Giới thiệu ấn phẩm

Bản tin dược liệu số 3/2019: Chuyên đề giảo cổ lam

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 3/2019

TT

BẢN DỊCH

  1.  

TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH CỦA PHÂN ĐOẠN POLYSACCHARID ACID TỪ TRÀ THẢO DƯỢC GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM TRÊN TẾ BÀO RAW264.7

 

Ren và cs

Food Funct,2019 Apr 1;10(4):2186-2197

 

Một loại polysaccharid acid mới (GPTP-3) có trọng lượng phân tử 2,49 × 106 Da được chiết xuất và tinh chế từ trà Gynostemma pentaphyllum. Phân tích đường đơn cho thấy GPTP-3 chủ yếu bao gồm mannose (20,4%), acid glucuronic (17,4%), glucose (33,4%) và galactose (21,4%) (số liệu trong dấu ngoặc đơn là phần trăm mol). Các thực nghiệm kích thích miễn dịch xác định rằng GPTP-3 có thể thúc đẩy sự tiết NO, TNF-α, IL-1β và IL-6 rõ rệt trong đại thực bào chuột RAW264.7. TLR4 được phát hiện là mục tiêu của GPTP-3. Ngoài ra, protein kinase hoạt hóa bằng mitogen liên quan đến TLR4 (MAPK) và phosphoinositide 3-kinase (PI3K)/Akt, bao gồm ERK, JNK, p38 và Akt, đã được kích hoạt nhanh chóng bởi GPTP-3 trong các tế bào RAW264.7. Hơn nữa, GPTP-3 đã được chứng minh gây sự chuyển vị nhân của tiểu đơn vị p65 của NF-κB. Tất cả những phát hiện này cho thấy các con đường MAPK, PI3K/Akt và NF-κB có liên quan đến sự hoạt hóa đại thực bào gây bởi GPTP-3 và GPTP-3 có tiềm năng được phát triển như một thực phẩm chức năng với chức năng điều hòa miễn dịch.

Lê Văn Minh, Trương Triệu Minh

  1.  

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA MỘT POLYSACCHARID 

ĐƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ ​​GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM

 

Wang và cs.

Int J Biol Macromol, 2019 Apr 1;126:209-214

 

Trong nghiên cứu này, một polysaccharid (GPP) đã được chiết xuất thành công từ thảo dược Gynostemma pentaphyllum. Thành phần đường đơn của GPP là rhamnose, arabinose, galactose, glucose, xylose, mannose, acid galacturonic và acid glucuronic theo tỷ lệ mol 4,11: 7,34: 13,31: 20,99: 1,07: 0,91: 4,75: 0,36. Khối lượng phân tử và độ phân tán polydispersity (Mw/Mn) của GPP lần lượt là 4,070 × 104 Da và 1,037. Các đặc điểm cấu trúc chính của GPP được xác định là một polysaccharid bằng phương pháp FT-IR và NMR. Đường huyết lúc đói của chuột mắc bệnh đái tháo đường giảm từ 17,56 mmol/l xuống 7,42 mmol/l khi uống liều 0,5 ml GPP (1 mg/mL) trong 30 ngày. GPP thể hiện tác dụng ức chế α-glucosidase phụ thuộc liều. Hơn nữa, GPP có thể ức chế sự hấp thu glucose và ảnh hưởng đến biểu hiện protein của GLUT2, nhưng không ảnh hưởng đến biểu hiện protein của SGLT1. Những kết quả này chỉ ra rằng GPP có thể được sử dụng như một thành phần hiệu quả để ngăn ngừa và chữa bệnh đái tháo đường.

 

Lê Văn Minh, Hoàng Lê Sơn, Trương Triệu Minh

  1.  

SỰ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG GAN NHIỄM MỠ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU HÒA HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT VÀ ỨC CHẾ MIR-34A Ở GAN TRÊN CHUỘT ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG GYNOSTEMMA PENTAPHYLLA (THUNB.)

 

Jia và cs.

Nutr Metab (Lond), 2018 Dec 5;15:86

 

Giới thiệu: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là bệnh gan mãn tính và tiến triển với nguy cơ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có liệu pháp dược lý cụ thể được phê duyệt. Gynostemma pentaphylla (Thunb.) Makino (GP) là một thuốc truyền thống ở Trung Quốc và được sử dụng rộng rãi để chống tăng mỡ máu và tăng đường huyết. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của GP đối với NAFLD và khám phá cơ chế có thể có.

Phương pháp: Mô hình chuột NAFLD gây bởi chế độ ăn giàu chất béo được cho uống GP liều 11,7 g/kg hoặc lượng nước cất tương đương mỗi ngày một lần trong vòng 16 tuần. Trọng lượng cơ thể, lượng thức ăn và năng lượng tiêu thụ được đánh giá để kiểm tra tình trạng chung của chuột. Hàm lượng triglycerid, cholesterol tổng trong gan và mô bệnh học gan, thành phần lipid trong huyết thanh, nồng độ insulin trong huyết thanh, vi sinh vật trong phân, microRNA ở gan và gen mục tiêu có liên quan được phân tích.

Kết quả: Những con chuột ở nhóm điều trị với GP cho thấy hàm lượng triglycerid trong gan được cải thiện với những giọt lipid ở tế bào gan và điểm hoạt động NAFLD thấp hơn lô chứng. Bên cạnh đó, điều trị với GP làm thay đổi thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột và sự phong phú tương đối của một số thành phần chính có liên quan đến rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là phylum Firmicutes (Eubacterium, Blautia, ClostridiumLactobacillus). Một số microRNA ở gan được điều hòa xuống khi điều trị với GP như là miR-130a, miR-34a, miR-29a, miR-199a, trong đó biểu hiện của miR-34a đã bị thay đổi hơn bốn lần so với nhóm HFD (3:14).  Phân tích tương quan cho thấy miR-34a có liên quan mạnh mẽ đến sự thay đổi của hệ vi sinh vật đường ruột đặc biệt là phylum Firmicutes (R = 0,796). Ngoài ra, các gen mục tiêu của miR-34a (HNF4α, PPARα và PPARα) đã được khôi phục bởi GP ở cả hai mức độ mRNA và protein.

Kết luận: Kết quả của chúng tôi cho thấy GP đã điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột và ức chế miR-34a ở gan, có liên quan đến việc cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

Lê Văn Minh, Phan Phượng Ngân

  1.  

TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA CÁC FLAVONOID CHIẾT XUẤT TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM 

TRƯỚC TỔN THƯƠNG OXY HÓA TẾ BÀO LLC-PK1

 

Lin và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2019 Mar;44(6):1193-1200

 

Bốn flavonoid được phân lập từ Gynostemma pentaphyllum bằng phương pháp sắc ký và cấu trúc của chúng được xác định bằng phương pháp khối phổ MS và NMR là quercetin-3-O-(2″,6″-di-α-L-rhamnosyl)-β-D-galactopyranosid (1), quercetin-3-O-(2″,6″-di-α-L-rhamnosyl)-β-D-glucopyranosid (2), quercetin-3-O-(2″-α-L-rhamnosyl)-β-D-galactopyranosid (3) và quercetin-3-O-(2″-α-L-rhamnosyl)-β-D-glucopyranosid (4). Trong số đó, các hợp chất 1-3 được tìm thấy từ họ Cucurbitaceae (họ Bầu bí) lần đầu tiên. Bốn flavonoid thể hiện tác dụng chống oxy hóa in vitro mạnh chống lại DPPH, ·OH và các gốc tự do, đặc biệt là hoạt tính bắt gốc tự do DPPH với giá trị IC50 lần lượt là 71,4; 29,5; 48,3 và 79,2 mol/L. Hơn nữa, bốn flavonoid thể hiện sự bảo vệ tế bào mạnh chống lại tổn thương oxy hóa trong các tế bào LLC-PK1 do AAPH gây ra bằng cách ngăn chặn sự gia tăng malondialdehyd (MDA) và ức chế sự giảm superoxid dismutase (SOD) và glutathion (GSH). Tuy cần phải nghiên cứu thêm để chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm in vivo và lâm sàng, nhưng nghiên cứu này đã cung cấp bốn chất chống oxy hóa tiềm năng từ G. pentaphyllum.

Lê Văn Minh, Nguyễn Thị Lê,  Trương Triệu Minh

  1.  

CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ SÀNG LỌC HOẠT TÍNH CỦA CÁC SAPONIN TRITERPEN LOẠI DAMMARAN 

TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM VỚI HOẠT TÍNH GÂY TIẾT INSULIN PHỤ THUỘC GLUCOSE

 

 Lundqvist và cs.

Sci Rep, 2019 Jan 24;9(1):627

 

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường tuýp 2 trên toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng; dẫn đến nhu cầu cao đối với những lựa chọn điều trị mới. Gynostemma pentaphyllum (GP) là một cây thuốc truyền thống, chủ yếu có mặt ở các nước Đông Nam Á, đã được báo cáo là có tác dụng điều trị đái tháo đường, bằng cách kích thích tiết insulin. Tuy nhiên, các hợp chất cụ thể chịu trách nhiệm cho tác dụng này chưa được xác định. Sàng lọc để phát hiện và xác định các hợp chất có hoạt tính sinh học của cao chiết từ dược liệu GP, được thực hiện trên các tiểu đảo tụy cô lập từ chuột Goto-Kakizaki (GK) đái tháo đường đường tự phát, một mô hình của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và từ chuột Wistar chứng không đái tháo đường. Từ cao chiết thảo dược này, 27 saponin loại dammaran, bao gồm hai hợp chất mới, đã được phân lập và cấu trúc của chúng được xác định bằng phép đo phổ khối và quang phổ NMR. Một trong những triterpenoid loại dammaran thể hiện tác dụng kích thích tiết insulin phụ thuộc glucose. Hợp chất này, gylongiposid I, cho thấy khả năng kích thích giải phóng insulin ở mức glucose cao (16,7 mM), nhưng tác dụng hạn chế ở nồng độ glucose thấp (3,3 mM). Các nghiên cứu sâu hơn về hợp chất này, cũng như in vivo, được bảo đảm với mục đích phát triển một liệu pháp chống đái tháo đường mới với tác dụng kích thích sản xuất insulin phụ thuộc glucose.

Lê Văn Minh, Phan Phượng Ngân

  1.  

DỊCH CHIẾT GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM GIÀU GYPENOSID UL4 CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN 

ĐỐI VỚI BỆNH GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU GÂY BỞI CHẾ ĐỘ ĂN

 

Bae và cs.

Am J Chin Med, 2018;46(6):1315-1332

 

Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) phát sinh từ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là do hậu quả của stress oxy hóa. Dịch chiết Gynostemma pentaphyllum (GPE) được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân bị NAFLD. Tuy nhiên, cơ chế chính xác mà GPE cung cấp những lợi ích này vẫn chưa được biết rõ. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát cơ chế tác dụng và xác định xem việc bổ sung hợp chất mới GPE gypenosid UL4 có làm chậm quá trình NASH hay không. Chuột đực c57BL/6 được cho ăn chế độ ăn bình thường, chế độ ăn thiếu methionin cholin (MCD) hoặc chế độ ăn thiếu methionin cholin có bổ sung cao chiết GPE giàu gypenosid UL-4 với các liều lượng khác nhau trong vòng 8 tuần. Bổ sung GPE đã làm giảm stress oxy hóa gây ra bởi chế độ ăn thiếu methionin cholin (MCD) thông qua làm tăng nồng độ của sirtuin 6 và các enzym chống oxy hóa phase 2 trong gan chuột và tế bào HepG2. Ngoài ra, bổ sung GPE ngăn ngừa tích tụ mỡ gan gây bởi chế độ ăn, ngăn ngừa tổn thương tế bào gan, viêm và xơ hóa gan ở chuột được cho ăn chế độ ăn MCD. Những kết quả này cho thấy tiềm năng điều trị có thể của việc bổ sung chế độ ăn bằng GPE giàu UL4 trong việc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ và tiến trình dẫn đến NASH.

 

Lý Hải Triều, Lê Thị Loan, Phạm Thị My Sa

  1.  

OMBUOSID TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM BẢO VỆ TẾ BÀO PC12 TRƯỚC ĐỘC TÍNH THẦN KINH

 GÂY BỞI L-DOPA 

 

Davaasambuu và cs.

Planta Med, 2018 Sep;84(14):1007-1012

 

Nghiên cứu này đánh giá tác dụng của ombuosid đối với độc tính thần kinh do L-3,4-dihydroxyphenylalanin (L-DOPA) gây ra trên các tế bào PC12. Ombuosid không ảnh hưởng đến khả năng sống sót của tế bào ở nồng độ lên tới 50 µM sau 24 giờ và ombuosid (1, 5 và 10 µM) ức chế đáng kể sự suy giảm khả năng sống sót của tế bào do L-DOPA (100 và 200 µM) gây ra. L-DOPA (100 và 200 µM) gây ra sự phosphoryl hóa kéo dài của các kinase được điều hòa bởi tín hiệu ngoại bào (ERK1/2) sau 6 giờ, điều này đã giảm đáng kể khi được phối hợp điều trị bằng ombuosid (1, 5 và 10 µM). Chỉ riêng L-DOPA (100 và 200 µM) đã tăng đáng kể sự phosphoryl hóa c-Jun N-terminal kinase (JNK1/2) sau 6 giờ và biểu hiện sự phân cắt caspase-3 sau 24 giờ, cả hai đều bị chặn một phần, nhưng đáng kể, bởi ombuosid (1, 5 và 10 µM). Ngoài ra, ombuosid (1, 5 và 10 µM) đã phục hồi đáng kể sự suy giảm hoạt tính của superoxid disutase (SOD) do L-DOPA gây ra (100 và 200 µM) sau 24 giờ. Từ đó cho thấy, những phát hiện này chỉ ra rằng ombuosid bảo vệ chống lại độc tính thần kinh do L-DOPA gây ra bằng cách ức chế sự gia tăng do L-DOPA gây ra trong hoạt động phosphoryl hóa ERK1/2, JNK1/2, sự biểu hiện caspase-3 và sự suy giảm hoạt tính của SOD do L-DOPA gây ra trong tế bào PC12. Do đó, ombuosid có thể đại diện cho một tác nhân bảo vệ thần kinh mới làm cơ sớ cho việc nghiên cứu thêm.

