM VÀ SỰ TÁI TẠO CỦA ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG BỊ HEN SUYỄN DỊ ỨNG GÂY RA BỞI OVALBUMIN

Luo J  và cs.​

Phytomedicine, 2019 Jan, 52:168-177

Tổng quan: Salvia miltiorrhiza Bunge (S. miltiorrhiza), một loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc, đã chứng minh có hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn. Tuy nhiên, tác dụng điều trị hen suyễn biểu thị qua sự viêm mạn và tổn thương oxy hóa vẫn chưa được biết.

Mục đích: Để đánh giá tác dụng của cao S. miltiorrhiza trên đáp ứng quá mẫn, viêm và tái tạo đường thở ở chuột bị gây hen suyễn bằng ovalbumin (OVA).

Phương pháp: Những con chuột bị hen suyễn dị ứng do ovalbumin (OVA) được điều trị bằng các cao chiết từ S. miltiorrhiza và test kích thích phế quản không đặc hiệu với methacholine (hoạt tính kháng methacholine, RL), sự thâm nhiễm tế bào viêm, nồng độ các cytokine Th1 / Th2 và sự tái tạo đường thở được đánh giá. Các tế bào BEAS-2B và MRC-5 do TGF-β1 gây ra đã được sử dụng để đánh giá tác động của năm hợp chất S. miltiorrhiza trên sự chuyển tiếp trung mô biểu mô và trên sự xơ hóa phổi.

Kết quả: Sự tiếp xúc nhắc lại OVA dẫn đến tăng đáng kể RL, tăng thâm nhiễm tế bào viêm, gia tăng nồng độ các cytokine Th1 / Th2 trong dịch rửa phế quản, tăng sản tế bào hình đài (tế bào tiết), gây lắng đọng collagen và làm dày thành đường hô hấp. Điều trị hàng ngày bằng cao cồn ethanol của S. miltiorrhiza (EE, 246 mg / kg) hoặc cao nước (WE, 156 mg / kg) làm giảm đáng kể sự thâm nhiễm tế bào viêm đường thở gây bởi OVA, giảm lượng cytokine Th1 / Th2 và giảm tăng sản tế bào tiết của đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ có WE giảm rõ RL, giảm lắng đọng collagen và giảm độ dày thành đường hô hấp. Ngoài ra, sắc ký cho thấy nồng độ acid salvianic A và acid caffeic trong WE cao hơn nhiều so với EE, trong khi acid rosmarinic thấp hơn một chút; nồng độ acid salvianolic B và tanshinone IIA trong EE cao hơn nhiều so với WE. Điều thú vị là acid caffeic và acid rosmarinic thể hiện hoạt tính mạnh hơn trong việc làm giảm nồng độ E-cadherin và vimentin trong các tế bào BEAS-2B gây bởi TGF-β1, và giảm lượng α-SMA và COL1A1 trong các tế bào MRC-5 gây bởi TGF-β1.

Kết luận: Cả cao cồn và cao nước từ S. miltiorrhiza đều làm giảm viêm đường thở ở chuột nhắt trắng bị hen suyễn dị ứng do nhạy cảm với OVA. Cao nước S. miltiorrhiza mạnh hơn trong việc giảm đáp ứng quá mẫn và tái tạo biểu mô đường thở.

Hoàng Lê Sơn

16

SALVIA MILTIORRHIZA CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ THẬN TRƯỚC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THÔNG QUA VIỆC ĐIỀU HÒA CHẤT CHUYỂN HÓA VÀ ỨC CHẾ DẤU HIỆU WNT/ β-CATENIN VÀ TFG- β

Xiang X và cs.

Pharmacol Res, 2019 Jan;139:26-40

Bệnh thận do đái tháo đường (DN) là một biến chứng của bệnh đái tháo đường được gây ra bởi lượng đường trong máu cao không được kiểm soát. Salvia miltiorrhiza (SM) đã được nghiên cứu và báo cáo là có khả năng ngăn ngừa tổn thương thận, mặc dù các cơ chế vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát xem liệu SM cải thiện DN như thế nào thông qua sự điều hòa của quá trình chuyển hóa và các cơ chế phân tử liên quan. Trong nghiên cứu này, chuột cống trắng SD được cho ăn chế độ ăn nhiều glucose / nhiều chất béo kèm theo 0,5% nước uống glucose. Ba tuần sau, những con chuột được tiêm một liều 30 mg / kg STZ mỗi ngày trong ba ngày cho mô hình DN. Các chỉ số sinh hóa và các chất chuyển hóa trong huyết tương, nước tiểu và mô thận đã được phân tích. Sau đó, các phân tích Western blot trên mô thận và tế bào trung mô cầu thận đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy cao Salvia miltiorrhiza cải thiện tổn thương thận và điều hòa chuyển hóa glycolipid bất thường. Các chất chuyển hóa trong huyết thanh, nước tiểu và mô thận đã thay đổi đáng kể. Các con đường chuyển hóa có liên quan chủ yếu bao gồm chuyển hóa phospholipid, acid arachidonic và pyrimidin. Trong khi đó, SM ức chế mức độ biểu hiện tương đối của wnt4, β-catenin và TGF-β trong mô thận và các tế bào trung mô cầu thận do nồng độ glucose trong máu cao gây ra.

Nguyễn Thị Thu Hoài

17

ĐẶC TÍNH HOẠT TÍNH ỨC CHẾ CỦA CÁC HỢP CHẤT TANSHINON TỰ NHIÊN TỪ RỄ ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) TRÊN PROTEIN TYROSINE PHOSPHATASE 1B

Kim DH và cs.

Chem Biol Interact, 2017 Dec 25;278:65-73

Protein tyrosin phosphatase 1B (PTP1B) là chất điều hòa thụ động đóng vai trò quan trọng trong nhiều con đường truyền tín hiệu, đặc biệt là những chất liên quan đến sự kháng insulin. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu tiềm năng kháng đái tháo đường của 12 tanshinone tự nhiên được phân lập từ  Salvia miltiorrhiza (S. miltiorrhiza ) Bunge (Lamiaceae), deoxyneocryptotanshinon (1), grandifolia F (2), ferrug tanshinon IIA (5), tanshinol B (6), tanshinon IIB (7), tanshinonal (8), methyl tanshinonat (9), 15,16-dihydrotanshinon I (10), tanshinon I (11), ) và đánh giá hoạt động ức chế trên PTP1B. Tanshinon 4, 6 và 12 thể hiện hoạt động ức chế PTP1B mạnh với IC50 giá trị lần lượt là 5,5 ± 0,9; 4,7 ± 0,4 và 8,5 ± 0,5 μM. Ngoài ra, tanshinon 1-3, 5 và 7-11 cho thấy sự ức chế PTP1B phụ thuộc liều có triển vọng với các giá trị IC50 nằm trong khoảng từ 18,6 đến 254,8 M. Phân tích động học enzyme của ức chế PTP1B cho thấy rằng tanshinon 4 và 6 là các chất ức chế loại không cạnh tranh hỗn hợp, trong khi tanshinon 12 là một chất ức chế loại không cạnh tranh cổ điển. Hơn nữa, 4, 6 và 12 đã được gắn với enzym PTP1B bằng cách sử dụng mô phỏng lắp ghép phân tử (AutoDock 4.2) và thể hiện năng lượng liên kết âm (-6,4 đến -8,7 kcal / mol), cho thấy ái lực gắn kết cao với dư lượng vị trí hoạt động PTP1B. Phân tích mối tương quan giữa hoạt tính-cấu trúc (SAR) cho thấy rằng sự điều chỉnh cấu trúc của vòng A và vòng furan hoặc dihydrofuran D trên cấu trúc cơ bản của các tanshinon ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng. Nhìn chung, kết quả chỉ ra rằng các tanshinon từ S. miltiorrhiza là ứng viên kháng đái tháo đường tiềm năng nên được nghiên cứu trong việc phát triển các phương thức dự phòng và trị liệu để điều trị bệnh đái tháo đường cũng như các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Đào Anh Hoàng

18

ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA): DƯỢC LIỆU TIỀM NĂNG NGĂN CHẬN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC BỆNH TIM MẠCH

Wang L và cs.

Curr Pharm Des, 2017;23(7):1077-1097

Salvia miltiorrhiza Bunge, còn được gọi là Danshen trong tiếng Trung, đã được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh tim mạch (CVD) ở Trung Quốc và các nước châu Á khác. Ở đây, chúng tôi tóm tắt các tài liệu diễn giải theo y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) về tác dụng của Salvia miltiorrhiza trong các thử nghiệm lâm sàng hiện tại, về thành phần hoạt chất chính và các kết quả dược lý của Danshen qua việc tham khảo trên Pubmed, trên “China Knowledge Integration”, Tạp chí “China Science and Technology” và trên trang web của Science Databases. Từ năm 2000, 39 thử nghiệm lâm sàng đã xác định việc sử dụng S. miltiorrhiza trong đơn thuốc TCM độc vị hoặc phối vị với các thảo dược khác để điều trị bệnh nhân CVD. Hơn 200 hợp chất riêng lẻ đã được phân lập và định danh từ S.miltiorrhiza trong đó thể hiện các hoạt tính dược lý khác nhau nhằm vào các con đường khác nhau để điều trị CVD trong nhiều loại mô hình động vật và tế bào. Các hợp chất được phân lập có thể cung cấp quan điểm mới trong phác đồ điều trị thay thế và phát hiện các chất hóa học mới làm tiền đề phát triển các loại thuốc điều trị CVD. Trong khi đó, cũng có một số lo ngại gia tăng về các tác dụng phụ mạnh và tương tác thuốc-thuốc của loại dược liệu này. Những hiểu biết thu được từ nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt tính của loại thảo dược này trong kiểm soát các rối loạn tim mạch. Là một loại thảo mộc rễ đỏ, S. miltiorrhiza sẽ tác động như một dược liệu tiềm năng để ngăn chặn sự phát triển của CVD.

Lê Ngọc Duy, Lê Thành Nghị

19

MỘT PHÁT MINH VỀ CÁC MUỐI DEPSIDE CỦA ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) TRONG TIÊM TRUYỀN KẾT HỢP VỚI ĐIỀU TRỊ THÔNG THƯỜNG TRÊN BỆNH NHÂN BỊ ĐAU THẮT NGỰC: TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH TỔNG HỢP THỬ NGHIỆM NGẪU NHIÊN CÓ ĐỐI CHỨNG

Zhang Y và cs.

Phytomedicine, 2017 Feb 15;25:100-117

Hiện nay, nhiều thử nghiệm đã được thực hiện để nghiên cứu tác dụng có lợi và có hại của muối depside Salvia miltiorrhiza để truyền dịch cho bệnh nhân bị đau thắt ngực. Điều quan trọng là phải đánh giá một cách có hệ thống và kỹ lưỡng các tài liệu hiện có để cung cấp một hiệu quả tổng hợp để kiểm tra kết quả thu được trong tiêm truyền muối depside Salvia miltiorrhiza để điều trị đau thắt ngực.

Mục đích: Một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp được thực hiện để xác định hiệu quả điều trị lâm sàng và sự an toàn của muối depside Salvia miltiorrhiza tiêm truyền trong cơn đau thắt ngực và cung cấp bằng chứng rõ ràng để thông báo trong thực hành lâm sàng.

Phương pháp: Thư viện Cochrane, MEDLINE, EMBASE và bốn cơ sở dữ liệu điện tử khác của Trung Quốc đã được tìm kiếm để xác định các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát liên quan. Chất lượng phương pháp luận và chất lượng báo cáo của các nghiên cứu đủ điều kiện đã được đánh giá bằng cách sử dụng công cụ rủi ro sai lệch của Cochrane và tiếp cận cho y học cổ truyền Trung Quốc. Phân tích tổng hợp được thực hiện bởi phần mềm RevMan 5.3.

Kết quả: 56 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với 5503 bệnh nhân được thực hiện. Hầu hết các thử nghiệm được phân loại là có nguy cơ sai lệch không rõ ràng vì phương pháp luận báo cáo kém. Các kết quả chính là cải thiện các triệu chứng đau thắt ngực, cải thiện ECG và giảm sử dụng nitroglycerin. Tỷ lệ tử vong hoặc tỷ lệ các tai biến CHD không được báo cáo trong bất kỳ thử nghiệm nào. Phân tích tổng hợp cho thấy muối depside Salvia miltiorrhiza để truyền dịch kết hợp với điều trị thông thường tốt hơn so với điều trị thông thường đơn thuần trong việc cải thiện các triệu chứng đau thắt ngực (RR = 1,28, KTC 95% 1,24 đến 1,31, p <0,00001), tần suất cơn đau thắt ngực (thời gian / tuần) (WMD = -1,47 , 95% CI -2,16 đến -0,78), giảm điểm triệu chứng lâm sàng (WMD = -0,55, KTC 95% -0,57 đến -0,53, p <0,000011), tăng điểm giới hạn thể chất (WMD = 7,68, KTC 95% 1,48 đến 13,88 , p = 0,02), cải thiện ECG (RR = 1,32,95% CI 1,27 đến 1,38, p <0,00001) và giảm liều nitroglycerin (RR = 1,50, KTC 95%: 1,26 xuống 1,77, p <0,00001). Ngoài ra, các thử nghiệm hồi quy của Egger đã được tìm thấy có sai lệch xuất bản (Kendall 'tau = 0,36, p <0,01).

Kết luận: Tổng quan hệ thống hiện tại cho thấy bằng chứng có liên quan đối với muối depside Salvia miltiorrhiza để truyền dịch kết hợp với phương pháp trị liệu thông thường trong điều trị bệnh nhân bị đau thắt ngực. Tuy nhiên, các kết quả nên được giải thích một cách thận trọng do chất lượng phương pháp thấp, nguy cơ sai lệch xuất bản, thiếu kết quả quan trọng về mặt lâm sàng và báo cáo không đầy đủ về các tác dụng phụ của các thử nghiệm. Các tiêu chuẩn phương pháp và báo cáo quốc tế có thể giúp các nhà nghiên cứu tiến hành các thử nghiệm và tạo ra bằng chứng tốt hơn cho muối depside Salvia miltiorrhiza để truyền dịch.

Nguyễn Thị Lê

20

NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC GIỮA ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) VÀ ALBUMIN HUYẾT THANH NGƯỜI: CÁCH NHÌN TỪ BÁO CÁO TƯƠNG TÁC DƯỢC LIỆU-THUỐC, PHÂN TÍCH TÍNH TOÁN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Shao X và cs.

Spectrochim Acta A Mol Biomol Spectrosc, 2016 May 15;161:1-7

Liên kết với albumin trong huyết thanh người (HSA) là một trong những đặc tính dược động học quan trọng của thuốc, liên quan chặt chẽ đến phân phối thuốc in vivo và cuối cùng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả lâm sàng của nó. So với thuốc thông thường, thông tin hạn chế về quy trình vận chuyển này có sẵn cho các loại dược liệu, điều này cản trở đáng kể sự hiểu biết của chúng ta về tác dụng dược lý của dược liệu, đặc biệt là khi các loại dược liệu và thuốc được kết hợp sử dụng như liệu pháp đa trị liệu. Một số bằng chứng cho thấy sự tồn tại của tương tác giữa Salvia miltiorrhiza và Warfarin. Do Warfarin bị HSA liên kết mạnh trong huyết tương với tính chọn lọc ở vị trí I, nên việc đánh giá khả năng tương tác thuốc - thảo dược liên quan đến HSA là rất quan trọng. Ở đây một phương pháp tích hợp đã được sử dụng để phân tích sự liên kết của các hợp chất được xác định trong S.miltiorrhiza với HSA. Mô phỏng liên kết phân tử tiết lộ tiêu chí chọn lọc cho các hợp chất gắn với HSA ở vị trí I bao gồm điểm số liên kết và các yếu tố quyết định phân tử quan trọng để liên kết. Đối với tám hợp chất tiêu biểu từ S.miltiorrhiza, ái lực và tính đặc hiệu của chúng đối với vị trí I HSA, được đo và xác nhận bằng phương pháp đo huỳnh quang, giúp bổ sung dữ liệu về các cơ chế tương tác giữa S.miltiorrhiza  và HSA. Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng một số hợp chất trong S. miltiorrhiza có khả năng làm giảm đáng kể hằng số liên kết của Warfarin với HSA ở vị trí I, điều này có thể làm tăng nồng độ thuốc tự do in vivo, góp phần vào việc phát hiện tương tác thuốc - dược liệu trên lâm sàng. Hơn nữa, tầm quan trọng của tương tác thuốc - dược liệu qua trung gian HSA còn được khẳng định thêm bằng các tài liệu y văn đã xuất bản của S. miltiorrhiza.

