Bản tin dược liệu

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 2/2025: BẢY LÁ MỘT HOA VÀ ĐINH LĂNG

Tin dịch

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Smith)

NGHIÊN CỨU VỀ TÁC DỤNG VÀ CƠ CHẾ CHỐNG MỆT MỎI CỦA POLYSACCHARIDE TỪ PARIS POLYPHYLLA

Haiyan Hao và cs.

Biochemistry, biophysics, and molecular biology, May 2024, 516, 58-65

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác dụng chống mệt mỏi của thành phần polysaccharide 1 (PPPm-1) từ loài bảy lá một hoa Paris polyphylla và khám phá cơ chế tác động. Nghiên cứu tác dụng tăng lực của PPPm-1 ở các liều thử nghiệm khác nhau trên mô hình chuột bị mệt mỏi do vận động bơi mang vật nặng. Ngoài ra, tác dụng chống mệt mỏi in vivo của PPPm-1 được xác định bằng các chỉ tiêu của biên độ co bóp, tốc độ co bóp và tốc độ tâm trương của cơ gastrocnemius (cơ lớn ở phía sau của bắp chân, chịu trách nhiệm cho sự vận động) ở ếch trước và sau khi được tiếp xúc với 5 mg/mL PPPm-1. Tác dụng của PPPm-1 lên hàm lượng lactat máu, nitơ urê huyết thanh, glycogen gan, glycogen cơ trên mô hình chuột mệt mỏi khi bơi, hàm lượng acetylcholine (ACh) và hoạt động của acetylcholinesterase (AChE) tại điểm nối giữa dây thần kinh hông và cơ gastrocnemius chân ếch trong điều kiện sinh lý bình thường, hoạt động của Na+-K+-ATPase và Ca2+-Mg2+-ATPase ở cơ gastrocnemius chân ếch được xác định bằng thử nghiệm hấp phụ miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA), nhằm nghiên cứu cơ chế chống mệt mỏi của PPPm-1. Kết quả cho thấy PPPm-1 có thể kéo dài đáng kể thời gian bơi mang vật nặng ở chuột (P < 0,01), làm giảm hàm lượng lactat máu và nitơ urê huyết thanh, làm tăng hàm lượng glycogen gan và glycogen cơ của chuột sau khi vận động mệt mỏi so với nhóm đối chứng, và có sự khác biệt có ý nghĩa ở hầu hết các chỉ số (P < 0,01). PPPm-1 liều 5 mg/mL có thể thúc đẩy đáng kể biên độ co, tốc độ co và tốc độ giãn của cơ gastrocnemius chân ếch, và làm tăng hàm lượng ACh tại điểm nối giữa dây thần kinh hông và cơ gastrocnemius chân ếch (P < 0,01), nhưng có tác dụng ức chế rõ ràng đối với hoạt động của AChE tại điểm nối giữa dây thần kinh hông và cơ gastrocnemius chân ếch (P < 0,01). PPPm-1 có thể làm tăng hoạt động của Na+-K+-ATPase và Ca2+-Mg2+-ATPase của cơ gastrocnemius chân ếch (đối với Ca2+-Mg2+-ATPase, P < 0,01). Các kết quả trên cho thấy PPPm-1 có tác dụng chống mệt mỏi tốt và các cơ chế tác động chính liên quan đến việc cải thiện sức bền và dự trữ glycogen, giảm tiêu thụ glycogen, giảm tích tụ lactat và nitơ urê huyết thanh, và thúc đẩy dòng Ca2+ vào.

Đỗ Hoàng Anh

CÁC SAPONIN STEROID TỪ THÂN RỄ CỦA PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS VÀ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM, GÂY ĐỘC TẾ BÀO

Liangjun Guan và cs.

Phytochemistry, Volume 219, March 2024, 113994

Năm hợp chất mới, bao gồm hai glycoside cholestan parispolyoside A và E, và ba glycoside spirostanol parispolyoside B-D đã được phân lập từ thân rễ của loài bảy lá một hoa [Paris polyphylla var. chinensis (Franch.) Hara], cùng với hai mươi mốt hợp chất saponin steroid đã biết. Cấu trúc hóa học của chúng đã được chứng minh trên cơ sở phân tích dữ liệu phổ 1D và 2D NMR, cũng như dữ liệu phổ HR-ESI-MS. Hai trong số các hợp chất này thể hiện tác dụng ức chế mạnh sự sản sinh NO trong tế bào RAW 264.7 bị kích thích bởi lipopolysaccharide với giá trị IC50 là 61,35 μM và 37,23 μM. Bốn hợp chất thể hiện hoạt động gây độc tế bào trung bình đối với tế bào ung thư gan HepG2 với giá trị IC50 trong khoảng từ 9,43 đến 24,54 μM. Phân tích docking phân tử cho thấy cơ chế tiềm năng ức chế NO bởi các hợp chất có liên quan đến các tương tác với protein iNOS.

Đỗ Hoàng Anh

POLYSACCHARIDE TỪ PARIS POLYPHYLLA CẢI THIỆN KHẢ NĂNG HỌC TẬP VÀ GHI NHỚ TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT BỊ LÃO HÓA GÂY BỞI D-GALACTOSE DỰA TRÊN CÁC CON ĐƯỜNG TRUYỀN TÍN HIỆU CHỐNG OXY HÓA, P19/P53/P21 VÀ WNT/β-CATENIN

Ailong Sha và cs.

International Journal of Biological Macromolecules,

2023 Nov 1:251:126311

Nghiên cứu hiện tại nhằm mục đích đánh giá các tác động và cơ chế của thành phần polysaccharide 1 (PPPm-1) từ bảy lá một hoa (Paris polyphylla) trong việc cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ  trên mô hình chuột lão hóa do D-galactose gây ra. Nghiên cứu đã khảo sát các tác động của PPPm-1 lên não, chỉ số cơ quan và hành vi ở mô hình chuột bị gây lão hóa bằng D-galactose để đánh giá tác dụng cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ. Phổ UV-Vis giúp xác định tác động của PPPm-1 lên các thông số chống oxy hóa liên quan đến khả năng học tập và ghi nhớ ở não và các cơ quan liên quan của chuột lão hóa. Ngoài ra, tác động của PPPm-1 lên mRNA và biểu hiện protein của p19, p53, p21, P16, Rb, Wnt/1, β-catenin, CyclinD1, TCF-4 và GSK-3β ở hồi hải mã của chuột lão hóa đã được phát hiện bằng cách sử dụng real-time PCR định lượng và thử nghiệm hấp phụ miễn dịch liên kết với enzym (ELISA). Kết quả cho thấy PPPm-1 làm tăng chỉ số não và cơ quan, kéo dài tiềm thời tránh né, tăng tổng khoảng cách và tốc độ trung bình trong mê cung nước, tăng hoạt tính của SOD và GSH-PX trong mô não, gan và huyết tương. Ngoài ra, PPPm-1 làm tăng biểu hiện mRNA và protein của Wnt/1, β-catenin, CyclinD1 và TCF-4 trong hồi hải mã của chuột bị lão hóa. Tuy nhiên, số lần lỗi trong các thử nghiệm step-through, hàm lượng MDA trong mô não và gan, hoạt tính AChE trong mô não, các biểu hiện protein của P16, Rb trong hồi hải mã và biểu hiện mRNA và protein của p19, p53, p21 và GSK-3β trong hồi hải mã của chuột bị lão hóa đã giảm đáng kể. Do đó, PPPm-1 làm cải thiện đáng kể khả năng học tập và ghi nhớ ở chuột bị suy giảm do D-galactose. Cơ chế tác động có liên quan đến tác động chống stress chống oxy hóa, điều hòa chức năng hệ thần kinh cholinergic, tăng cường LTP trong trí nhớ dài hạn, giảm biểu hiện của các yếu tố của con đường truyền tín hiệu p19/p53/p21 và kích hoạt con đường truyền tín hiệu Wnt/β-catenin.

Đỗ Hoàng Anh

CÁC POLYPHYLLOSIDE A-F, SÁU SPIROSTANOL SAPONIN MỚI TỪ THÂN VÀ LÁ CỦA PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS

 Xu-Jie Qin và cs.

Bioorganic chemistry, 2020: 99: 103788.

Nghiên cứu hóa thực vật đầu tiên về thành phần saponin steroid từ thân và lá của loài bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis) đã phát hiện và xác định được sáu saponin spirostanol mới, được đặt tên là polyphylloside A-F (1-6), cùng với bốn hợp chất đã biết (7-10). Cấu trúc của các hợp chất đã được xác định chính xác thông qua dữ liệu phổ và các phương pháp hóa học. Cả polyphylloside A và B đều chứa một aglycon hiếm gặp có liên kết đôi C-4/C-5 và một phân tử nhóm hydroxy C-6, trong khi polyphylloside C là saponin đầu tiên có một aglycon độc ​​đáo có liên kết đôi C-6/C-7 và một nhóm hydroxy C-5. Tất cả các saponin này đã được đánh giá về tác dụng gây độc tế bào đối với năm dòng tế bào ung thư ở người. Trong số này, các saponin đã biết 710 thể hiện tác dụng gây độc tế bào đáng kể đối với tế bào HeLa với giá trị IC50 lần lượt là 4,16 và 4,45 μM. Mối quan hệ cấu trúc-hoạt tính (structure-activity relationships, SAR) của các hợp chất phân lập này cũng được thảo luận. Phân tích dòng chảy tế bào chỉ ra rằng hợp chất 7 có thể cảm ứng chết tế bào MDA-MB-231 phụ thuộc vào nồng độ. Saponin 7 đã được chứng minh là ảnh hưởng đến sự phân bố chu kỳ tế bào và gây ra sự ức chế pha G2/M trên tế bào MDA-MB-231.

Đỗ Hoàng Anh

TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT HIỆU QUẢ CÁC POLYPHYLLIN TỪ PARIS POLYPHYLLA VAR CHINENSIS BẰNG DUNG MÔI EUTECTIC SÂU KÈM THEO CHIẾT XUẤT HỖ TRỢ SIÊU ÂM

Xiao – Li Tian và cs.