Lý Hải Triều, Trương Triệu Minh

  1.  

SO SÁNH TÁC DỤNG VÀ CON ĐƯỜNG ỨC CHẾ CỦA CÁC HỢP CHẤT TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM CHỐNG LẠI PHẢN ỨNG VIÊM DO LPS GÂY RA 

 

Shen và cs.

J Agric Food Chem, 2018 Oct 31;66(43):11337-11346

 

Các saponin, thành phần hóa thực vật chủ yếu đóng góp vào các tác dụng có lợi cho sức khỏe của G. pentaphyllum thường được nghiên cứu. Tuy nhiên, các hợp chất chịu trách nhiệm cho hoạt tính sinh học của nó vẫn chưa được nghiên cứu rõ. Phân đoạn giàu saponin (GPMS) và các hợp chất 3-O-[2G-(E)-Coumaroyl-3G-O-β-d-glucosyl-3R-O-β-d-glucosylrutinoside] (KCGG), gypenoside XLVI và gypenoside L thu được bằng cách tinh chế G. pentaphyllum. Các hợp chất đã được kiểm tra và so sánh với GPMS về tác dụng ức chế sản xuất oxid nitric (NO) do LPS gây ra. GPMS và KCGG khác nhau về khả năng ức chế chống lại sự tiết các cytokin tiền viêm. GPMS biểu hiện sự ức chế mạnh đối với enzym cảm ứng tổng hợp oxid nitric (iNOS) và sự biểu hiện mRNA của interleukin-6 (IL-6) nhưng ức chế yếu đối với yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) và sự biểu hiện mRNA của interleukin-1β. KCGG ức chế tốt hơn biểu hiện mRNA của iNOS, IL-6, TNF-α và cyclooxygenase-2 (COX-2). GPMS thể hiện tiềm năng ức chế tương tự đối với quá trình phosphoryl hóa protein kinase được hoạt hóa bởi mitogen và hoạt hóa yếu tố nhân-κB (NF-κB), bằng chứng là các tác động điều chỉnh của chúng đối với quá trình phosphoryl hóa P65 do LPS gây ra, sự dịch chuyển yếu tố hạt nhân NF-κB, phosphoryl hóa và thoái hóa IκBα, phosphoryl hóa IκKα/β, phosphoryl hóa c-Jun N-terminal kinase, phosphoryl hóa P38 và sự biểu hiện COX-2. KCGG ức chế mạnh con đường NF-κB, gợi ý rằng hợp chất này có thể sử dụng trong kiểm soát các bệnh lý liên quan đến viêm trong đó NF-κB đóng vai trò nòng cốt. Hơn nữa, KCGG có thể là hợp chất chịu trách nhiệm chính cho tác dụng của GPMS.

Lý Hải Triều, Lê Thị Loan, Lê Ngọc Duy

  1.  

TÁC DỤNG CỦA CÁC FLAVONOID TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM TRÊN TẾ BÀO A549

 BỊ GÂY TỔN THƯƠNG BỞI HYDROGEN PEROXID

 

Wang và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2018 Mar;43(5):1014-1020

 

Nghiên cứu này tập trung vào tác dụng điều trị của các flavonoid từ Gynostemma pentaphyllum đối với tế bào ung thư phổi người A549 bị gây stress oxy hóa bởi HO và các cơ chế có thể của nó. Mô hình tổn thương oxy hóa được thiết lập bằng cách sử dụng H2O2 ở các nồng độ khác nhau gây ra trên tế bào A549 trong số giờ khác nhau và sau đó điều trị với flavonoid trong vòng 10 giờ. Tác dụng của các flavonoid từ G. pentaphyllum đến khả năng sống của tế bào A549 bị tổn thương bởi HO được đánh giá bằng thử nghiệm MTT. Hàm lượng ROS được phát hiện bằng phương pháp thăm dò huỳnh quang DCFH-DA thông qua phân tích dòng chảy tế bào (flow cytometry).  Hàm lượng MDA, SOD và GSH được xác định tương ứng bởi các thực nghiệm so màu phản ứng với TBA, NBT và DTNB. Mức độ biểu hiện của Nrf2, NQO1 và HO-1 trong các tế bào A549 được đánh giá bằng phương pháp Western blot. Kết quả cho thấy hoạt động của tế bào giảm đi khi gia tăng nồng độ H2O2 từ 200-700 µmol/L. Khả năng sống của tế bào là 60,4% sau khi được xử lý với 500 μmol/L HO trong 10 giờ, do đó, nó được chọn làm mô hình stress oxy hóa. So với nhóm tế bào bình thường, hàm lượng của SOD, GSH và sự biểu hiện HO-1 thấp hơn sau khi bị tổn thương bởi H2O2. Ngược lại, hàm lượng ROS và MDA tăng lên. So với nhóm mô hình, hàm lượng SOD, GSH và sự biểu hiện Nrf2, NQO1 và HO-1 tăng lên sau khi được điều trị bằng các flavonoid từ G. pentaphyllum. Các kết quả trên chứng minh rằng các flavonoid từ G. pentaphyllum có thể làm giảm stress oxy hóa do HO gây ra trên tế bào A549 bằng cách chống lại quá trình oxy hóa. Phát hiện này có thể cung cấp bằng chứng sinh học cho việc ứng dụng G. pentaphyllum để điều trị  các bệnh liên quan đến stress oxy hóa.

 

Lý Hải Triều, Phan Phượng Ngân

  1.  
 

TÁC DỤNG ỨC CHẾ CỦA CÁC ĐỒNG PHÂN LẬP THỂ GYPENOSID, GYPENOSID L VÀ GYPENOSID LI,

 ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ PHỔI NGƯỜI A549

 

Xing và cs.

J Ethnopharmacol. 2018 Jun 12;219:161-172

 

Tổng quan: Các gypenosid là thành phần chính trong Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các gypenosid được phân lập từ G. pentaphyllum có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào A549 với mối tương quan giữa cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học (SAR). Tuy nhiên, cơ chế cơ bản của sự chết tế bào A549 do gypenosid gây ra vẫn còn được làm rõ.

Mục tiêu nghiên cứu: Để nghiên cứu sâu hơn về SAR và cơ chế cơ bản của các gypenosid trên tế bào A549.

Vật liệu và phương pháp: Các gypenosid được phân lập từ G. pentaphyllum bằng các phương pháp sắc ký và được xác định bằng dữ liệu MS và NMR. Độc tính tế bào được xác định bằng thực nghiệm CCK-8. Tác dụng của các gypenoside đối với sự chết theo chương trình (apoptosis), chu kỳ tế bào và sự di căn được đánh giá thông qua quan sát hình thái tế bào, phân tích dòng chảy tế bào và phát hiện các protein quan trọng.

Kết quả: Ba gypenosid, 2α,3β,12β,20(S)-tetrahydroxydammar-24-ene-3-O-β-D-glucopyranosid-20-O-β-D-glucopyranosid, gypenosid L và gypenosid LI được phân lập từ G. pentaphyllum. Đồng phân lập thể gypenosid, gypenosid L (cấu hình S tại C20) và gypenosid LI (cấu hình R tại C20) thể hiện hoạt tính kháng tế bào A549 mạnh hơn. Hơn nữa, cả hai đồng phân đều gây apoptosis tế bào A549 thông qua con đường nội bào và ngoại bào được chứng minh bởi sự giảm điện thế màng ti thể (MMP), tạo ra các gốc oxy hoạt động (ROS), giải phóng ra nhiều hơn cytochrome c và điều hòa xuống procaspase 8. Tuy nhiên, gypenosid L ức chế các tế bào A549 trong pha G0/G1, trong khi gypenosid LI kìm hãm pha G2/M, được xác minh bằng sự biểu hiện khác nhau của CDK1, CDK2 và CDK4. Ngoài ra, cả hai đều ức chế sự di căn của tế bào A549, được chứng minh bởi sự điều hòa xuống của MMP-2/9 cũng như thể hiện rõ qua thử nghiệm scratch wound và transwell.

Kết luận: C20 của gypenosid đóng vai trò quan trọng gây độc tế bào A549 và các chất đồng phân lập thể gypenosid có thể được sử dụng như các tác nhân hóa trị ung thư đa mục tiêu tiềm năng.

Lý Hải Triều, Trần Thanh Hà, Phạm Thị My Sa

                                                              

  1.  

PHÂN LẬP, CẤU TRÚC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC POLYSACCHARID CHIẾT XUẤT 

TỪ GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM (THUNB.) MAKINO): TỔNG QUAN

 

Xiaolong Ji và cs.

BioMed Research International; 16 October 2018

 

Polysaccarid thu được từ  giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) có nhiều tiềm năng phát triển dạng thực phẩm chức năng và dược phẩm do có nhiều hoạt tính sinh học bao gồm các tác dụng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống ung thư, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh và chống nhược sức. Những hoạt tính sinh học có lợi này có liên quan đến thành phần hóa học và cấu trúc của các polysaccarid. Trọng lượng phân tử, thành phần đường đơn và cấu trúc hóa học có thể bị ảnh hưởng bởi cả hai kỹ thuật chiết xuất và tinh chế khác nhau được sử dụng để thu được các sản phẩm giàu polysaccarid. Mục đích của bài viết này là tổng quan các nghiên cứu trước đây và hiện tại có liên quan đến việc chiết xuất, tinh chế, đặc điểm cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của các polysaccharid từ  giảo cổ lam. Tổng quan này sẽ cung cấp nguồn tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sâu hơn để có thể sản xuất và ứng dụng các polysaccharid từ  giảo cổ lam trong thực phẩm chức năng và dược phẩm.

Nguyễn Thu Hằng

  1.  

SO SÁNH THÀNH PHẦN SAPONIN CHIẾT XUẤT TỪ LÁ GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM) ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU

Dong Li-hua và cs.

China Journal of Chinese material medica; February, 2018

 

Mục tiêu là nghiên cứu sự khác biệt của các thành phần hóa học trong lá cây giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) được sơ chế bằng các phương pháp khác nhau. Phương pháp sắc ký lỏng siêu cao áp kết nối phổ phân giải cao (UPLC-Q-TOF-MS) được sử dụng để so sánh các thành phần hóa học giữa tiến trình phơi khô lá trong bóng râm và sấy khô. Bốn mươi sáu gypenosid đã được xác định bằng so sánh với chứng, bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS), qua các thông tin phân đoạn và dữ liệu thư viện. Thống kê diện tích peak kết hợp với phân tích thành phần chính (PCA) và kết quả cho thấy tám lô mẫu lá giảo cổ lam được chia thành hai nhóm theo hai phương pháp xử lý khác nhau; mười thành phần hóa học với sự khác biệt đáng kể đã được sàng lọc dựa trên thông tin khối phổ kết hợp với phương pháp phân tích bình phương tối thiểu một phần. Kết quả cho thấy hầu hết nhân cơ bản của các gypenosid có chứa ba đến bốn glycosid trong các mẫu sấy khô và một đến hai glycosid trong các mẫu được phơi khô trong bóng râm. Các cấu trúc này được kết luận sâu hơn từ phân tích MS trong đó sự cắt phần đường của các gypenosid nhờ enzyme glucosidase trong quá trình phơi khô lá trong bóng râm sẽ tạo thành các glycosid thứ cấp do đó dẫn đến sự khác biệt về thành phần hóa học. Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu hỗ trợ cho việc thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và kiểm soát chất lượng của lá giảo cổ lam. 

Nguyễn Minh Hùng

  1.  

TÁC ĐỘNG KHÁNG UNG THƯ IN VITRO CỦA PHÂN ĐOẠN KHÔNG PHÂN CỰC TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM (THUNB.) MAKINO

Yantao Li và cs.

Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine; 11 February 2016

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino  (GpM)) đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) để điều trị các bệnh khác nhau bao gồm cả ung thư. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đã tập trung chủ yếu vào các phân đoạn phân cực của GpM cho tác động kháng ung thư. Trong nghiên cứu này, một phân đoạn không phân cực EA1.3A từ GpM cho thấy tác động ức chế tăng trưởng mạnh mẽ trên bốn dòng tế bào ung thư với IC50 dao động từ 31,62 μg/ml đến 38,02 μg/ml. Ngoài ra, EA1.3A cũng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú MDA-MB-453 phụ thuộc vào thời gian, cũng như ức chế khả năng hình thành quần thể tế bào. EA1.3A gây apoptosis trên tế bào MDA-MB-453 phụ thuộc cả vào liều lượng và thời gian khi được phân tích bằng phương pháp dòng chảy tế bào và được xác minh bằng phân tích western blot marker của apoptosis là poly(ADP-ribose) polymerase (PARP). Hơn nữa, EA1.3A làm ngừng chu kỳ tế bào trong pha G0/G1. Phân tích thành phần hóa học của EA1.3A bởi GC-MS cho thấy phần không phân cực này từ GpM chứa 10 hợp chất bao gồm bốn alkaloid, ba este hữu cơ, hai terpen và một chất catechol và tất cả các hợp chất này chưa được báo cáo trong GpM. Tóm lại, phần không phân cực EA1.3A từ GpM đã ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư thông qua việc gây apoptosis và điều hòa tiến trình chu kỳ tế bào. Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ các cơ sở hóa thực vật mới cho tác động kháng ung thư của GpM và tính khả thi để phát triển các tác nhân kháng ung thư mới từ cây thuốc đã được sử dụng rộng rãi này.

Cao Ngọc Giang

  1.  

GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM) LÀM GIẢM SỰ TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU Ở CHUỘT: ĐIỀU TRA Y SINH ĐƯỢC TÍCH HỢP VỚI THỬ NGHIỆM IN SILICO

 

Ming Hong và cs.