Lê Ngọc Duy

21

CAO NƯỚC HỖN HỢP CỦA ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) LÀM GIẢM HUYẾT ÁP THÔNG QUA ỨC CHẾ TÁI TẠO MẠCH MÁU VÀ STRESS OXY HÓA Ở CHUỘT TĂNG HUYẾT ÁP TỰ PHÁT 

Zhang J và cs.

Cell Physiol Biochem. 2016;40(1-2):347-360

Tổng quan/Mục đích: Salvia miltiorrhiza (SM) chứa bốn hoạt chất thân nước chính đã được phân lập, tinh chế và được xác định là danshensu (DSS), acid salvianolic A (Sal-A), acid salvianolic B (Sal-B) và aldehyd protocatechuic (PAL), toàn bộ viết tắt là SABP. Mặc dù SM thường được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch khác nhau trong y học cổ truyền Trung Quốc, nhưng hiệu quả và chức năng của tỷ lệ có tác dụng tối ưu của các hoạt chất SM (SABP) trong phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vẫn chưa chắc chắn. Nghiên cứu này nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp và các cơ chế cơ bản của SABP so với bột đông khô SM (SMLP) ở chuột cống trắng bị tăng huyết áp tự phát (SHR) và để thiết lập tỷ lệ tương thích tối ưu của DSS, Sal-A, Sal-B và PAL trong việc cải thiện chức năng tim mạch .

Phương pháp: Các SHR được điều trị bằng SABP hoặc SMLP và theo dõi huyết áp tâm thu (SBP). Động mạch chủ ngực bị cô lập của SHRs được tách riêng cho hóa mô miễn dịch, nhuộm Hematoxylin-Eosin và mRNA và biểu hiện protein của NOX4, TGF-β1, Col-I, ET-1, α-SMA và Smad7. Hơn nữa, các nguyên bào sợi (AF) được phân lập và nuôi cấy từ động mạch chủ của chuột SD và sự sản sinh các gốc tự do oxy hoạt động (ROS) được xác định sau khi điều trị SABP hoặc SMLP.

Kết quả: SABP, nhưng không phải SMLP, làm giảm đáng kể SBP, đi kèm với những thay đổi hình thái bị ức chế ở động mạch chủ ngực và giảm biểu hiện mRNA và protein của NOX4, TGF-β1, Col-I, ET-1 và α-SMA, nhưng tăng biểu hiện Smad 7 trong SHR. Ngoài ra, SABP cũng dẫn đến giảm tạo thành ROS trong AF của chuột SD.

Kết luận: Những kết quả này chỉ ra rằng SABP, nhưng không phải SMLP, có khả năng điều trị chống tăng huyết áp thông qua các cải thiện tái tạo mạch máu và stress oxy hóa. Nghiên cứu hiện tại cung cấp bằng chứng mới cho thấy hiệu quả và chức năng từ tỷ lệ tương thích tối ưu của các hoạt chất SM tốt hơn nhiều so với bột đông khô, thể hiện chiến lược phát triển hiệu quả có lợi mới của SM trong việc cải thiện chức năng tim mạch.

Nguyễn Thị Thu Hoài

22

ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA): CÁCH DÙNG CỔ TRUYỀN, ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ DƯỢC HỌC

S. U. Chun-Yan và cs.

Chin. J. Nat. Med., vol. 13, No. 3: 163–182, 2015

Salvia miltiorrhiza Bunge (SM) là một cây thuốc rất phổ biến, đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm để điều trị các bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não, dùng đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc cổ truyền khác của Trung Quốc. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về SM đã được thực hiện, nhưng chúng nằm rải rác trên rất nhiều ấn phẩm. Tổng quan hiện nay là bản tóm tắt cập nhật các thông tin khoa học được công bố về cách sử dụng truyền thống, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, tác dụng phụ và các tương tác thuốc với SM, để đặt nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo và sử dụng SM tốt hơn. SM chứa thành phần hóa học đa dạng bao gồm các diterpenoid quinon, các acid phenolic tan trong nước và các tinh dầu. Nhiều nghiên cứu dược lý đã được thực hiện trên SM trong 30 năm qua, tập trung vào các tác dụng trên tim mạch và mạch máu não, và các hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh, chống xơ hóa, chống viêm và chống tăng sinh. Các kết quả nghiên cứu ủng hộ quan niệm rằng SM có các đặc tính dược lý có lợi và có tiềm năng trở thành một phương thuốc sinh thích nghi (adaptogen) tốt.

Lê Thị Kim Vân, Nguyễn Thị Thúy

23

HOẠT TÍNH SINH HỌC, SINH TỔNG HỢP VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHỆ SINH HỌC CỦA CÁC ACID PHENOLIC TRONG ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA )

M. Shi và cs.

Crit. Rev. Food Sci. Nutr: 1–12, 2018

Salvia miltiorrhiza (Danshen trong tiếng Trung Quốc), là một vị thuốc y học cổ truyền được biết đến của Trung Quốc, được sử dụng không chỉ là thuốc mà còn là thực phẩm tăng cường sức khỏe. Đan sâm đã được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não khác nhau. Là một nhóm chính trong các thành phần có hoạt tính sinh học từ S. miltiorrhiza, các acid phenolic tan trong nước như acid salvianolic B có các hoạt tính sinh học tốt bao gồm chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư và các tác dụng tăng cường sức khỏe khác. Đó chính là ý nghĩa của nghiên cứu cải thiện việc sản xuất acid phenolic bằng cách tiếp cận các phương pháp công nghệ sinh học hiện đại để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc tìm hiểu con đường sinh tổng hợp và cơ chế điều hòa của các acid phenolic trong S.miltiorrhiza sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình kỹ thuật chuyển hóa và tổng hợp sinh học có định hướng. Ngoài ra, nhiều phương pháp công nghệ sinh học như nuôi cấy in vitro, thu thập, tạo rễ tơ, nấm nội sinh và phản ứng sinh học cũng đã được sử dụng để thu được các acid phenolic có hoạt tính dược phẩm từ S. miltiorrhiza . Trong tổng quan này, những tiến bộ gần đây về hoạt tính sinh học, con đường sinh tổng hợp và sản xuất công nghệ sinh học của các thành phần acid phenolic đã được tóm tắt và tiềm năng trong tương lai cũng được bàn luận.

Nguyễn Thị Lê

24

ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG VIÊM CỦA CÁC TANSHINON PHÂN LẬP TỪ RỄ ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) VAR. ALBA TRONG ĐẠI THỰC BÀO THP-1

S. Ma và cs.

J. Ethnopharmacol., vol. 188: 193–199, 2016

Rễ đan sâm được sử dụng làm thuốc y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các bệnh tim mạch trong thực hành lâm sàng. Tanshinon là thành phần chính có hiệu quả của rễ S. miltiorrhiza var. alba, nhưng chỉ có tanshinon IIA, tanshinon I, cryptotanshinon và 15,16-dihydrotanshinon đã được nghiên cứu các tác dụng chống viêm.

Nguyên vật liệu và phương pháp: Mười một hợp chất được biết đã được phân lập từ rễ S. miltiorrhiza var. alba, và cấu trúc của tất cả các hợp chất đã được làm rõ bằng phân tích quang phổ và so sánh với các dữ liệu hiện có. Các tác dụng chống viêm được đánh giá bằng khả năng ức chế sản sinh yếu tố hoại tử khối u (TNF) -α, interleukin (IL) -1β và interleukin (IL) -8 bằng cách sử dụng kỹ thuật ELISA. qRT-PCR cũng được sử dụng để so sánh tác dụng ức chế của các hợp chất trên TNF-α, IL-1β và biểu hiện IL-8 mRNA với hiệu lực của tanshinone IIA trong đại thực bào THP-1 bị kích thích bởi lipopolysaccharid.

Kết quả: Tất cả các tanshinon, ngoại trừ hợp chất 5, đều ức chế đáng kể biểu hiện mRNA và protein của TNF-α, IL-1β và IL-8, và tác dụng chống viêm của chúng mạnh hơn tanshinon IIA. Hợp chất 9 (5 μM) cho thấy tác dụng ức chế cao nhất đối với TNF-α, IL-1β và IL-8, lần lượt là 56,3%, 67,6% và 51,7%.

Kết luận: Mười trong số 11 tanshinon được chứng minh là có đặc tính chống viêm vượt trội so với tanshinon IIA và ức chế đáng kể biểu hiện của TNF-α, IL-1β và IL-8. Các kết quả hiện tại là cơ sở tham khảo để giải thích việc sử dụng rễ S. miltiorrhiza var. alba, một vị thuốc cổ truyền Trung Quốc để điều trị các bệnh tim mạch có liên quan đến viêm, và cho thấy tầm quan trọng của các thành phần vi lượng của loại thảo dược này.

Đào Anh Hoàng

25

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) TRÊN BỆNH NHỒI MÁU NÃO

Tsai-Hui Lin và cs.

Chinese Medicine 2010, 5, 22

Đan sâm (Danshen), rễ khô của Salvia miltiorrhiza, là một loại dược liệu cổ truyền Trung Quốc được sử dụng để giúp tăng tuần hoàn máu và điều trị các bệnh liên quan đến mạch máu. Kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý cho thấy đan sâm có thể làm giảm hoặc kéo dài sự phát triển của xơ vữa động mạch và có thể có tác dụng chống tăng huyết áp và chống kết tụ tiểu cầu, ngăn ngừa nhồi máu não. Đan sâm giúp tăng cường các hoạt tính của enzym chống oxy hóa nội sinh ví dụ như sự biểu hiện của enzym tổng hợp nitric oxid trong nội mô và có thể loại bỏ các gốc oxy tự do. Cơ chế phòng ngừa và điều trị nhồi máu não bằng đan sâm có thể liên quan đến nhiều con đường, bao gồm chống xơ vữa động mạch, chống tăng huyết áp, chống kết tập tiểu cầu, chống viêm và chống oxy hóa.

Lê Thành Nghị

26

TIỀM NĂNG CHỐNG UNG THƯ CỦA ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) VÀ CÁC TANSHINON: MỘT TRIỂN VỌNG HIỆU QUẢ

Wei Wu và cs.

Botanics: Targets and Therapy 2016, 6: 45–58

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) là một dược liệu khá nổi tiếng trong Y học cổ truyền Trung Quốc dùng để điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu não. Cho đến nay, có hơn 40 tanshinon và các chất có cấu trúc liên quan đã được phân lập từ rễ đan sâm, cũng như có khoảng 50 hợp chất phenolic ưa nước và các hợp chất phân tử nhỏ khác. Trong 2 thập kỷ qua, một số lượng lớn tài liệu đã công bố các hoạt tính ức chế của các tanshinon trên ung thư tại các cơ quan khác nhau trong các mô hình nuôi cấy tế bào; trong một số trường hợp, có sự khẳng định tính hiệu quả trong các mô hình gây ung thư tiền lâm sàng trên động vật. Nghiên cứu này tiếp theo những kết quả trước đó từ tổng quan năm 2012 công bố trong dữ liệu, dược động học và các hoạt tính kháng ung thư của các tanshinon. Ở bài báo này, chúng tôi cập nhật những tiến trình nghiên cứu gần đây để hiểu rõ tiềm năng kháng ung thư của các tanshinon và các dẫn xuất và có những dữ liệu tin cậy cho kế hoạch nghiên cứu và phát triển đan sâm trong tương lai. Nhìn chung, dữ liệu về tiềm năng từ các thí nghiệm đánh giá hiệu quả in vivo trong các mô hình tiền lâm sàng khác nhau từ không hóa điều trị dự phòng của mô hình gây ung thư tuyến tiền liệt đến ức chế mạnh một số mô hình ghép dị chủng hoặc ghép đồng chủng. Thiếu tính đồng nhất của các tá dược, liều lượng và đường dùng thuốc, chúng tôi lưu ý rằng dữ liệu tổng quan cần được xem xét cân bằng với sai lệch xuất bản được minh họa bằng dữ liệu riêng của chúng tôi từ nghiên cứu gây ung thư nguyên phát và dương tính giả. Các công thức bào chế mới và điều chỉnh về hóa học đã được thực hiện để cải thiện khả năng hòa tan và sinh khả dụng kém của các tanshinon. Các nghiên cứu lâm sàng ở người cho đến nay đã xử lý tốt các báo cáo về sử dụng tanshinon IIA và về các thử nghiệm quy mô nhỏ trên các công thức có chứa đan sâm với hóa trị liệu cho bệnh ung thư trên nhiều cơ quan tại Trung Quốc. Dữ liệu sẵn có trên lâm sàng là chưa đủ cơ sở để khẳng định bất kỳ chỉ định chống ung thư nào của các tanshinon.

Lê Thành Nghị

27

CÁC TANSHINON TRONG ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) ỨC CHẾ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC TẾ BÀO UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN IN VITRO VÀ TRÊN CHUỘT

Yi Gong và cs.

Int J Cancer, 2011, 129 (5):1042–1052

Việc tìm kiếm các tác nhân hiệu quả và an toàn trong hoá dự phòng và hóa trị liệu đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt đang trở thành mục tiêu chính. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của một nhóm tanshinon từ một loại thảo mộc Trung Quốc Salvia miltiorrhiza, cryptotanshinon (CT), tanshinon IIA (T2A) và tanshinon I (T1) đến ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu in vitro cho thấy những tanshinon này đã ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt người theo cách phụ thuộc vào liều thông qua việc ngừng chu kỳ tế bào và gây ra apoptosis. Trong số ba hợp chất, T1 có hoạt tính mạnh nhất với IC50 khoảng 3-6 μM. Mặt khác, các tanshinon có tác dụng phụ ít hơn nhiều đối với sự phát triển của các tế bào biểu mô tuyến tiền liệt bình thường. Sàng lọc xét nghiệm tập trung vào con đường biểu sinh đã xác định Aurora A kinase là mục tiêu khả thi cho các tác dụng của tanshinone. Biểu hiện của Aurora A đã được thể hiện quá mức trong các dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Hơn nữa, sự biến mất Aurora A trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt làm giảm đáng kể sự phát triển của tế bào. Tanshinon điều chỉnh giảm đáng kể sự biểu hiện Aurora A, cho thấy Aurora A có thể là mục tiêu tác dụng của các tanshinon. Các tanshinon, đặc biệt là T1, cũng cho thấy hoạt tính kháng sinh mạch mạnh qua nghiên cứu in vitroin vivo. Hơn nữa, T1 ức chế sự phát triển của khối u tuyến tiền liệt DU145 ở chuột nhắt trắng liên quan đến việc gây ra apoptosis, giảm sự tăng sinh, ức chế sự hình thành mạch và điều hòa giảm của Aurora A, trong khi T1 không làm thay đổi lượng thức ăn hoặc trọng lượng cơ thể. Kết quả này đã củng cố thêm rằng T1 có thể sử dụng như một tác nhân hoá dự phòng và hóa trị liệu hiệu quả và an toàn chống lại sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt.

Lê Thành Nghị

28

TÁC DỤNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP GÂY BỞI TANSHINON IIA PHÂN LẬP TỪ RỄ ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA)

 Paul Chan và cs.

Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, Volume 2011, Article ID 392627, 8 pages

Tanshinon IIA là một trong những hoạt chất có trong đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) được sử dụng rộng rãi trong điều trị rối loạn tim mạch. Tác dụng của đan sâm hoặc tanshinon IIA đối với huyết áp và cơ chế tác dụng của chúng cững được nghiên cứu. Một thí nghiệm tiêm phúc mạc với đan sâm ở liều 10mg/kg làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu (SBP) của chuột cống trắng bị tăng huyết áp tự phát (SHR) nhưng không thể ảnh hưởng trên SBP ở chuột Wistar-Kyoto có huyết áp bình thường (WKY). Dùng tanshinon IIA đường uống cũng làm giảm SBP ở SHR nhưng không giảm ở WKY. Tanshinon IIA tạo ra sự giãn mạch phụ thuộc nồng độ trên các cung động mạch chủ cô lập của SHR được gây co thắt bằng phenylephrin (10 nmol/L) hoặc kali clorua (KCl) (40 mmol/L). Tác dụng giãn mạch của tanshinon IIA vẫn được tạo ra trên sự co thắt từng phần của phenylephrine trong cung động mạch chủ cô lập không có nội mạc. Glibenclamid ở nồng độ đủ để ngăn chặn kênh kali (K+) nhạy cảm với adenosine triphosphatase (ATP) có tác dụng làm suy giảm tác dụng giãn mạch của tanshinone IIA mà không bị ảnh hưởng bởi các chất ức chế khác. Chúng tôi còn phát hiện thêm tác dụng của tanshinon IIA trên sự thay đổi nồng độ ion calci nội bào [Ca2+]i) trong các tế bào cơ trơn động mạch chủ nuôi cấy (A7r5) sử dụng chỉ thị fura-2. Tanshinon IIA làm giảm phụ thuộc nồng độ trên [Ca2+]i gây ra bởi phenylephrin (10 nmol/L) hoặc KCl (40 mmol/L); glibenclamide, mà không phải các tác nhân ức chế khác đối với kênh K+, làm mất tác dụng này. Các kết quả này gợi ý rằng tanshinon IIA hoạt động như một hoạt chất chính trong đan sâm có tác dụng giãn mạch máu thông qua kênh K+ nhạy cảm với ATP để làm giảm nồng độ calci nội bào.

                                                            Lê Thành Nghị

29

CÁC TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ CỦA CAO CHIẾT CỒN ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) TRÊN CÁC TẾ BÀO UNG THƯ VẢY BIỂU MÔ MIỆNG

Wen-Hung Wang và cs.

Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. Vol. 2017, Article ID 5364010, 9 pages

Các nhà nghiên cứu đã công bố tác dụng đáng lưu ý từ Danshen (Salvia miltiorrhiza) trong việc ức chế sự tăng sinh tế bào khối u và thúc đẩy sự chết theo chương trình của tế bào (apoptosis)  trong ung thư vú, ung thư tế bào gan, ung thư bạch cầu myeloid và ung thư buồng trứng một cách rõ ràng. Các dữ liệu nghiên cứu này cho thấy các cao chiết của đan sâm, đặc biệt là cao chiết cồn, có tác dụng ức chế đáng kể sự tăng sinh của dòng tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy ở miệng (OSCC) người HSC-3 và OC-2. Các tác giả cũng quan sát thấy cao chiết cồn đan sâm kích hoạt chất thực thi apoptosis caspase-3 bằng cách cản trở các thành viên của nhóm chất ức chế apoptosis (IAP), nhưng không phải bằng cách điều chỉnh con đường ty thể được kích hoạt bởi Bcl-2 trong các tế bào OSCC. Kết quả này cũng chỉ ra rằng cao chiết đã cho thấy tác dụng đầy hứa hẹn in vivo, với sự tăng trưởng khối u HSC-3 ghép bị ức chế 40% và 69% sau khi điều trị bằng cao chiết cồn đan sâm ở liều 50 và 100 mg/kg, tương ứng,  trong 34 ngày. Kết hợp lại, kết quả này đã cho thấy hoạt tính chống ung thư đáng chú ý và tiềm năng điển hình của cao chiết cồn của đan sâm như là một chất chống oxy hóa tự nhiên và thuốc hóa dự phòng ung thư miệng trên người.

                                                           Lê Thành Nghị

30

CAO CHIẾT ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ CHỐNG LẠI TỔN THƯƠNG VÕNG MẠC TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT TĂNG NHÃN ÁP

QI ZHU và cs.

Experimental and Therapeuti Medicine, 2014, 7: 1513-1515

Bệnh tăng nhãn áp là một rối loạn thoái hóa tiến triển nghiêm trọng của mắt dẫn đến việc mất liên tục các tế bào hạch trên võng mạc. Y học cổ truyền Trung Quốc cung cấp một nguồn nguyên liệu quan trọng cho việc sàng lọc và định dạng thuốc mới. Nghiên cứu này đã sử dụng các cao chiết đan sâm (Salvia miltiorrhiza) để kiểm tra các tác động bảo vệ thần kinh tiềm năng cho mắt trong một mô hình chuột cống trắng bị bệnh tăng nhãn áp thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cao chiết đan sâm không thể ngăn ngừa tăng áp lực nội nhãn trong mô hình bệnh tăng nhãn áp do tia laser, nhưng việc điều trị đã làm giảm sự mất tế bào trong tiến trình tăng nhãn áp. Do đó, kết quả cung cấp cơ sở cho sự phát triển của một tác nhân trị liệu mới thể hiện tác dụng bảo vệ thần kinh chống lại bệnh tăng nhãn áp. Trong tương lai, các nghiên cứu tiếp theo sẽ cần thiết để tinh chế chiết xuất và xác định các thành phần có hoạt tính của đan sâm.

                                                           Lê Thành Nghị

31

TÁC DỤNG GIẢM LO ÂU CỦA TINH DẦU ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG

Ai-Dong Liu và cs.

Int. J. Clin. Exp. Med. 2015, 8 (8):12756-12764

Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát tác dụng giảm căng thẳng của tinh dầu đan sâm (Salvia miltiorrhiza) trên chuột cống trắng. Các thử nghiệm mê cung chữ thập nâng cao và thử nghiệm tương tác xã hội đã được thực hiện để đánh giá tác dụng giảm lo âu của tinh dầu đan sâm. Nồng độ noradrenalin (NE), dopamin (DA) và serotonin (5-HT) trong vỏ não của chuột cũng như mức độ corticosterone huyết tương (CORT) đã được kiểm tra trên chuột được điều trị với tinh dầu đan sâm. Thử nghiệm rota-rod cũng được thực hiện để loại trừ bất kỳ kết quả dương tính giả nào trong các quy trình thí nghiệm liên quan đến rối loạn lo âu. Thử nghiệm giữ nguyên thế được thực hiện để điều tra xem liệu tinh dầu có gây ra chứng giữ nguyên thế hay không. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng việc cho uống tinh dầu đã làm tăng tỷ lệ phần trăm thời gian lưu lại ngăn mở và số lần vào ngăn mở trong thử nghiệm mê cung chữ thập nâng cao. Việc cho uống tinh dầu cũng làm tăng thời gian tương tác xã hội ở chuột. Không có triệu chứng ngoại tháp rõ ràng (EPS) được quan sát ở những chuột được điều trị bằng tinh dầu. Hiệu quả của tinh dầu trong nồng độ clorua nội bào (Cl-) trong các tế bào u nguyên bào thần kinh nuôi cấy ở người được đánh giá. Điều trị bằng tinh dầu (50-100 mg/kg) làm tăng nồng độ Cl- nội bào trong tế bào nuôi cấy theo cách phụ thuộc vào liều, cho thấy sự liên quan của kênh ion Cl- -thụ thể GABAA. Kết hợp lại, kết quả đã xác định tác dụng giải lo âu của tinh dầu từ đan sâm.

                                                            Lê Thành Nghị

32

SALVIA MILTIORRHIZA (ĐAN SÂM) CẢI THIỆN ĐÁNG KỂ VIÊM RUỘT KẾT TRONG MÔ HÌNH VIÊM RUỘT KẾT GÂY BỞI NATRI DEXTRAN SULFAT

Xiao-Dong Wen và cs.

Am. J. Chin. Med. 2013, 41 (5): 1097–1108

Bệnh viêm ruột làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở người. Trong nghiên cứu này, tác dụng của cao chiết Salvia miltiorrhiza (SME) đối với viêm đại tràng do hóa chất trong mô hình chuột nhắt trắng đã được đánh giá. Thành phần hóa học của SME được xác định bằng phân tích HPLC. Chuột A/J (a) được tiêm AOM(b) 7,5 mg/kg. Sau một tuần, những con chuột này đã nhận được 2,5% natri dextran sulfate (DSS) trong 8 ngày, hoặc DSS cộng với SME (25 hoặc 50 mg/kg). Viêm đại tràng do DSS được ghi nhận với chỉ số tác động của bệnh (DAI). Trọng lượng cơ thể và chiều dài đại tràng cũng được đo. Mức độ nghiêm trọng của các tổn thương viêm được đánh giá thêm bằng khảo sát mô học đại tràng. Phân tích HPLC cho thấy các thành phần chính trong SME là danshensu, aldehyd protocatechuic, acid salvianolic D và acid salvianolic B. Trong nhóm mô hình, điểm DAI đạt mức cao nhất vào ngày 8, trong khi nhóm SME trên cả hai liều cho thấy điểm DAI giảm đáng kể (cả hai đều cho P <0,01). Là một chỉ số khách quan về mức độ nặng của viêm, chiều dài đại tràng đã giảm đáng kể từ nhóm chứng dung môi sang nhóm mô hình. Điều trị bằng 25 và 50 mg / kg SME đã ức chế giảm đại tràng theo cách liên quan đến liều (tương ứng với P <0,05 và P <0,01). Các nhóm SME cũng giảm đáng kể việc giảm cân (P <0,05). Dữ liệu mô học viêm đại tràng hỗ trợ các quan sát dược lý. Do đó, Salvia miltiorrhiza có thể là một ứng cử viên đầy triển vọng trong việc ngăn ngừa và điều trị viêm đại tràng và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng liên quan đến viêm. Một loại chuột thường được dùng để nghiên cứu chủ yếu về ung thư; bên cạnh đó còn sử dụng trong nghiên cứu tế bào lai, áp dụng trong miễn dịch và bệnh tim mạch. AOM: Azoxymethan; Chất gây tiền ung thư.

                                                              Tạ Thị Thủy

33

TÁC DỤNG ĐIỀU HOÀ MIỄN DỊCH CỦA ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) TRÊN CHUỘT BALB/c

Donghong Gao  và cs.

International Scholarly Research Network; ISRN Inflammation Volume 2012, Article ID 954032, 13 pages

Dược liệu đan sâm là bộ phận rễ và thân rễ của Salvia miltiorrhiza Bunge, một loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc, đặc biệt đối với các bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não, có tác dụng độc đáo trong điều hòa miễn dịch. Đan sâm có khả năng chống viêm và chống dị ứng, là các hoạt động ức chế miễn dịch, trong khi đó nó cũng có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch chống lại ung thư, virus và vi khuẩn. Phần lớn các công bố trước đây thực hiện nghiên cứu trên một hoặc nhiều hợp chất tinh khiết từ đan sâm. Do thành phần trong đan sâm có chứa hơn hai mươi hợp chất có hoạt tính, nên rất khó dự đoán rằng một hợp chất sẽ tác động theo cùng một cách khi nó được kết hợp với các hợp chất khác. Để khắc phục hạn chế này, chúng tôi đã sử dụng dạng thô của đan sâm để nghiên cứu các tác dụng điều hòa miễn dịch trong mô hình thử trên chuột nhắt trắng. Những con chuột được cho ăn bổ sung đan sâm hàng ngày trong ba tháng và sau đó được kiểm tra khả năng miễn dịch của chúng, bao gồm công thứcbạch cầu trong máu ngoại vi, đáp ứng miễn dịch dịch thể và qua trung gian tế bào, và sự đề kháng vật chủ chống nhiễm trùng Listeria monocytogenes (LM). Các liều đan sâm khác nhau gây ra tác dụng điều hòa miễn dịch khác nhau. Đan sâm ở mức 0,5% làm giảm sản sinh IgE trong huyết thanh chuột BALB/c; 1% đan sâm thúc đẩy đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào; đan sâm ở mức 0,5 và 1% đã ức chế sản sinh các gốc oxy tự do trong gan và lách chuột và ức chế sản sinh NO ở gan; 2% đan sâm tăng cường sức đề kháng của vật chủ chống lại LM với số lượng tế bào đơn nhân ngoại vi và các tế bào giết tự nhiên (NK) tăng lên và giảm sản xuất IL-1β và NO.

Tạ Thị Thủy

34

SỰ KÍCH HOẠT CỦA miR-216b PHỤ THUỘC STRESS LƯƠI NỘI MÔ CÓ MỘT VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT CỒN ĐAN SÂM GÂY APOPTOSIS TRÊN CÁC DÒNG TẾ BÀO U266 VÀ U937

Changmin Kim và cs.

Int. J. Mol. Sci. 2018, 19, 1240

Mặc dù đan sâm (Salvia miltiorrhiza) đã được công bố là có cơ chế chống ung thư, như kích hoạt caspase, ngưng chu kỳ tế bào, tác dụng chống sinh mạch và điều hòa họ Bcl-2, nhưng cơ chế cơ bản của quá trình apoptosis qua trung gian của stress lưới nội mô (ER) chưa được chứng minh. Do đó, trong nghiên cứu này, tác động trên apoptosis liên quan đến ER stress thông qua miR-216b của cao chiết ethanol từ đan sâm (SM) lần đầu tiên được làm sáng tỏ. Điều trị SM đã ức chế khả năng sống sót của các dòng tế bào tuỷ sống U266 và U937 theo cách phụ thuộc nồng độ. Tuy nhiên, các tế bào Raw264.7 tiếp xúc với SM vẫn còn nguyên vẹn so với các tế bào U266 hoặc U937. Điều trị bằng SM làm tăng đáng kể việc sản sinh các gốc oxy hoạt động (ROS). Tác dụng chống tăng sinh của SM đã bị đảo ngược khi tiền xử lý tế bào với chất quét gốc tự do, N-acetyl-L-cystein ​​(NAC), so với các tế bào chỉ được điều trị bằng SM. Ngoài ra, điều trị SM làm tăng ER stress bằng cách tăng biểu hiện của yếu tố phiên mã kích hoạt phosphoryl hóa 4 (p-ATF4), yếu tố khởi tạo eukaryotic phosphoryl hóa 2 (p-eIF2) và phosphorylated protein kinase RNA-like endoplasmic reticulum kinase (p-PERK). Caspase-3 và Poly (ADP-ribose) polymerase (PARP) đã bị phân cắt và protein tương đồng protein gắn với CCAAT-Enhancer (CHOP) được kích hoạt bằng điều trị với SM. Sự phân tách PARP và kích hoạt CHOP bị suy giảm do tiền xử lý tế bào với NAC. Hơn nữa, SM làm tăng chất ức chế khối u, miR-216b và triệt tiêu mục tiêu của miR-216b là c-Jun. Chất ức chế miR-216b làm giảm tác dụng gây apoptosis của SM. Khi được kết hợp với nhau, điều trị SM gây ra apoptosis thông qua việc điều chỉnh các con đường miR-216b và ROS/ER stress. Kết quả này cho thấy SM có thể là một thuốc tiềm năng để điều trị bệnh đa u tủy và bệnh bạch cầu dòng tủy xương.

Tạ Thị Thủy

35

PHÂN TÍCH SO SÁNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH TRONG RỄ, THÂN, LÁ VÀ HOA ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG KHÁC NHAU BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP UPLC-TQ-MS/MS VÀ HPLC-ELSD

Huiting Zeng và cs.

Molecules 2017, 22, 771

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là một loại thuốc thảo dược truyền thống của Trung Quốc có tên gọi là đan sâm và chứa nhiều thành có hoạt tính sinh học đáng chú ý. Bài báo này nghiên cứu sự phân bố và thay đổi động học về thành phần hóa học trong các bộ phận dùng khác nhau của đan sâm từ các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Máy quang phổ khối bốn cực hiệu suất rất cao (UPLC-TQ-MS/MS) và sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp với phương pháp dò tán xạ ánh sáng bay hơi (HPLC-ELSD) đã được phát triển để xác định chính xác 24 hợp chất (bao gồm các phenolic acid, flavonoid, triterpen và saccharid) trong đan sâm. Các phương pháp được thiết lập đã được thẩm định với độ tuyến tính tốt, độ chính xác, độ lặp lại, độ ổn định và độ thu hồi. Kết quả chỉ ra rằng có sự khác biệt về loại chất và số lượng chất ở các bộ phận khác nhau của cây. Rễ chủ yếu chứa các acid salvianolic và các tanshinon; và phần lớn các saccharid là stachyose. Các bộ phận trên mặt đất phát hiện thấy có các acid salvianolic, flavonoid và triterpen, ngoại trừ các tanshinon và các saccharid chủ yếu là monosaccharid. Phân tích động học tích lũy cho thấy thời gian thu hoạch thích hợp của đan sâm là giai đoạn cây con vào mùa xuân, và đối với các bộ phận trên mặt đất là từ tháng 7 đến tháng 8. Nghiên cứu này cung cấp thông tin có giá trị cho sự phát triển và giá trị sử dụng của các bộ phận trên mặt đất của đan sâm và rất hữu ích để xác định thời gian thu hoạch tối ưu của dược liệu này.

