Giới thiệu ấn phẩm

Giới thiệu các xuất bản phẩm có tác giả công tác tại Viện Dược liệu

Kiểm nghiệm dược liệu/ DS. Phạm Thị Kim – DS. Đinh Lê Hoa (Viện Dược liệu)  H.: Y học và TDTT, 1968._163tr._19x27cm

Phần thực vật

Đây là cuốn sách đầu tiên về kiểm nghiệm dược liệu.  Gồm 2 phần:

Phần đại cương: Những kỹ thuật thường dùng trong giải phẫu thực vật. Tóm tắt đặc điểm giải phẫu của một số họ cây thuốc.

Phần các vị thuốc: Giới thiệu hình dạng của 10 loại bột có thể dung để trộn lẫn vào bột thuốc hay bột hóa chất. Giới thiệu hình dạng, cấu tạo giải phẫu của 54 vị thuốc thông thường. Một số vị còn nêu thêm đặc điểm hùynh quang dưới ánh sáng cực tím.  

Kiểm nghiệm dược liệu/ DS. Phạm Thị Kim – DS. Đinh Lê Hoa (Viện Dược liệu)  H.: Y học và TDTT, 1973._242tr._19x27cm

Đây là cuốn sách tiếp theo cuốn “Kiểm nghiệm dược liệu” phần thực vật, giới thiệu 50 dược liệu nữa gồm dược liệu thu mua, dược liệu đã di thực và dược liệu mới được nghiên cứu. Mô tả hình dáng, cấu tạo giải phẫu, tính chất khái quát của dược liệu dưới tia cực tím và định tính hóa học.

Ngoài ra còn bổ sung thêm phần định tính hóa học và  tính chất phát quang dưới ánh sáng cực tím của 49 dược liệu đã in trong cuốn “Kiểm nghiệm dược liệu” phần thực vật, xuất bản năm 1968. 

Kiểm nghiệm dược liệu/ DS. Phạm Thị Kim – DS. Đinh Lê Hoa (Viện Dược liệu)._ H.: Y học và TDTT, 1982._141tr._19x27cm

Đây là cuốn sách tiếp theo của hai cuốn “Kiểm nghiệm dược liệu “ đã xuất bản năm 1968 và năm 1973. Sách giới thiệu hình dáng bên ngoài, cấu tạo giải phẫu, định tính và tính chất phát quang của 60 dược liệu khác, phần lớn là dược liệu thu mua, dược liệu di thực và dược liệu mới được nghiên cứu.

Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc/ Đỗ Trung Đàm (Viện Dược liệu)._H.: Y học và TDTT, 1996._145tr._13X19cm

Cuốn sách gồm 7 phần:

  • Phần 1: Mở đầu
  • Phần 2: Cách xác định LD50
  • Phần 3: Chiết dược liệu để thử độc tính cấp
  • Phần 4: Những điểm cần biết để tính LD50
  • Phần 5: Các cách tính LD50
  • Phần 6: Lựa chọn phương pháp tính LD50
  • Phần 7: Lời khuyên của tác giả về chọn phương pháp tính LD50.  

Sử dụng Microsoft excel trong thống kê sinh học //Usage of Microsoft excel in biological statistics/ Đỗ Trung Đàm (Viện Dược liệu), 2003._106tr._15x21cm

Đây là cuốn sách cần cho các sinh viên làm luận văn tốt nghiệp, học viên làm luận văn thạc sĩ, nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ  cần phải xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê sinh học. Tác giả trình bày ngắn gọn việc dùng các ký hiệu và công thức tính toán đơn giản nhất.

Phương pháp xác định độc tính của thuốc/ Đỗ Trung Đàm (Viện Dược liệu)._H.: Y học, 2014._263tr._13X19cm

Cuốn sách gồm :

Chương 1: Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp của thuốc

Chương 2: Các phương pháp khác nghiên cứu độc tính cấp

Chương 3: Nghiên cứu độc tính trường diễn

Chương 4: Nghiên cứu độc tính tại chỗ (Nghiên cứu độc tính kích ứng da)

Chương 5: Nghiên cứu độc tính gây đột biến gen (biến chủng)

Chương 6: Nghiên cứu độc tính sinh ung thư

Chương 7: Nghiên cứu độc tính trên sinh sản và phát triển

Chương 8: Nghiên cứu độc tính sinh miễn dịch

Chương 9: Nghiên cứu độc tính bất thường

Tài liệu tham khảo

Đánh giá về lượng các kết quả nghiên cứu Y Dược sinh học/Đỗ Trung Đàm (Viện Dược liệu)._H.: Y học, 2015_595tr._19X27cm

Chương 1: Đánh giá về lượng và so sánh hai trị trung bình bằng test “t”

Chương 2: Đánh giá về lượng và so sánh các trị trung bình bằng test “f”