Hindawi Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine; 21 March 2018

 

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là loại bệnh gan phổ biến nhất ở các nước phát triển.  Stress oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nghiên cứu dược lý hiện đại và các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh tác động chống oxy hóa rõ rệt của cây thuốc giảo cổ lam trong bệnh gan mạn tính. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra cơ chế tác động bảo vệ gan của cao chiết Giảo cổ lam trên NAFLD. Các kết quả in vivo cho thấy cao chiết Giảo cổ lam có thể làm giảm sự thoái hóa mỡ và xơ hóa gan ở chuột NAFLD. Để khám phá các cơ chế bảo vệ gan của giảo cổ lam, chúng tôi đã sử dụng dược lý mạng (network pharmacology) để dự đoán các hoạt chất tiềm năng của Giảo cổ lam và các mục tiêu nội bào của chúng trong NAFLD. Dựa trên các kết quả dược lý mạng, chúng tôi đã sử dụng thêm các thử nghiệm y sinh để thẩm định dự đoán in silico này.  Các kết quả cho thấy Gypenoside XL có thể điều chỉnh tăng mức độ protein của PPARα trong NAFLD; mức độ phiên mã của một số gen mục tiêu xuôi dòng PPARα như acyl-CoA oxidase (ACO) và carnitine palmitoyltransferase-1 (CPT-1) cũng tăng sau khi điều trị bằng Gypenoside XL. Sự biểu hiện quá mức của ACO và CPT-1 có thể liên quan đến tác dụng bảo vệ gan của giảo cổ lam và Gypenosid XL trên NAFLD bằng cách điều chỉnh quá trình β-oxy hóa acid béo ở ti thể.

 

Lê Đức Thanh

  1.  

GYPENSAPOGEIN H TỪ SỰ THỦY PHÂN SAPONIN TOÀN PHẦN CỦA GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM

 GÂY APOPTOSIS Ở TẾ BÀO UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ NGƯỜI

 

Xiaoshu Zhang và cs.

Natural Product Research, 2018, doi: 10.1080/14786419.2018.1525370

 

Gypensapogenin H (Gyp H) là một dammaran triterpen mới, được phân lập từ dịch thủy phân của saponin toàn phần từ Gynostemma pentaphyllum. Nghiên cứu trước đây của chúng tôi đã chứng minh Gyp H có khả năng ức chế mạnh sự tăng trưởng của tế bào khối u. Gyp H ức chế đáng kể sự tăng trưởng của dòng tế bào ung thư vú người (MDA-MB-231), trong khi có độc tính thấp đối với các tế bào biểu mô vú bình thường, MCF-10a. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy Gyp H làm giảm tỷ lệ sống sót, ức chế quá trình tăng sinh, di căn, gây apoptosis và dẫn đến ngăn chận chu kỳ tế bào. Đối với dòng tế bào MDA-MB-231, Gyp H làm tăng sự biểu hiện của P21, Bax và cytochrom c, tạo nên sự phân cắt PARP và kích hoạt caspases. Gyp H cũng làm giảm sự biểu hiện của CDK2/4, CyclinD1, E2F1 và Bcl2, có liên quan đến sự ngừng chu kỳ tế bào. Do đó, phát hiện của chúng tôi có thể hữu ích trong việc tìm hiểu cơ chế tác dụng của Gyp H trên các dòng tế bào ung thư vú và gợi ý rằng Gyp H có thể là tác nhân chủ đạo trong điều trị ung thư vú.

Lê Thị Loan, Ngô Thị Minh Huyền

  1.  

CÁC DAMMARAN SAPONIN MỚI TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM

VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO THẦN KINH 

 

Shao-Fang Xing và cs.

Natural Product Research, 2018, 1-8, Doi: 10.1080/14786419.2018.1495638

 

Từ phần trên mặt đất của G. pentaphyllum, sử dụng một số phương pháp sắc ký, ba hợp chất dammaran saponin mới, 2α,3β,12β,20(S),24(S)-pentahydroxydammar-25-ene-3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl-20-O-β-D-glucopyranosid (1, tên gọi gypenosid J1), 2α,3β,12β,20(S),25-pentahydroxydammar-23-ene-3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl-20-O-β-D-glucopyranosid (2, tên gọi gypenosid J2) và 2α,3β,12β,20(S)-tetrahydroxydammar-25-en-24-one-3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl-20-O-β-D-xylopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosid (3, tên gọi gypenosid J3) cùng với một gypenosid đã biết (gypenosid LVII) đã được phân lập. Cấu trúc của chúng được xác định dựa trên các phổ IR, 1D- (1H và 13C), 2D-NMR (HSQC, HMBC and COSY) và phổ khối (ESI-MS/MS). Hoạt tính của chúng được đánh giá sử dụng thử nghiệm CCK-8. Cả bốn hợp chất này đều thể hiện tác dụng kháng ung thư yếu, với IC50 trên 4 dòng tế bào ung thư người đều lớn hơn 100 μM. Tác dụng của chúng lên stress oxy hóa ở tế bào nguyên bào thần kinh người SH-SY5Y do H2O2 gây ra đã được đánh giá. Tất cả các hợp chất này đều thể hiện tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh tiềm năng thông qua làm tăng tỷ lệ sống của tế bào từ 3,64 – 18,16% so với nhóm chứng.

Lê Thị Loan

  1.  

CÁC CHẤT LÀM TĂNG TÁC ĐỘNG CATECHOLAMIN ĐƯỢC CHIẾT XUẤT TỪ THỰC VẬT: 

TỔNG QUAN THEO HƯỚNG DƯỢC LÝ THẦN KINH

 

Monojit Bhattacharjee và cs.

Phytomedcine, 2019, 55: 148-164

 

Nguyên tắc: Catecholamin (CA) đã được công bố có liên quan đến nhiều chức năng bao gồm cả hệ thống thần kinh trung ương. CA giải phóng từ các túi lưu trữ trong tế bào thần kinh góp phần hỗ trợ điều trị nhiều loại rối loạn thần kinh và tâm thần kinh do dẫn truyền thần kinh catecholaminergic bị tổn hại. Sinh khả dụng của CA ở khớp thần kinh (synap) có thể tăng lên thông qua kích thích giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, ức chế monoamin oxidase và ức chế tái hấp thu CA. Các dược phẩm có nguồn gốc thực vật được công bố là có các tác động tăng cường tương tự CA và đã được sử dụng để điều hòa các rối loạn thần kinh.

Mục đích : Tổng quan tài liệu đã được kiểm chứng thực nghiệm với các cao chiết thực vật, các hoạt chất và các cao chiết phối hợp có tác dụng điều hòa hệ thống catecholaminergic trung ương dẫn đến tăng cường tác động CA có lợi cho tác dụng hướng thần kinh. 

Phương pháp : Các cơ sở dữ liệu điện tử như PubMed, Scopus và ScienceDirect đã được sử dụng để tìm kiếm các công bố khoa học cho đến tháng 1 năm 2018, sử dụng các từ khóa có liên quan. Tài liệu tập trung các hợp chất tăng cường CA có nguồn gốc từ thực vật, các cao chiết và/hoặc các cao chiết phối hợp đã được xác định và tóm tắt. Trong tất cả các trường hợp, liều lượng, đường dùng, hệ thống mô hình và loại chiết xuất đã được tính toán.

Kết quả : Tổng cộng có 49 cao chiết thực vật, 31 hợp chất và 16 công thức thảo dược có tác động tăng cường CA. Sự kích thích giải phóng CA từ các túi lưu trữ, ức chế monoamin oxidase và ức chế tái hấp thu CA là các cơ chế chính liên quan đến việc tăng sinh khả dụng của CA bởi các hợp chất và cao chiết này.

Kết luận : Tổng quan này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các thành phần hóa học với đặc tính tăng cường CA đã được sử dụng cho các rối loạn tâm thần kinh. Các bài thuốc thảo dược như vậy sẽ cung cấp một phương thức trị liệu với nguyên liệu dễ tìm, có hiệu quả kinh tế và tiếp cận một cách toàn diện đối với việc kiểm soát tốt bệnh. Ngoài ra còn có phạm vi cho các loại thuốc thay thế hoặc phát triển thuốc nguyên mẫu sử dụng các thuốc có nguồn gốc thực vật này để điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh. Tuy nhiên, các vấn đề cần phải quan tâm là phân tích phương cách và cơ chế tác động của các thuốc có nguồn gốc thực vật này và tài liệu khoa học hợp lý của chúng.

                                                                 Trần Thanh Hà 

  1.  

CÁC TRITERPEN CÓ TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT 

TỪ GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 

Jun Wang và cs.

Phytochemistry, 2018, 155: 171-181

 

 Để tìm kiếm các hợp chất gypenosid có hoạt tính sinh học và các đồng phân, một phân đoạn giàu saponin của cây giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) và các chất thủy phân của nó đã được đánh giá về mặt hóa học. Sử dụng phương pháp sắc ký pha đảo bao gồm HPLC, Sephadex LH-20, silica gel và silica gel pha đảo C18 đã phân lập và tinh chế mười hai triterpen, bao gồm năm hợp chất chưa xác định và bảy hợp chất đã được biết. Cấu trúc hóa học của tất cả các hợp chất được xác định khi phân tích bằng cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), phổ khối có độ phân giải cao (HR-MS), phổ hồng ngoại (IR), độ quay cực và chuyển hóa hóa học. Trong các hợp chất được phân lập, chín hợp chất có khung triterpenoid dammaran hiếm với vòng A biến đổi. Cấu hình tương đối của ba hợp chất lần đầu tiên được xác định bởi 2D- NMR. Các cấu hình tuyệt đối của bốn hợp chất được xác định bằng phương pháp Mosher cải biến. Hai trong số các hợp chất được phân lập đã tăng cường đáng kể 2-deoxy-2 - [(7-nitro-2,1,3-benzoxadiazol-4-yl) amino] -D-glucose (2-NBDG) và Glucose Transporter 4 (GLUT4) chuyển vị thông qua kích hoạt đường dẫn tín hiệu protein kinase được hoạt hóa bởi AMP (AMPK) và acetyl-CoA carboxylase (ACC). Nghiên cứu này cung cấp các hợp chất tiềm năng cho sự phát triển của các thuốc trị đái tháo đường.

 

                                                                Trần Thanh Hà

  1.  

CÁC SAPONIN TRITERPEN KHUNG DAMMARAN MỚI TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM 

VÀ TÁC DỤNG CHỐNG XƠ HÓA GAN IN VITRO

 

Guohui Shi và cs.

Journal of Functional Foods,2018,45: 10-14

 

Trà Jiaogulan (Gynostemma pentaphyllum) là một loại thực phẩm chức năng đã được thương mại hóa trên toàn thế giới. Trong nghiên cứu này, các thành phần hóa học và công dụng với sức khỏe của Gynostemma pentaphyllum (G. pentaphyllum) đã được đánh giá. Ba triterpen mới khung dammaran là Gypenosid C, Gypenosid D, Gypenosid E cũng như 24 hợp chất đã biết được phân lập từ saponin tổng của G. pentaphyllum. Cấu trúc của các hợp chất được xác định dựa trên việc với phân tích quang phổ, đặc biệt là 1D, 2D-NMR và HR-ESIMS. Tất cả các hợp chất phân lập được đánh giá tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào Stellate gan người (t-HSC / Cl-6) và các hợp chất 29101724252627 cho thấy tác dụng gây độc tế bào đáng kể. Trong số đó, hợp chất 27 thể hiện các tác động ức chế mạnh hơn cả với giá trị IC50 (24,4 μM) thấp hơn 10 lần so với chứng dương silymarin. Việc phát hiện ra các chất ức chế t-HSC / Cl-6 mới từ G. pentaphyllum mở rộng công dụng là thực phẩm chức năng của dược liệu này.

    

                                                              Trần Thanh Hà

  1.  

TÁC DỤNG CHỐNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CỦA HỖN HỢP FERMENTUM RUBRUMGYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM TRÊN CHUỘT BỊ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH GÂY RA BỞI HỆ NHŨ TƯƠNG GIÀU CHẤT BÉO PHỐI HỢP VITAMIN D3

 

San-Hu Gou và cs.

2018, 81(5), 398-408

 

Nguồn gốc: Hỗn hợp Hongqu và các gypenosid  (HG) được cấu tạo bởi Fermentum rubrum (Hongqu, tiếng Trung Quốc) và saponin tổng của Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino (Jiaogulan, tiếng Trung Quốc) với tỷ lệ 3,6: 1 theo trọng lượng. Hongqu và Jiaogulan là hai thuốc cổ truyền có giá trị của Trung Quốc (TCMs)  được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh mỡ máu cao và các bệnh liên quan trong nhiều thế kỷ. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tác dụng chống xơ vữa động mạch của hỗn hợp Hongqu và các gypenoside  (HG).

Phương pháp: 64 con chuột cống trắng Wistar được chia ngẫu nhiên thành tám nhóm: bình thường, mô hình, chứng dương (simvastatin, 1 mg/kg), nhóm điều trị Hongqu (72 mg/kg), nhóm điều trị gypenosid (saponin tổng) (20 mg/kg) và nhóm điều trị HG với ba liều (50, 100 và 200 mg/kg). Tất cả chuột đều được cho ăn ở một chế độ ăn cơ bản. Ngoài ra, chuột nhóm mô hình được cho uống một loại nhũ tương giàu chất béo và tiêm vitamin D3 vào màng bụng. Sau đó xác định các chỉ số lipid huyết thanh, stress oxy hóa, cytokin gây viêm và hàm lượng chất chống oxy hóa trong gan. Thêm vào đó, phân tích mô bệnh học gan, mô động mạch, và xác định biểu hiện của các gen liên quan đến tăng lipid máu và xơ vữa động mạch (AS) bằng phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược.

Kết quả: Mô hình chuột AS được thành lập sau 80 ngày. So với nhóm mô hình, các nhóm được điều trị HG cho thấy sự cải thiện rõ rệt về thành phần lipid huyết thanh, stress oxy hóa và nồng độ cytokin gây viêm và cho thấy khả năng chống oxy hóa toàn phần của gan tăng rõ rệt. Hơn nữa, sự biểu hiện của các gen liên quan đến tổng hợp lipid và viêm đã giảm và sự biểu hiện của các gen liên quan đến quá trình oxy hóa lipid tăng trong gan và mô động mạch, điều này phản ánh tình trạng sức khỏe được cải thiện.