Tạ Thị Thủy

36

ĐẶC TRƯNG THÀNH PHẦN HOÁ HỌC ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) THU HÁI TỪ NHIỀU VÙNG KHÁC NHAU Ở TRUNG QUỐC

Guo-Xin Zhong và cs.

J. Agric. Food Chem, 2009, 57: 6879–6887

Thành phần hoá học đặc trưng của Salvia miltiorrhiza, còn được gọi là “danshen” (đan sâm) ở Trung Quốc, đã được nghiên cứu trên cơ sở xác định định lượng đồng thời 13 hợp chất thân nước và thân dầu, cụ thể là acid protocatechuic, protocatechuic aldehyd, acid caffeic, acid ferulic, acid isoferulic, acid rosmarinic, acid salvianolic B, acid salvianolic A, dihydrotanshinon I, przewalskin, cryptotanshinon, tanshinon I và tanshinon IIA, trong 74 mẫu được thu thập từ các vị trí khác nhau bằng hệ phân tích sắc ký lỏng siêu cao áp (UPLC). Phân tích phân loại theo phân cấp dựa trên 13 hợp chất đã được nghiên cứu và sự giống nhau của toàn bộ mẫu sắc ký cho thấy đan sâm khác biệt đáng kể so với Salvia przewalskii, một dược liệu làm giả đan sâm. Các đặc tính hóa học của đan sâm thu thập từ các địa điểm khác nhau ở Trung Quốc đã được ghi nhận và các chất như acid salvianolic B, acid rosmarinic, cryptotanshinon, tanshinon I và IIA được tối ưu hóa dùng làm chất đánh dấu cho việc đánh giá chất lượng của dược liệu đan sâm.

Tạ Thị Thủy

37

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TRONG TINH DẦU CỦA HOA ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA)

Qian Liang và cs.

Food Chemistry 2009, 113: 592–594

Cất lôi cuốn hơi nước hoa của bảy quần thể đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) thu thập ở các địa điểm khác nhau ở Trung Quốc đã thu được một chất dầu màu vàng nhạt với hiệu suất khoảng 0,2%. Tổng cộng có 82 hợp chất được xác định trên tất cả các mẫu, chiếm từ 98-100% tổng số các chất trong mỗi mẫu. Thành phần chủ yếu là các monoterpen, các sesquiterpen, các acid béo và các ankan. Phân tích GC và GC-MS chỉ ra rằng các thành phần chiếm ưu thế của các loại tinh dầu là β-caryophyllen (12,2-31,7%), β-caryophyllen oxid (1,4-11,6%), α-caryophyllen (4,8-10,6%), cadinadien (7,4-29,3%) và acid hexadecanoic (3,9-18,8%).

Phùng Như Hoa

 

38

SINH TỔNG HỢP THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT CỦA ĐAN SÂM SALVIA MILTIORRHIZA

VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TIẾN TIẾN TRONG SẢN XUẤT CÁC HOẠT CHẤT

Yingpeng Xu và cs.

Biothechnology & Biotechnological equipment 2018, Vol. 32, No. 6: 1367–1377

 

Tổng quan này trình bày sự tiến bộ trong sinh tổng hợp và điều hòa các tanshinon và các acid salvianolic cũng như những triển vọng và thách thức để sản xuất các hợp chất này thông qua kỹ thuật công nghệ sinh học. Các tanshinon (các diterpenoid thân dầu) và các acid salvianolic (các acid phenolic ưa nước) là những sản phẩm tự nhiên có giá trị từ đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) với hiệu quả lâm sàng đáng chú ý trong điều trị các bệnh tim mạch, với ứng dụng tiềm năng trong điều trị ung thư và cũng có thể trên các rối loạn khác. Các hoạt tính sinh học điển hình của đan sâm đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học khám phá ra cơ chế sinh tổng hợp của nó nhằm thúc đẩy sản xuất các hợp chất này. Việc nghiên cứu cấu trúc và giải mã gen dựa trên số liệu hoá và so sánh trên máy tính điện toán đã được sử dụng để phân tích một số con đường gen, các yếu tố phiên mã và các microRNA có liên quan đến sinh sự tổng hợp và sự điều hòa của các tanshinon và các acid salvianolic. Đồng thời, nuôi cấy tế bào và mô thực vật, cây chuyển đổi gen, chuyển hoá sinh học vi sinh vật và kỹ thuật trao đổi chất đã được sử dụng để tổng hợp các hợp chất này.

Phùng Như Hoa

39

 

TÁC DỤNG CHỐNG DỊ ỨNG CỦA ACID SALVANOIC A VÀ TANSHINON IIA TỪ ĐAN SÂM SALVIA MILTIORRHIZA ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH TRONG CÁC THỬ NGHIỆM IN VIVOIN VITRO

Jae-Yeong Heo và cs.

International Immunopharmacology 67 (2019): 69–77

Rễ cây Salvia miltiorrhiza (đan sâm) đã được sử dụng trong y học cổ truyền châu Á để điều trị các bệnh tim mạch, hen suyễn và các bệnh khác. Acid salvianolic B từ dịch chiết đan sâm đã được chứng minh là cải thiện tình trạng quá mẫn đường hô hấp. Các nhà khoa học Hàn Quốc đã nghiên cứu tác dụng của acid salvianolic A, tanshinon I và tanshinon IIA từ đan sâm trong hen suyễn dị ứng bằng cách sử dụng dưỡng bào RBL-2H3 của chuột cống trắng và trên chuột nhắt trắng cái Balb/c. Sự giảm hạt của bạch cầu do kháng nguyên gây ra được đánh giá bằng cách đo hoạt tính in vitro của β-hexosaminidase. Ngoài ra, một mô hình hen suyễn dị ứng gây bởi ovalbumin trên chuột đã được sử dụng để kiểm tra hiệu quả in vivo của acid salvianolic A và tanshinon IIA. Tanshinon I và tanshinon IIA đã ức chế sự mất hạt của dưỡng bào gây bởi kháng nguyên, nhưng acid salvianolic A thì không có tác dụng này. Sử dụng acid salvianolic A và tanshinon IIA làm giảm số lượng tế bào miễn dịch, đặc biệt là các tế bào bạch cầu ưa acid ở chuột nhắt trắng bị gây hen suyễn dị ứng. Nghiên cứu mô học cho thấy acid salvianolic A và tanshinon IIA làm giảm sản xuất chất nhầy và giảm viêm trong phổi. Dùng acid salvianolic A và tanshinon IIA làm giảm sự biểu hiện và sự tiết các cytokin Th2 (IL-4 và IL-13) trong
dịch rửa phế quản và mô phổi trên mô hình chuột nhắt trắng bị gây hen suyễn dị ứng với ovalbumin. Những phát hiện này cung cấp bằng chứng rằng acid salvianolic A và tanshinon IIA có thể là các liệu pháp chống dị ứng tiềm năng.

Phùng Như Hoa

40

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC, HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ CHỐNG OXY HOÁ CỦA TINH DẦU LÁ ĐAN SÂM ( SALVIA MILTIORRHIZA)

Xing Li và cs.

Journal of Essential Oil Research, 2009, 21: 476-480

Tinh dầu từ lá khô của Salvia miltiorrhiza Bunge, được thu thập từ dãy núi Qinling - Trung Quốc trong thời kỳ ra hoa, thu được bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước và được phân tích bằng phương pháp đo sắc ký khí (GC) và sắc ký khí/khối phổ (GC/MS). Acid hexadecanoic (17,0%), germacren D (9,1%), phytol (8,9%), β-caryophyllen (7,1%) và methyl linolenat (5,3%) là các thành phần chính (chiếm 73,3%). Tinh dầu có hoạt tính kháng khuẩn trung bình trên các chủng Bacillus coagulans, Staphylococcus albusStaphylococcus aureus. Bên cạnh đó, tinh dầu cũng thể hiện một số hoạt tính chống oxy hóa trong các thử nghiệm với 2,2-diphenylpicrylhydrazyl (DPPH·) và β -carotene/linoleic acid.

Phùng Như Hoa

41

NHẬN DIỆN MỘT ENZYM TỔNG HỢP (-)-5-EPIEREMOPHILEN TỪ SALVIA MILTIORRHIZA

THÔNG QUA KHAI THÁC PHIÊN MÃ GENE

Xin Fang và cs.

Frontiers in Plant Science 2017, 8: 1-11

Salvia miltiorrhiza, một cây thuốc ở Trung Quốc, đã được sử dụng trong hàng ngàn năm để điều trị các bệnh mạch vành. Mặc dù sinh tổng hợp các tanshinon, một nhóm diterpenoid ở đan sâm, đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng cho đến nay chúng ta biết rất ít về sự hình thành của các monoterpen và sesquiterpen trong cây thuốc này. Ở đây, chúng tôi báo cáo đặc tính của ba enzym tổng hợp sesquiterpen, được đặt tên là SmSTPS1, SmSTPS2 và SmSTPS3, đã xúc tác cho sự hình thành một hợp chất mới, (-)-5-epieremophilen. Ngoài ra, hoạt động sinh tổng hợp (-)-5-epieremophilen của SmSTPS1 đã được xác nhận bằng biểu hiện tạm thời ở Nicotiana benthamiana. Mặc dù các hoạt tính của SmSTPS1, SmSTPS2 và SmSTPS3 tương tự các enzym, ba gen tổng hợp (-)-5-epieremophilen thể hiện các kiểu không gian khác nhau và phản ứng khác nhau đối với các điều trị bằng hoóc-môn, cho thấy vai trò cụ thể của chúng trong các tương tác thực vật - môi trường. Kết quả của chúng tôi cung cấp dữ liệu có giá trị để nắm được quá trình sinh tổng hợp và thành phần các terpen trong thực vật.

Phùng Như Hoa

42

PHÂN TÍCH CÁC HOẠT CHẤT CỦA THUỐC TIÊM ĐAN SÂM SALVIA MILTIORRHIZA DỰA TRÊN SỰ BẢO VỆ TẾ BÀO NỘI MÔ MẠCH MÁU

Jie Shen  và cs.

Acta Pharm, 2014, 64: 325–334

Phân tích tương quan dựa trên các sắc ký đồ và các tác dụng dược lý là cần thiết để hiểu các thành phần có hiệu quả điều trị trong các phức hợp thuốc thảo dược. Trong báo cáo này, phân tích HPLC và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa đã được sử dụng để mô tả các thành phần hoạt chất của thuốc tiêm đan sâm (SMI). Kết quả HPLC cho thấy tansinol, protocatechuic aldehyd, acid rosmarinic, acid salvianolic B, acid protocatechuic và các chất chuyển hóa của chúng trong huyết thanh chuột cống trắng có thể góp phần vào tác dụng của SMI. Đánh giá các đặc tính chống oxy hóa chỉ ra rằng sự khác biệt trong thành phần của bột huyết thanh của SMI gây ra sự khác biệt trong việc bảo vệ tế bào nội mô mạch máu. Khi tiến hành tương quan bivariate (hệ số tương quan Pearson), người ta thấy rằng acid salvianolic B, tanshinol và protocatechuic aldehyd là thành phần hoạt chất của SMI vì chúng có liên quan đến đặc tính chống oxy hóa.

Phùng Như Hoa

43

ĐAN SÂM: MỘT TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

MEIm XD và cs.

Chin J Nat Med, 2019;17(1):59-80

Đan sâm là rễ khô hoặc thân rễ của cây Salvia miltiorrhiza Bge., một vị thuốc cổ truyền dân gian ở các nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Trong tổng quan này, chúng tôi tóm tắt lại các nghiên cứu gần đây về đan sâm trong sử dụng, các chế phẩm truyền thống, thành phần hóa học, tác dụng dược lý và các tác dụng phụ. Tộng cộng có 201 hợp chất trong đan sâm được báo cáo bao gồm các diterpenoid ưa dầu, các acid phenolic tan trong nước và các thành phần khác. Các nhóm chất này có nhiều tác dụng dược lý như kháng viêm, chống oxy hóa, ức chế khối u, chống xơ vữa và chống tiểu đường. Bài viết này nhằm mục đích cung cấp thông tin mới, chuyên sâu thúc đẩy phát triển đan sâm, hoặc có thể có giá trị lớn trong cải thiện việc sử dụng đan sâm

Nguyễn Thị Thu Trang

 

44

XÁC ĐỊNH NHANH CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG CÁC BỘ PHẦN KHÁC NHAU CỦA ĐAN SÂM (SALVIA MITIORRHIZA) BẰNG UPLC-MS/MS

Lin TS và cs.

J Chromatogr B Analyt Technol Biomed Life Sci. 2019;1104:81-88.

Đan Sâm (Salvia miltiorrhza) đã được sử dụng rộng rãi ở Châu Á để làm thuốc từ hơn 1000 năm qua do có chứa các thành phần có hoạt tính sinh học cao. Trong nghiên cứu này, phương pháp chiết lỏng có sự hỗ trợ của sóng siêu âm (5 phút) đơn giản và nhanh đã được sử dụng để chiết xuất các thành phần hoạt chất. Các dịch chiết được phân tích nhanh trên máy sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối phổ khối lượng tandem (UHPLC-MS/MS) với phương pháp ion hóa tia điện (electrospray ionization - ESI) đồng thời điện tích âm và dương trên một lần phân tích đơn. Tám mẫu thử được phân tích trong vòng 2,2 phút đến 6 phút chạy mẫu trên hệ thống UHPLC-MS/MS với chế độ phân tích đa kênh (multiple reaction monitoring - MRM). Nồng độ của acid salvianolic và các tashinon trong các bộ phận khác nhau của các giống đan sâm (Salvia miltiorrhiza) nằm trong khoảng từ 6,4 đến 382,1 mg/g và 0,03 đến 31,7 mg/g tương ứng. Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, đây là báo cáo đầu tiên mô tả việc tìm thấy các hợp chất tanshinon trong hoa, thân, lá của đan sâm bằng UHPLC-MS-MS.

Nguyễn Thị Thu Trang

45

BỐN DEPSIDE MỚI PHÂN LẬP TỪ ĐAN SÂM (SALVIA MITIORRHIZA)  VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ THẦN KINH ĐIỂN HÌNH

Qinghao Jin và cs.

Molecules 2018, 23, 3274

Bằng cách nghiên cứu rễ của đan Sâm (Salvia miltiorrhiza), một trong những dược liệu được sử dụng rộng rãi nhất Trung Quốc. Chúng tôi sử dụng thành công các phương pháp hóa học để thu được 12 depside: bốn depside (1-4) trước đây chưa được mô tả, cùng với tám depside đã biết (5-12). Đặc điểm cấu trúc của các depside được đánh giá bằng cách phân tích các dữ liệu phổ HR-ESIMS, CD, NMR (1H, 13C, HSQC, HMBC). Bốn hợp chất mới được phân tách (1-4) cũng như tám chất đã biết (5-12) cho thấy tác dụng bảo vệ thần kinh đặc biệt trên tế bào HS-SY5Y bị gây độc bởi hydrogen peroxid. Trong số đó, depside 4 và depside 6 biểu hiện tác dụng bảo vệ rõ hơn các hợp chất khác.

Nguyễn Thị Thu Trang

46

HOẠT TÍNH HÓA HỌC VÀ SINH HỌC CỦA CÁC DẪN XUẤT ACID CAFFEIC TỪ SALVIA MILTIORRHIZA

Ren-Wang Jiang và cs.