Chương 3: Đánh giá về lượng và so sánh bằng test “x2

Chương 4: Đánh giá về lượng và so sánh hai tỷ lệ

Chương 5: Định lượng thuốc bằng phương pháp thử nghiệm sinh học

Chương 6: Cách xác định liều ED50

Chương 7: Cách xác định nồng độ IC

Chương 8: Cách xác định liều ID50

Chương 9: Phương pháp ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và động vật thí nghiệm

Chương 10: Phương pháp xác định tính an toàn và liều có hiệu quả của thuốc

Chương 11: Một số vấn đề chung đánh giá tác dụng của thuốc

Các hình in, mục lục các bảng tra cứu, tài liệu tham khảo…

Nghiên cứu triển khai và ứng dụng các thuốc chữa sốt rét từ artemisinintại Việt Nam//Development and application of anti-malaria drugs, based on artemisinin, in VietNam/ TS. Peter J. de Vries, GS. Nguyễn Gia Chấn (Viện Dược liệu), ThS. Peter de Goeje, 1999._H.: Thế giới._65tr._15x22cm

Gồm các phần:

  1. Trồng cây thanh cao để chiết Artemisinin;
  2. Chiết xuất và tinh chế Artemisinin từ cây thanh cao;
  3. Artemisinin : Nghiên cứu lâm sang.

Ba kích/Nguyễn Tập (Viện Dược liệu).­_H.: Lao động, 2007._44tr._ 14,3X20,3cm

    Gồm các phần:

  1. Đặc điểm thực vật;
  2. Bộ phận dùng và giá trị;
  3. Đặc điểm sinh lý, sinh thái;
  4. Các phương thức trồng và mức độ ảnh hưởng tới môi trường;
  5. Kỹ thuật trồng;
  6. Phòng trừ sâu bệnh;
  7. Thu hoạch và chế biến sau thu hoạch;

8. Tài liệu tham khảo chính.

Sa nhân tím/ Nguyễn Tập (Viện Dược liệu).H.: Lao động, 2007._56tr._ 14,3X20,3cm

Gồm các phần:

1.   Đặc điểm thực vật;

2.   Bộ phận dùng và giá trị;

3.   Đặc điểm sinh lý, sinh thái;

  1. Các phương thức trồng và mức độ ảnh hưởng tới môi trường đất;
  2. Kỹ thuật trồng;
  3. Phòng trừ sâu bệnh;
  4. Quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng;
  5. Thu hoạch, chế biến và bảo quản;
  6. Kết luận;

10. Tài liệu tham khảo.

Những cây thuốc của đồng bào dân tộc H’Mông/ Ngô Quốc Luật (Viện Dược liệu), Nguyễn Viêt Thân, Nguyễn Duy Thuần._H.: Y học, 2007._112tr._ 14,5X20,5cm

Tập sách là tài liệu tổng hợp một số kết quả điều tra khảo sát được về cây thuốc và bài thuốc của đồng bào dân tộc H’Mông, chủ yếu ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An , Lai châu, Sơn la,…Bạn đọc có thể tra cứu cây thuốc theo tên thường dùng và tra cứu cây thuốc theo tên H’Mông. Phần phụ lục có ảnh màu các cây thuốc.     

Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam/Nguyễn Tập (Viện Dược liệu)._ H.: Y học, 2007._232tr._ 18,5X25,5cm.

Cuốn sách được chia thành hai phần chính:

1. Phần thứ nhât: Giới thiệu chung về nguồn tài nguyên cây thuốc và vấn đề bảo tồn cây thuốc ở VN hiện nay.

  • Vài nét về tiềm năng của nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên ở VN.
  • Nguồn cây thuốc thiên nhiên bị giảm sút, một số loài quí hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
  • Bảo tồn những loài cây thuốc bị đe dọa tuyệt chủng ở VN hiện nay.

2. Phần thứ hai: Những cây thuốc cần bảo vệ.

Giới thiệu 102 loài tiêu biểu đang bị đe dọa tuyệt chủng. Mỗi loài được biên soạn gồm các thông tin: Tên gọi; mô tả; phân bố; đặc điểm sinh thái, tái sinh; hiện trạng; giá trị bảo tồn; biện pháp bảo tồn; tài liệu tham khảo.    

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam/Viện Dược liệu._ H.: Khoa học và kỹ thuật, 2004._ 20,5X29,5cm.

T.I.:    1138tr. Gồm: 460 cây thuốc và 40 động vật.

T.II.:   1255tr. Gồm: 460 cây thuốc và 40 động vật.

T.III:    1020tr. Gồm: 245 cây thuốc và 20 động vật.

Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ nhân sâm/Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận, Nguyễn Thị Thu Hương (Viện Dược liệu)._ H.: Khoa học và kỹ thuật, 2007._422tr._ 19X27cm.

(Sách chuyên khảo).

Gồm: Các loài Panax trên thế giới; Sâm Việt Nam; Một số cây thuốc họ nhân sâm ở Việt Nam.

(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin-Thư viện, Viện Dược liệu)