Microchemical Jounal, January 2024, 196, 109692

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis) là một loại thảo dược quý hiếm ở Trung Quốc có tác dụng dược lý tốt, trong đó các hợp chất polyphyllin (PNs) đã được nghiên cứu rộng rãi là thành phần có hoạt tính chính. Gần đây, một số loại dung môi thay thế cụ thể như chất lỏng ion và dung môi eutectic sâu (DES) đã được sử dụng để chiết xuất các thành phần có hoạt tính với hiệu quả đáng kể. So với chất lỏng ion, dung môi eutectic sâu (DES) được phát hiện là hiệu quả hơn với các lợi thế như dễ sản xuất, kinh tế, là dung môi bảo vệ môi trường thay thế cho các dung môi hữu cơ thông thường, dần trở thành trọng tâm nghiên cứu của hóa học xanh. Trong nghiên cứu này, mười hai loại DES đã được thiết kế và PNs đã được chiết xuất thành công với sự hỗ trợ của siêu âm. Trong số đó, việc kết hợp các thí nghiệm một yếu tố, tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) và mạng nơ-ron nhân tạo (ANN) đã cho thấy tỷ lệ lỏng-rắn 41,72 mL/g, nhiệt độ chiết xuất 55,97°C, thời gian chiết xuất 30,21 phút là phương pháp chiết xuất tối ưu với hiệu suất chiết PNs tổng là 52,56 mg/g. Hơn nữa, các DES thể hiện hiệu suất chiết vượt trội trong quá trình chiết xuất PNs so với các dung môi truyền thống. Nhìn chung, nghiên cứu này kết luận rằng DES có lợi hơn cho việc sử dụng và phát triển toàn diện các nguồn tài nguyên của loài bảy lá một hoa, điều này cũng khẳng định khả năng của các DES trong việc chiết xuất hiệu quả các thành phần hoạt tính sinh học để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu tiếp theo.

Lê Hồng Vân Anh

CÁC GLYCOSIDE STEROID PHÂN LẬP TỪ PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS VÀ PARIS SAPONIN II GÂY RA SỰ NGỪNG CHU KỲ TẾ BÀO MCF-7 Ở GIAI ĐOẠN G1/S

Thi Duyen Nguyen và cs.

Carbonhydrate research, September 2022, 519, 108613

Nghiên cứu trước đây của tác giả về cây thuốc Việt Nam đã phát hiện cao chiết ethanol của phần trên mặt đất loài bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis) thể hiện tác dụng gây độc tế bào in vitro trên dòng tế bào ung thư người MCF-7. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tách sắc ký kết hợp để phân lập sáu hợp chất bao gồm một glycoside steroid mới, paripoloside A và năm hợp chất đã biết từ cao butanol của phần trên mặt đất loài bảy lá một hoa. Nghiên cứu đã xác định cấu trúc của hợp chất dựa trên các dữ liệu phổ (phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton và C13, Phổ HSQC, HMBC và dữ liệu phổ khối phân giải cao) và các phản ứng hóa học. Trong số các hợp chất được phân lập được, paris saponin II (PSII) có tác dụng gây độc tế bào mạnh nhất trên tế bào ung thư vú MCF-7. Điều thú vị là PSII làm tăng đáng kể mức độ biểu hiện của p53, p21, p27 và protein Bax và ức chế đáng kể biểu hiện của cyclin D1 và protein retinoblastoma. Những dữ liệu này cho thấy PSII có thể gây ra sự ngừng chu kỳ tế bào pha G1/S, cảm ứng sự phát triển của con đường apoptosis trong tế bào MCF-7. Hơn nữa, cơ chế tác dụng của PSII trên tế bào ung thư vú MCF-7 cũng được nghiên cứu bằng cách sử dụng docking phân tử. Tổng kết lại, kết quả của nghiên cứu đã chứng minh rằng các hợp chất được phân lập từ loài bảy lá một hoa là những ứng viên đầy hứa hẹn cho chất ức chế ung thư vú.

Lê Hồng Vân Anh

MỘT HOMO-ARO-CHOLESTANE GLYCOSIDE MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN TỪ THÂN RỄ CỦA LOÀI PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS

Liang - Jun Guan và cs.

Journal of Asian Natural Products Research, 23 November 2020, 23, 1107 – 1114

 Một hợp chất khung homo-aro-cholestane glycoside parispolyside H mới, cùng với chín hợp chất đã biết, đã được phân lập từ cao ethanol 75% của thân rễ loài bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis). Cấu trúc hóa học của chúng đã được làm sáng tỏ trên cơ sở phân tích các dữ liệu quang phổ và các tính chất lý hóa. Ngoài ra, các hợp chất phân lập đã được đánh giá về hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư gan người HepG2. Trong số các hợp chất phân lập, bốn hợp chất đã biết có tác dụng độc tế bào với giá trị IC50 dao động từ 0,41 đến 3,6 μM

Lê Hồng Vân Anh

PHÂN LẬP VÀ LÀM SÁNG TỎ CẤU TRÚC CỦA CÁC C25 EPIMER CỦA FUROSTANOL SAPONIN TỪ PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT CỦA LOÀI PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS

Xiao – Min Tan và cs.

China Journal of Chinese Materia Medica, 01 August 2021, 46 (16), 4023 – 4033

Paris polyphylla var. chinensis (PPC) là một trong những nguyên liệu chính thống của dược liệu bảy lá một hoa (Paridis Rhizoma) - được mô tả trong Dược điển Trung Quốc (ấn bản năm 2020). Sự thiếu hụt nguồn dược liệu này thúc đẩy việc dần dần mở rộng quy mô trồng trọt, dẫn đến các bộ phận trên mặt đất của cây bị bỏ đi, không được sử dụng hiệu quả. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã phân lập các hợp chất saponin steroid để làm rõ hơn về thành phần hóa học của các bộ phận trên mặt đất của PPC. Kết quả là ba cặp epimer 25R hoặc 25S của saponin khung furostanol đã thu được bằng các kỹ thuật sắc ký cột khác nhau. Cấu trúc của chúng được xác định là neosolanigroside Y6 (1), solanigroside Y6 (2), neoprotogracillin (3), protogracillin (4), neoprotodioscin (5) và protodioscin (6) bằng dữ liệu phổ kết hợp với chuyển đổi hóa học. Hợp chất 1 là một hợp chất mới và các hợp chất 2, 35 được phân lập lần đầu tiên từ chi Paris. Hợp chất 46 được phân lập lần đầu tiên từ loài cây này. Trước đây, chỉ có một số glycoside spirostanol có cấu hình 25S được phân lập từ các loài Paris. Bằng việc sử dụng phổ khối, nghiên cứu hiện tại đã phân lập được saponin khung furostanol có cấu hình 25S từ chi này lần đầu tiên, điều này đã làm phong phú thêm dữ liệu hóa học của chi Paris và cung cấp thêm tài liệu tham khảo để phân lập các hợp chất tương tự.

Lê Hồng Vân Anh

PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG LOÀI PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS BẰNG PHƯƠNG PHÁP UPLC-Q-TOF-MS/MS VÀ HPLC

Li YM và cs.

China Journal of Chinese Materia Medica, 01 Jun 2021, 46(12):2900-2911

Dược liệu Paridis Rhizoma (PR) được bào chế từ thân rễ phơi khô của loài Paris polyphylla var. yunnanensis (PPY) hoặc P. polyphylla var. chinensis (PPC) thuộc họ Liliaceae. Sự phát triển nhanh chóng của việc trồng trọt PPY/PPC do thiếu hụt dược liệu đã dẫn đến việc thải bỏ một lượng lớn các bộ phận không dùng làm thuốc. Để làm rõ thành phần hóa học trong thân rễ, rễ phụ, thân, lá, hạt và vỏ quả của PPC, đồng thời khám phá giá trị ứng dụng tổng thể và triển vọng sử dụng của các bộ phận này, nghiên cứu đã tiến hành phân tích định tính và định lượng các phần khác nhau của PPC bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao siêu tốc kết hợp khối phổ tứ cực-thời gian bay (UPLC-Q-TOF-MS/MS) và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Tổng cộng 136 hợp chất đã được xác định, bao gồm 112 saponin steroid, 6 flavonoid, 11 hợp chất chứa nitơ và 7 phytosterol. Thân rễ, rễ phụ và hạt chứa chủ yếu các hợp chất glycoside khung protopennogenyl và pennogenyl; lá và thân chứa chủ yếu glycosid khung protodiosgenyl và diosgenyl; vỏ quả chứa chủ yếu glycosid pennogenyl, tiếp đó là glycosid diosgenyl. Hàm lượng tổng của bốn loại saponin cao nhất ở rễ phụ và thân rễ, tiếp theo là vỏ quả và hạt có áo hạt (aril), thấp nhất ở thân và hạt không aril. Nghiên cứu này cung cấp cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho việc phát triển tổng thể và ứng dụng hợp lý các bộ phận không dùng làm thuốc của PPC.

Bùi Khắc Hiếu

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHÂN BIỆT CÁC PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT CỦA PARIS POLYPHYLLA VAR. YUNNANENSIS PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS BẰNG UHPLC-QTOF-MS KẾT HỢP VỚI PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐA BIẾN

Meng-Yuan Liang và cs.

Phytochemical Analysis, Volume30, Issue4 July/August 2019 Pages 437-446

Giới thiệu

Do nguồn cung dược liệu bảy lá một hoa (thân rễ phơi khô) đang thiếu hụt, phần trên mặt đất (thân, lá) của cây Paris polyphylla đang được sử dụng như một nguồn nguyên liệu bố sung tiềm năng. Tuy nhiên, các thành phần hóa học trong phần trên mặt đất vẫn cần được nghiên cứu sâu, đồng thời việc phân biệt phần trên mặt đất của hai thứ P. polyphylla Smith var. yunnanensis (PPY) và P. polyphylla var. chinensis (PPC) còn gặp nhiều khó khăn.

Mục tiêu

Nghiên cứu này nhằm thiết lập một nền tảng toàn diện để xác định các saponin steroid trong phần trên mặt đất của PPY và PPC, đồng thời phân biệt hai thứ P. polyphylla.

Phương pháp

Phương pháp định danh nhanh (dereplication) kết hợp với phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao siêu tốc - khối phổ thời gian bay (UHPLC-QTOF-MS) đã được sử dụng để xác định các saponin steroid trong phần trên mặt đất của PPY và PPC. Phân tích đa biến đã được thực hiện để phân biệt hai thứ này và lọc ra các biến đặc trưng. Bên cạnh đó, một mô hình máy học vectơ hỗ trợ tối ưu bằng giải thuật di truyền (GA-SVM) đã được phát triển để dự đoán mẫu cây P. polyphylla. Sự phân bố của các saponin steroid trong PPY và PPC được trực quan hóa thông qua bản đồ nhiệt (heatmap).

Kết quả

Tổng cộng 102 hợp chất đã được xác định từ phần trên mặt đất của PPY và PPC. Hai thứ P. polyphylla được phân tách rõ ràng, với 35 saponin được chọn làm chất đánh dấu. Mô hình được thiết lập GA-SVM sử dụng dự đoán rất hiệu quả với độ chính xác đạt 100%.