Current Medicinal Chemistry, 12: 237-246, (2005)

Acid caffeic (acid 3,4-dihydroxycinnamic), một trong những acid phenolic phổ biến nhất, thường hiện diện trong trái cây, ngũ cốc và các thực phẩm bổ sung cho con người dưới dạng các este đơn giản với acid quinic hoặc saccharid, và cũng được tìm thấy trong các loại thảo mộc truyền thống của Trung Quốc. Các dẫn xuất acid caffeic hiện diện như là thành phần tan trong nước chính của Salvia miltiorrhiza, bao gồm các acid caffeic monomer và nhiều loại oligomer. Tổng quan này cung cấp thông tin được cập nhật của nhóm các acid phenolic này dựa vào phân loại cấu trúc, tài nguyên thiên nhiên, hóa học và sinh tổng hợp, các phương pháp phân tích và các hoạt tính sinh học bao gồm các đặc tính chống oxy hóa, chống tái thiếu máu cục bộ, chống huyết khối, chống cao huyết áp, chống xơ hóa, chống virus và chống ung thư. Sự quan tâm đặc biệt được thực hiện trên phân loại cấu trúc và các hoạt tính sinh học. Sự đa dạng về cấu trúc và các hoạt tính sinh học phát hiện trong các dẫn xuất acid caffeic của S. miltiorrhiza chỉ ra rằng nhóm hợp chất này cần có các nghiên cứu sâu hơn để có thể tìm ra thuốc mới.

Man Thanh Long

47

PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI CÁC HỢP CHẤT PHENOLIC TRONG CÁC PHẦN TRÊN MẶT ĐT CỦA SALVIA MILTIORRHIZA BẰNG HPLC-DAD VÀ ESI / MSN

Hong Chen và cs.

Phytochemical Analysis, 22: 247-257, (2011)

Giới thiệu: Nhu cầu ngày càng tăng của rễ và thân rễ của Salvia miltiorrhiza gần như làm cạn kiệt nguồn Salvia hoang dã ởTrung Quốc. Tuy nhiên, hàm lượng và thành phần của các acid phenolic trong các bộ phận trên mặt đất của cây và tiềm năng của chúng được sử dụng như một sự thay thế chưa được khám phá.

Mục tiêu: Đánh giá tiềm năng của các bộ phận trên mặt đất của Salvia miltiorrhiza như là nguồn các acid phenolic tự nhiên mới. Phương pháp: HPLC kết hợp với detector mảng diode (DAD) và phép đo phổ khối ion hóa đa tầng điện hóa (ESI / MSn) đã được sử dụng để phân tích định tính và định lượng các hợp chất phenolic. Kết quả - Tổng cộng có 38 hợp chất phenolic được xác định hoặc dự kiến. Phương pháp định lượng HPLC-DAD cho phép định lượng đồng thời sáu acid phenolic được tối ưu hóa và được thẩm định tính tuyến tính, độ đúng, độ chính xác, và giới hạn phát hiện và định lượng. Đường cong hiệu chuẩn cho thấy hồi quy tuyến tính tốt (r2> 0,9991) trong phạm vi thử nghiệm; sự phục hồi dao động trong khoảng 95,64 đến 101,67% và RSD là dưới 3,01%.

Kết luận: Các phương pháp được phát triển đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc xác định và định lượng các acid phenolic trong S. miltiorrhiza. Kết quả thu được cho thấy rằng các bộ phận trên mặt đất của cây có thể được sử dụng như một nguồn thay thế các phenolic cũ.

Man Thanh Long

48

XÁC ĐỊNH CÁC TANSHINON TRONG RỄ ĐAN SÂM VÀ TRONG CÁC CHẾ PHẨM Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC CÓ ĐAN SÂM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Liu AH và cs.

Journal of pharmacy & pharmaceutical sciences, 2006;9 (1):1-9

Mục đích: Bài báo này mô tả một phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đã được thẩm định trong định lượng 4 tanshinon đánh dấu (marker) là: dyhydrotanshinon I, cryptotanshinon, tanshinon I và tanshinon IIA để kiểm tra chất lượng dược liệu rễ đan sâm và các chế phẩm y học cổ truyền Trung Quốc có đan sâm.

Phương pháp: Việc phân tách được thực hiện bằng cột pha đảo Zorbax Extend C18 (5 µm, 250*4.6mm), nhiệt độ 20°C,  chương trình rửa giải gradient hỗn hợp nước loại ion và acetonitril, tốc độ dòng 1,2 ml/phút.

Kết quả: Giới hạn định lượng của dyhydrotanshinon I, cryptotanshinon, tanshinon I và tanshinon IIA lần lượt là: 0.13, 0,08; 0,06 và  0,05 µg/ml. Phương pháp cho độ tái lặp và độ nhạy tốt để định lượng bốn tanshinon với các giá trị RSD tổng thể của độ đúng và độ chính xác trong ngày và giữa các ngày, lần lượt cao hơn 3,8 % và cao hơn 94,9 %. Độ thu hồi của các tanshinon từ 95,4-104,4%  và có tính tuyến tính tốt (r>0.9998) ở nồng độ tương đối  rộng.

Kết luận: Phương pháp này được áp dụng để xác định 4 tanshinon trong rễ đan sâm và các chế phẩm y học cổ truyền Trung quốc có đan sâm. Kết quả chỉ ra rằng phân tích HPLC có thể dễ dàng được sử dụng như một phương pháp kiểm soát chất lượng đối với rễ đan sâm và các chế phẩm y học cổ truyền Trung quốc có đan sâm.

Hoàng Thị Tuyết

49

TÁCH VÀ ĐỊNH LƯỢNG BẨY DEPSIDE DỄ TAN TRONG ĐAN SÂM BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPTLC – SCANNING

Li J và cs.

Acta pharmaceutica Sinica, 1993; 28(7): 543-7

HPTLC là phương pháp phân tích mới được triển khai để tách và xác định bảy depside tan trong nước có trong đan sâm. Bảy depside gồm: protocatechuic aldehyd, acid caffeic, methyl rosmarinat, acid rosmarinic, acid salvianolic A, B và C. Tách protocatechuic aldehyde sử dụng hệ dung môi A: chloroform-ethyl acetate-benzene- acid formic (2.4:2:1:0.6). Sáu chất còn lại được tách bằng hệ dung môi B: chloroform-ethyl acetate-benzene- acid formic -methanol (1.5:2:1:1:0.1). Bước sóng để phát hiện các depside là λ= 300 nm và là λ= 240 nm. Phương pháp đơn giản, nhanh, nhạy và chính xác. Hàm lượng của bảy depside trong vài loài Salvia đã được xác định.

Hoàng Thị Tuyết

50

ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG RỄ HAI LOÀI SALVIA MILTIORRHIZASALVIA YUNNANENSIS BẰNG NIR, UPLC VÀ LC-MS-MS

Ni và cs.

Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysi, 2019

Phổ hồng ngoại gần (NIR) được sử dụng để phân biệt rễ của Salvia miltiorhiza Bunge (tên thông thường là Danshen) và Salvia yunnanesis C.H.Wright (hay được gọi la Zidanshen) dựa trên ứng dụng phương pháp phân tích cấu tử chính (PCA) và phương pháp KNN được cải tiến và đơn giản hóa (IS-KNN). Thêm vào đó, hệ sắc kí siêu hiệu năng với detector mảng photodiod (UHPLC-PAD) được ứng dụng cho việc xây dựng vân tay của các thành phần thân lipid trong Danshen và Zidanshen. Phương pháp PCA và IS-KNN sử dụng dữ liệu NIR đã phân loại được 2 loại dược thảo này với độ chính xác lên tới 100%. Sắc kí vân tay của thành phần thân lipid đối với Danshen cho 10 pic đặc trưng, và 12 pic đặc trưng đối với Zidanshen. Sắc kí lỏng khối phổ 2 lần (LC/MS/MS) được dùng để định danh các pic trên. Trong các pic này, có 3 pic nhỏ xuất hiện trên sắc kí đồ vân tay của Zidanshen không có ở Danshen. Trong số ấy, một pic được xác định là α-lapachone, còn 2 pic kia không xác định được. Ở Danshen xuất hiện pic sau tanshinone IIA không có ở Zidanshen, được xác định là miltirone. 2 dược thảo này có 10 thành phần thân lipid phổ biến. Sự giống nhau của 2 sắc kí đồ chuẩn đối với 2 dược thảo trên là 0,902, tuy nhiên độ giống nhau của vân tay cho mỗi loại đối với sắc kí đồ chuẩn của chúng lại là 0,973 ở Zidanshen và 0,976 ở Danshen. Hàm lượng các thành phần thân lipid ở Zidanshen thấp hơn rất nhiều so với ở Danshen (P<0.01 hoặc P<0.05). Các kết quả chỉ ra rằng 2 loại dược thảo Trung Hoa trên không chỉ khác nhau về phổ NIR, mà chúng còn khác nhau cả về thành phần và hàm lượng các chất thân lipid. Phân tích phổ NIR giúp xác định nhóm (Danshen hoặc Zidanshen) nhanh chóng và chính xác. Kết quả phân tích trên hệ sắc kí lỏng siêu hiệu năng tích hợp với detector khối phổ thể hiện sự khác nhau của 2 dược liệu này cả về thành phần và hàm lượng của các chất thân lipid.

Nguyễn Đình Quân

51

SALVIA MILTIORRHIZA TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Jia và cs.

Phytochemistry, and Safety, Phytomedicine, 152871

Về dược thảo: Salvia miltiorrhiza (SM), một trong những loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền Trung Hoa, hiện đang thu hút sự quan tâm cao với vai trò là liệu pháp thay thế trong kiểm soát bệnh đái tháo đường. Bài tổng quan này nhằm cung cấp một góc nhìn toàn vẹn đối với SM về phương diện thành phần hóa học, tác dụng dược lý đối với bệnh đái tháo đường và các biến chứng của nó, cũng như về tính an toàn của dược thảo.

Phương pháp: Quá trình tìm hiểu thông tin tường tận liên quan tới SM và đái tháo đường được tiến hành tới cuối 2017, sử dụng PubMed, Cơ sở Kiến thức Quốc gia Trung Hoa, Thư viện Khoa học và Kĩ thuật Quốc gia Trung Hoa, Cơ sở dữ liệu của các bài báo Khoa học và Kĩ thuật Trung Hoa và cơ sở dữ liệu của Web Khoa học. Quá trình tìm kiếm dựa vào các từ khóa sắp xếp theo các tổ hợp khác nhau trong tiêu đề và abstract: Salvia miltiorrhiza, đái tháo đường, béo phì, hóa thực vật, dược học và tính an toàn. Khoảng 200 bài báo nghiên cứu đã được tham khảo.

Kết quả: SM có hoạt tính chống đái tháo đường qua việc điều trị các bệnh động-tĩnh mạch và mao mạch (Biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ) trong các thí nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng, thông qua việc cải thiện sự hằng định nội môi oxi hóa khử (redox homeostasis) và ức chế apoptosis và viêm nhờ vào điều chỉnh con đường phát tín hiệu của Wnt/β-catenin, TSP-1/TGF-β1/STAT3, JNK/PI3K/Akt, thụ thể kinin B2-Akt-GSK-3β, AMPKβ/PGC-1α/Sirt3, Akt/AMPK, TXNIP/NLRP3, TGF-β1/NF-κB, thụ thể mineralocorticoid /Na+/K+-ATPase, AGEs/RAGE, Nrf2/Keap1, CaMKKβ/AMPK, AMPK/ACC, IRS-1/PI3K, điều tiết kênh K+- Ca2+ cũng như kiểm soát ảnh hưởng của VEGF, NOS, AGEs, biểu hiện PPAR và sự kết tập hIAPP. Hoạt tính chống đái tháo đường của thảo dược này có thể liên quan tới đặc tính của nó trong Y học cổ truyền là cải thiện tuần hoàn máu và giảm bớt sự ứ máu (tạo huyết khối). Thành phần chính của SM bao gồm các acid salvianolic và các diterpenoid tanshinon, đã được nghiên cứu tương đối đầy đủ trên các động vật mắc đái tháo đường. Các nghiên cứu về độc tính cấp cũng như độc tính bán cấp cho thấy SM được dung nạp tốt.

Kết luận: SM hứa hẹn là một liệu pháp mới cho việc ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường cũng như các biến chứng qua việc nghiên cứu tập trung về xác định các hợp chất và các cao phân đoạn có tiềm năng chống đái tháo đường, cũng như việc khám phá về cơ chế nền tảng của dược thảo này. Các thí nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng về hoạt tính chống đái tháo đường và độ an toàn của SM vẫn cần được tiến hành để có thể đưa ra thêm nhiều hơn các bằng chứng khoa học.

Nguyễn Đình Quân

52

PHÂN TÍCH HÓA HC RỄ VÀ THÂN RỄ DƯỢC LIỆU ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZAE )

Pang H và cs.

Molecules, 2016;21(1):51

Rễ và thân rễ dược liệu đan sâm (tên gọi là Danshen) là một trong những loại thuốc y học cổ truyền phổ biến nhất của Trung Quốc. Gần đây, khoa học ngày càng quan tâm đến dược liệu này vì tác dụng sinh học đáng chú ý của nó, như thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ huyết khối và giải nhiệt. Tổng quan này tóm tắt những tiến bộ trong phân tích hóa học của đan sâm và các chế phẩm của nó kể từ năm 2009. Các phương pháp hiện đại đã được thiết lập và áp dụng như quang phổ, sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí, sắc ký lỏng (LC), sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS), điện di mao quản, điện hóa và phân tích sinh học. Đặc biệt là việc phân tích các polysaccharid trong đan sâm lần đầu tiên được thảo luận. Một số đề xuất cũng được đưa ra để kiểm soát hiệu quả chất lượng dược liệu đan sâm

Nguyễn Thị Hằng

53

PHÂN TÍCH BỐN THÀNH PHẦN TANSHINON TRONG SALVIA MILTIORRHIZA BẰNG UFLC-MS/MS SAU KHI CHIẾT CÓ HỖ TRỢ SIÊU ÂM

Zhang S và cs.

J Chromatogr B Analyt Technol Biomed Life Sci. 2016; 1017-1018:204-210

Một phương pháp sắc ký lỏng cực nhanh và nhạy, sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối phổ khối lượng tandem (UFLC-MS / MS) đã được phát triển để định lượng đồng thời bốn thành phần tanshion đặc trưng trong đan sâm sau khi chiết có hỗ trợ siêu âm bao gồm tanshinon IIA, cryptotanshinon, tanshinon I và dihydrotanshinon. Bằng cách sử dụng cột C18, bốn chất phân tích được phân tách bằng cách rửa giải với dung môi acetonitril và nước (gradient) đều chứa acid formic 0,1% với tốc độ dòng 0,3 mL/phút. Chế độ phân tích đa kênh (MRM) được sử dụng để định lượng, và phương pháp ghi nhận phụ thuộc vào thông tin (IDA) được sử dụng để kích hoạt sự quét gia tăng ion thành phẩm (IDA) cho việc định danh đặc điểm bổ sung trong nghiên cứu định tính. Đường chuẩn cho thấy độ tuyến tính tốt với các hệ số tương quan (r) cao hơn 0,9990. Phương pháp cho thấy độ nhạy cao với các giới hạn phát hiện (LOD) và định lượng (LOQ) lần lượt dưới 0,0002 ng/mL và 0,0008 ng/mL, cũng như độ chính xác và độ lặp lại cao. Độ thu hồi trung bình của bốn chất phân tích dao động từ 92,5% đến 106,2% với độ lệch chuẩn tương đối (RSD) thấp hơn 14,59%. Ứng dụng phương pháp đã phát triển để đánh giá 32 lô mẫu S. miltiorrhizae cho thấy tổng hàm lượng của bốn chất phân tích trong tất cả các mẫu nằm trong khoảng 2,258 ~ 52,342 mg/g. Kỹ thuật chiết xuất có hỗ trợ siêu âm cần một lượng mẫu nhỏ và thời gian ngắn nhưng cho hiệu quả chiết cao. Kết hợp với phương pháp UFLC-MS / MS ở chế độ MRM-IDA-EPI, nhiều thành phần phức tạp khác có thể được phân tích đồng thời và định lượng trong một lần chạy.