Kết luận: Tác dụng chống xơ vữa động mạch của HG vượt trội so với simvastatin, Hongqu và các gypenosid. Do đó, HG có thể là một chế phẩm TCM chống xơ vữa động mạch hữu ích.

                                                                Trần Thanh Hà 

  1.  

SỰ TINH CHẾ, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ THẦN KINH CỦA MỘT POLYSACCHARID

 ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM

Dong Jia và cs.

Carbohydr Polym., 2015, doi:10.1016/j.carbpol.2014.12.032

 

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu các tác dụng bảo vệ thần kinh của GPP1, một polysaccharid được tinh sạch từ Gynostemma pentaphyllum, trên độc tính tế bào thần kinh gây bởi Aβ (25–35) và tìm hiểu cơ chế tiềm năng của GPP1 trên dòng tế bào PC12. Các kết quả cho thấy tiền xử lý với GPP1 trước khi cho tiếp xúc với Aβ (25–35) đã bảo vệ dòng tế bào PC12 tránh khỏi sự chết tế bào gây bởi Aβ (25–35), sự giải phóng lactate dehydrogenase (LDH), tổn thương ADN, sự tràn ngập nồng độ can-xi nội bào tự do ([Ca2+]i) rối loạn chức năng ti thể và sự giải phóng cytochrom c (Cyt-C) ti thể. Ngoài ra, tiền xử lý với GPP1 cũng bảo vệ tế bào PC12 chống lại sự tích tụ các gốc oxy hoạt động (ROS) gây bởi Aβ (25–35) và sản phẩm của peroxy hóa lipid MDA, sự giảm nồng độ glutathion (GSH) và hoạt tính của enzym superoxid dismutase (SOD), sự tăng biểu hiện của tỉ lệ protein Bax/Bcl-2 và kích hoạt  caspase-3. Các phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng GPP1 có tác dụng bảo vệ thần kinh gây bởi Aβ (25–35) trong tế bào PC12, ít nhất là một phần thông qua ức chế quá trình stress oxy hóa và ức chế con đường chết theo chu trình (apoptosis) trong ti thể.

Nguyễn Thị Duyên 

  1.  

CÁC TRITERPEN LOẠI DAMMARAN MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ SỰ THỦY PHÂN SAPONIN TỔNG

 CỦA GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM 

 

Xiao-Shu Zhanget và cs.

Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2015, Doi:10.1016/j.bmcl.2015.06.022

 

Trong nghiên cứu này, 5 triterpen mới được phân lập từ thủy phân các saponin tổng từ Gynostemma pentaphyllum và đã xác định là gypensapogenin H (1), gypensapogenin I (2), gypensapogenin L (3), gypensapogenin J (4) và gypensapogenin K (5), 3 trong số các chất (13) có vòng A chưa xác định được. Tất cả các hợp chất phân lập được đều đánh giá hoạt tính gây độc trên 5 dòng tế bào và tất cả các hợp chất thí nghiệm cho thấy tác dụng gây độc tế bào đáng kể trên các dòng tế bào ung thư người, trong khi có ảnh hưởng yếu hơn lên sự phát triển của tế bào thường. Trong số đó, hợp chất 1 kìm hãm mạnh dòng tế bào ung thư vú MCF-7 (giá trị IC50 là 6,85 μM). Nghiên cứu cơ chế cho thấy hợp chất 1 gây ra chết theo chu trình (apoptosis) dòng tế bào MCF-7 đáng kể. Các kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng hợp chất 1 có thể là tác nhân đầy triển vọng để nghiên cứu thêm.

Nguyễn Thị Duyên

  1.  

CÁC SAPONIN DAMMARAN MỚI TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM 

VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO HEPG2

 

Xiang-Lan Piaoet và cs.

Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2014, Doi: 10.1016/j.bmcl.2014.08.059

 

2 chất saponin dammarane mới, 2α,3β,12β-trihydroxydammar-20(22),24-diene-3-O-[β-D-glucopyranoxyl(1→2)-β-D-6″-O-acetylglucopyranosid (1, gọi là damulin C) và 2α,3β,12β-trihydroxydammar-20(21),24-diene-3-O-[β-D-glucopyranoxyl(1→2)-β-D-6″-O-acetylglucopyranosid (2, gọi là damulin D),  được phân lập từ cao chiết ethanol của Gynostemma pentaphyllum, đã đươc xử lý nhiệt bằng cách hấp hơi ở 125 oC. Dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân của các saponin mới này được quy kết hoàn toàn bởi kết hợp phổ hai chiều thực nghiệm gồm 1H–1H COSY, HSQC, và HMBC. Hoạt tính độc tính trên tế bào ung thư biểu mô gan người HepG2 được đánh giá in vitro. Các saponin mới này gây độc dòng tế bào HepG2 với giá trị IC50= 40 ± 0,7 và 38 ± 0,5 μg/ml, tương ứng.

Nguyễn Thị Duyên

  1.  

MỘT SAPONIN DAMMARAN MỚI TỪ GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM GÂY APOPTOSIS 

TRÊN TẾ BÀO UNG THƯ BIỂU MÔ PHỔI NGƯỜI A549

 

Shao-Fang Xing và cs.

Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2016, Doi: 10.1016/j.bmcl.2016.02.046

 

Gynostemma pentaphyllum được sử rộng rãi như là một thảo dược cổ truyền do hoạt tính chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Chúng tôi đã báo cáo về một số saponin dammaran hữu ích gây độc tế bào ung thư phổi A549 từ Gynostemma pentaphyllum đã được xử lý nhiệt. Trong nghiên cứu này, một saponin dammaran mới, 20(S)-2α,3β,12β-tetrahydroxydammar-3-O-β-D-glucopyranosid (gọi là gypenosid Jh1) được  phân lập từ cao ethanol của Gynostemma pentaphyllum đã được xử lý nhiệt bằng sử dụng sắc khí cột và sắc khí lỏng hiệu năng cao bán điều chế (semi-preparative HPLC). Gypenosid Jh1 biểu hiện gây độc mạnh đối với tế bào A549 phụ thuộc vào nồng độ, có liên quan đến sự chết tế bào theo chu trình được đặc trưng bởi những sự thay đổi hình thái tế bào, nhuộm màu nhân Hoechst33258, liên hợp với Annexin V, với propidium iodide và thử nghiệm điện thế ti thể. Phân tích định lượng bằng kĩ thuật đếm dòng tế bào cũng cho thấy tỉ lệ tế bào chết theo chu trình tăng sau khi xử lý với gypenoside Jh1. Kết quả này cho thấy hợp chất gypenosid Jh1 có hoạt tính chống sự tăng sinh của tế bào ung thư A549 và con đường phụ thuộc ti thể có liên quan đến cơ chế gây apoptosis của gypenosid Jh1.

 

Nguyễn Thị Duyên

  1.  

GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM BIỂU HIỆN CÁC ĐẶC TÍNH CHỐNG VIÊM

 VÀ ĐIỂU HÒA BIỂU HIỆN PEPTID KHÁNG KHUẨN TRONG BÀNG QUANG 

 

Petra Lüthje và cs.

Journal of Functional Foods, 2015, Doi: 10.1016/j.jff.2015.03.028

 

Gynostemmapentaphyllum (GP) là một dược liệu cổ truyền của Trung Quốc nhưng cũng được dùng như trà bởi người khỏe do nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thảo mộc này được biết có tác dụng chống bệnh đái tháo đường và điều hòa miễn dịch. Ở các bệnh nhân đái tháo đường, tỉ lệ nhiễm khuẩn, bao gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu, được gia tăng và là nguyên nhân chủ yếu cho việc điều trị bằng kháng sinh. Chúng tôi giả thiết rằng GP cho ảnh hưởng có lợi với hệ miễn dịch tự nhiên trong đường tiết niệu, nhờ đó chống một số nhiễm khuẩn. Do đó, mục tiêu của chúng tôi là nghiên cứu liệu việc cho uống GP có ảnh hưởng đến đường tiết niệu và điều hòa các phản ứng miễn dịch ở các tế bào biểu mô bàng quang. Dịch chiết GP được phân tích cộng hưởng từ hạt nhân và tìm thấy là chứa hầu như chuyên biệt hỗn hợp một số saponin với nồng độ khác nhau. Các thí nghiệm gây nhiễm ex vivo cho thấy rằng đáp ứng tiền viêm với Escherichia coli bị suy yếu ở tế bào bàng quang của chuột đái tháo đường được dùng GP so với chuột đái tháo đường không điều trị. Thí nghiệm in vitro sử dụng tế bào mô niệu bị phơi nhiễm với E.coli chứng thực kết quả ở trên. Ngoài ra, điều trị GP điều hòa biểu hiện của các peptid kháng khuẩn. Với những thuộc tính này, GP có thể là thực phẩm chức năng có ích cho bệnh nhân đái tháo đường có tiền sử viêm đường tiết niệu. 

Nguyễn Thị Duyên

  1.  

CÁC SAPONIN KHUNG DAMMARAN TỪ GIẢO CỔ LAM 

VÀ HOẠT TÍNH TIỀM NĂNG CHỐNG BỆNH ALZHEIMER 

 

Jun Wang và cs.

Phytochemistry Letters, Volume 31, June 2019: 147-154

 

Trong quá trình sàng lọc các hoạt chất có tiềm năng điều trị bệnh Alzheimer, các gypenosid từ phần trên mặt đất của cây giảo cổ lam đã được xác định cấu trúc hóa học gồm 2 chất mới (1-2) và 5 chất cũ (3-7). Cấu trúc hóa học của chúng được xác định dựa trên phân tích phổ (1D và 2D NMR, HR-ESI-MS, IR và quay quang học). Tất cả các chất phân lập được đều thuộc về nhóm 21-O-n-butyl-20,21-dihydroxy-21,23-epoxydammar-24-en. Các chất này đều có tiềm năng điều trị Alzheimer thông qua thử nghiệm sàng lọc trí nhớ ngắn hạn trên mô hình ruồi giấm biến đổi gen mắc Alzheimer. Trong đó, 16 với nồng độ 10 µM biểu hiện tương đương 100 µM mematine, nhóm đối chứng dương, về khả năng phục hồi trí nhớ ngắn hạn. Kết quả này cho thấy tác dụng đối kháng mạnh của 02 dammaran saponin (16) chống lại bệnh Alzheimer.

 

Nguyễn Thị Duyên, Đào Anh Hoàng

  1.  

COMPOUND K TỪ SỰ CHUYỂN HÓA ENZYM CỦA GYPENOSID BẰNG NARINGINASE          

                        

Zheng Y1 và cs.

Food Chem Toxicol, volume 16, May 2019: 253-261

 

Compound K là một protopanaxadiol-type ginsenosid (PPDs), có hoạt tính sinh học mạnh hơn do ít gốc đường hơn trong phân tử. Tuy nhiên, compound K không được tìm thấy trong nhân sâm thô hay chưa chế biến xử lý nhiệt. Một số PPDs có cấu trúc tương tự như gypenosid và có thể được tìm thấy trong giảo cổ lam. Sự phân hủy do enzym các PPD-type gypenosid từ giảo cổ lam bởi naringinase được báo cáo lần đầu tiên trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân lập và xác định sản phẩm cuối do phân hủy enzym và tối ưu hóa các thông số phân hủy do enzym. Kết quả cho thấy compound K được tạo ra từ sự phân hủy do enzym của PPD-type gypenosid bởi naringinase và chất này có thể được phân lập và tinh chế bằng nhựa macroporous HP-20 và bằng phương pháp sắc ký với cột C18. Điều kiện tối ưu cho sự phân hủy bởi enzym được xác định bằng phương pháp đáp ứng bề mặt như sau: pH 4,1, nhiệt độ 50 oC, thời gian 71h với hiệu suất đạt được là 65,44 ± 4,52%. Những kết quả này cho thấy sự phân hủy bởi enzym có thể là một phương pháp đầy hứa hẹn cho việc tạo ra compound K thông qua chuyển hóa sinh học của of PPD-type gypenosid từ giảo cổ lam.

Nguyễn Thị Lê

  1.  
 

TÁC DỤNG ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ PHỔI NGƯỜI CỦA DAMULIN B TỪ GIẢO CỔ LAM 

 

Shao-Fang Xing và cs.

Planta Med, 2019; 85(05): 394-405

 

Damulin B, một saponin khung dammaran từ giảo cổ lam được hấp hơi nước, thể hiện tác động ức chế mạnh nhất trong số các saponin được phân lập trên tế bào ung thư biểu mô phổi người A549. Trong nghiên cứu này, mối liên hệ cấu trúc - tác dụng của một loạt các hợp chất saponin đã được thảo luận. Tác dụng ức chế của damulin B đối với các tế bào ung thư phổi người A549 và H1299 được nghiên cứu trên apoptosis, chu kỳ tế bào và sự di căn. Trên nghiên cứu in vitro, các tế bào ung thư phổi người nhạy cảm với damulin B hơn các nguyên bào sợi bình thường của người. Damulin B thể hiện tác dụng gây độc tế bào mạnh, bằng chứng là sự gia tăng tỷ lệ apoptosis tế bào, giảm điện thế màng ty thể (MMP), tạo ra các gốc oxy phản ứng (ROS), và làm ngừng pha G0 / G1. Hơn nữa, damulin B đã kích hoạt các yếu tố như sau: kích hoạt cả hai con đường apoptosis nội sinh và ngoại sinh cùng với việc làm ngừng pha G1 sớm thông qua việc điều chỉnh lên các mức độ biểu hiện của Bax, Bid, tBid, caspase-8 và p53; điều chỉnh giảm các mức độ biểu hiện của procaspase-8 / -9, CDK4, CDK6 và cyclin D1; và phóng thích nhiều hơn cytochrom c trong bào tương. Ngoài ra, nghiên cứu cũng ghi nhận tác dụng kháng di căn và ức chế đối với các yếu tố liên quan đến di căn, như MMP-2 và MMP-9, kèm theo sự điều hòa lên của IL-24. Nhìn chung, kết quả đã chứng minh rằng damulin B có thể ức chế các tế bào ung thư phổi người bằng cách gây apoptosis, ngăn chặn chu kỳ tế bào ở giai đoạn G0 / G1 sớm và ức chế sự di căn. Do đó, damulin B có hiệu quả điều trị tiềm năng chống lại ung thư phổi.