Kết luận

Nhiều saponin steroid từng được báo cáo trong dược liệu thân rễ Paris cũng tồn tại trong phần trên mặt đất của P. polyphylla. Phương pháp nghiên cứu có khả năng phân biệt hiệu quả giữa hai thứ P. polyphylla PPY và PPC.

Bùi Khắc Hiếu

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ CỦA LÁ CÂY PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS

Feng Su và cs.

Molecules 2022, 27(9), 2724

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis) là một loại thảo dược lâu năm thuộc họ Trilliaceae. Phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép khối phổ thời gian bay (UPLC/Q–TOF MS) đã được sử dụng để phát hiện thành phần của các phân đoạn khác nhau từ lá của cây bảy lá một hoa. Đồng thời, các cao chiết từ các phân đoạn khác nhau đã được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào đối với bốn dòng tế bào ung thư ở người và một dòng tế bào thường biểu mô của người bằng phương pháp thử nghiệm MTT. Phân tích thống kê đa biến được thực hiện để sàng lọc các hợp chất khác biệt và phân tích sự phân bố giữa các phân đoạn khác nhau. Cuối cùng, hơn 60 hợp chất đã được thu nhận và xác định từ các phân đoạn khác nhau của lá cây bảy lá một hoa. Các cao chiết chloroform và n-butanol cho thấy hiệu quả gây độc tế bào đáng kể trên bốn dòng tế bào ung thư. Một số hợp chất đã được xác định sơ bộ từ các phân đoạn khác nhau, bao gồm 36 saponin steroid, 11 flavonoid, 10 ceramid, 8 lipid, 6 acid hữu cơ, và 8 hợp chất khác. Nhiều hợp chất đã được sàng lọc như các thành phần hóa học khác biệt của các phân đoạn khác nhau, được coi là hợp chất tiềm năng cho tác dụng gây độc tế bào của lá cây bảy lá một hoa.

Bùi Khắc Hiếu

CÁC SAPONIN STEROID MỚI TỪ PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT CỦA LOÀI PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS

Zheng ZL và cs.

China Journal of Chinese Materia Medica, 01 Sep 2023, 48(17):4589-4597

Tình trạng khan hiếm dược liệu bảy lá một hoa (Paridis Rhizoma) đã thúc đẩy các nghiên cứu toàn diện nhằm tận dụng và phát triển những bộ phận thân lá bỏ đi của cây nguyên liệu. Trong nghiên cứu trước, thành phần hóa học của phần trên mặt đất của cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis) đã được làm rõ thông qua phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao siêu tốc kết hợp khối phổ tứ cực-thời gian bay (UPLC-QTOF-MS/MS), đồng thời nhiều hợp chất flavonoid và saponin steroid đã được phân lập. Nghiên cứu này tiếp tục tập trung vào việc phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất mới tiềm năng đã được phát hiện từ dữ liệu UPLC-QTOF-MS/MS.

Sử dụng kết hợp các kỹ thuật sắc ký cột silica gel, ODS, sắc ký nhanh cùng sắc ký lỏng hiệu năng cao điều chế (prep-HPLC), năm hợp chất đã được tách chiết thành công từ dịch chiết ethanol 75% của phần trên mặt đất của cây bảy lá một hoa. Cấu trúc của các hợp chất này được xác định thông qua phân tích phổ (MS, NMR) và biến đổi hóa học, bao gồm: (23S,25R)-23,27-dihydroxy-diosgenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside (1); (25R)-26-O-β-D-glucopyranosyl-furost-5-en-3β,22α,26-triol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-glucopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)]-β-D-glucopyranoside (2); (25R)-27-O-β-D-glucopyranosyl-5-en-3β,27-dihydroxyspirost-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-glucopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)]-β-D-glucopyranoside (3); (25R)-27-O-β-D-glucopyranosyl-5-en-3β,27-dihydroxyspirost-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside (4); và aculeatiside A (5). Trong số này, bốn hợp chất (1–4) là những saponin steroid mới, trong khi hợp chất 5 lần đầu tiên được phân lập từ loài P. polyphylla var. chinensis.

 Bùi Khắc Hiếu

TỔNG QUAN VỀ BẢY LÁ MỘT HOA (PARIS POLYPHYLLA SMITH): MỘT LOÀI CÂY THUỐC DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CÓ Ý NGHĨA TOÀN CẦU

Usha Thakur và cs.

Journal of Applied Research on Medicinal and Aromatic Plants, 2023, 33, 100447.

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Smith) là một loài cây thuốc quý hiếm dễ bị tổn thương do khai thác quá mức, có phạm vi phân bố ở dãy Himalaya và các vùng núi Đông Nam Á. Nhờ có nhiều dược tính quan trọng, loài này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực y học để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Các đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và điều hòa miễn dịch của P. polyphylla đã được khai thác để phục vụ sức khỏe con người trên toàn cầu. Chúng tôi tiến hành tổng quan các tài liệu đã công bố về nhiều khía cạnh của loài này, bao gồm hiện trạng nghiên cứu, sinh thái, công dụng trong y học cổ truyền, đặc điểm phân tử, thành phần hóa học, kỹ thuật trồng trọt, lợi ích kinh tế, thương mại, các mối đe dọa và các biện pháp bảo tồn trong tương lai. P. polyphylla đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe của các cộng đồng bản địa vùng núi và đã được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh. Gần 100 hợp chất có giá trị làm thuốc đã được ghi nhận trong loài này, trong đó saponin steroidpolyphyllin là các hợp chất chủ đạo. Nhiều quy trình nhân giống đã được phát triển để phục vụ việc trồng và bảo tồn ex-situ, trong đó trồng từ thân rễ được đề xuất là phương pháp phù hợp nhất. Mặc dù loài này đang bị buôn bán trái phép trên quy mô lớn, các hướng dẫn về bảo tồn và quản lý vẫn chưa được thiết lập đầy đủ ở nhiều khu vực. Do đó, các biện pháp bảo tồn in-situex-situ là rất cần thiết để đảm bảo việc khai thác bền vững loài này.

Đào Việt Quốc

PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN CÓ HOẠT TÍNH CỦA LOÀI BẢY LÁ MỘT HOA (PARIS POLYPHYLLA)

Yan XX và cs.

Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 2021, 46(24): 6343-6352.

Bài báo này đã tổng hợp các công dụng truyền thống của loài bảy lá một hoa (Paris polyphylla) và các thành phần có hoạt tính của nó, nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho việc phát triển và ứng dụng loài cây này. Qua đó, phát hiện ra rằng P. polyphylla đã được sử dụng như một cây thuốc bởi tám dân tộc thiểu số. Tổng cộng có 62 bài thuốc hiệu quả dựa trên kinh nghiệm, trong đó bao gồm 29 bài thuốc độc vị và 33 bài thuốc kết hợp, được phân tích về chỉ định, cách chế biến, cách phối hợp của dược liệu và liều dùng. Ba dân tộc đứng đầu theo số lượng bài thuốc dân gian là dân tộc Yí (18), dân tộc Naxi (13) và dân tộc Bai (12). P. polyphylla hiện đã được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị chín nhóm bệnh, đặc biệt là các bệnh về da liễu, chấn thương và ngộ độc. Việc tổng hợp cơ sở cho các công dụng truyền thống của loài cây này cho thấy có 26 thành phần có hoạt tính, trong đó có 19 thành phần là saponin steroid có khả năng chống lại ung thư, mụn nhọt, viêm loét, hạch mủ, vi khuẩn, viêm và cầm máu. Nghiên cứu này đã chứng minh sơ bộ hiệu quả của P. polyphylla trong việc điều trị ung thư cũng như các bệnh về hệ hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu, từ đó cung cấp các dữ liệu cho nghiên cứu cơ bản liên quan đến loài cây này và phát triển các chế phẩm mới.

Đào Việt Quốc

NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BỐ XÃ HỘI HỌC THỰC VẬT VÀ THẢM THỰC VẬT  CỦA LOÀI BẢY LÁ MỘT HOA (PARIS POLYPHYLLA SMITH), MỘT LOÀI CÂY THUỐC QUAN TRỌNG CỦA KHU VỰC HIMALAYA ẤN ĐỘ

Mohd. Tariq và cs.

Trop Ecol, 62, 2021, 163–173.

Dự đoán phân bố loài đang nổi lên như một công cụ quan trọng trong kế hoạch bảo tồn và phục hồi các loài thực vật có giá trị kinh tế, bao gồm cả cây thuốc và cây chứa tinh dầu. Paris polyphylla, một loài dược liệu có giá trị kinh tế cao tại khu vực Himalaya Ấn Độ (IHR), được ghi nhận đang mất dần khu vực sinh sống   do khai thác quá mức. Trong nghiên cứu này, các nỗ lực đã được thực hiện nhằm tìm hiểu cấu trúc thảm thực vật và xác định vùng phân bố tiềm năng của P. polyphylla bằng cách sử dụng mô hình MaxEnt tại thung lũng Pindar (độ cao 2000 – 4000 m so với mực nước biển), thuộc huyện Bageshwar, bang Uttarakhand, Ấn Độ. MaxEnt là một kỹ thuật khai thác dữ liệu học máy tính ước tính sự phân bố của loài bằng cách tìm ra phân bố có mức entropy tối đa, dựa trên dữ liệu hiện có. Các nghiên cứu xã hội học thực vật cho thấy mật độ của loài mục tiêu dao động từ 0,50 cá thể/m² (P1; 2000 m) đến 2,00 cá thể/m² (P6; 2500 m). Trong số các khu vực địa lý khác nhau của Uttarakhand, MaxEnt dự đoán vùng phân bố tiềm năng rộng hơn của P. polyphylla trong các khu rừng ôn đới, với tổng diện tích phù hợp ước tính khoảng 790,85 km². Kết quả cho thấy lượng mưa, độ cao và kiểu thảm thực vật là các biến số quan trọng nhất trong việc dự đoán mức độ phù hợp sinh cảnh. Khu vực Dwali (khoảng 2500 m so với mực nước biển) được xác định là vùng phân bố tiềm năng của P. polyphylla thông qua kiểm chứng thực địa, đồng thời được đề xuất là vùng tái thiết lập loài tiềm năng. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng để lập kế hoạch bảo tồn và tái thiết lập loài P. polyphylla trong khu vực. Cách tiếp cận MaxEnt là một công cụ đầy hứa hẹn trong quy hoạch bảo tồn loài và dự đoán phân bố tiềm năng của các loài dược liệu có giá trị cao khác tại khu vực Himalaya Ấn Độ.

Đào Việt Quốc

ĐẢM BẢO TÌNH TRẠNG BẢO TỒN PARIS POLYPHYLLA, MỘT LOÀI CÂY THUỐC QUAN TRỌNG Ở VÙNG HIMALAYA ẤN ĐỘ

Tariq M và cs.