Nguyễn Thị Hằng

54

SINH TỔNG HỢP CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA SALVIA MILTIORRHIZA VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC HIỆN ĐẠI ĐỂ SẢN XUẤT CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC

Xu Y et al

Biotechnology & Biotechnological Equipment 2018, 33(6). DOI: 10.1080/13102818.2018.1532318

Tổng quan này đề cập đến các tiến bộ trong quá trình sinh tổng hợp và điều hòa tanshinon và acid salvianolic cũng như triển vọng và thách thức để sản xuất các hợp chất đó thông qua các kỹ thuật công nghệ sinh học. Tanshinon (lipophilic diterpenoids) và acid salvianolic (acid hydrophilic phenolic) là sản phẩm tự nhiên có giá trị từ đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) với hiệu quả lâm sàng để điều trị bệnh tim mạnh, có tiềm năng ứng dụng trong điều trị ung thư và các bệnh gây rối loạn khác. Tầm quan trọng của các chất hoạt tính sinh học từ S. miltiorrhiza đã truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu khám phá ra cơ chế sinh tổng hợp nhằm thúc đẩy sản xuất các hợp chất này. Việc tính toán và so sánh các hệ gen và hệ phiên mã đã được sử dụng để phân tích một số chuỗi gen, các yếu tố phiên mã và micro RNA liên quan đến sinh tổng hợp và điều chỉnh tanshinone và acid salvianolic. Đồng thời, nuôi cấy tế bào và mô thực vật, cây chuyển gen, vi sinh vật biến đổi gen và kỹ thuật chuyển hoá đã được sử dụng để tổng hợp tất cả các hợp chất này.

Nguyễn Thị Thúy

55

EG VÀ ABA KÍCH HOẠT SỰ TÍCH LŨY METHYL JASMONATE ĐỂ TẠO RA CON ĐƯỜNG MEP VÀ TĂNG SẢN XUẤT TANSHINON TRONG RỄ TƠ ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA)

Yang DF và cs..

Physiol Plant, 2012, 146(2):173-83

Tanshinon, là một nhóm các hoạt chất trong đan sâm (Salvia miltiorrhiza), có nguồn gốc từ ít nhất hai con đường sinh tổng hợp, đó là con đường mevalonat (MVA) trong bào tương và con đường 2-C-methyl-d-erythritol-4-phosphat (MEP) trong Lục lạp. Acid abscisic (ABA) và methyl jasmonat (MJ) là hai hormon thực vật nổi tiếng được tạo ra do sự bất lợi về nước. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của polyethylen glycol (PEG), ABA và MJ đối với việc sản sinh tanshinon ở rễ tơ S. miltiorrhiza đã được tiến hành và vai trò của MJ trong sản sinh tanshinon do PEG và ABA gây ra đã được làm rõ hơn. Kết quả cho thấy sản xuất tanshinon được tăng cường đáng kể bằng các phương pháp xử lý với PEG, ABA và MJ. Nồng độ mRNA của 3-hydroxy-3-methylglutaryl co-enzym A reductase (HMGR), 1-deoxy-d-xylulose 5-phosphate reductoisomerase (DXR) và 1-deoxy-d-xylulose 5-phosphate synthase (DXS) cũng như các hoạt tính enzym của HMGR và DXS đã được kích thích bởi cả ba phương pháp xử lý. PEG và ABA kích hoạt tích lũy MJ. Tác dụng của PEG và ABA đối với việc sản xuất tanshinon đã bị loại bỏ hoàn toàn bởi chất ức chế sinh tổng hợp ABA [tungstate (TUN)] và chất ức chế sinh tổng hợp MJ [ibuprofen (IBU)], trong khi tác dụng của MJ hầu như không bị ảnh hưởng bởi TUN. Ngoài ra, việc sản xuất tanshinon do MJ gây ra đã bị loại bỏ hoàn toàn bởi chất ức chế con đường MEP [fosmidomycin (FOS)], nhưng chỉ bị hãm lại một phần bởi chất ức chế con đường MVA [mevinolin (MEV)]. Kết luận, một mô hình chuyển đổi tín hiệu đã được đề xuất cho rằng ứng dụng các chất ngoại sinh như PEG và ABA đã kích hoạt sự tích lũy MJ nội sinh bằng cách kích hoạt con đường truyền tín hiệu ABA để kích thích sản xuất tanshinon, trong khi MJ ngoại sinh có thể tác động trực tiếp tạo ra tanshinon chủ yếu thông qua con đường MEP trong rễ tơ của S. miltiorrhiza.

Nguyễn Thị Thúy

56

CHẤT CẢM ỨNG THIDIAZURON ẢNH HƯỞNG LÊN QUÁ TRÌNH NHÂN GIỐNG CỦA ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) THÔNG QUA PHÁT SINH CƠ QUAN IN VITRO VÀ HOẠT CHẤT CỦA CÂY TÁI SINH

Kang-Lun Tsai và cs.

Acta Physiologiae Plantarum, 2016, 38:29

Một hệ thống vi nhân giống hiệu quả mẫu mô lá đã được xây dựng cho một loại thảo dược cao cấp của Trung Quốc, đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge). Một sự phát sinh hình thái cao đã được tìm thấy trong các mẫu lá nuôi cấy, và chỉ ra bốn loại phát sinh hình thái in vitro, bao gồm phát sinh rễ trực tiếp, phát sinh rễ gián tiếp, phát sinh chồi trực tiếp và phát sinh chồi gián tiếp. Đối với phát sinh cơ quan trực tiếp, số lượng chồi cao hơn đáng kể đã được tạo ra với 0,1 hoặc 0,5 mg/L TDZ và số lượng rễ cao hơn đáng kể đã được tạo ra ở công thức không có chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Trong quá trình phát sinh cơ quan gián tiếp, tỷ lệ NAA:BA cho thấy hiệu quả rõ rệt và tuân theo nguyên tắc phổ biến trong nuôi cấy in vitro rằng tỷ lệ cao hơn thúc đẩy sự ra rễ và tỷ lệ thấp hơn thúc đẩy sự hình thành chồi từ mô sẹo. Nói chung, ở đan sâm việc áp dụng TDZ có thể tăng hiệu quả phản ứng bao gồm hình thành chồi trực tiếp và gián tiếp và cả quá trình phát sinh mô sẹo khi kết hợp với 2,4-D. Trong quá trình hình thành mô sẹo, 16 dòng mô sẹo đã được tạo ra và duy trì, và sự khác biệt đáng kể về tốc độ tăng sinh và khả năng tái biệt hoá đã được tìm thấy giữa một số dòng mô sẹo. Do đó, nó có thể thúc đẩy hiệu quả của con đường tái sinh bằng cách chọn các dòng callus thích hợp. Theo các kết quả này, một quy trình hai bước thông qua hình thành chồi trực tiếp và một quy trình bốn bước khác thông qua quá trình hình thành chồi gián tiếp đã được phát triển để thu được các cây con tái sinh. Các yêu cầu và đặc điểm của hai quy trình tái sinh này được so sánh kỹ lưỡng, và có được những ưu điểm và ứng dụng của nó. Cuối cùng, các cây tái sinh có tỷ lệ sống 100% sau 45 ngày thích nghi. Thành phần hóa học của cây tái sinh được chứng minh bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao và dịch chiết của rễ chứa tất cả các thành phần dược liệu chính, bao gồm acid salvianolic B, dihydrotanshinon I, cryptotanshinon, tanshinon I và tanshinon IIA. Hệ thống nuôi cấy in vitro được thiết lập trong nghiên cứu này có nhiều khía cạnh ứng dụng khác nhau bao gồm nhân giống đại trà và sản xuất tanshinon. Nó có thể cung cấp một mô hình hiệu quả để nghiên cứu sâu hơn về cơ chế phát sinh cơ quan ở S. miltiorrhiza, đặc biệt là sự hình thành trực tiếp các bào quan từ mẫu lá mà không cần bổ sung chất điều hoà sinh trưởng ngoại sinh.

Trần Văn Lộc

57

NHÂN SINH KHỐI NHIỄM SẮC THỂ TỨ BỘI VÀ SẢN XUẤT DIHYDROTANSHINON I TỪ CÂY ĐAN SÂM, MỘT CÂY DƯỢC LIỆU CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC

Chen EG et al

Molecules 2018, 23(12), 3106

Theo Shen Nong Materia Medica, rễ cây đan sâm Trung Quốc (Salvia miltiorrhiza Bunge) được coi là vị thuốc hàng đầu của Trung Quốc từ cách đây hai ngàn năm. Mục đích của nghiên cứu này là phát triển một phương pháp dễ dàng và đáng tin cậy để thu được các cây tứ bội (cây 4x) thông qua phát sinh cơ quan trực tiếp từ việc sản sinh thidiazuron nhờ sử dụng colchicine. Các cây 4x thu được cho thấy các đặc điểm nông học được tăng cường đáng kể, bao gồm kích thước của khí khổng, lá chét, phấn hoa và hạt cũng như chiều dài chồi, đường kính rễ, số lượng lá và trọng lượng tươi của cây. Ngoài ra, tỷ lệ chiều dài và chiều rộng giảm rõ rệt ở các bộ phận của cây 4x, bao gồm khí khổng, lá chét, phấn hoa, hạt và rễ. Trạng thái đa bội 4x của cây ổn định đã được chứng minh thông qua việc đánh giá các chỉ số chọn lọc cũng như mức độ đa bội ở các mẫu thế hệ thứ 10 và cả trên cây con 4x thu được bằng hình thức tự thụ phấn. Các hợp chất hoạt tính sinh học chính, acid salvianolic B, tanshinon I, tanshinon IIA, dihydrotanshinon I và cryptotanshinon, cũng như tanshinon tổng số được xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Nồng độ của dihydrotanshinon I và tanshinon tổng số trong dịch chiết từ ​​rễ của cây 4x cao hơn đáng kể khi so sánh với cây 2x. Nghiên cứu này đã phát triển một hệ thống đơn giản và hiệu quả để tạo ra và cấy chuyển thể tứ bội có mức độ bội thể ổn định, tăng cường các đặc tính tăng trưởng cũng như hàm lượng dihydrotanshinon I trong rễ của S. miltiorrhiza.

Trần Văn Lộc, Trần Văn Thắng

58

TẠO DÒNG PHÂN TỬ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA HAI GEN TỔNG HỢP 1-DEOXY-D-XYLULOSE-5-PHOSPHATE LIÊN QUAN ĐẾN SINH TỔNG HỢP TANSHINONE Ở ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA)

Zhou W và cs.

Mol Breeding. 2016; 36: 124–136

Sự tổng hợp các diterpenoid tanshinon, một số hoạt chất chính của rễ đan sâm (Salvia miltiorrhiza), bắt đầu trong lục lạp từ con đường methylerythritol 4-phosphate (MEP). 1-Deoxy-d-xylulose-5-phosphate synthase (DXS) xúc tác bước đầu tiên của con đường MEP và được coi là một enzyme giới hạn tỉ lệ quan trọng. Để xác nhận chức năng của gen DXS, trong nghiên cứu này, hai đồng phân của DXS (SmDXS1 và SmDXS2) đã được phân lập bằng cách nhân nhanh các đầu DNA từ lá của S. miltiorrhiza. Các phân tích tin sinh chỉ ra rằng hai SmDXS có tính tương đồng cao với các DXS thực vật khác. Phân tích mô hình biểu hiện gen trong mô đan sâm cho thấy SmDXS1 và SmDXS2 có biểu hiện khác biệt nhau. SmDXS1 được thể hiện trong tất cả các mô được phân tích; biểu hiện cao nhất được quan sát thấy ở lá, tiếp theo là thân cây, với biểu hiện yếu ở rễ. Ngược lại, SmDXS2 phiên mã được phát hiện chủ yếu trong rễ, nhưng rất yếu. Phân tích khu trú dưới tế bào cho thấy SmDXS1 và SmDXS2 đều được khu trú trong lục lạp. Chuyển gen thông qua Agrobacterium đã được sử dụng để tạo ra các dòng rễ tơ chuyển gen và năng suất tanshinone được đánh giá bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. So với đối chứng, sự biểu hiện quá mức của SmDXS1 và SmDXS2 đã tăng cường đáng kể sự tích lũy tanshinone trong rễ chuyển gen, trong khi chỉ điều chỉnh giảm SmDXS2 dẫn đến giảm đáng kể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, SmDXS2 là một gen giới hạn tỷ lệ quan trọng trong con đường MEP liên quan đến sinh tổng hợp tanshinon và có thể là mục tiêu điều tiết hiệu quả để kiểm soát sự tích lũy tanshinon trong nuôi cấy rễ tơ cây S. miltiorrhiza.

Trần Văn Lộc

59

CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU KIỂM SOÁT SỰ PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA CÁC THÀNH PHẦN

CÓ HOẠT TÍNH TRONG CÂY ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE) Ở TRUNG QUỐC

Zhang C  và cs.

Scientific Reports, (2019) 9:904

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân bố không gian địa lý của các chất chuyển hóa thứ cấp và gây ra sự di thực theo địa lý của thực vật. Chúng tôi đã trồng các cây giống cùng loài ở mười tám vùng sinh thái dọc theo các vĩ độ khác nhau ở phía đông và phía tây Trung Quốc, để khám phá sự điều chỉnh của các yếu tố đa khí hậu lên sự tích lũy thành phần hoạt chất ở đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge). Mối tương quan giữa sáu thành phần hoạt chất và mười yếu tố khí hậu đã được nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ của chúng. Chúng tôi thấy rằng các yếu tố khí hậu không chỉ điều chỉnh hàm lượng hoạt chất mà còn ảnh hưởng rõ rệt đến thành phần của chúng và dẫn đến sự phân bố không gian địa lý cụ thể của các hoạt chất này ở Trung Quốc. Các yếu tố khí hậu chính bao gồm nhiệt độ không khí, lượng mưa, áp suất hơi trong khí quyển và thời gian chiếu sáng của mặt trời. Sự nóng lên trong tương lai ở các vùng vĩ độ cao có thể khiến khu vực trồng tiếp tục mở rộng về phía bắc phù hợp với S. miltiorrhiza. Không nên bỏ qua ảnh hưởng của điều kiện khí hậu khắc nghiệt đối với các hoạt chất. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể giúp người dân lựa chọn một cách khoa học các vùng canh tác phù hợp trong tương lai. Hơn nữa, nghiên cứu này bổ sung một ý tưởng mới nhằm khám phá các phản ứng trao đổi chất thứ cấp trong cây thuốc đối với thay đổi của các yếu tố sinh thái.

Đinh Thị Thu Trang

60

RỄ TÓC CÂY SALVIA CASTANEA CHỐNG CHỊU THIẾU HỤT PHOSPHAT TỐT HƠN SO VỚI RỄ TÓC CÂY SALVIA MILTIORRHIZA DỰA TRÊN SỰ TRAO ĐỔI CHẤT THỨ CẤP VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA

Liu L và cs.

Molecules 2018, 23(5):1132

Salvia miltiorrhiza là cây thuốc truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc được sử dụng để điều trị bệnh tim. Salvia castanea là sản phẩm thay thế cho S. miltiorrhiza trong lĩnh vực dược phẩm. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thiếu phốt phát (Pi) có thể thúc đẩy sự tích lũy chuyển hóa thứ cấp trong thảo dược và đã xây dựng một chiến lược tiết kiệm nguồn Pi đồng thời tăng sản lượng các hoạt chất trong thảo dược. Trong nghiên cứu này, rễ tóc của S. miltiorrhiza và S. castanea được sử dụng để xác định cơ chế phản ứng thiếu hụt Pi của hai loài Salvia này. Kết quả cho thấy thiếu Pi làm tăng sự tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp đặc biệt, chẳng hạn như acid phenolic và tanshinon, mà nguyên nhân là do mức độ biểu hiện của các gen enzyme chìa khoá. Ngoài ra, thiếu Pi thúc đẩy hoạt động chống oxy hóa ở hai loài Salvia này. Dữ liệu chứng minh rằng thiếu Pi làm tăng chất lượng của dược liệu trong cây. Rễ tóc cây S. castanea thích nghi với tình trạng thiếu Pi tốt hơn so với S. miltiorrhiza về sinh khối, chuyển hóa thứ cấp và hoạt động chống oxy hóa. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về chọn giống cây dược liệu thích nghi tốt hơn với tình trạng thiếu Pi, có thể làm tăng năng suất của các hoạt chất trong thảo dược và tiết kiệm nguồn Pi.