Lê Ngọc Duy

  1.  
 

BÀI THUỐC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỨA GIẢO CỔ LAM GIÚP NGĂN NGỪA BỆNH LÝ TĂNG LIPID MÁU, TĂNG HUYẾT ÁP, TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT VÀ GÚT

 

W Shaoke và cs.

U.S. Patent Application No. 16/184, 286

 

Bài thuốc chăm sóc sức khỏe chứa giảo cổ lam giúp ngăn ngừa bệnh lý tăng lipid máu, tăng huyết áp, tăng đường huyết và gút được bào chế bằng cách trộn nguyên liệu thô của giảo cổ lam, lá cây đỗ trọng, lá chùm ngây, hạt mã đề, phần trên mặt đất cỏ lá tre, bột củ sắn dây, cây phong lữ, và Sanguisorba minor với tỷ lệ phần trăm lần lượt là: 40-70% giảo cổ lam, 5-20% lá đỗ trọng, 5-20% lá chùm ngây, 5-10% hạt mã đề, 2-10% phần trên mặt đất cỏ lá tre , 2-10% bột sắn dây, 2-8% cây phong lữ, 2-8% S. minor. Nguyên liệu giảo cổ lam là hỗn hợp của lá lưỡng bội và lá tứ bội theo một tỷ lệ nhất định. Bài thuốc có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ở các bệnh nhân có “4 loại bệnh lý tăng” là tăng lipid máu, tăng huyết áp, tăng đường huyết và tăng acid uric máu.

Hoàng Lê Sơn

  1.  

TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ CỦA GIẢO CỔ LAM GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM (THUMB.) MAKINO

 

Yantao Li và cs.

Chinese Medicine, 2016

 

Cây giảo cổ lam (GpM, Jiaogulan) đã được sử dụng rộng rãi trong y học Trung Quốc để điều trị một số bệnh, bao gồm viêm gan, tiểu đường và bệnh tim mạch. Hơn nữa, gần đây giảo cổ lam đã được công có tác động chống ung thư mạnh. Trong bài tổng quan này, chúng tôi đã tóm tắt các công trình nghiên cứu gần đây về tác động chống ung thư và cơ chế tác động chống ung thư của giảo cổ lam, cũng như xác định các nền tảng nguyên liệu cho tác động chống ung thư của giảo cổ lam bằng cách tìm kiếm trên PubMed, trang Web cơ sở dữ liệu khoa học và tri thức quốc gia Trung Quốc. Nội dung của bài viết này dựa trên các nghiên cứu được báo cáo trong tài liệu liên quan đến các thành phần hóa học hoặc tác dụng chống ung thư của giảo cổ lam cho đến đầu tháng 8 năm 2016. Nghiên cứu của tổng quan này thu thập hơn 230 hợp chất đã được phân lập từ giảo cổ lam và hầu hết các hợp chất này (189) là các saponin, còn được gọi là gypenosid. Tất cả các hợp chất còn lại được phân lập là các sterol, flavonoid hoặc polysaccharid. Các cao chiết và phân đoạn khác nhau của giảo cổ lam, cũng như nhiều hợp chất tinh khiết được phân lập từ loại thảo dược này có tác động ức chế đối với sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong nghiên cứu in vitro in vivo. Hơn nữa, kết quả của một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng các công thức có giảo cổ lam có thể có tiềm năng chữa bệnh ung thư. Nhiều cơ chế tác động đã được đề xuất liên quan đến các tác động chống ung thư của giảo cổ lam, như làm ngừng chu kỳ tế bào, gây apoptosis, ức chế xâm lấn và di căn, ức chế sự đường phân và các tác động điều hòa miễn dịch.

Hoàng Thị Sáu

  1.  

THÀNH PHẦN HÓA HỌC 5 MẪU GIẢO CỔ LAM THƯƠNG MẠI

VÀ CÁC TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA, CHỐNG TĂNG SINH TẾ BÀO VÀ CHỐNG VIÊM 

 

Xie, Z. H. và cs.

Journal of Agricultural and Food Chemistry 2010 Vol.58 No.2.

 

Năm mẫu giảo cổ lam đã được nghiên cứu và so sánh về thành phần hóa học và các tác dụng chống oxy hóa, chống tăng sinh tế bào ung thư và chống viêm. Các cao chiết (50% aceton, 75% ethanol và 100% ethanol) của năm mẫu giảo cổ lam (GP1-5) có khác nhau về tổng hàm lượng của hợp chất phenol, saponin và flavonoid và nồng độ rutin và quercetin. Mức tổng flavonoid cao nhất là 63,5 mg rutin tương đương / g trong GP4, và tổng hàm lượng phenolic lớn nhất là 44,3 mg acid gallic tương đương / g trong GP1 với 50% aceton làm dung môi chiết. GP2 có tổng hàm lượng saponin cao nhất là 132,6 mg / g với 100% ethanol là dung môi chiết. Các cao chiết này cũng khác nhau về khả năng bắt gốc tự do DPPH và hydroxyl, mặc dù tất cả đều cho thấy có khả năng bắt gốc tự do điển hình. Các cao chiết ethanol 100% cũng có tác dụng ức chế mạnh phụ thuộc vào liều trên IL-6 và biểu hiện mRNA của Ptss2 và ức chế yếu trên biểu hiện mRNA của TNF-α. Ngoài ra, giảo cổ lam có hoạt tính chống tăng sinh tế bào ung thư cao nhất ở nồng độ 3,2 mg tương đương / mL trong các tế bào ung thư ruột kết người HT-29. Kết quả từ nghiên cứu này sẽ được sử dụng để nghiên cứu phát triển ứng dụng giảo cổ lam trong cải thiện sức khỏe con người.

Hoàng Thị Sáu

  1.  
 

ẢNH HƯỞNG CỦA BA, NAA VÀ 2,4-D TRÊN VI NHÂN GIỐNG GIẢO CỔ LAM

 GYNOIUSMA PENTAPHYLLUM MAKINO)

 

Anchalee Jala và cs.

International Transaction Journal of Engineering, Management, & Applied Sciences & Technologies. Volume 3  No.4 July 2012

 

Chồi ngọn và chồi nách của giảo cổ lam đã được sử dụng làm vật liệu nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,05; 0,1 và 1,0 mg / l BA. Sau 12 tuần, các chồi mới xuất hiện và môi trường MS chứa 1,0 mg / l BA đã cho hệ số nhân chồi cao nhất (7.28 chồi) và chiều cao chồi trung bình đạt 2,22 cm. Lá non được sử dụng làm mẫu cấy để tạo mô sẹo. Các vật liệu được nuôi cấy trên MS có bổ sung 2,4-D với nồng độ khác nhau (0,1; 0,5 và 1,0 mg / l). Sau 12 tuần, các vật liệu nuôi cấy trên môi trường MS được bổ sung 2,4-D với nồng độ 1,0 mg/l hình thành mô sẹo lớn nhất với đường kính trung bình là 0,9375 cm. Khi nuôi cấy giảo cổ lam trên môi trường MS có bổ sung kết hợp giữa (0,05, 0,1, 1,0 và 2,0 mg/l) BA và (0,05, 0,1 và 1,0 mg/l) NAA trong 12 tuần. Kết quả môi trường MS được bổ sung 1,0 mg / l BA và 0,1 mg/l NAA cho ra số lượng chồi mới trung bình cao nhất (6,8 chồi) và môi trường MS được bổ sung 2,0 mg / l BA và 0,05 mg / l NAA cho số lượng chồi mới trung bình thấp nhất (2,7 chồi) và chiều dài rễ trung bình 1,8 cm. Cây non được hình thành hoàn chỉnh và có thể đưa ra môi trường in vivo.

 

Hoàng Thị Sáu, Đào Thu Huế, Chu Thị Thúy Nga

 

  1.  
 

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI HORMON NGOẠI SINH VÀ NỒNG ĐỘ CỦA CHÚNG

 ĐỐI VỚI SỰ KÍCH THÍCH CALLUS CỦA GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 

CAI Zhengwang và cs.

Journal of Ankang University -  S567.237· May 2014

 

Chồi mầm, thân, lá của Gynostemma được sử dụng làm mẫu cấy trên môi trường MS với các loại hormone ngoại sinh khác nhau ở tỷ lệ khác nhau nhằm kích thích sự hình thành mô sẹo của Gynostemma. Kết quả cho thấy: các nồng độ hormon ngoại sinh khác nhau cho sự kích thích hình thành mô sẹo ở chồi, thân và mô sẹo lá khác nhau. Trong môi trường MS + 6- BA 1,0 mg / L + NAA 0,02mg / L các chồi mầm được kích thích hình thành mô sẹo tốt nhất với tỷ lệ 75,0% và sự sinh trưởng mô sẹo tốt, môi trường MS + 6- BA 2,0 mg / L + NAA 0,2 mg / L cho tỷ lệ hình thành mô sẹo tốt nhất ở thân cây với tỷ lệ 81,8%, mô sẹo tăng trưởng tốt, và môi trường MS + 6- BA 1,0 mg / L + NAA 0,15mg / L mang lại hiệu quả tốt cho sự hình thành mô sẹo lá với tỷ lệ 69,2%.

 

Trần Thị Kim Dung

  1.  

NỒNG ĐỘ CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG TRONG PHÂN BÓN HỮU CƠ, PHÂN ĐỘNG VẬT, THỨC ĂN

VÀ SỰ Ô NHIỄM CADMIUM TRONG TRÀ THẢO MỘC GIẢO CỔ LAM

 GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM MAKINO)

 

Sumontha Nookabkaew và cs.

J. Agric. Food Chem., 2016, 64 (16), pp 3119–3126DOI: 10.1021/acs.jafc.5b06160Publication Date (Web): April 8, 2016

 

Thái Lan là một quốc gia phần lớn dựa vào nông nghiệp. Nông nghiệp hữu cơ được đưa vào chương trình nghị sự quốc gia quan trọng để thúc đẩy an toàn thực phẩm và xuất khẩu quốc tế. Nghiên cứu hiện tại được tiến hành nhằm xác định nồng độ các nguyên tố vi lượng trong phân bón hữu cơ thương mại (được lên men và không lên men) bao gồm hỗn hợp phân lợn và phân trâu bò có sẵn ở Thái Lan. Phân lợn và trâu bò cũng như thức ăn chăn nuôi cũng được thu thập từ các trang trại nuôi động vật hoặc chợ. Kết quả được so sánh với tài liệu tham khảo từ các quốc gia khác. Phân bón lên men gồm phân lợn chứa nồng độ nitơ (N) và phốt pho (P) cao hơn phân trâu bò. Nồng độ cao của đồng (Cu) và kẽm (Zn) cũng được tìm thấy trong phân hóa học và phân chuồng. Một số phân bón hữu cơ có nồng độ asen (As), cadmium (Cd) và chì (Pb) cao. Phạm vi nồng độ As trong các loại phân bón này là 0,50 đến 24,4 mg / kg, trong khi đó, phạm vi của Cd và Pb lần lượt là 0,10 đến 11,4 và 1,13 đến 126 mg/kg. Hơn nữa, phân lợn chứa As và Cd (lần lượt là 15,7 và 4,59 mg / kg), cao hơn trong phân trâu bò (lần lượt là 1,95 và 0,16 mg / kg). Việc sử dụng phân lợn để bổ sung cho đất cũng dẫn đến ô nhiễm Cd cao trong trà thảo dược giảo cổ lam. Nồng độ Cd trong cây giảo cổ lam tỷ lệ thuận với nồng độ Cd trong đất. Do đó, việc sử dụng một số phân bón hữu cơ hoặc phân động vật cho đất nông nghiệp có thể làm tăng một số yếu tố gây độc tiềm tàng trong đất, có thể được cây trồng hấp thụ, do đó, làm tăng nguy cơ ô nhiễm trong các sản phẩm nông nghiệp.

Trần Thị Kim Dung

  1.  

TRÌNH TỰ PHIÊN MÃ CỦA GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)  ĐỂ XÁC ĐỊNH GEN

 VÀ ENZYM LIÊN QUAN ĐẾN SINH TỔNG HỢP TRITERPENOID

 

Qicong Chen và cs.

International Journal of Genomics, Volume 2016, Article ID 7840914, 10 pages

 

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), một loại cây thân thảo sống lâu năm với nhiều đặc tính y học quan trọng, được phân bố rộng rãi ở châu Á. Gypenosid (triterpenoid saponin), hoạt chất chính của G. pentaphyllum, đã được nghiên cứu nhiều. FPS (farnesyl pyrophosphate synthase), SS (squalene synthase) và SE (squalene epoxidase) là các enzym chính tham gia vào quá trình tổng hợp saponin triterpenoid. Xem xét các chức năng y học quan trọng của G. pentaphyllum, cần thiết phải điều tra thông tin phiên mã của G. Pentaphyllum, làm cơ sở cho các nghiên cứu về quy tắc phiên mã trong tương lai. Sau khi giải trình tự G. pentaphyllum, chúng tôi thu được 50.654.7708 unigenes. Tiếp theo, chúng tôi đã sử dụng RPKM (số lần đọc trên mỗi kilobase trên một triệu lần đọc) để tính toán biểu hiện của đơn gen và chúng tôi đã thực hiện so sánh dữ liệu của chúng tôi với dữ liệu có trong năm cơ sở dữ liệu chung để chú thích các khía cạnh khác nhau của unigenes. Cuối cùng, chúng tôi nhận thấy rằng FPS, SS và SE cho thấy sự biểu hiện khác biệt của các enzyme trong DESeq. Lá cho thấy biểu hiện cao nhất của FPS, SS và SE so với hai mô còn lại. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thông tin phiên mã của G. pentaphyllum trong môi trường tự nhiên của nó và chúng tôi đã tìm thấy sự thống nhất trong biểu hiện của unigenes, biểu hiện enzyme (FPS, SS và SE) và phân bổ hàm lượng gypenosid trong G. pentaphyllum. Kết quả của chúng tôi là tiền đề cho các nghiên cứu liên quan đến G. pentaphyllum sau này.

 

Trần Thị Kim Dung

  1.  