Sustainable Development and Biodiversity, 33, 2023, 133-154.

Khu vực Himalaya là nơi tập trung nhiều loài thực vật có giá trị cao, đặc biệt là các loài dược liệu và cây có tinh dầu quan trọng. Bên cạnh các mối đe dọa từ thiên nhiên, nhiều hoạt động có nguồn gốc từ con người như phá rừng, khai thác quá mức, thu hái và buôn bán trái phép, giẫm đạp và chăn thả gia súc cùng các tác động khác đã khiến nhiều loài thực vật này suy giảm đáng kể. Do đó, bảo tồn các loài thực vật này là một nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những loài thuộc nhóm này là Paris polyphylla Smith (họ Melanthiaceae), hiện đang nổi lên như một loài thực vật quan trọng với nhiều ứng dụng trị liệu rộng rãi và đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ xa xưa. Các nghiên cứu về thành phần hóa thực vật trên các thứ khác nhau của P. polyphylla cho thấy ngoài saponin steroid, loài này còn chứa các hợp chất khác như flavonoid, phenylpropanoid, ecdysteroid, glycoside phenolic, v.v. Do có giá trị dược liệu cao, P. polyphylla đang có nhu cầu lớn trên cả thị trường trong nước và quốc tế, dẫn đến tình trạng khai thác không kiểm soát trong tự nhiên. Vì vậy, cần có các biện pháp khẩn cấp nhằm đưa loài này vào canh tác và áp dụng các phương pháp quản lý bền vững. Chương này tổng quan các khía cạnh khác nhau của loài P. polyphylla, đặc biệt là nơi sống, phân bố, thực vật học dân tộc học, đặc tính dược lý, thành phần hóa thực vật, các kỹ thuật nhân giống (bao gồm công nghệ sinh học) và kế hoạch tái du nhập cũng như canh tác. Ngoài ra, các khoảng trống nghiên cứu, cơ hội phát triển và chiến lược bảo tồn hướng tới khai thác bền vững loài này cũng được thảo luận.

Đào Việt Quốc

MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN VÀ ĐA DẠNG TRONG SỐ CÁC QUẦN THỂ CỦA LOÀI PARIS POLYPHYLLA BẰNG CHỈ THỊ SCoT VÀ SRAP

Xiaopei Zhao và cs.

Physiology and Molecular Biology of Plants, 26, 2020, q1281-1293.

Đa dạng di truyền của 33 mẫu thuộc về loài bảy lá một hoa được thu thập tại núi Dabie được phân tích sử dụng hai chỉ thị phân tử SCoT và SRAP, chứng tỏ các mối quan hệ giữa trong số các nguồn gen Paris polyphylla ở vùng núi Dabie ở cấp độ phân tử và cung cấp cơ sở lý thuyết để  cải thiện di truyền và bảo tồn. Kết quả, tổng cộng  134 bđã được nhân bản từ 9  mồi SCoT, tỷ lbăng đa hình đạt 1,trung bình 14,89 băng/ mồi), giá trị PIC là 94,83% và hệ số tương đdi truyền dao động từ 0.463 đến 0.896. Mười (10) ctổ hợp Sđã nhân bản được 135 băng, trong đó có 129 băng đa hình, với tỷ lệ băng đa hình là 95,56% (trung bình 12,9 băng/ cặp), giá trị PIC đạt 93,91% và hệ số tương đồngdi truyền dao động từ 0.533 đến 0.904. Nghiên cứu nđã cho thấycả hai chỉ chị SCoT và SRAP đthích hợp cho phân tích đa dạng di truyền loài Bảy lá một hoa, một loài thuộc chi trong đó công nghệ chỉ thị SRAP chưa từng đượcứng dụng, mặc dù ứng dụng của nó trong nhiều loại cây khác nhau.

Nguyễn Hoàng

ĐA DẠNG HỆ VI KHUẨN TRONG RỄ, THÂN VÀ LÁ CỦA CÂYTHUỐC TRUNG QUỐC (PARIS POLYPHYLLA VAR. YUNNANENSIS)

Tian-Hao Liu và cs.

Polish Journal of Microbiology, 2020, 69.1: 91.

Rễ của loài Paris polyphylla var. yunnanensis, một loài cây thuốc cổ truyền Trung Quốc, được ghi nhận có giá trị dược liệu cao. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích thành phần và chức năng của hệ vi khuẩn nội sinh trong rễ, thân và lá của loài Trọng lVân Nam. Nghiên cứu đã giải trình tự vùng 16S rRNA và dự đoán chức năng của hệ vi khuẩn nội sinh thu được từ vùng rễ, thân và lá của loài trên. Hệ vi sinh từ vùng rễ được ghi nhận giàu loài hơn so với vùng thân và lá (có ý nghĩa thống kê, dựa trên 2 chỉ số Chao và Shannon). Ngành chiếm phổ biến trong hệ vi khuẩn nội sinh bao gồm: Cyanobacteria, Proteobacteria, Bacteroidetes, Firmicutes, và Actinobacteria. Các chi chiếm chủ đạo ở rễ bao gồm: chi chưa phân loại thuộc ngành Cyanobacteria, Rhizobium, Flavobacterium, và Sphingobium; trong thân bao gồm: chưa phân hạng thuộc ngành Cyanobacteria, Bacillus, và Pseudomonas; trong lá: chưa phân hạng thuộc ngành Cyanobacteria và Rhizobium. Hệ vi sinh vùng rễ được ghi nhận có sự khác biệt so với tại thân và lá bởi 2 chức năng “cấu trúc ngoài tế bào” và “khung xương tế bào” (với chỉ số p <0.05).  Nghiên cứu này đã làm rõ cấu trúc và chức năng của hệ vi khuẩn nội trong rễ, thân và lá của loài P. polyphylla var. yunnanensis, giúp ích cho việc hiểu biết khoa học về loài cây này.

Nguyễn Hoàng

BỘ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA PARIS POLYPHYLLA VAR CHINENSIS, MỘT LOẠI THẢO DƯỢC ĐẶC HỮU Ở TRUNG QUỐC

Xujun Wanga và cs.

Mitochondrial DNA B Resour. , 4(2):3888-3889

Paris polyphylla var. chinensis là một loài thảo mộc có hoa thuộc họ Liliaceae và phân bố rộng rãi ở 12 tỉnh của Trung Quốc. Nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Bộ gen lục lạp (cp) của P. polyphylla var. chinensis, được giải trình tự dựa trên nền tảng thế hệ tiếp theo (NEOSAT), có kích thước 164.429 bp. Bộ gen cp mã hóa 133 gen, bao gồm tám gen rRNA, 87 gen mã hóa protein (PCG) và 38 gen tRNA. Phân tích mối quan hệ phát sinh loài dựa trên trình tự bộ gen cp hoàn chỉnh cho thấy P. polyphylla var. chinensis có quan hệ họ hàng nhiều nhất với Daiswa forrestii

Lê Thị Tú Linh

PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CẤU TRÚC QUẦN THỂ CỦA LOÀI PARIS POLYPHYLLA SM. BẰNG CHỈ THỊ SSR

Bal Kumari Oliya và cs.

Heliyon. 2023,9(7):e18230.

Paris polyphylla Sm. là một loại cây thuốc dễ bị tổn thương phân bố ở các quốc gia Himalaya. Loại cây này có nhiều lợi ích dược lý, bao gồm các đặc tính chống ung thư, chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Sự phân bố, tình trạng bảo tồn và cách sử dụng truyền thống của loài này khá nổi tiếng ở Nepal. Tuy nhiên, tính đa dạng và cấu trúc quần thể của nó ở cấp độ phân tử vẫn chưa được khám phá. Nghiên cứu này phân tích tính đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể của 32 nguồn gen P. polyphylla được thu thập từ các vùng Trung, Đông và Tây của Nepal bằng  sử dụng 15 chỉ thị lặp lại trình tự đơn giản (SSR). Tất cả các mồi SSR đều đa hình và khuếch đại 60 alen trong khoảng từ 50 bp đến 900 bp. Giá trị  thông tin đa hình (PIC) trong khoảng từ 0 đến 0,75. Giá trị trung bình của độ dị hợp quan sát được (Ho), độ dị hợp mong đợi (He), chỉ số thông tin của Shannon (I) và độ dị hợp tổng thể (Ht) lần lượt là 0,63, 0,53, 0,92 và 0,32. Phân tích phương sai phân tử (AMOVA) cho thấy sự thay đổi tối đa là 74% trong cá thể trong quần thể và chỉ có 26% sự thay đổi giữa các quần thể. Trong phân tích CẤU TRÚC quần thể, hai cụm được hình thành trong đó các tế bào mầm phía Đông (EN) được tách xa các nguồn gen Trung tâm và phía Tây (CWN), cụm này hoàn toàn tương ứng với phương pháp nhóm cặp không có trọng số dựa trên trung bình số học (UPGMA) và phân tích tọa độ nguyên tắc (PCoA). Hơn nữa, trong UPGMA và PCoA, các nguồn gen được thu thập từ cùng một nguồn gốc địa lý hoặc tương đối giống nhau thì gần nhau hơn. Những phát hiện này rất quan trọng cho việc phát triển các chính sách bảo tồn, tạo điều kiện cho nghiên cứu tiến hóa, sử dụng bền vững và nuôi trồng thương mại loài có tầm quan trọng về mặt dược lý và đang bị đe dọa này.

Lê Thị Tú , Giàng A Tiến

PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG CỔ TRUYỀN, THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA PARIS POLYPHYLLA SMITH: TỔNG QUAN TOÀN DIỆN VỀ MỘT LOÀI THẢO DƯỢC QUAN TRỌNG Ở HIMALAYA

Janhvi Mishra Rawat và cs.

