Thông tin dược liệu

Những thách thức và cơ hội của y học cổ truyền Ấn Độ trên thị trường toàn cầu

Y học cổ truyền (TM) từ lâu đã được áp dụng trong phòng và chữa bệnh ở một số quốc gia. Đối với hàng triệu người, y học cổ truyền được xem như lựa chọn chính để chăm sóc sức khỏe. Trong mối quan hệ với văn hóa và lịch sử, mỗi dân tộc có một hệ thống y học riêng biệt. Ấn Độ tồn tại các hệ thống/trường pháiy học khác nhau như Ayurveda, Siddha, Unani và Sowa Rigpa, dưới sự bảo trợ Bộ Y học cổ truyền Ấn Độ (AYUSH) và được WHO công nhận. Y học cổ truyền (TM) Ấn Độ, đặc biệt là trường phái Ayurveda, có tổng giá trị thị trường lên đến hàng tỷ USD. Trong số hàng nghìn công ty dược phẩm ở Ấn Độ, chỉ có một số nhà sản xuất có giá trị thương mại trên một triệu USD có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với y học Ayurveda. Trường phái y học Siddha được coi là di sản của văn hóa Tamil với những công thức bào chế thuốc tiềm năng nhưnghiện vẫn chưa thâm nhập được vào thị trường toàn cầu và ngay cả thị trường bên ngoài bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Các hệ thống y học cổ truyền này sử dụng nguyên liệu từ thảo mộc, khoáng chất và động vật để tạo ra các sản phẩm thuốc có giá trị kinh tế caonhờ sử dụng các tài nguyên quý của thiên nhiên. Các nước phát triển đang chuyển sang sử dụng thuốc thảo dược và nới lỏng các nguyên tắc, quy định đối với thị trường thảo dược. Các nước Châu Âu chiếm 41% thị trường thuốc thảo dược với 70% bác sĩ kê đơn các loại thuốc này. WHO dự báo, giá trị thị trường toàn cầu của thuốc thảo dược (hay trực tiếp là y học cổ truyền) sẽ đạt 5 nghìn tỷ USD vào năm 2050 với mức tăng trưởng hàng năm là 8%. Ấn Độ có năng lực sản xuất thảo dược phong phú và sử dụng gần 2000 loài trong thực hành y học cổ truyềnnhưng hiện chỉ chiếm 1 tỷ USD trong số 62 tỷ USD giá trị thị trường toàn cầu. Bài báo này thảo luận về những thách thức liên quan đến sản xuất và tiếp thị y học cổ truyền Ấn Độ cũng như phạm vi cơ hội và nhu cầu trên thị trường toàn cầu trong sự tham khảo với Chiến lược Y học Cổ truyền của WHO. Ngoài ra, tổng quan về những thách thức chính như tiêu chuẩn hóa nguyên liệu thô bắt đầu từ thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và thu mua, đầu tư, tư liệu hóa lâm sàng bao gồm cảnh giác dược (Pharmacovigilance), quy trình nghiên cứu và phát triển (R&D), các quy định và chính sách cũng được xem xét.

(Nguồn tin: Thanigavelan Vembu và cs;)