TỔNG QUAN VỀ PHÂN LẬP, CẤU TRÚC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC POLYSACARID 

TỪ GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM (THUNB.) MAKINO)

 

Xiaolong Ji và cs.

BioMed Research International, Volume 2018, Article ID 6285134, 14 pages

 

Polysacarid thu được từ giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) có triển vọng đầy hứa hẹn trong ngành thực phẩm chức năng và dược phẩm do có nhiều hoạt tính sinh học bao gồm chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống ung thư, bảo vệ gan, chống suy nhược thần kinh. Những hoạt tính sinh học có lợi này có liên quan đến thành phần hóa học và cấu trúc của G. pentaphyllum polysacarit. Trọng lượng phân tử, thành phần monosacarit và cấu trúc hóa học có thể bị ảnh hưởng bởi cả kỹ thuật chiết/tinh chế khác nhau được sử dụng để thu được các sản phẩm làm giàu polysacarit. Bài viết này đưa ra tổng quan các tài liệu trước đây và hiện tại liên quan đến việc chiết xuất, tinh chế, đặc điểm cấu trúc và hoạt tính sinh học của polysacarid từ G. pentaphyllum. Tổng quan này cung cấp một thư mục hữu ích cho việc điều tra, sản xuất và ứng dụng của polysacarid từ G. pentaphyllum như thực phẩm chức năng và dược phẩm.

Trần Thị Kim Dung

  1.  

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG ÁNH SÁNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, TÍCH LŨY GYPENOSID TỔNG SỐ 

VÀ QUANG HỢP TRONG GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 

Xiaolie và cs.

Botanical Sciences,95 (2): 235-243, 2017

 

Mở đầu: Giảo cổ làm (Gynostemma pentaphyllum) là một loại cây chịu bóng, có thể tổng hợp và tích lũy gypenosid với số lượng lớn. Các gypenosid là một loại thuốc quý có tác dụng chống tăng huyết áp, tăng mỡ máu, béo phì, rối loạn thần kinh, chống viêm, điều chỉnh hệ miễn dịch, tiểu đường và các khối u.

Giả thuyết: Chất lượng ánh sáng đã được chứng minh là có tác động rõ rệt đến sự tăng trưởng và tích lũy gypenosid ở G. pentaphyllum, và chắc chắn ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Vì vậy, có thể tồn tại một số mối liên quan giữa các chỉ tiêu này.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Các thí nghiệm được thực hiện vào cuối tháng 5 năm 2014 tại Đại học Jishou, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Phương pháp: Theo dõi các đặc điểm sinh trưởng và quang hợp cũng như xác định gypenosid tổng số được tiến hành trên cây con được trồng trong các điều kiện chất lượng ánh sáng khác nhau, bao gồm ánh sáng trắng, đỏ, xanh lam và xanh lục phát ra từ đèn LED.

Kết quả: Chất lượng ánh sáng có tác động rõ rệt đối với sự phát triển của thực vật, tích lũy gypenosid tổng số và quá trình quang hợp. Ánh sáng trắng có tác động đáng kể đến việc tăng sinh khối, đường kính thân và chồi lá so với ánh sáng đơn sắc. So với ánh sáng xanh lam và xanh lục, ánh sáng trắng cho hàm lượng gypenosid tổng số cao hơn và gần với kết quả từ ánh sáng đỏ, cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng trắng đối với sự tích lũy gypenosid có liên quan đến ánh sáng đỏ. Tỷ lệ quang hợp thực tế dưới ánh sáng đỏ cao hơn so với ánh sáng xanh lam hoặc xanh lục, nhưng rõ ràng là thấp hơn so với ánh sáng trắng.

Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đến sự tăng trưởng và tích lũy gypenosid tổng số có liên quan đến hiệu quả quang hợp của cây.

Trần Văn Thắng, Trần Thị Kim Dung

  1.  
 

NÂNG CAO SỰ HÌNH THÀNH VÀ SẢN XUẤT RỄ TỰ SINH, VÀ TÍCH LŨY SAPONIN BẰNG NUÔI CẤY IN VITRO CÂY GIAO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 

P.C. Khai và cs.

Acta Hortic, 2018, 1224, 109-118

 

Giao cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng cho sức khỏe của con người vì nó có chức năng y học như đặc tính chống căng thẳng, phục hồi cân bằng cơ thể, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa huyết khối, ức chế sự phát triển của khối u và điều trị bệnh tiểu đường , v.v. Tuy nhiên, khả năng sản xuất đó vẫn còn hạn chế và không thể đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ tế bào thực vật đã mở ra một hướng mới để giải quyết một số vấn đề trong lĩnh vực trồng trọt. Đặc biệt, sự hình thành rễ tự sinh từ nuôi cấy in vitro để tập hợp sinh khối được coi là một kỹ thuật hiệu quả. Các mẫu mô lá từ cây con in vitro 42 ngày tuổi được nuôi cấy trên môi trường Murashige và Skoog (MS) bổ sung axit axetic napthalene (NAA) ở mức 1,5 mg L-1 đã cho ra mô sẹo với tỷ lệ cao nhất (77,78%). Tỷ lệ hình thành mô sẹo rễ là tối ưu trên môi trường MS được thêm axit indolebutyric (IBA) 0,5 mg L-1 và đạt 91,11%. Môi trường Schenk và Hildebrandt (SH) được thêm IBA 0,5 mg L-1 và NAA 0,5 mg L-1 phù hợp cho sự tăng nhanh sinh khối rễ trong môi trường lỏng với trọng lượng sinh khối rễ cao nhất vào ngày 28 của quá trình nuôi cấy. Việc bổ sung methyl jasmonate (MJ) vào các môi trường không làm tăng nhanh sinh khối rễ nhưng nó giúp tăng hàm lượng saponin. MJ ở mức 10 mg L-1 làm tăng hàm lượng saponin trong sinh khối rễ ở mức cao nhất.

Trần Thị Kim Dung

  1.  

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TĂNG CO2 VÀ NHIỆT ĐỘ ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HỌC 

VÀ CÁC HOẠT CHẤT SINH HỌC CỦA CÂY GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 

Jia-Dong Chang và cs.

Journal of plant physiology 196-9,March 2016

 

Gần đây, một chủ đề nghiên cứu quan trọng được đề cập nhiều là “Biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến sự bền vững của sản xuất nông nghiệp như thế nào”. Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu thực nghiệm về sự tăng lên của nhiệt độ và hàm lượng CO2 ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thuốc và sản xuất các hoạt chất sinh học. Ở đây, chúng tôi đã phân tích toàn diện ảnh hưởng của sự tăng CO2 và nhiệt độ đến quá trình quang hợp, sinh khối, đường tổng số, hợp chất chống oxy hóa, khả năng chống oxy hóa và các hoạt chất sinh học của giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum). Hai nồng độ CO2 khác nhau [360 và 720μmol mol (-1)] được sử dụng cho sự sinh trưởng của cây ở hai mức nhiệt độ khác nhau là 23/18 và 28/23°C (ngày/đêm) trong 60 ngày. Kết quả cho thấy sự tăng CO2 và nhiệt độ làm tăng đáng kể về sinh khối, đặc biệt là tỷ lệ tổng trọng lượng khô của hoa. Hàm lượng chất diệp lục trong lá tăng dưới điều kiện nhiệt độ và CO2 tăng lên. Thêm nữa, tốc độ vận chuyển điện tử (ETR), làm chậm sự quang hóa (qP), năng suất lượng tử quang hóa thực tế (Yield), tốc độ quang hợp tức thời (Photo), tốc độ thoát hơi nước (Trmmol) và độ dẫn của khí khổng (Cond) cũng tăng lên ở các mức độ khác nhau khi tăng CO2 và nhiệt độ. Hơn nữa, CO2 tăng cao làm tăng lượng đường tổng số và gypenoside A, nhưng làm giảm tổng khả năng chống oxy hóa và các hợp chất chống oxy hóa chính trong các bộ phận khác của G. pentaphyllum. Sự tích lũy của phenolics và flavonoid tổng số cũng giảm trong lá, thân và các cụm hoa dưới sự tăng CO2 và nhiệt độ. Nhìn chung, số liệu của chúng tôi chỉ ra rằng sự gia tăng dự đoán về nhiệt độ trong khí quyển và CO2 có thể cải thiện sinh khối của G. pentaphyllum, nhưng chúng sẽ làm giảm các đặc tính tăng cường sức khỏe.

Lê Đức Tâm

  1.  

SỰ ĐA DẠNG CỦA NẤM EUMYCETES NỘI SINH TRONG GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 VÀ SỰ TƯƠNG QUAN CỦA NÓ VỚI GYPENOSIDE XLIX

 

Ma S. L. và cs.

Zhong Yao Cai. 2015 Mar;38(3):476-80

 

Mục tiêu: Nghiên cứu mối tương quan giữa các hoạt chất và nấm eumycetes nội sinh trong các mẫu giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) khác nhau từ các môi trường sống khác nhau.

Phương pháp: Các nấm eumycetes nội sinh từ các phần khác nhau của Gynostemma pentaphyllum được phân lập bằng các phương pháp phân lập phổ biến. Phương pháp cấy và phương pháp cấy điểm được sử dụng để nhận dạng. Hàm lượng của gypenoside XLIX được xác định bằng HPLC.

Kết quả:125 nấm eumycetes nội sinh sống trong Gynostemma pentaphyllum được phân lập từ rễ, thân rễ và lá. Theo hình thái khuẩn lạc và đặc điểm vi mô, 22 chi từ 10 họ, 7 bộ, 2 lớp đã được xác định. Fusarium là chủng nấm eumycetes nội sinh đa dạng nhất có trong Gynostemma pentaphyllum với số lượng chiếm 22. 4%. Penicillium và Leptosphaeria lần lượt là 12. 8% và 9. 6%. Mối tương quan giữa Gypenoside XLIX và nấm eumycetes nội sinh trong Gynostemma pentaphyllum đã được tiết lộ.

Kết luận: Nấm Eumycetes nội sinh rất đa dạng về chủng loại và số lượng. Các loài nấm eumycetes nội sinh có liên quan đến chất lượng của Gynostemma pentaphyllum.

Lê Đức Tâm

  1.  

PHIÊN MÃ CỦA MẪU GEN CATALASE TỪ GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM (THUNB.) MAKINO) TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG PHI SINH HỌC KHÁC NHAU

 

Johan Sukweenadhi và cs.

KnE Life Sciences | International Conference on Natural Resources and Life Sciences (NRLS-2016) | pages: 99-109

 

Catalase (CAT) là một nhóm các enzym có thể bảo vệ các tế bào chống lại tác hại của oxy hoá được tạo ra bởi các loài phản ứng với oxy. Một cDNA CAT trước đây đã được phân lập và mô tả từ cây giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)) được trồng thủy canh 3 tháng tuổi. Gen ORF có 1.479 bp được suy ra từ chuỗi axit amin là 492 phần còn lại. CAT từ G. pentaphyllum có khối lượng phân tử 56,97 kDa với điểm đẳng điện (pI) là 6,95. Phân tích biểu hiện thời gian của các mẫu lá đã chứng minh rằng biểu hiện GpCAT có thể được điều chỉnh tăng bởi các ứng suất môi trường khác nhau như điện acid jasmonic, chất chứa oxy, muối, kim loại nặng, làm lạnh và stress nhiệt trong một khoảng thời gian nhất định. Một mô hình cấu trúc ba chiều của G. pentaphyllum dựa trên chuỗi trình tự cDNA GpCAT của nó. Mẫu biểu hiện thời gian cho thấy rằng GpCAT có thể đóng một vai trò trong phản ứng bảo vệ phân tử của G. pentaphyllum đối với các yếu tố phi sinh học.

Lê Đức Tâm

  1.  

BÁO CÁO ĐẦU TIÊN VỀ BỆNH PHẤN TRẮNG GÂY RA BỞI PODOSPHAERA XANTHII TRÊN GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM) TẠI HÀN QUỐC

 

S. E. Cho và cs.

The American Phytopathological Society publication,Vol. 99, No. 9 September 2015

 