Journal of Chemistry, 2023, 7947224

Paris polyphylla Smith (họ: Melanthiaceae), là loài thảo dược có giá trị cao đặc hữu ở vùng Himalaya, gần đây đã thu hút nhiều sự chú ý do được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Trong bài này đã trình bày một cơ sở dữ liệu phong phú về P. polyphylla, được tìm kiếm một cách có hệ thống từ các cơ sở dữ liệu như Medline/PubMed, Scopus, Web of Science, và dịch vụ trực tuyến E-library.ru và SCImago (https://www.scimagojr.com/). Thông tin về loài, sinh thái, phân bố, thương mại, dược học dân tộc, dược lý, công nghệ sinh học và sinh học phân tử đã được thu thập từ năm 1979 đến năm 2023 từ 116 công bố nghiên cứu. Các saponin steroid chính như Paris saponin I, V, VI, VII và H đã được phát hiện có hiệu quả đáng kể trong hoạt động chống ung thư, xuất huyết tử cung bất thường, xuất huyết tử cung chức năng và rong kinh. Các kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng truyền thống không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thế giới đối với các loại thuốc từ thảo dược. Do đó, việc thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển các kỹ thuật mới để trồng loài thảo dược có giá trị kinh tế và trị liệu cao này là vô cùng cần thiết. Các phương pháp công nghệ sinh học tiên tiến như vi nhân giống và phân tích di truyền đã được giới thiệu từ lâu nhưng hiếm hoặc thiếu trong trường hợp của P. polyphylla. Nó chứa một lượng thông tin phong phú sẽ đóng vai trò là nguồn dữ liệu cơ sở cho các bên liên quan, các nhà nghiên cứu làm việc trên nhiều khía cạnh nghiên cứu khác nhau, và các nhà hoạch định chính sách để xác định các kế hoạch sử dụng và bảo tồn phù hợp cho cây thuốc có giá trị thương mại cao mang tên P. polyphylla. Bài đánh giá cung cấp một cái nhìn tổng quan cập nhật và đánh giá về dữ liệu thứ cấp liên quan đến các ứng dụng và can thiệp trong quá khứ và gần đây của P. polyphylla.

Nguyễn Khương Duy

CÁC HỢP CHẤT STEROID TRONG PARIS POLYPHYLLA: CẤU TRÚC, HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ SINH TỔNG HỢP

Xin Hua và cs.

Plant Biology, 2025, 84: 102695

Các hợp chất steroid là thành phần hóa học được tìm thấy trong cây thuốc Paris polyphylla, nổi tiếng với các hoạt tính dược lý đáng kể của chúng. Do cấu trúc phức tạp, các con đường sinh tổng hợp của các hợp chất này đã thu hút sự chú ý đáng kể. Trong những năm gần đây, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc làm sáng tỏ các con đường sinh tổng hợp của các hợp chất steroid từ P. polyphylla, với một số con đường sinh tổng hợp hoàn chỉnh đã được mô tả đầy đủ. Việc tổng hợp de novo diosgenin đã được thực hiện thành công ở cả Saccharomyces cerevisiae (nấm men bia) và Nicotiana benthamiana (cây thuốc lá) bằng sử dụng các kỹ thuật và công nghệ chuyển hóa khác nhau. Ở đây, chúng tôi  những tiến bộ nghiên cứu mới nhất liên quan đến phân loại cấu trúc, hoạt tính sinh học và các nghiên cứu sinh tổng hợp của các hợp chất steroid từ P. polyphylla.

Nguyễn Khương Duy

NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI ĐẶC ĐIỂM VI PHẪU CỦA PARIS POLYPHYLLA SỬ DỤNG MÔ-ĐUN LỌC THÔNG TIN QUAN TRỌNG

Xudong Lu và cs.

Journal of Computer Engineering & Applications, 2022, 58(13): 272-279.

Paris polyphylla là một thành phần quan trọng của nhiều bài thuốc độc quyền Trung Quốc. Các loại Paris polyphylla khác nhau có hình dạng rất giống nhau nhưng chất lượng khác nhau, khiến việc nhận dạng trở nên khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, bài báo này sử dụng kính hiển vi lập thể để thu thập hai loại hình ảnh vi mô mặt cắt ngang của thân rễ tươi của Paris polyphylla nhằm nhận dạng chúng. Dựa trên mô hình ResNeXt101, bài báo đề xuất mô-đun ES-Net, một sự kết hợp giữa mạng chú ý kênh hiệu quả và mô-đun chú ý không gian. Đầu ra của mỗi phần trong mô-đun ResNeXt được đưa tiếp vào mô-đun ES-Net. Phương pháp Mixup được sử dụng để tăng cường dữ liệu. Kết quả thực nghiệm cho thấy độ chính xác cao nhất trong việc phân loại hai loại hình ảnh của Paris polyphylla đạt 94,95%, cao hơn 2,07 điểm phần trăm so với mô hình ResNeXt101 ban đầu. Kết quả này chứng minh rằng mô-đun ES-Net có thể nâng cao hiệu quả khả năng trích xuất thông tin đặc trưng của mô hình ResNeXt101 ban đầu trên các hình ảnh vi mô mặt cắt ngang của thân rễ tươi của Paris polyphylla. Nhờ đó, cải thiện độ chính xác trong việc phân loại Paris polyphylla. Phương pháp học sâu được đề xuất mang lại giá trị thực tiễn cho việc nhận dạng tự động thân rễ tươi của Paris polyphylla.

Nguyễn Khương Duy

SỰ PHÂN HÓA CỦA VI NẤM Ở VÙNG RỄ VÀ NỘI BÀO CỦA PARIS POLYPHYLLA SM. HOANG DÃ

Yan Wangcs.

PeerJ, 2020 Feb 5:8:e8510. doi: 10.7717/peerj.8510. eCollection 2020.

Mở đầu

Hệ vi sinh vật của cây là một trong những yếu tố quyết định chính đến sức khỏe và sự sản xuất các chất thứ cấp của cây. Hệ vi sinh vật của cây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng, cải thiện khả năng chống chịu của cây trước các yếu tố môi trường bất lợi, tăng cường sự tích lũy các hoạt chất hoạt tính và thay đổi kết cấu mô. Quần thể vi sinh vật cũng rất quan trọng cho sự tích lũy các chất thứ cấp thứ cấp của cây. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về sự phân hóa của các vi sinh vật nội sinh trong cây, đặc biệt là ở các độ cao khác nhau.

Phương pháp

Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao đến thành phần của quần thể nấm nội sinh và sự phân hóa của vi sinh vật nội sinh giữa các vùng khác nhau ở Paris polyphylla Sm. Đất vùng rễ, rễ, thân rễ và lá của P. polyphylla Sm. hoang dã ở các độ cao khác nhau đã được thu thập, và các quần thể nấm của tất cả các mẫu đã được phân tích bằng phương pháp giải trình tự vùng ITS.

Kết quả

Kết quả cho thấy rằng trong đất vùng rễ, số lượng đơn vị phân loại hoạt động (OTUs) có thể được phân loại hoặc xác định giảm đáng kể khi độ cao tăng, trong khi đó tổng số OTUs lại cao hơn đối với hệ vi sinh vật nội sinh của cây ở độ cao trung bình so với các độ cao khác.

Hơn nữa, sự biến đổi cấu trúc trong quần thể nấm vùng rễ thấp hơn đáng kể so với các quần thể nội sinh. Ngoài ra, kết quả của chúng tôi đã xác định sự phân hóa sinh thái giữa các thành viên của quần thể vi sinh vật nội sinh. Cuối cùng, chúng tôi cũng xác định rằng chi nấm chiếm ưu thế trong thân rễ là Cadophora. Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn về mối quan hệ giữa vi sinh vật nội sinh và cây trồng và có thể hướng dẫn việc trồng nhân tạo loại cây này.

                                                                        Giàng A Tiến

PHÂN BỐ, SỬ DỤNG, THƯƠNG MẠI VÀ BẢO TỒN PARIS POLYPHYLLA SM. Ở NEPAL

Ripu M. Kunwar và cs.

Global Ecology and Conservation 2020, e01081

Mở đầu

Paris polyphylla Sm. là một loại cây thuốc lâu năm quan trọng của khu vực Himalaya, loài này ngày càng được sử dụng trong y học cổ truyền và ngành công nghiệp dược phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này, người dân đang thu hoạch nó với tốc độ không bền vững và buôn bán nó khắp Nepal bằng cả hình thức hợp pháp và bất hợp pháp. Do đó, việc hiểu được các mối tương tác xã hội- sinh thái liên quan đến sự phân bố, sử dụng, thương mại và bảo tồn P. polyphylla là rất cần thiết, nhằm hướng dẫn sản xuất bền vững trong tương lai.

Phương pháp

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để thu thập dữ liệu từ các nguồn sơ cấp và thứ cấp. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa rộng rãi và phỏng vấn không chính thức với các bên liên quan chính ở 51 trong số 77 quận của Nepal. Tổng cộng, chúng tôi đã thiết lập 696 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có kích thước 1 m × 1 m để hiểu về sự phổ biến và phân bố của P. polyphylla và tổ chức thảo luận ở mỗi quận để thu thập thông tin về việc sử dụng, thương mại và bảo tồn P. polyphylla.

Chúng tôi cũng đã xem xét hơn 150 nghiên cứu liên quan đến quần thể và việc sử dụng P. polyphylla, cùng với hồ sơ thương mại 18 năm (2000–2017) của loài này. Cuối cùng, chúng tôi đã mô hình hóa sự phân bố tiềm năng của loài bằng cách sử dụng phương pháp tối đa entropy (MaxEnt) với 310 điểm kiểm soát và 20 biến dự đoán.

Kết quả

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy P. polyphylla mọc ở tất cả 51 quận, nhưng chỉ tìm thấy hồ sơ sử dụng từ 38 quận trong số này và hồ sơ thương mại chỉ từ 39 quận bao gồm 19 quận biên giới. Mô hình này cho thấy sản xuất, thu hái, sử dụng và thương mại P. polyphylla rất khác nhau trên khắp cả nước. Mô hình của chúng tôi dự đoán tổng cộng 51 quận trung du và miền núi là khu vực phân bố tiềm năng của P. polyphylla, và công trình này cho thấy tất cả các quận này ngoại trừ Surkhet và Mustang có thể phù hợp để phát triển trong tương lai.

Chúng tôi nhận thấy rằng nhu cầu cao đối với P. polyphylla đã thúc đẩy người dân thu hoạch trước khi cây trưởng thành dẫn đến suy thoái môi trường sống. Hoạt động buôn bán bất hợp pháp do quản lý cơ sở dữ liệu và biên giới yếu kém cũng đã tác động đến tính bền vững của các hoạt động thu hái và khiến P. polyphylla dễ bị tuyệt chủng. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và duy trì sản xuất bền vững, P. polyphylla nên được bảo tồn và trồng trọt trong các khu rừng và vùng ven tương ứng với phạm vi phân bố tiềm năng của nó và áp dụng các hướng dẫn thu hoạch bền vững nghiêm ngặt hơn đối với hoạt động buôn bán của nó.

Giàng A Tiến

ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ QUẦN THỂ VÀ TIỀM NĂNG TÁI SINH CỦA PARIS POLYPHYLLA SM. Ở ARUNACHAL HIMALAYA, ẤN ĐỘ: NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI SỰ BẢO TỒN

Bikash Kalita và cs.