Đinh Thị Thu Trang

61

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA HIỆU QUẢ CỦA CAC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG Ở ĐẤT QUANH VÙNG RỄ VÀ CHẤT LƯỢNG RỄ ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA)

Shen X-F và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2016;41(7):1212-1217

Để điều tra hàm lượng và sự phân bố của nguyên tố trong đất quanh vùng rễ tại khu vực trồng Salvia miltiorrhiza Bunge, thành phần của các nguyên tố sẵn có (N, P, K, B, Cu, Zn, Fe, Mn) trong 26 mẫu đất đã được phân tích và đánh giá. Kết quả cho thấy hàm lượng P và Fe có sẵn rất phong phú, đất giàu K, Cu và Zn, hàm lượng N và Mn có sẵn thiếu, B có sẵn rất thiếu ở tất cả các khu vực đang phát triển của S. miltiorrhiza của tám tỉnh ở Trung Quốc. Phân tích tương quan cho thấy hàm lượng của tám nguyên tố tương quan ở mức độ khác nhau. Phân tích hồi quy từng phần giữa hàm lượng của các nguyên tố trong đất trồng và mười loại hoạt chất của dược liệu đan sâm (Salviae Miltiorrhizae Radix et Rhizoma) đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ phân bố của N, B, Mn và Fe là các yếu tố quan trọng đóng vai trò lớn tới chất lượng của đan sâm; các nguyên tố khác không cho thấy ý nghĩa thống kê. Các chế độ bón phân được khuyến cáo sử dụng phân bón N, B và Mn nên được kiểm soát theo các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của S. miltiorrhiza và phân P nên được giảm ở tất cả các khu vực trồng S. miltiorrhiza.

Đinh Thị Thu Trang

62

ÁNH SÁNG XANH LÀM GIẢM HÀM LƯỢNG TANSHINON IIA TRONG RỄ TƠ CỦA CÂY SALVIA MILTIORRHIZA  THÔNG QUA ĐIỀU HÒA GEN

Chen IJ và cs.

J Photochem Photobiol B. 2018; 183:164-171

Ảnh hưởng của đèn điốt (LED) đối với việc sản xuất các chất chuyển hóa thứ cấp trong cây dược liệu và rễ tơ đang được chú ý nhiều. Rễ và thân rễ của dược liệu truyền thống Trung Quốc Salvia miltiorrhiza Bunge được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Các thành phần chính là tanshinon lipid hoà tan và acid phenolic ưa nước. Hơn nữa, nuôi cấy rễ tơ cây S. miltiorrhiza đã được sử dụng trong nghiên cứu giá trị của các chất chuyển hóa thứ cấp có nguồn gốc thực vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đánh giá ảnh hưởng của đèn LED với sự kết hợp các bước sóng khác nhau đối với hàm lượng của các thành phần chính trong rễ tơ của S. miltiorrhiza. Hàm lượng Tanshinon IIA (TSIIA) trong rễ tơ đã giảm đáng kể với tất cả các bước sóng có ánh sáng xanh > 60% và thấp hơn 9 lần với thời gian chiếu sáng bằng đèn LED thay đổi từ 1 tuần đến 3 tuần. Các gen HMGR, DXS2, DXR, GGPPS, CPS và CYP76AH1 liên quan đến con đường sinh tổng hợp tanshinon đã bị điều khiển giảm bởi ánh sáng xanh. Hơn nữa, chất lượng ánh sáng có tác dụng khác nhau đối với sự tích lũy axit phenolic trong rễ của S. miltiorrhiza. Xử lý ánh sáng ở các bước sóng 6R3B, 6B3IR, 7RGB và 2R6BUV trong 3 tuần có thể làm tăng hàm lượng axit rosmarinic (RA) một chút nhưng không làm tăng hàm lượng axit B (SAB). Hàm lượng chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau có thể được điều chỉnh bởi các sự kết hợp bước sóng khác nhau của đèn LED. Ánh sáng xanh có thể làm giảm hàm lượng TSIIA trong rễ của S. miltiorrhiza thông qua điều khiển gen.

Đinh Thị Thu Trang

63

ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG NI TƠ VÀ PHỐT PHO ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT CỦA SALVIA MILTIORRHIZA

Xia GH và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2016; 41(22):4175-4182

Các chỉ số sinh trưởng, khối lượng rễ khô và hàm lượng các thành phần hoạt chất đã được đánh giá trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau từ việc lấy mẫu S. miltiorrhiza thí nghiệm là các cây con Salvia miltiorrhiza hàng năm, sử dụng thiết kế hồi quy tối ưu "3414" do Bộ Nông nghiệp khuyến nghị và thường xuyên tưới bằng dung dịch dinh dưỡng. Thí nghiệm chậu vại đã được áp dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ nitơ và phốt pho khác nhau đến sự sinh trưởng, tích lũy chất khô và tích lũy các thành phần hoạt chất của S. miltiorrhiza, nhằm xác định phương pháp bón phân thích hợp với tỷ lệ nitơ và phốt pho phù hợp cho sản xuất và chất lượng của S. miltiorrhiza. Các kết quả chỉ ra như sau:

1. Nồng độ phân đạm cao có lợi cho sự tích lũy chất khô, các bộ phận trên mặt đất của S. miltiorrhiza và phân bón nitơ nồng độ thấp đã chuyển sự tích lũy chất khô xuống các bộ phận dưới mặt đất và N1P1 có thể được chuyển hóa trước thời gian;

2. Phân tích hồi quy cho thấy trong giai đoạn tăng trưởng sớm (trước tháng 7), chúng ta có thể sử dụng nitơ và phốt pho dạng phân đơn ở nồng độ tương ứng là 1,521 và 0,355 g L⁻¹ để thúc đẩy sự phát triển của S. miltiorrhiza và ở nồng độ lần lượt là 2,281 và 0,710 g • L⁻¹ để thúc đẩy sự tích lũy chất khô của rễ (sau giữa tháng 8);

3. Năm thành phần hoạt chất của S. miltiorrhiza giảm khi tăng nồng độ phân đạm và tăng khi tăng nồng độ phân lân. Phân đạm, phân lân theo tỷ lệ N-P = 2:3 phù hợp hơn cho việc tích lũy axit salvianolic, tỷ lệ N-P = 1:2 phù hợp hơn cho việc tích lũy tanshinon.

Nguyễn Xuân Nam

64

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP SƠ CHẾ KHÁC NHAU ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA DƯỢC LIỆU RỄ CỦ ĐAN SÂM (SALVIA MILTIORRHIZA) Ở SƠN ĐÔNG

Zhao ZG và cs.
Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2014; 39(8):1396-400

Trong bài báo này, hàm lượng acid rosmarinic, acid salvianolic B, crytotanshinon, tanshinon II (A) trong các mẫu rễ củ đan sâm khác nhau đã qua chế biến ban đầu được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Các phương pháp chế biến khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến bốn hoạt chất trong dược liệu rễ củ đan sâm. Phương pháp phơi nắng làm giảm hàm lượng hoạt chất crytotanshinon, tanshinon II (A) và acid rosmarinic, để toàn bộ mẫu tốt hơn là cắt thành các đoạn. Phương pháp sấy khô có ảnh hưởng lớn đến các thành phần hòa tan trong nước, nhiệt độ cao (80 - 100 độ C) có thể dễ dàng làm mất lượng lớn hàm lượng acid rosmarinic và acid salvianolic B. Phương pháp chế biến truyền thống “fahan”: rất phức tạp, hàm lượng của axit rosmarinic giảm, crytotanshinon và tanshinon II (A) tăng, và không có sự khác biệt của acid salvianolic B sau khi chế biến. Phơi khô trong bóng râm và sấy trong điều kiện nhiệt độ thấp (40-60 độ C) đều thể hiện hiệu quả trong việc giữ lại các hoạt chất của dược liệu rễ củ đan sâm và không có sự khác biệt giữa các mẫu nguyên và mẫu cắt thành đoạn. Do đó, xem xét toàn diện hàm lượng hoạt chất trong dược liệu rễ củ đan sâm và chi phí chế biến, v.v., phương pháp phơi khô trong bóng râm hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (40-60 độ C) là các phương pháp sơ chế phù hợp nhất.

Nguyễn Xuân Nam

65

ZHONGDANYAOZHI No.1 VÀ ZHONGDANYAOZHI No.2 LÀ CÁC GIỐNG ĐAN SÂM LAI (SALVIA MILTIORRHIZACHO NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT CAO

Chen M và cs.

PLoS One, 2016, 11(9)

Cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) là một cây thuốc quan trọng được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch. Phương pháp lai cùng loài giữa 1 dòng bất dục đực với các dòng cùng loài được thực hiện trong 39 cặp lai F1 đã thu được các giống  Zhongdanyaozhi No. 1” (ZD1) và “Zhongdanyaozhi No. 2” (ZD2). Trong năm 2012 và 2013 tại Bắc Kinh đã kiểm tra và so sánh 2 giống này với 3 giống đã được chấp nhận rộng rãi là: SDCK, SXCK và HNCK từ các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây và Hà Nam. Năng suất của ZD1 và ZD2 vượt hơn 3 giống CK lần lượt là: 48,2% và 39,2%; Các thành phần của hai giống lai này tương tự so với đối chứng mặc dù hàm lượng của một số hợp chất có sự thay đổi. Hàm lượng của acid Salvianolic B và tanshinon II A của cả ZD1 và ZD2 đều đáp ứng yêu cầu của Dược Điển Trung Quốc. Các kết quả trước đây cho thấy không có lợi thế rõ ràng hơn so với ba giống CK, trong khi các kết quả về sau cho thấy hàm lượng Tanshinon II A cao hơn 29,6% so với ba giống CK. Tóm lại, ZD1 là giống có năng suất cao và có dạng rễ to thích hợp cho thuốc sắc, trong khi ZD2 phù hợp để chiết xuất hoạt chất đặc biệt là hợp chất lipophilic. ZD1 và ZD2 là những giống đầu tiên được công bố tạo được từ phương pháp lai đan sâm.

Trần Thị Trang

66

ẢNH HƯỞNG CỦA LA3+ TỚI SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY GIỐNG ĐAN SÂM

Sun Q và cs.

Journal of Rare Earths, 2018, 36(8): 898-902

Mục đích của nghiên cứu này để xác định ảnh hưởng của dung dịch La3+ đối với sự nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con đan sâm. Các nồng độ khác nhau của La3+ đã được sử dụng để xử lý hạt giống bằng cách ngâm qua đó xác định nồng độ nào là phù hợp nhất cho sự phát triển của đan sâm. Kết quả cho thấy nồng độ La3+ thấp làm tăng tỷ lệ nảy mầm và khả năng nảy mầm của hạt đan sâm và đạt mức cao nhất khi nồng độ dung dịch La3+ là 30mg/L, chỉ số nảy mầm và chỉ số cây có sức sống là cao nhất ở nồng độ 20mg/L, và nó cũng có thể làm tăng hàm lượng đường hòa tan, protein hòa tan và diệp lục. Trong khi đó, hoạt động của hệ thống enzym chống oxy hóa (CAT và SOD) được cải thiện, do đó khả năng quang hợp và sức đề kháng của cây được tăng cường. Ngược lại khi nồng độ La3+ cao, La3+ có thể ức chế sự phát triển của cây. Vì vậy, La3+ hiển thị "hiệu ứng kích thích ở liều lượng nhỏ" đối với sự tăng trưởng của đan sâm.

Trần Thị Trang

67

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN LÂN VÀ KALI Ở CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG KHÁC NHAU LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RỄ VÀ CÁC HỢP CHẤT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA ĐAN SÂM

Lilan L và cs.

Australian Journal of Crop Science, 2013, 7(10)

Rễ khô của đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) được sử dụng trong y học Trung Quốc hơn 2000 năm để điều trị bệnh tim mạch và cải thiện chức năng miễn dịch. Các sản phẩm từ đan sâm đã được ưa chuộng ở Châu Á, Châu Âu, bắc Mỹ, Châu Phi và Nga. Do đó, tăng năng suất và chất lượng đan sâm là một mối quan tâm lớn trên thế giới. Chúng tôi tiến hành 1 thí nghiệm 2 năm trong nhà kính để nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân phốt pho (P) và Kali (K) ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau lên sự phát triển của rễ và sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học trong đan sâm. Thí nghiệm có 8 công thức, bao gồm 4 công thức cho mỗi loại phân bón P và K. Công thức P2 giúp tăng cường sự phát triển của rễ (chiều dài rễ [RL] 43,6 cm; đường kính rễ [RD] 14,4 mm; số rễ [RN] 15,5; trọng lượng chồi khô [SDW] 13,82 g/cây; trọng lượng rễ khô [RDW] 15,77g/ cây; và tổng trọng lượng khô của cây [TPDW] 29,59g/ cây) và tích lũy các hợp chất có hoạt tính sinh học (danshensu [DSS] 0,055%; acid salvianolic B [SAB] 4.50%; crytotanshion [CTS] 0.056%; tanshinon II A [TSIIA] 0,127%; và tanshinon tổng số [TTS] 0,226%) so với các công thức cho P khác. Công thức K4 cho thấy sự cải thiện sinh trưởng của rễ (RL 45,9 cm; RD 11,2 mm; RN 17,8; SDW 14,96 g/cây; RDW 16,8g/cây; và TPDW 31,76 g/cây) và các hoạt chất có hoạt tính sinh học (DSS 0,52% và SAB 4,13%) so với các công thức cho K khác. Ngược lại, một ảnh hưởng tiêu cực đã được quan sát thấy trong việc tích lũy CTS (0,039%), TSIIA (0,055%), và TTS (0,139%). Nồng độ CTS (0,052%), TSIIA (0,114%), và TTS (0,213%) tăng đáng kể ở công thức K1 so với các công thức K khác. Tổng năng suất DSS, SAB, CTS, TSIIA, và TTS cao nhất ở công thức P2 tương ứng là 8,61; 709,3; 8,87; 19,98; 35,68 mg/ cây và ở công thức K4 tương ứng là 8,41; 693,2; 6,49; 9.18 và 23,42 mg/ cây. Các chỉ tiêu này thấp nhất ở công thức P4 tương ứng là 2,78; 169,7; 1,96; 3,59 và 7,48 mg/ cây, và ở công thức K3 tương ứng là 2,95; 194,5; 2,61, 5,08 và 10,17  mg/ cây.

Trần Thị Trang

68

ẢNH HƯỞNG CỦA CADIMI TRONG ĐẤT ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA THỨ CẤP VÀ SỰ HẤP THU KIM LOẠI TRONG CÂY ĐAN SÂM

Li X et al.

Toxicological & environmental chemistry, 2013 95(9):1525-1538

Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Cd khác nhau trong đất (đối chứng, 0,5; 1,0; 1,5 và 2,0 mg/kg) lên đan sâm. Sự tăng trưởng của đan sâm đã được kiểm tra ở 90 và 120 ngày, trong khi các hoạt chất được kiểm tra ở 0, 30, 60, 90 và 120 ngày; sự hấp thu Cd được đo ở 0, 90 và 120 ngày. Dữ liệu sinh khối chỉ ra rằng nồng độ Cd cao có thể kích thích sự tích lũy sinh khối sau một thời gian dài xử lý. Hàm lượng Cd ở phần trên và dưới mặt đất là những phần tương ứng mạnh với Cd được chiết xuất bởi acid ethylen diamin tetraacetic (EDTA) và acid acetic. Hàm lượng Cd ở phần dưới mặt đất được kiểm soát tiếp cận các tiêu chuẩn Cd do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra sau 120 ngày. Hàm lượng Cd phần dưới mặt đất của đan sâm có nồng độ 0,5 mg kg-1 vượt quá tiêu chuẩn Cd sau khi được trồng 90 và 120 ngày. Sự tích tụ của các thành phần thủy phân trên mặt đất xuất hiện muộn hơn so với phần dưới mặt đất. Với thời gian lâu hơn, Cd cao đã thúc đẩy sự tích lũy các thành phần tan trong nước và liposol. Hàm lượng Cd ở các bộ phận dưới mặt đất cho thấy vẫn có nguy cơ vượt quá giới hạn Cd đối với đan sâm được trồng trong đất bị ô nhiễm Cd nồng độ thấp trong một thời gian dài.

Trần Thị Trang

69

ẢNH HƯỞNG CỦA PH ĐẤT ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA NẤM RỄ CỘNG SINH TRÊN CÂY ĐAN SÂM

Py  L et al.