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) là loài cây thân thảo thuộc họ Cucurbitaceae ở miền Nam Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam, miền nam Hàn Quốc và Nhật Bản. Toàn bộ cây được biết đến như một loại thuốc thảo dược được cho là có tác dụng chống oxy hóa và giảm căng thẳng mạnh mẽ đối với con người (Jeong et al. 2011). Vào tháng 10 năm 2002, một loại bệnh phấn trắng trên lá cây G. pentaphyllum mọc hoang đã được tìm thấy ở quần đảo Jeju của Hàn Quốc. Những phát hiện khác về bệnh phấn trắng từ năm 2002 đến 2014 tại một số địa điểm ở miền Nam Hàn Quốc cho thấy căn bệnh này thường xảy ra ở Hàn Quốc. Chasmothecia đã được hình thành rất nhiều ở tất cả các địa điểm vào tháng Mười. Chín mẫu tiêu bản đã được gửi tại Phòng tiêu bản Đại học Hàn Quốc (KUS). Triệu chứng của bệnh phấn trắng xuất hiện dưới dạng các tản nấm màu trắng mỏng, sau đó phát triển thành nhiều sợi nấm ở cả hai mặt của lá. Cành bào tử phân sinh đã ở dạng thẳng, kích thước từ 105 đến 200 × 10 đến 12 μm, và tạo ra 2 đến 7 bào tử chưa trưởng thành trong các chuỗi với đường viền có khía. Các tế bào chân của cành bào tử phân sinh ở dạng thẳng, hình trụ và dài từ 48 đến 85 μm. Bào tử phân sinh trong suốt, có dạng hình oval-dẹt đến  dạng hình thùng, có kích thước từ 28 đến 38 × 16 đến 22 μm với tỷ lệ chiều dài / chiều rộng từ 1,5 đến 2,1, chứa các thân xơ khác biệt và tạo ra các ống mầm ở vị trí bên. Bào tử sơ cấp có dạng hình nón cụt, cơ bản cắt ngắn và thường nhỏ hơn bào tử thứ cấp. Chasmothecia màu nâu sẫm được tìm thấy một phần được nhúng vào sợi nấm trên lá có hình cầu và đường kinh từ 75 đến 95 µm. Mỗi dạng chứa một nang duy nhất. Các tế bào bao quanh của chasmothecia có hình đa giác không đều, lớn và rộng từ 15 đến 38 µm. Các phần phụ là những hệ sợi, từ 1- đến 6- vách ngăn, màu nâu ở gốc và trở nên nhạt màu hơn. Các nang nấm với một mắt đầu cuối rộng từ 15 đến 25 µm, có độ rộng nhỏ, hình elip rộng đến hình trứng tới gần giống dạng hình cầu và từ 65 đến 90 × 52 đến 63 μm. Bào tử dạnh nang được đánh số tám trên mỗi mắt là không màu, dạng elip và kích thước từ 20 đến 26 × 12 đến 15 µm. Các cấu trúc và phép đo phù hợp với cấu trúc của Podosphaera xanthii (Castagne) U. Braun & Shishkoff (Braun và Cook 2012). Để xác định sự nhận dạng, các vùng đệm được phiên mã nội bộ hoàn chỉnh (ITS) của rDNA của các dòng phân lập KUS-F27136 và KUS-F27246 đã được khuếch đại với các đoạn mồi ITS1 / ITS4 và được giải trình tự. Các chuỗi kết quả đã được gửi vào GenBank (Accession Nos. KP120970 và KP120971). Một GenBank BLAST được tìm của dạng phân lập tại Hàn Quốc cho thấy độ tương đồng> 99% với dạng phân lập P. xanthii từ các ký chủ dưa chuột (ví dụ: AF011391 và JF912574). Tác nhân gây bệnh đã được xác nhận bằng cách ấn một chiếc lá bị bệnh lên lá non của ba cây G. pentaphyllum trong chậu khỏe mạnh. Ba cây không được lây nhiễm đóng vai trò và đối chứng. Cây được duy trì trong nhà kính ở 24 đến 34 ° C. Lá bị nhiễm bệnh phát triển sau 5 ngày, trong khi đó cây đối chứng vẫn không có triệu chứng. Bệnh phấn trắng của G. pentaphyllum gây ra bởi các loài Podosphaera đã được ghi nhận tại Nhật Bản (Farr và Rossman 2014). Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là báo cáo đầu tiên về bệnh phấn trắng do P. xanthii gây ra trên G. pentaphyllum ở Hàn Quốc. Bệnh phấn trắng từ G. pentaphyllum có khả năng gây ra mối đe dọa đối với dưa chuột.

Lê Đức Tâm

  1.  

NHẬN DẠNG VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CHUỖI GENOME HOÀN CHỈNH CỦA VIRUS KHẢM CỎ LINH LĂNG GÂY HẠI TRÊN GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 Shuang Song và cs.

European Journal of Plant Pathology · December 2018, https://doi.org/10.1007/s10658-018-01647-1

 

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) là một loại thảo dược Trung Quốc được trồng rộng rãi, có hoạt động phổ rộng. Trong nghiên cứu này, cây G. pentaphyllum với triệu chứng khảm lá điển hình đã được tìm thấy ở tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc. Nhiễm virus khảm cỏ ling lăng (AMV) được xác định bằng giải trình tự RNA nhỏ và được xác định bằng RT-PCR đặc biệt. Chúng tôi đã xác định trình tự bộ gen hoàn chỉnh của AMV-Gyn (GenBank số MH332897-MH332899). Đoạn ARNA1 với 3643 nt và RNA2 với 2598 nt được mã hóa lần lượt là protein P1 với 1126 aa và P2 là 791 aa. Đoạn RNA3 với 2040 nt được mã hóa với MP là 300 aa và CP là 221 aa. Phân tích Chuỗi phát sinh gen dựa trên trình tự gen RNA3 và CP đã nhóm AMV-Gyn thành nhóm phylogroup I với mối quan hệ tiến hóa gần nhất với AMV-Manfredi (KC881010). Không có sự tái tổ hợp nào được phát hiện. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là báo cáo đầu tiên về một loại virus gây hại cho G. pentaphyllum.

Lê Đức Tâm

  1.  

XÁC NHẬN PHÂN TỬ CỦA GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM) THÔNG QUA PHÁT TRIỂN

 VÀ ỨNG DỤNG KHUẾCH ĐẠI NGẪU NHIÊN ĐA HÌNH - VÙNG ĐÁNH DẤU KHUẾCH ĐẠI CHUỖI DNA

 ĐẶC TRƯNG

 

J. Zhou và cs.

Genet. Mol. Res. 14 (4): 16204-16214 (2015) Received August 22, 2015 Accepted October 1, 2015 Published December 8, 2015

 

Do sự tương đồng về hình thái của các bộ phận trên mặt đất, rất khó để phân biệt Gynostemma pentaphyllum với Cayratia japonica (thường được giả mạo giảo cổ lam). Để phát triển một phương pháp đáng tin cậy nhằm xác định và xác thực G. pentaphyllum, một nghiên cứu kết hợp kỹ thuật DNA đa hình khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) với các dấu hiệu vùng khuếch đại chuỗi DNA đặc trưng (SCAR). Hai mươi lăm mẫu G. pentaphyllum và hai mẫu C. japonica được thu thập từ các vùng khác nhau ở Quảng Tây hoặc được mua từ các tỉnh khác nhau ở Trung Quốc. Thông qua phân tích RAPD, tính đa hình di truyền đáng kể đã được quan sát trong số các mẫu G. pentaphyllum. Hơn nữa, một điểm đánh dấu cụ thể, J-750, đã được lấy để xác thực. Do đó, điểm đánh dấu SCAR cho G. pentaphyllum (359 bp) đã được phát triển từ bộ khuếch đại RAPD. Với khuếch đại PCR sử dụng các đoạn mồi SCAR, một dải cụ thể gồm 359 bp có thể thấy rõ đối với tất cả các mẫu G. pentaphyllum được thử nghiệm, nhưng không có trong các mẫu của C. japonica. Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng điểm đánh dấu SCAR rất hữu ích cho việc xác định và xác thực G. pentaphyllum bất kể các mẫu là tươi, khô hoặc có nguồn gốc thương mại. Điểm đánh dấu SCAR thu được trong nghiên cứu này đã xác thực thành công G. pentaphyllum thông qua hệ thống PCR tích hợp có chứa SCAR và kiểm soát kết hợp mồi của hai cặp. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng đồng thời để phân biệt G. pentaphyllum từ C. japonica.

Nguyễn Bá Hưng

  1.  

PHÂN TÍCH NHÂN BẢN VÔ TÍNH VÀ TRÌNH TỰ CỦA FARNESYL PYROPHOSPHATE SYNTHASE 

TỪ GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 

Jiang Dong và cs.

Letters in Biotechnology:2014-02

 

Mục tiêu: Nhân bản toàn bộ cDNA mã hóa farnesyl pyrophosphate synthase (FPS) của Gynostemma pentaphyllum.

Phương pháp: Sử dụng gen FPS từ Siraitia grosvenori, các đoạn mồi được thiết kế để chỉnh sửa gen FPS của G.pentaphyllum trong 3'RACE. Bộ 3'RACE và 5'RACE đã được sử dụng để sao chép toàn bộ gen FPS cDNA của G.pentaphyllum.

Kết quả: Độ dài đầy đủ cDNA của G.pentaphyllum FPS gồm 1288 nucleotid. ORF của gen FPS G.pentaphyllum có chiều dài 1026 bp, tương ứng với số lượng polypeptid dự đoán của 342 axit amin còn lại với khối lượng phân tử tương đối là 3,94 × 104. Kết quả phân tích tương đồng trên GenBank đã chứng minh rằng các trình tự có độ tương đồng 88% ~ 78% với trình tự nucleotid và 91% ~ 74% trên trình tự acid amin được suy ra. 

Kết luận: FPS mã hóa cDNA từ G.pentaphyllum đã được tạo ra, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu mô hình biểu hiện gen của G.pentaphyllum và các phân tử triterpenoid saponin phát sinh trong quá trình tổng hợp.

Nguyễn Thị Thụ

  1.  

ĐẶC ĐIỂM PHIÊN MÃ BẰNG CÁCH SỬ DỤNG TRÌNH TỰ KẾT HỢP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỈ THỊ EST-SSR TRONG HAI LOÀI GYNOSTEMMA (CUCURBITACEAE)

 

Yue-Mei Zhao cà cs.

Molecules 2015, 20 (12), 21214-21231

 

Gynostemma pentaphyllum là một loại thảo dược quan trọng thuộc họ Cucurbitaceae, nhưng dữ liệu nguồn gen hạn chế đã cản trở các nghiên cứu di truyền. Trong nghiên cứu này, hệ phiên mã của hai loài Gynostemma có liên quan chặt chẽ, Gynostemma cardiospermumG. pentaphyllum, đã được giải trình tự bằng cách sử dụng công nghệ giải trình tự Illumina. Tổng cộng có 71.607 đơn gen không dư thừa đã được lắp ráp. Trong số những đơn gen này, 60,45% (43.288) được chú thích dựa trên tìm kiếm tương tự trình tự với các protein đã biết. Tổng cộng có 11.059 đơn gen được xác định trong cơ sở dữ liệu của Kyoto Encyclopedia of Genes and Genomes (KEGG) ở Kyoto. Tổng cộng 3891 lần lặp trình tự đơn giản (SSR) đã được phát hiện trong 3.526 đơn gen không dư thừa, 2596 cặp mồi được thiết kế và 360 trong số chúng được chọn ngẫu nhiên để xác thực. Trong số này, có 268 cặp mồi mang lại sản phẩm rõ ràng trong số sáu mẫu G. pentaphyllum. Ba SSR marker đa hình đã được sử dụng để kiểm tra tính đa hình và khả năng chuyển đổi trong Gynostemma . Cuối cùng, 15 SSR marker được khuếch đại trong tất cả 12 loài Gynostemma đã được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền. Kết quả của chúng tôi đã tạo ra một nguồn tài nguyên toàn diện cho nghiên cứu về chuỗi gen của Gynostemma .

Nguyễn Thị Thụ

  1.  

ĐẶC ĐIỂM, BIỂU HIỆN VÀ QUY ĐỊNH PHÂN TỬ CỦA GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM SQUALENE EPOXIDASE GEN 1

 

Huihong Guo và cs.

Plant Physiology and Biochemistry, Volume 109, 2016: 230-239

 

Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino là một loại thảo dược được biết đến lâu đời và phân bố rộng rãi ở Trung Quốc. Thảo dược này có chứa các thành phần y học quan trọng được gọi là gypenosid, thuộc dạng dammarane triterpenoid saponin. Squalene epoxidase (SE, EC 1.14.99.7) gây xúc tác epoxid hóa squalen để tạo thành oxidosqualen và là một enzym điều hòa quan trọng trong sinh tổng hợp triterpenoid saponin. Trong nghiên cứu này, một gen SE được thiết kế là GpSE1 đã được phân lập từ lá G. pentaphyllum. Chuỗi protein được dịch mã từ GpSE1 có liên quan đến chức năng xúc tác của SE. GpSE1 trong các tế bào Escherichia coli và protein tái tổ hợp được đánh dấu đã được tinh lọc thành công và tái tạo trong ống nghiệm. Huỳnh quang miễn dịch cho thấy rằng tín hiệu huỳnh quang của GpSE1 nhiều hơn đáng kể ở lá non so với lá trưởng thành và thân rễ. Phát hiện này phù hợp với sự phân bố của GpSE1 và cho thấy rằng lá non của G. pentaphyllum chủ yếu đóng vai trò là vị trí hoạt động của tổng hợp gypenosid. Methyl jasmonate (MeJA) làm tăng biểu hiện GpSE1 ở cả lá non và trưởng thành của G. pentaphyllum, với tác động lớn hơn ở lá non so với lá trưởng thành. Tuy nhiên, biểu hiện của GpSE1 không được tăng cường liên tục với sự gia tăng nồng độ MeJA. Ngoài ra, GpSE1 được điều chỉnh tối đa để phù hợp với 50 μM MeJA, không quá 100 μM MeJA. Kết quả này chỉ ra rằng nồng độ MeJA phụ thuộc vào biểu hiện của GpSE1.

Hoàng Thúy Nga

  1.  

CÁC AXIT LINOLENIC LIÊN HỢP VÀ CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG HẠT GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

ChenZou và cs.

LWT - Food Science and Technology,Volume 68, May 2016:111-118

 

Hạt lưỡng bội và tứ bội giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) đã được khảo sát các acid linolenic liên hợp và các thành phần dinh dưỡng. Cả hai loại hạt giảo cổ lam đều giàu acid linolenic liên hợp có thể bao gồm axit α -eleostearic, catalpic và β - eleostearic cho khoảng 80% tổng số axit béo. Axit α-Eleostearic là đồng phân liên hợp sơ cấp ở mức 98,8 và 187,7 mg/g hạt khô. Hạt cũng chứa hàm lượng acid amin thiết yếu (616.3 và 541,5 μmol/g hạt khô), phytosterol (1292.0 và 2316.0 mol / kg hạt khô), tocopherol, phenolics và flavonoid. Ngoài ra, các chất chiết xuất từ hạt cho thấy không có sự khác biệt về tác dụng chống viêm của chúng trong các tế bào đại thực bào chuột RAW 264.7 được kích thích bằng LPS, trong khi các chiết xuất từ hạt lưỡng bội có khả năng làm sạch gốc tự do mạnh hơn và khả năng khử sắt hơn so với chiết xuất hạt tứ bội trên một đơn vị khối lượng. Các kết quả có thể được sử dụng để thúc đẩy giá trị sử dụng của hạt giảo cổ lam.

Hoàng Thúy Nga

  1.  

HOÀN THIỆN TÁM BỘ GEN TRONG LỤC LẠP GYNOSTEMMA BL. (CUCURBITACEAE): ĐẶC ĐIỂM,

 PHÂN TÍCH SO SÁNH VÀ MỐI QUAN HỆ PHÁT SINH GEN

 

Xiao Zhang và cs.