Vegetos, 2024 , DOI:10.1007/s42535-024-01087-9

Nghiên cứu tập trung vào Paris polyphylla Sm., một loài thực vật bị đe dọa ở Arunachal Pradesh, Ấn Độ, được biết đến với giá trị dược liệu. Sự suy giảm quần thể của P. polyphylla được cho là do việc thu hoạch không bền vững, khai thác quá mức và những thay đổi môi trường, bao gồm tác động của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng quần thể của loài, phân bố địa lý, tiềm năng tái sinh và mối tương quan của nó với các tính chất lý hóa của đất. Các cuộc khảo sát thực địa được thực hiện từ năm 2022 đến 2023 ở năm huyện của Arunachal Pradesh đã phát hiện mối liên hệ với 72 loài cây thân thảo thuộc nhiều chi và họ khác nhau. Mật độ cao nhất được ghi nhận ở Dirang (8,2 cá thể/m2) với tình trạng tái sinh thuận lợi, trái ngược với mật độ thấp hơn ở Baishakhi (2,48 cá thể/m2). Sự hiện diện của P. polyphylla trên toàn khu vực Himalaya Ấn Độ cho thấy khả năng phục hồi của nó trước nhiều yếu tố môi trường khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù có sự hỗ trợ của các loài liên quan, quần thể P. polyphylla đang giảm sút. Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn về các tương tác ở mức độ quần thể và giúp xác định các hệ sinh thái phù hợp cho việc bảo tồn P. polyphylla ở Arunachal Pradesh, Ấn Độ.

Vàng Dùng Thề

SỰ TÁI SINH, PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN HÓA MÔ SẸO CỦA PARIS POLYPHYLLA SM. THÔNG QUA NUÔI CẤY MÔ LÁ

Chandra Bahadur Thapa và cs.

Journal of Nepal Biotechnology Association, 5 (1), 2024: 8-15

Paris polyphylla Sm. là một loại cây thuốc quý hiếm được sử dụng trong việc điều trị nhiều bệnh. Nghiên cứu này nhằm thiết lập một quy trình để tái sinh, phát triển và phân hóa mô sẹo của P. polyphylla. Các mẫu lá chưa trưởng thành được nuôi cấy trên môi trường MS với các nồng độ khác nhau của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (PGRs), bao gồm Acid 2,4-dichlorophenoxyacetic (2,4-D), kinetin (Kn), 6-benzylaminopurine (BAP), Thidiazuron (TDZ), Acid α-Naphthalene acetic (NAA) và Acid gibberellic (GA3), cùng với 10% nước dừa. Sau 12 tuần nuôi cấy sơ cấp, sự hình thành mô sẹo tối ưu được quan sát thấy trong môi trường MS bổ sung 0,25 mg/l 2,4-D + 0,5 mg/l Kn. Trong nuôi cấy thứ cấp sau 8 tuần, sự phát triển mô sẹo tốt nhất, được xác định bằng trọng lượng mô sẹo hoặc chỉ số tăng trưởng, xảy ra trong môi trường MS bổ sung 2,0 mg/l BAP đơn, 2,0 mg/l Kn đơn, 1,0 mg/l TDZ đơn, các tổ hợp 2,0 mg/l Kn + 1,0 mg/l BAP + 2,0 mg/l GA3, và các tổ hợp 0,5 mg/l NAA + 2,0 mg/l BAP + 2,0 mg/l GA3, cũng như nước dừa 10%.

Hơn nữa, sự phân hóa mô sẹo thành các thân rễ nhỏ với các nguyên bào rễ đã được thực hiện thành công trong môi trường MS chứa 2,5 mg/l Kn và 10% nước dừa. Nghiên cứu này báo cáo lần đầu tiên, sự tái sinh và phân hóa mô sẹo từ các mẫu lá của P. polyphylla. Việc tạo ra mô sẹo quy mô lớn từ các mẫu lá có tiềm năng nâng cao sản xuất các hợp chất sinh học thứ cấp cho mục đích điều trị và tạo điều kiện phát triển cây con thông qua quá trình nuôi cấy cơ quan sinh dưỡng.

                                                                               Giàng A Tiến

XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC NHÂN ALTERNARIA ALTERNATA GÂY BỆNH ĐỐM LÁ Ở CÂY BẢY LÁ MỘT HOA (PARIS POLYPHYLLA VAR. YUNNANENSIS)

Jingying Tang và cs.

Bệnh lý thực vật Úc-Á 53.6 (2024): 581-587.

Paris polyphylla var. yunnanensis là một loại cây thuốc sống lâu năm quan trọng, sản lượng bị hạn chế do nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh đốm lá mới được báo cáo gần đây ở Vân Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh đốm lá bảy lá một hoa vẫn chưa được biết đến. Nghiên cứu này đã phân lập và xác định tác nhân gây bệnh đốm lá P. polyphylla từ mô lá của cây bị nhiễm bệnh thông qua đặc điểm hình thái và phân tử. Loại nấm phân lập được xác định là Alternaria alternata dựa trên các đặc điểm hình thái và trình tự nucleotide của yếu tố kéo dài 1-alpha (EF1α), đoạn phiên mã bên trong ribosome nhân (ITS), gen rRNA tiểu đơn vị lớn ribosome nhân 28S (LSU), gen rRNA tiểu đơn vị nhỏ ribosome nhân 18S (SSU) và tiểu đơn vị lớn thứ hai của RNA polymerase II hướng DNA nhân (RPB2). Việc phân lập lại mẫu phân lập đã đáp ứng các tiên đề của Koch, chỉ ra rằng A. alternata là tác nhân gây bệnh đốm lá P. polyphylla. Những phát hiện của nghiên cứu này có khả năng mở đường cho việc dự báo về dịch hại và phát triển các chiến lược kiểm soát căn bệnh này.

Hán Đức Lương

COLLETOTRICHUM PARIDIS SP. NOV., MỘT LOÀI NỘI SINH MỚI TRÊN PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS

Hua-wei cui và cs.

Phytotaxa 653.2 (2024): 175-187

Chi Paris là một loại thảo dược quan trọng, được trồng rộng rãi ở Đông Á và Châu Âu. Năm 2017, một loài Colletotrichum mới đã được phân lập từ các tổn thương lá có nấm mốc xám của bảy lá một hoa ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Thông qua kỹ thuật bào tử đơn, bốn mẫu phân lập đã được thu được để mô tả đặc điểm. Phát sinh loài được suy ra từ trình tự đa locus của ITS, gapdh, act, tub2, chs-1 và his3, cho thấy các mẫu phân lập này đại diện cho một loài chị em mới với loài C. jinshuiense trong phức hợp C. dematium. Về mặt hình thái, loài mới này tạo ra bào tử lớn hơn so với C. jinshuiense và nuôi cấy trên PDA cho thấy một vòng màu hồng. Các thử nghiệm cho thấy loài này không gây bệnh cho cây chủ. Dựa trên dữ liệu phát sinh loài, hình thái và khả năng gây bệnh, chúng tôi đề xuất tên C. paridis sp. nov. cho loài nội sinh mới này từ P. polyphylla ở Trung Quốc.

Hán Đức Lương

CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA THỨ CẤP CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG CÂY BẢY LÁ MỘT HOA  (PARIS POLYPHYLLA SM.) VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC

Chandra Bahadur Thapacs.

Heliyon.2022,  8, (2), e08982,

Paris polyphylla Sm là một loại cây thuốc quan trọng được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh trong các hệ thống y học cổ truyền như Ayurveda, y học cổ truyền Tây Tạng, y học cổ truyền Trung Quốc và các hệ thống y học khác trên toàn thế giới. Sách đỏ IUCN đã xác định đây là loài"đang nguy cấp" do sự suy giảm quần thể hoang dã do khai thác quá mức, suy thoái môi trường sống, thu hái trái phép để buôn bán và sử dụng theo y học cổ truyền. Bài báo tổng quan này nhằm mục đích  các chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học trong Paris polyphylla. Các Paris saponin hoặc saponin steroid là các thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính từ loại cây này chiếm hơn 80% tổng số hợp chất. Ví dụ, polyphyllin D, diosgenin, saponin paris I, II, VI, VII và H là saponin steroid có hoạt tính chống ung thư tương đương với thuốc chống ung thư tổng hợp. Các tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, chống nhiễm trùng da, kháng khuẩn, kháng nấm, diệt giun sán, ức chế enzyme tyrosinase và kháng vi-rút từ chiết xuất và hợp chất tinh khiết cũng đã được chứng minh ở cấp độ in vivoin vitro. Tóm lại, bài báo tổng quan này  các hợp chất có hoạt tính sinh học từ P. polyphylla, có ích cho các nhà nghiên cứu và nhà khoa học, cũng như cho việc phát triển các loại thuốc tiềm năng.

Vàng Dùng Thề

PHÂN LẬP, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ HÓA SINH CỦA HỆ VI SINH VẬT NỘI SINH CÓ THỂ NUÔI CẤY Ở CÂY BẢY LÁ MỘT HOA (PARIS POLYPHYLLA SM.) TỪ NEPAL

Rashal Shakya và cs.

Nepal Journal of Biotechnology 2024,12(2):141-150.  

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm.), còn được gọi là “Satuwa” ở Nepal là một loại thảo dược lâu năm, đặc hữu của vùng Himalaya. Loài cây này được biết đến là sản xuất ra nhiều hợp chất hoạt tính sinh học và có công dụng làm thuốc. Hiện nay, loài cây này đang trong tình trạng nguy cấp do khai thác quá mức, tỷ lệ nảy mầm hạt thấp hơn, thu hoạch quá mức, đất đai bị chia cắt và nạn phá rừng. Các vi khuẩn nội sinh của P. polyphylla đã được chứng minh là tạo ra nhiều hợp chất hoạt tính sinh học tương ứng với cây chủ. Vì có rất ít nghiên cứu về loài Paris ở Nepal nên nghiên cứu này cố gắng khám phá tiềm năng của các chủng nội sinh ở các loài đặc hữu. Nghiên cứu đã đánh giá hệ vi sinh vật nội sinh trong thân rễ của các loài từ Dhunkharka, Nepal. Tổng cộng có 18 mẫu phân lập vi khuẩn nội sinh và 5 mẫu phân lập nấm đã thu được từ thân rễ của P. polyphylla. Một số mẫu phân lập đã cho thấy các dạng hình thái riêng biệt và được mô tả bằng phương pháp nhuộm Gram, nhuộm nội bào tử, thử nghiệm IMViC, thử nghiệm catalase, kiểm tra khả năng vận động và thử nghiệm thạch đường ba. Trong số các mẫu phân lập vi khuẩn nội sinh, 11 mẫu phân lập cho kết quả gram dương tính và 5 mẫu phân lập gram âm tính, trong khi nhuộm nội bào tử cho thấy 10 mẫu phân lập âm tính và 6 mẫu phân lập dương tính. Trong số các mẫu phân lập vi khuẩn, 6 mẫu phân lập dương tính với Methyl-Red (MR), 2 mẫu phân lập dương tính với Voges-Proskauer (VP), 15 mẫu phân lập cho kết quả thử nghiệm vận động dương tính, 10 mẫu phân lập dương tính với catalase và 6 mẫu phân lập dương tính với citrate. Các mẫu phân lập nấm có thể thuộc ngành Ascomycetes dựa trên phân tích đại thể và hiển vi. Cần có thêm các đặc trưng về phân tử để xác định chính xác các phân lập nội sinh. Các phát hiện gợi ý rằng các vi sinh vật nội sinh này có thể là một giải pháp thay thế khả thi để sản xuất các chất chuyển hóa thứ cấp, hỗ trợ bảo tồn và sử dụng làm thuốc loài P. polyphylla. 