China journal of Chines materia medical 2018,43(17):3460-3465

Bằng cách so sánh các ảnh hưởng của pH đất đến hiệu quả của nấm rễ cộng sinh trên cây đan sâm, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích hướng dẫn sử dụng nấm rễ cộng sinh trong canh tác cây đan sâm. Trong thí nghiệm này, cây đan sẩm xử lý cấy nấm và đối chứng không cấy nấm đã được trồng ở các pH đất khác nhau. Dữ liệu thu thập sau 60 ngày canh tác bao gồm tỷ lệ nhiễm nấm cộng sinh rễ, sinh khối và 3 thành phần hóa học được biết đến với tác dụng làm thuốc. Kết quả cho thấy Glomus veriforme có khả năng lây nhiễm nấm cho đan sâm (F> 94.00%; M> 69.45%; m> 73.66%) và thúc đẩy sự phát triển của đan sâm ở pH đất 5-9. Sự đóng góp của nấm cộng sinh rễ tới sự phát triển của đan sâm là cao nhất khi trồng trong pH đất là 8. Sự sinh trưởng của cây với nấm cộng sinh rễ trong đất pH là 8 có sinh khối trên mặt đất gấp hơn 2 lần và sinh khối của rễ gấp 5 lần. Cây không cấy nấm phát triển tốt hơn trong điều kiện acid và trung tính, nhưng cây có cấy nấm phát triển tốt hơn trong điều kiện kiềm (pH=8). Kết quả này cho thấy nấm cộng sinh rễ có thể đóng một vai trò trong khả năng thích nghi của đan sâm với môi trường. Cấy nấm cộng sinh rễ làm tăng đáng kể sự tích tụ acid rosmarinic, acid salvianolic B và dihydrotanshinon lên 6,59,5,03 và 2,20 lần. Dựa trên kết quả của chúng tôi, đất kiềm (pH 8) là thích hợp nhất cho việc trồng đan sâm kết hợp với cấy nấm rễ cộng sinh G. versiforme.

Trần Thị Trang

70

NHẬN BIẾT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC GEN ENZYM SINH TỔNG HỢP FLAVONOID Ở ĐAN SÂM

Yuxing D et al.

Molecules 2018; 23(6): 1467

Flavonoid là một nhóm các chất chuyển hóa thứ cấp quan trọng có nhiều chức năng dược lý. Đan sâm là một loại thảo dược truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc với nhóm flavonoid đa dạng. Tuy nhiên, các gen enzyme sinh tổng hợp flavonoid ở đan sâm chưa được phân tích một cách hệ thống và toàn diện. Thông qua dự đoán trên toàn bộ bộ gen và tạo dòng phân tử, hai mươi sáu gen liên quan đến sinh tổng hợp flavonoid đã được xác định, trong đó có hai mươi gen là mới. Chúng thuộc chín họ có khả năng mã hóa tương ứng cho chalcon synthase (CHS), chalcon isomerase (CHI), flavone synthase (FNS), flavanon 3-hydroxylase (F3H), flavonoid 3′-hydroxylase (F3′H), flavonoid -hydroxylase (F3′5′H), flavonol synthase (FLS), dihydroflavonol 4-reductase (DFR) và anthocyanidin synthase (ANS). Từ việc phân tích các cấu trúc intron / exon, đặc điểm của protein suy diễn và mối quan hệ phát sinh cho thấy trình tự bảo thủ và biến đổi của các protein liên quan đến việc sinh tổng hợp flavonoid ở đan sâm và sự tương đồng của chúng với các loài thực vật khác. Những gen này cho thấy kiểu biểu hiện đặc hiệu đối với mẫu mô và phản ứng khác nhau với việc xử lý MeJA. Thông qua phân tích toàn diện và có hệ thống, mười bốn gen có khả năng mã hóa cho các enzym sinh tổng hợp flavonoid đã được xác định. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin có giá trị về con đường sinh tổng hợp flavonoid trong cây thuốc.

                                                                            Hoàng Thị Như Nụ

71

TẠO DÒNG PHÂN TỬ VÀ PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA SQUALENE SYNTHSE 2 (SQS2) Ở ĐAN SÂM

Rong Q  và cs.

Front Plant Sci.,2016; 7: 1274

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) là một loại thuốc thảo dược truyền thống của Trung Quốc, được nghiên cứu rộng rãi về khả năng tích lũy diterpen quinon Tanshinon. Ngoài việc sản xuất nhiều loại diterpen quinon, đan sâm còn tích lũy sterol, brassinosteroid và triterpenoid. Trong quá trình sinh tổng hợp, squalene synthase (SQS, EC 2.5.1.21) chuyển đổi hai phân tử chất nền ưa nước farnesyl diphosphate (FPP) thành một sản phẩm kỵ nước, squalene. Trong nghiên cứu này, tạo dòng và đặc tính của cDNA squalene synthase 2 ở đan sâm (SmSQS2, Genbank Accession Number: KM408605) đã được nghiên cứu, từ đó tìm ra sự biểu hiện tái tổ hợp và hoạt động sơ bộ của enzym. Toàn bộ trình tự cDNA của SmSQS2 có chiều dài 1 597 bp, với khung đọc mở là 1 245 bp mã hóa 414 axit amin. Trình tự acid amin suy diễn của SmSQS2 có độ tương đồng cao với các chuỗi SQS từ các cây khác. Để thu được các enzym tái tổ hợp hòa tan, SmSQS2 bị cắt ngắn bằng cách loại bỏ 28 acid amin phía cuối đầu carboxy được biểu hiện dưới dạng protein kết hợp GST-Tag trong Escherichia coli BL21 (DE3) và được xác định lại bằng phân tích SDS-PAGE và Western Blot. Dịch chiết thô vi khuẩn được ủ với FPP và NADPH. Phân tích sắc ký khí khối phổ cho thấy squalen được phát hiện trong hỗn hợp phản ứng trong ống nghiệm. Mức độ biểu hiện gen được phân tích thông qua qRT – PCR phát hiện biểu hiện ở rễ cao hơn so với lá và điều chỉnh tăng khi xử lý YE + Ag +. Những kết quả này có vai trò quan trọng trong việc tăng hiểu biết về chức năng của nhóm SQS. Ngoài ra, việc xác định SmSQS2 rất quan trọng đối với các nghiên cứu tiếp theo về sinh tổng hợp terpenoid và sterol ở đan sâm.

                                                                           Hoàng Thị Như Nụ

72

TỔNG QUAN VỀ HÓA HỌC VÀ DƯỢC LÝ CỦA CÂY THUỐC ĐAN SÂM

Bao và cs.

College of Pharmacy, Harbin University of Commerce, Harbin, Heilongjiang Province, 150076, P R China.

Đan sâm là một loại thảo dược truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc, thuộc họ Labiatae, được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới để điều trị các tình trạng bệnh khác nhau nhờ giá trị y học tuyệt vời. Nó là nguồn phong phú của tanshinon I, tanshinon II, miltirone, acid salvianolic và một loạt các hợp chất hóa học. Chiết xuất của cây, đặc biệt là những chất từ ​​rễ, có tác dụng dược lý rõ rệt, đặc biệt tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư, kháng viêm, đối với bệnh tim mạch và một số tác dụng khác. Một tổng quan về các thành phần hóa học và tác dụng sinh học được trình bày bao gồm cả những đánh giá quan trọng về các vấn đề dược học dân tộc dựa trên nhiều nghiên cứu gần đây về S. miltiorrhiza. Mục đích của tổng quan này là cập nhật và trình bày một phân tích toàn diện về công dụng cổ truyền, báo cáo dược lý và thành phần hoá học của cây đan sâm.

Nguyễn Văn Kiên

73

THAN SINH HỌC CẢI THIỆN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT CÂY THUỐC QUAN TRỌNG (CÂY ĐAN SÂM) VÀ ỨC CHẾ SỰ HẤP THU CADMINUM

Liu A và cs.

Biochar Improved Growth of an Important Medicinal Plant (Salvia miltiorrhizaBunge) and Inhibited its Cadmium

Uptake. J Plant Biol Soil Health. 2016;3(2): 6.

Ảnh hưởng của than sinh học đến sự phát triển của đan sâm và sự tích lũy kim loại nặng ở các mô thực vật được đánh giá trong môi trường đất gây ô nhiễm Cd nhân tạo. Kết quả cho thấy sinh khối thực vật tăng theo tỷ lệ (0 đến 32%) than sinh học trong hỗn hợp đất. Tuy nhiên, các tác động của than sinh học trên các chỉ số sinh lý thực vật không rõ ràng. So với đối chứng, việc bổ sung than sinh học làm giảm hàm lượng Cd trong lá và rễ của S. miltiorrhiza tương ứng là 52,8% và 43,6%. Hệ số tích lũy sinh học của Cd giảm, và hệ số vận chuyển Cd giảm khi tăng lượng than sinh học chỉ ra rằng than sinh học đã ức chế sự vận chuyển Cd từ đất sang cây. Do đó, than sinh học có khả năng xử lý đất ô nhiễm Cd hay có thể cả các kim loại khác trong sản xuất cây nông nghiệp.

Nguyễn Văn Kiên

74

ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY CÁC THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT TRONG SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE

HongyunLiu và cs.
Industrial Crops and Products Vol 33, No 1, January 2011: 84-88

Rễ cây Salvia miltiorrhiza Bunge được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc. Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra ảnh hưởng của hạn hán đến sự tăng trưởng và thành phần hoạt chất ở S. miltiorrhiza. Ba công thức xử lý nước tưới, bao gồm đối chứng, mức hạn hán trung bình và mức độ hạn hán nghiêm trọng, được áp dụng trên toàn bộ chu kỳ sinh trưởng. Kết quả cho thấy mức độ hạn hán làm giảm đáng kể trọng lượng khô cả chồi và rễ S. miltiorrhiza, nhưng tăng tỷ lệ rễ : chồi ở giai đoạn sau của chu kỳ sinh trưởng. Ngoài axit rosmarinic, hàm lượng các thành phần hoạt chất khác tăng lên trong điều kiện thiếu nước. Thiếu nước làm tăng đáng kể hàm lượng axit salvianolic B, và giảm tanshinone IIA. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng có thể hoàn thiện hoặc xây dựng phương pháp canh tác S. miltiorrhiza khả thi cho vùng bán khô hạn và khô hạn. Kết luận: Mức độ hạn hán làm giảm sự sinh trưởng của S. miltiorrhiza, nhưng làm tăng hàm lượng của các thành phần hoạt chất của cây. Tạo độ hạn vừa phải trong canh tác có thể cải thiện hàm lượng hoạt chất trong S. miltiorrhiza.

Hoàng Thị Sáu

75

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ HÀM LƯỢNG CÁC HOẠT CHẤT Ở CÁC GIỐNG ĐAN SÂM MỚI

Song Zhen-qiao và cs.

Shizhen zhongYi ZhongYao, 2014, vol. 25, No1

Mục tiêu: Cung cấp cơ sở lý thuyết cho chọn giống đan sâm (SM) tốt ở tỉnh Sơn Đông với mục đích sử dụng khác nhau, các đặc tính nông học chính, năng suất và hàm lượng thành phần hoạt chất khác nhau của 6 giống đan sâm mới đã được nghiên cứu.

Phương pháp: 5 mẫu ngẫu nhiên cho mỗi giống được chọn đã được đánh giá đặc điểm nông học, đặc điểm rễ, khối lượng cá thể và các thành phần hoạt tính được xác định bằng RP HPLC.

Kết quả: Có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm nông học chính, bao gồm khối lượng cá thể và hàm lượng các hoạt chất.

Kết luận: Ba giống đan sâm tốt đã được chọn với mục đích sử dụng khác nhau, ZH74 là dòng có năng suất cao, BH18 có hàm lượng các chất hòa tan trong lipos, đặc biệt là tanshinon IIA cao hơn, và ZH23 có hàm lượng acid salvianolic B cao hơn.

Trần Văn Thắng

76

NHỮNG GIỐNG ĐAN SÂM MỚI: “DANZA 1” VÀ “DANZA 2”

WEN Chunxiu và cs.

Acta Horticulturae Sinica, 2017, 44 (S2): 2747– 2748

Hai giống đan sâm, Danza 1 và ‘Danza 2 được tạo ra từ việc lai tạo với giống  Jidan 2 làm mẹ. Bố lần lượt là các giống ‘D0501 và‘ Jidan 1. Hai giống có năng suất và hàm lượng hoạt chất cao và có khả năng kháng bệnh thối rễ tốt. Năng suất của giống ‘Danza 1, là 5 629,5 kg · hm – 2, cao hơn 14,7% so với canh tác Anguo. Đối với giống ‘Danza 1 hàm lượng tanshion A là 0,25% và hàm lượng acid salvianolic B là 8,10%. Năng suất của giống ‘Danza 2 là 5 578,5 kg · hm – 2, cao hơn 13,7% so với canh tác Anguo. Đối với giống ‘Danza 2 hàm lượng tanshion A là 0,29% và hàm lượng acid salvianolic B là 11,7%.

Trần Văn Thắng

77

SỰ PHÂN BỐ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA ĐAN SÂM

L. Huang và cs.

Springer Science+Business Media Dordrecht and People’s Medical Publishing House 2015

Phân bố địa lý: Đan sâm có phân bố rộng khắp Trung Quốc, từ Giang Tây, Hồ Nam ở phía Nam cho đến Liêu Ninh ở phía Bắc, Tứ Xuyên ở phía Tây; chúng thường phát triển tại các vùng đồi núi có độ cao khoảng 120 – 1,300m. Đan sâm vừa là cây mọc hoang dại, vừa là cây trồng; Đan sâm hoang dại phân bố chủ yếu ở Liêu Ninh, Hà Bắc, Bắc Kinh, Sơn Tây, Sơn Đông, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Cam Túc, Quý Châu và Thiểm Tây. Đan sâm trồng chủ yếu tại các vùng Hà Bắc, Thiên Tân, Giang Tô, Thượng Hải, Triết Giang, An Huy, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Hồ Nam và Thiểm Tây. Các vùng sản xuất chính bao gồm Hà Bắc (Anguo, Funing, Qianxi, Lulong, Pingquan, Zanhuang, and Yixian); Liêu Ninh (Dalian, Xinjin, Gaixian, Jinxi, and Xingcheng); Thượng Hải (Congming); Giang Tô (Sheyang, Xinghua, Gaoyou, and Jurong); Triết Giang (Shengzhou, Sanmen, and Ningbo); An Huy (Boxian and Taihe); Sơn Đông (Juxian, Pingyi, Yishui, Qixia, Laiyang, and Rizhao); Hồ Nam (Songxian, Lushi, Luoning, and Songshan); Hồ Bắc (Yingshan, Luotian, Qichun, and Suizhou); Thiểm Tây (Luonan and Shangzhou); Cam Túc (Kangxian and Hezheng); Tứ Xuyên (Zhongjiang and Chengdu); Vân Nam (Ninglang, Lijiang, Yongsheng, and Binzhou.)

Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học: Đan sâm sinh trưởng tốt trong các môi trường có nắng nhiều, ôn hòa và ẩm. Chúng có thể chịu được điều kiện thời tiết lạnh, nhưng dễ bị ảnh hưởng trong điều kiện hạn và quá ẩm ướt. Điều kiện phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của đan sâm là các vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm là 17.1 °C và độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 77%. Cây bắt đầu mọc vào mùa xuân khi nhiệt độ đất khoảng 10°C. Khi nhiệt độ không khí đạt 20–26 °C và độ ẩm đạt 80 % cây sinh trưởng tốt. Vào mùa thu, khi nhiệt độ giảm thấp hơn 10 °C, phần trên mặt đất của cây bắt đầu lụi. Rễ của đan sâm có thể qua đông an toàn thậm chí trong điều kiện nhiệt độ đất giảm đến −15 °C. Hạt nảy mầm trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi gieo trong điều kiện nhiệt độ đạt 18 - 22°C. Các mầm bất định bắt đầu phát triển từ rễ khi nhiệt độ đất đạt 15 – 17 °C. Thiếu ánh nắng và nhiệt độ thấp trong suốt mùa sinh trưởng sẽ làm cây sinh trưởng và phát triển chậm. 

Phạm Ngọc Khánh

          

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)