Frontiers in Plant Science., 12 September 2017

 

Gynostemma BL., Thuộc họ Cucurbitaceae, là một chi gồm 17 loài cây thân thảo phân bố chủ yếu ở Đông Á. Nó có thể được chia thành hai phân chi dựa trên sự khác nhau giữa hình thái quả. Trong tài liệu này, chúng tôi báo cáo tám trình tự bộ gen lục lạp hoàn chỉnh của chi Gynostemma. Độ dài của tám bộ gen hoàn chỉnh dao động từ 157.576 bp (G. pentaphyllum) đến 158.273 bp (G. laxiflorum). 133 gen mã hóa, bao gồm 87 gen mã hóa protein, 37 gen tRNA, tám gen rRNA và một pseudogene. Bốn loại trình tự lặp lại đã được phát hiện trong phân chi. Triostellum lớn hơn so với các loài trong phân chi Gynostema. Tỷ lệ phần trăm biến thể của tám bộ gen ở các khu vực khác nhau đã được nghiên cứu, điều này chứng tỏ rằng các vùng lặp lại mã hóa và đảo ngược được duy trì rất cao. Phân tích gen chỉ ra rằng chi Gynostemma là một thành viên của họ Cucurbitaceae. Mối quan hệ nguồn gốc giữa tám loài đã được thể hiện rõ ràng bằng cách sử dụng trình tự bộ gen cp hoàn chỉnh trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ cung cấp các marker phân tử và mã DNA tiềm năng cho các nghiên cứu trong tương lai và làm phong phú thêm nguồn tài nguyên gen cp hoàn chỉnh có giá trị của họ Cucurbitaceae.

Trịnh Minh Vũ

  1.  
 

TRÌNH TỰ HOÀN CHỈNH BỘ GEN LỤC LẠP CỦA CÂY THUỐC GIẢO CỔ LAM

 GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 

Xin-Yi Zeng và cs.

Resources, Volume 1, 2016 - Issue 1

 

Chúng tôi công bố trình tự bộ gen lục lạp hoàn chỉnh của Gynostemma pentaphyllum, một cây thuốc truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc, có hoạt chất triterpenoid saponin tương tự như nhân sâm. Bộ gen lục lạp đã hoàn chỉnh (cpDNA) có chiều dài 157,654 bp và được chia thành bốn phần với chức năng riêng biệt, đó là phần sao chép đơn lớn (86.794 bp), phần sao chép đơn nhỏ (18.654 bp) và một cặp phần lặp đảo ngược (26.103 bp) . Tổng cộng có 143 gen mã hóa, bao gồm 87 gen mã hóa protein, 10 gen tRNA và 46 gen rRNA. Phân tích phát sinh gen cho thấy trình tự bộ gen lục lạp của G. pentaphyllum có liên quan chặt chẽ nhất với Cucumis melo


Trịnh Minh Vũ

  1.  
 

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM

Ở VÙNG NHIỆT ĐỚI NÓNG CỦA VIỆT NAM

 

Phạm Cao Khải, Trần Văn Minh

International Journal of Applied Science & Environmental Engineering – IJASET 2018, Vol. 1, Issue 1, 24-27

 

Các đoạn thân của giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) được khử trùng bằng dung dịch pha loãng (50%) trong 20 phút đạt tới 73,33% mảnh cấy vô trùng. Nuôi cấy mô các đoạn thân cắt trong ống nghiệm với môi trường MS được bổ sung 1,0 mg/L BA và 0,1 mg/L NAA cho số lượng  chồi hình thành cao nhất (6,8 chồi / mảnh cấy). Các chồi tái sinh được nuôi cấy trên môi trường ½ MS phù hợp cho sự phát triển của chồi với chiều cao 5,2 cm và 4,0 lá trên mỗi cây. Đối với sự hình thành rễ, môi trường MS được bổ sung 0,25 mg/L IBA là phù hợp và chiều dài rễ có thể là 7,6 cm trong môi trường này. Tỷ lệ cây con sống sót là 85% trong vườn

 

Tạ Quốc Vượng

  1.  

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ THẤP TRONG THỜI GIAN NGẮN ĐẾN SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 

WU Xiaoyu và cs.

Journal of  Jishou University (Natural Sciences Edition), 2016 Vol. 37, Issue 4, p 29-34

 

Để tìm hiểu phương pháp cải thiện tỷ lệ nảy mầm của hạt giảo cổ lam chúng tôi đã nghiên cứu tác động của các yếu tố khác nhau, cụ thể là chiếu sáng và nhiệt độ, hormon, bảo quản, phân tầng nhiệt độ thấp và nhiệt độ thấp trong thời gian ngắn. Nhiệt độ nảy mầm dao động từ 15oC đến 25oC, chiếu sáng làm tăng tỷ lệ nảy mầm với tỷ lệ nảy mầm cao nhất(31,54 ± 2,04 %) ở nhiệt độ tối ưu 20oC. Người ta thấy rằng Cytokinin như 6-BA và zeatin không có tác dụng trong việc thúc đẩy sự nảy mầm và Gibberellin như GA3 gần như không có tác động, nhưng GA4 đã thúc đẩy tỷ lệ nảy mầm lên (54,00 ± 2,65)%. Ở 18, hạt giống giảo cổ lam được lưu trữ trong 30, 90 và 180 ngày. Kết quả cho thấy thời gian lưu trữ thích hợp có lợi cho việc phá vỡ cơ chế ngủ nghỉ của hạt giảo cổ lam, nhưng khi thời gian lưu trữ quá lâu tốc độ nảy mầm giảm nhanh chóng hoặc thậm chí đến không. Các thống kê về xử lý phân tầng nhiệt độ thấp cho thấy hiệu quả của phân tầng nhiệt độ thấp là không rõ ràng. Trong phân tầng nhiệt độ thấp trong 90 ngày, tỷ lệ nảy mầm cao nhất chỉ (34,26 ± 3,21)%. Xử lý nhiệt độ thấp trong thời gian ngắn (9 ngày bảo quản ẩm ở 5,10,15oC) đã tăng tỷ lệ nảy mầm lên (73,06 ± 2,12)%,(83,14 ± 3,25)% và(72,13 ± 3,52) % . So sánh các thí nghiệm bảo quản và xử lý nhiệt độ thấp sau bảo quản ngắn hạn cho thấy: với sự gia tăng thời gian bảo quản, tốc độ nảy mầm giảm nhanh trong khi xử lý nhiệt độ thấp trong thời gian ngắn vẫn thúc đẩy sự nảy mầm của hạt lưu trữ trong thời gian dài.

 

Tạ Quốc Vượng

  1.  
 

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG ÁNH SÁNG ĐẾN SỰ TÍCH LŨY GYPENOSID TỔNG SỐ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI SỰ BIỂU HIỆN GEN ENZYM Ở GIẢO CỔ LAM

 

Ting Wang và cs.

Acta Pharmaceutica Sinica, 48(1):138-143. December, 2016

 

Cây thuốc giảo cổ lam có thể tổng hợp và tích lũy các gypenosid trong toàn cây. Squalene synthase (SS) và squalene epoxidase (SE) là các enzym mấu chốt trong sinh tổng hợp Gypenoside. Trong nghiên cứu này, sự tích lũy của các Gypenosid tổng số được phát hiện bằng phương pháp so màu và sự biểu hiện của gen SS và SE được định lượng bằng phương pháp Real-time PCR đối với cây con được trồng trong các nguồn sáng khác nhau. Kết quả cho thấy rằng chất lượng ánh sáng có ảnh hưởng đáng kể đến đến sự tích lũy gypenosid tổng số. Hàm lượng gypenosid tống số cao nhất được xác định khi trồng dưới ánh sáng đỏ, tiếp theo là ánh sáng xanh dương, ánh sáng trắng và hàm lượng thấp nhất khi trồng cây trong tối. Phân tích định lượng PCR đã cho thấy mức độ biểu hiện của gen SS và SE cũng chịu ảnh hưởng bới chất lượng ánh sáng. Sự biểu hiện của gen SS và SE ở mức độ cao được tìm thấy khi trồng cây dưới ánh sáng đỏ, tiếp theo là ánh sáng xanh dương và thấp nhất là trong tối.  Phân tích thống kê cho thấy rằng sự khác biệt lớn có thể thấy khi xử lý ánh sáng khác nhau đối với cả hàm lượng gypenosid và sự biểu hiện gen SS, SE. Hơn nữa, hàm lượng gypenosid tổng số tỷ lệ thuận với sự biểu hiện gen SS và SE. Những kết quả trên cho thấy rằng chất lượng ánh sáng đã điều chỉnh sự tích lũy gypenosid thông qua sự biểu hiện của các gen SS và SE đối với giảo cổ lam.

Phạm Ngọc Khánh

  1.  
 

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÀ GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM) 

DỰA TRÊN NGUYÊN LÝ O2P

 

Advance Journal of Food Science and Technology 13(4): 147-153, 2017

 

Gynostemma pentaphyllum (GP) là một loài thực vật thuộc học Bầu bí, đây là loài thực vật duy nhất có hoạt chất ginseng saponin như các loài thực vật thuộc chi Panax, họ Araliaceae và có các gypenosid tương tự như các ginsenosid; cho nên GP còn được gọi là “nhân sâm phương nam” và “nhân sâm thứ hai”. Nhưng sự phát triển và sử dụng GP vẫn chưa được thị trường chấp nhận. Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã dành nhiều thời gian cho việc xác định thành phần hoạt chất của GP. Bài báo này tổng hợp những nghiên cứu gần đây về GP, bao gồm thành phần hoạt chất, tác dụng dược lý và khả năng ứng dụng. Từ góc độ chuỗi công nghiệp và cụm công nghiệp, nghiên cứu này đưa ra chiến lược tiếp thị cho GP liên quan tới sản xuất bằng cách sử dụng lý thuyết O2P. Mục đích là làm cho người tiêu dùng hiểu biết sâu sắc tác dụng dược lý của GP. Cùng thời điểm này, nghiên cứu cũng đưa ra được các sản phẩm trà GP cho các khách hàng tiềm năng.

Phạm Ngọc Khánh, Đào Thu Huế

  1.  

NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN INVITRO CỦA 5 LOÀI THUỘC CHI GYNOSTEMMA TẠI QUẢNG TÂY

 

Yao ShaoChang và cs.

Guangxi Zhiwu / Guihaia 2014 Vol.34 No.4 pp.436-441 ref.18

 

Nghiên cứu được tiến hành, sử dụng phần thân có chồi làm vật liệu khởi đầu để nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ 6-BA [benzyladenine] và NAA với lượng 0.02 mg/l lên sự cảm ứng, phân hóa và tăng trưởng của 5 loài Gynostemma , đó là G. pentaphyllum , G. laxum, G. compressum, G. guangxiense và G. longipes. Nồng độ khác nhau của các khoáng chất, sucrose và các chất ức chế tăng trưởng thực vật như CCC [chlormequat], axit abscisic (ABA) và PP333 [paclobutrazol] đã được thử nghiệm. Môi trường cảm ứng tốt nhất là môi trường MS được bổ sung 2,0 mg 6-BA và 0.02 mg/l NAA. Môi trường sinh trưởng thích hợp cho G. compressionum là MS + 6-BA với lượng 2,0 mg + NAA ở mức 0,02 mg / l và môi trường MS được bổ sung 1,5 mg 6-BA và 0,2 mg NAA / l là tốt nhất cho các loài khác. Môi trường ra rễ là 1/2 MS bổ sung 0,02 mg NAA / l với tỷ lệ ra rễ là 100%. Môi trường 1/2 MS và 40 g sucrose / l là phù hợp nhất để bảo tồn invitro cho tất cả các loài. Các chất ức chế tăng trưởng thực vật làm chậm tốc độ tăng trưởng một cách hiệu quả, với ABA ở mức 1,0 mg và CCC ở mức 1,0 mg / l là tốt nhất. Một số loài đã bị ức chế bởi CCC ở mức 1,0 mg / l và tỷ lệ sống lên tới 94,5% sau khi được bảo tồn trong 360 ngày. PP333 không phù hợp để bảo tồn invitro đối với tất cả các loài. Kiểm tra sức sống của cây con cho thấy khả năng nhân giống và ra rễ tốt.

Đào Thu Huế

  1.  
 

NUÔI CẤY RỄ TƠ GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM (THUNB.) MAKINO):

 MỘT TIẾP CẬN CÓ TRIỂN VỌNG CHO SẢN XUẤT GYPENOSIDES NHƯ MỘT SỰ THAY THẾ SAPONIN

 NHÂN SÂM

 

Chen-Kai Chang và cs.

Biotechnol Lett. 2005 Aug;27(16):1165-9

 

Nuôi cấy rễ tơ của Gynostemma pentaphyllum đã được thiết lập bằng cách lây nhiễm mô lá với chủng Agrobacterium rhizogenes. Sau 49 ngày nuôi cấy trong môi trường MS, sinh khối rễ tơ khô thu được là 7,3 g/l  với hàm lượng gypenoside đạt 38 mg/g chất khô

Đào Thu Huế

  1.  
 

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HORMON NGOẠI SINH VÀ NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CALLUS CỦA GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM)

 

CAI Zhengwang và cs.

Journal of Ankang University  2014-05

 

Đỉnh chồi, thân và lá của Gynostemma được sử dụng làm vật liệu nuôi cấy trên môi trường MS với các hormone nội sinh ở nồng độ khác nhau để tạo mô sẹo của Gynostemma. Kết quả cho thấy: nồng độ của các hormon ngoại sinh khác nhau có tác động khác nhau đến sự hình thành callus của đỉnh chồi, thân và lá. Môi trường MS + 6- BA 1,0 mg/l + NAA 0,02mg/l có ảnh hưởng tốt nhất đến sự cảm ứng của đỉnh chồi, với tỷ lệ là 75,0% và mô sẹo sinh trưởng tốt; môi trường MS + 6- BA 2.0mg/l + NAA 0,2mg/l có ảnh hưởng tốt đến sự cảm ứng của đoạn thân với tỷ lệ 81,8% và mô sẹo tăng trưởng tốt; môi trường MS + 6- BA 1,0mg/l + NAA 0,15mg/l có ảnh hưởng tốt đến cảm ứng của lá với tỷ lệ 69,2%.

Chu Thị Thúy Nga, Nguyễn Hải Văn

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)