Vàng Dùng Thề

Tin dịch

Đinh lăng (Polyscias fructicosa)

TIÊU CHUẨN HÓA CAO CHIẾT ETHANOL TỪ LÁ ĐINH LĂNG [POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARMS]

Virsa handayani và cs.

Faculty of Pharmacy, Universitas Muslim Indonesia-Makassar, Indonesia

International Journal of Chemical and Biochemical Sciences (IJCBS), 25(14) (2024): 241-246.

Đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms] có nguồn gốc từ Indonesia và là một trong những loài thực vật thuộc họ Araliaceae. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định đặc điểm của cao chiết ethanol từ lá đinh lăng. Mẫu được thu thập tại huyện Soppeng, tỉnh Nam Sulawesi, sau đó được chiết bằng phương pháp ngâm lạnh với 3 lít ethanol 96%, và được kiểm tra các thông số đặc hiệu và không đặc hiệu. Các thông số đặc hiệu bao gồm: định danh cao chiết, kiểm tra cảm quan, xác định hàm lượng hòa tan trong nước, hàm lượng hòa tan trong ethanol và định tính các thành phần hóa học. Các thông số không đặc hiệu gồm: hao hụt do sấy khô, xác định tỷ trọng riêng, độ ẩm, hàm lượng tro toàn phần, hàm lượng tro không tan trong acid, kiểm tra nhiễm vi sinh vật, nhiễm kim loại nặng và dung môi tồn dư. Kết quả cho thấy cao chiết ethanol từ lá đinh lăng đạt tiêu chuẩn chung của các loại cao dược liệu với các thông số tiêu chuẩn đặc hiệu: dạng đặc sệt, màu xanh lục sẫm, mùi đặc trưng; hàm lượng tan trong nước 5,69%; hàm lượng tan trong ethanol 5,92%; cho phản ứng dương tính với các hợp chất alkaloid, polyphenol, tannin, flavonoid, steroid và saponin. Thông số không đặc hiệu: hao hụt do sấy khô 0,58%; tỷ trọng riêng 0,817 g; độ ẩm 6,28%; hàm lượng tro toàn phần 8,7%; tro không tan trong acid 0,4%; tổng số vi khuẩn hiếu khí (TPC) < 1,0 x 10¹ colonies/g; nấm mốc < 1,0 x 10¹ colonies/g; nấm men < 1,0 x 10¹ colonies/g; hàm lượng chì (Pb) < 0,00001 µg/g và cadimi (Cd) < 0,00001 µg/g. Phân tích GC-MS cho thấy hợp chất chiếm diện tích phổ lớn nhất là trichloromethane.

Cù Thị Hằng

CHIẾT XUẤT SAPONIN, CHẤT RẮN HÒA TAN TỔNG SỐ VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA TỪ RỄ CÂY ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA)

Chuyen H.V. và cs.

Faculty of Chemical and Food Technology, HCMC University of Technology and Education, Ho Chi Minh City, Vietnam.

Food Research 7 (3) : 42 - 47 (June 2023).

Đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms] là một loại cây nhiệt đới đã được sử dụng làm thuốc và thực phẩm ở các quốc gia châu Á trong nhiều thế kỷ. Rễ cây đinh lăng chứa một lượng đáng kể các hợp chất hoạt tính sinh học có lợi như saponin, polyphenol và flavonoid. Mặc dù đã có một số báo cáo về việc chiết xuất các hợp chất hoạt tính sinh học từ rễ cây này, nhưng tài liệu liên quan đến ảnh hưởng của các thông số chiết xuất đến hiệu suất thu hồi saponin - nhóm hoạt chất sinh học chính trong cây thuốc này vẫn còn hạn chế. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của nồng độ ethanol, nhiệt độ, thời gian chiết và tỷ lệ dung môi/nguyên liệu rắn đến hiệu suất thu hồi chất rắn hòa tan tổng số (TSS), saponin và hoạt tính chống oxy hóa (AA) từ rễ cây đinh lăng đã được khảo sát. Kết quả cho thấy hiệu suất chiết saponin, TSS và AA bị ảnh hưởng rõ rệt bởi các điều kiện chiết xuất. Thời gian chiết 120 phút cho hiệu suất chất rắn hòa tan tổng số cao nhất, trong khi thời gian chiết 90 phút cho hiệu suất thu hồi saponin và hoạt tính chống oxy hóa cao nhất. Hiệu suất thu hồi saponin tăng theo nồng độ ethanol và đạt trạng thái bão hòa ở nồng độ ethanol 40%. Ngoài ra, nhiệt độ 50°C và tỷ lệ dung môi/nguyên liệu rắn là 40/1 (mL/g) được xác định là điều kiện chiết xuất tối ưu. Kết quả của nghiên cứu này có thể được ứng dụng vào quá trình phát triển sản phẩm ở quy mô lớn nhằm sản xuất các sản phẩm giàu saponin từ rễ cây đinh lăng.

Cù Thị Hằng, Nguyễn Thị Nụ

CƠ CHẾ CHỐNG OXY HÓA VÀ KHÁNG VIÊM CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN KÉM PHÂN CỰC TỪ LÁ ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA) DỰA TRÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DƯỢC LÝ HỌC MẠNG, IN SILICOIN VITRO

Razanamanana H G Rarison và cs.

Foods. 2023 Oct 1;12 (19):3643.

Lá cây đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms] đã được sử dụng trong thực phẩm và y học cổ truyền để điều trị bệnh thấp khớp, thiếu máu cục bộ và đau dây thần kinh. Tuy nhiên, phân đoạn chứa các hợp chất kém phân cực của lá đinh lăng và các đặc tính sinh học của chúng vẫn chưa được biết đến. Nghiên cứu này, tích hợp dược lý học mạng với các phương pháp tiếp cận in silicoin vitro, nhằm mục đích làm sáng tỏ khả năng chống oxy hóa và kháng viêm của các chiết xuất kém phân cực từ lá đinh lăng. Tổng cộng có 71 hợp chất kém phân cực đã được xác định trong lá đinh lăng bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ. Phân tích tác dụng dược lý học mạng và docking phân tử cho thấy các hợp chất có hoạt tính chính, chủ yếu là phytosterol và sesquiterpen, chịu trách nhiệm điều chỉnh các gen mục tiêu cốt lõi trong các con đường liên quan đến stress oxy hóa và viêm, chẳng hạn như PTGS2, TLR4, NFE2L2, PRKCD, KEAP1, NFKB1, NR1l2, PTGS1, AR và CYP3A4. Hơn nữa, phân đoạn chứa các hợp chất kém phân cực từ lá đinh lăng có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, điều này được chứng minh trong các thử nghiệm chống oxy hóa không có tế bào. Các chiết xuất này cũng có khả năng bảo vệ chống lại stress oxy hóa bằng cách thúc đẩy biểu hiện của catalase và heme oxygenase-1 trong các tế bào RAW 264.7 được cảm ứng bằng lipopolysaccharide (LPS). Ngoài ra, phân đoạn chứa các hợp chất kém phân cực từ lá đinh lăng cho thấy tiềm năng kháng viêm trong việc điều hòa giảm mức độ các yếu tố gây viêm trong các đại thực bào được cảm ứng bằng LPS. Nhìn chung, nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm của phân đoạn chứa các hợp chất kém phân cực từ lá đinh lăng, có thể được sử dụng làm cơ sở cơ bản để phát triển các thực phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng.

                                                                                                                             Nguyễn Thị Nụ, Phí Đình Uy

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TÍCH TỤ ACID OLEANOLIC CỦA DỊCH NUÔI CẤY TẾ BÀO ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSE)

Phan T A Kim  và cs.

Curr Pharm Biotechnol. 2021;22 (10):1266-1272.

Lý do: Acid oleanolic là một triterpen oleanan có trong nhiều loài thực vật trên toàn thế giới. Hợp chất này cũng là một saponin chính trong lá cây đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms] và có một số tác dụng dược lý đầy hứa hẹn, chẳng hạn như tác dụng bảo vệ gan và tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa hoặc chống ung thư.

Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu là thiết lập dịch nuôi cấy tế bào của đinh lăng, nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố như chất điều hòa sinh trưởng thực vật và nguồn carbon đối với sự phát triển của tế bào và xác định hàm lượng acid oleanolic của tế bào nuôi cấy.

Phương pháp: Nuôi cấy tế bào được thiết lập bằng cách sử dụng 2 g trọng lượng tươi của mô sẹo dễ vỡ 30 ngày tuổi có nguồn gốc từ đoạn thân in vitro trong 50 mL môi trường lỏng với tốc độ lắc là 220 vòng/phút. Sau đó, dịch nuôi cấy được ủ ở 25±2ºC với tốc độ lắc là 120 vòng/phút trong thời gian 12 giờ ban ngày ở cường độ ánh sáng khoảng 6,75 μmol/m2/giây. Sự tăng trưởng của tế bào được đo bằng sinh khối tươi và khô ở 16 giờ ngày. Hàm lượng acid oleanolic được xác định bằng phân tích HPLC.

Kết quả & thảo luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường MS chứa sucrose 2% làm nguồn carbon, bổ sung 6-benzylaminopurin 1 mg/L và acid 2,4-dichlorophenoxyacetic 0,5 mg/L là môi trường tăng trưởng thích hợp nhất. Sinh khối tế bào và hàm lượng acid oleanolic đạt giá trị cao nhất lần lượt là 0,43 g trọng lượng khô/bình và 25,4 mg/g trọng lượng khô.

Kết luận: Những kết quả của nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng sản xuất acid oleanolic, một hợp chất có giá trị dược lý cao, từ nuôi cấy tế bào đinh lăng (Polyscias fruticose).

                                                                      Nguyễn Thị Nụ

NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC TRÊN DIỆP LỤC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA LÁ ĐINH LĂNG [POLYSCIAS FRUTICOSA (L.)] THÔNG QUA CHIẾT XUẤT HỖ TRỢ VI SÓNG

Thi-Thuy-Dung Nguyen   và cs.

Molecules. 2021 Jun 21;26(12):3761

Lá cây đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms] chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học điển hình với tác dụng chống oxy hóa cao như diệp lục, polyphenol tổng, v.v. nhưng vẫn chưa được nghiên cứu ứng dụng. Trong nghiên cứu này, động học của quá trình chiết xuất diệp lục từ lá đinh lăng bằng phương pháp chiết xuất hỗ trợ vi sóng (MAE) và hoạt tính chống oxy hóa đã được khảo sát. Công suất vi sóng là 300, 450 hoặc 600 (W); tỷ lệ vật liệu/dung môi thay đổi từ 1:40 đến 1:80 (g/mL). Mô hình động học bậc hai đã dự đoán thành công sự thay đổi của diệp lục và hoạt tính chống oxy hóa trong quá trình chiết xuất hỗ trợ vi sóng. Việc tăng công suất vi sóng hoặc/và lượng dung môi làm tăng hiệu suất chiết xuất bão hòa và hằng số tốc độ chiết xuất. Tuy nhiên, nồng độ bão hòa của diệp lục và hoạt tính chống oxy hóa tăng lên khi tăng công suất vi sóng và giảm lượng dung môi.

 Nguyễn Thị Nụ, Phan Hoài Giang

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT KHÁC NHAU ĐẾN THÀNH PHẦN POLYPHENOL, FLAVONOID VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA RỄ CÂY ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA)

Nguyen Quy và cs.
Materials Science and Engineering. 2020/03/05; 736: 022067

Đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms] là một dược liệu có nhiều tác dụng y học, đặc biệt là tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và hạ sốt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện chiết xuất khác nhau đến hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết rễ cây đinh lăng. Tác dụng thu dọn gốc tự do được xác định bằng phương pháp DPPH và ABTS. Hàm lượng flavonoid và polyphenol tổng số được xác định dựa trên chất chuẩn quercetin và acid gallic, tương ứng. Độ hấp thu quang được đo bằng phương pháp quang phổ hấp thu UV-Vis. Kết quả cho thấy điều kiện tối ưu để đạt hiệu suất chiết xuất cao nhất là sử dụng ethanol 90%, tỷ lệ nguyên liệu: ethanol là 1:20 g/mL, chiết trong 3 giờ ở nhiệt độ 30°C. Cao chiết này có hàm lượng polyphenol cao nhất là 96,09 μg tương đương acid gallic/mg và hàm lượng flavonoid cao nhất là 58,30 μg tương đương quercetin/mg cao chiết khô. Hơn nữa, kết quả đánh giá hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH và ABTS cho thấy cao chiết rễ đinh lăng có giá trị IC50 lần lượt là 96,14 μg/mL và 38,76 μg/mL. Những kết quả này cho thấy rễ đinh lăng có thể được sử dụng làm thực phẩm chức năng để giảm stress oxy hóa.

Phan Hoài Giang

TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA SAPONIN TRITERPENOID PFS CHIẾT XUẤT TỪ LÁ ĐINH LĂNG [POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARMS]

Nguyen Thi Luyen và cs.

Anais da Academia Brasileira de Ciências. 2018, 90(3): 2881-2886

Bài báo này đã đánh giá tác dụng ức chế α-amylase và α-glucosidase cũng như khả năng giảm mức đường huyết sau ăn trên chuột nhắt trắng của hợp chất 3-O-[β-d-glucopyranosyl-(1→4)-β-d-glucuronopyranosyl] acid oleanolic 28-O-β-d-glucopyranosyl ester (PFS), là saponin chính được chiết xuất từ lá cây đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms]. Trong các thí nghiệm ức chế enzym, PFS đã ức chế mạnh α-amylase từ tuyến tụy lợn và α-glucosidase từ nấm men. Sử dụng phương trình Lineweaver–Burk, chúng tôi nhận thấy PFS ức chế α-amylase từ tuyến tụy lợn theo cơ chế ức chế không cạnh tranh hỗn hợp, và ức chế α-glucosidase từ nấm men theo cơ chế ức chế không cạnh tranh. Trong thử nghiệm dung nạp sucrose, PFS với liều 100 mg/kg trọng lượng cơ thể đã làm giảm đáng kể mức đường huyết sau ăn ở chuột ăn chế độ ăn chứa nhiều sucrose. Những phát hiện này gợi ý rằng lá đinh lăng và saponin chính PFS có thể được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường và các biến chứng.

Phạm Linh Chi

CÁC SAPONIN ỨC CHẾ α-AMYLASE VÀ α-GLUCOSIDASE TỪ LÁ CÂY ĐINH LĂNG [POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARMS]

Tran Thi Hong Hanh và cs.

Journal of Chemistry. 30 april 2016: 2082946

Ba saponin bisdesmosidic gồm 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuronopyranosyl] acid oleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl este (1), polyscioside D (2), và 3-O-{β-D-glucopyranosyl-(1→2)-[β-D-glucopyranosyl-(1→4)]-β-D-glucuronopyranosyl} acid oleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-galactopyranosyl este (3) đã được phân lập từ dịch chiết methanol của lá đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms]. Thành phần chính là hợp chất 1, hợp chất 3 lần đầu tiên được báo cáo và được đặt tên là polyscioside I. Saponin 1 đã ức chế hoạt động của α-amylase từ tuyến tụy lợn và α-glucosidase từ nấm men, trong khi 23 không có tác dụng. Kết hợp các nồng độ thấp của 1 và acarbose đã có tác dụng hiệp đồng ức chế α-amylase. Những kết quả này gợi ý rằng đinh lăng và saponin chính 1 có thể được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh bệnh đái tháo đường và các biến chứng.

Phạm Linh Chi

TÁC DỤNG HẠ SỐT,  CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU VÀ DIỆT ĐỘNG VẬT NHUYỄN THỂ CỦA ĐINH LĂNG [POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARMS]

Bernard Bensita Mary và cs.
Ancient Science of Life. 1998, 17(4): 313-319

Cao chiết n-butanol lá cây đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms,  họ Araliaceae] đã được đánh giá tác dụng kháng viêm bằng phương pháp đo mức độ sưng phù bàn chân chuột cống trắng gây bởi lòng trắng trứng; tác dụng hạ sốt và giảm đau bằng phương pháp gây đau quặn bụng với đối chứng dương lần lượt là phenylbutazone, paracetamol và aspirin được sử dụng trong so sánh tác dụng chống viêm, hạ sốt và giảm đau.

Kết quả cho thấy phân đoạn n-butanol chủ yếu chứa các saponin thuộc nhóm terpenoid và được ký hiệu là phân đoạn NBES (n-butanol extract containing saponins). Nghiên cứu sàng lọc tác dụng diệt động vật nhuyễn thể đã chứng tỏ NBES có hiệu quả trong việc kiểm soát một số loài ốc nhất định, vốn được xem là vật chủ trung gian chính của giun sán.

Phí Đình Uy

TIỀM NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON CỦA CAO CHIẾT LÁ ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARMS) TRÊN MÔ HÌNH RUỒI GIẤM (DROSOPHILA MELANOGASTER)

Hai Trieu Ly và cs.

Oxidative Medicine and Cellular Longevity. 2022 May 19: 5262677

Bệnh Parkinson (PD) được đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng vận động tiến triển và mất dần các tế bào thần kinh dopaminergic. Lá cây đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms] đã được người Việt Nam sử dụng như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, các dữ liệu khoa học gần đây chưa cung cấp đủ bằng chứng về hiệu quả của lá đinh lăng trong điều trị hoặc làm chậm tiến triển của PD. Nghiên cứu này đã đánh giá khả năng điều trị PD của cao chiết lá đinh lăng thông qua chế độ ăn bổ sung trên mô hình ruồi giấm Drosophila giảm biểu hiện (knockdown) gen dUCH. Kết quả cho thấy cao chiết lá đinh lăng có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa tế bào thần kinh dopaminergic gây ra bởi dUCH knockdown không chỉ ở giai đoạn ấu trùng mà còn ở giai đoạn trưởng thành, thể hiện qua sự cải thiện khả năng vận động của ấu trùng và ruồi giấm trưởng thành bị dUCH knockdown. Ngoài ra, đã xác định được hoạt tính chống oxy hóa và một số hợp chất chính như các saponin, các polyphenol và các flavonoid có thể góp phần vào tác dụng của cao chiết lá đinh lăng.

Lều Khánh Duy

POLYSCIOSIDE J VÀ K, HAI SAPONIN TRITERPENOID KIỂU OLEANANE MỚI TỪ LÁ CÂY ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARMS) TRỒNG TẠI TỈNH AN GIANG, VIỆT NAM

Van Mai Do và cs.

Natural Product Research. 2019 Jan 19, 34(9): 1250–1255

Lần đầu tiên, các thành phần hóa học trong lá cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại tỉnh An Giang, Việt Nam đã được nghiên cứu và tinh chế được hai saponin triterpenoid kiểu oleanane mới, được đặt tên là polyscioside J (1) và polyscioside K (2), cùng với hai saponin đã biết là ladyginoside A (3) và chikusetsusaponin IVa (4) bằng các phương pháp sắc ký khác nhau. Lần đầu tiên saponin (4) được báo cáo có trong loài này. Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ hồng ngoại (IR), phổ tử ngoại (UV), phổ khối lượng phân giải cao (HR-ESI-MS) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) 1D và 2D, sau đó so sánh với các tài liệu đã công bố trước đó.

Lều Khánh Duy

TÁC DỤNG BẢO VỆ THẦN KINH CỦA CAO CHIẾT ETHANOL ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA) (EEPF) TRÊN ĐỘC TÍNH THẦN KINH QUA TRUNG GIAN GLUTAMAT Ở TẾ BÀO HT22

Baskar Selvaraj và cs.

International Journal of Molecular Sciences. 2023 Feb; 24(4): 3969

Trong y học cổ truyền, đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms,  họ Araliaceae] thường được sử dụng để điều trị thiếu máu cục bộ và viêm. Stress oxy hóa do sự gia tăng nồng độ glutamat có thể gây chết tế bào thần kinh trong thiếu máu cục bộ và nhiều bệnh thoái hóa thần kinh khác. Tuy nhiên, đến nay, tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết đinh lăng trên tổn thương tế bào qua trung gian glutamat vẫn chưa được nghiên cứu trên mô hình tế bào. Nghiên cứu này đánh giá tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết ethanol đinh lăng (EEPF) và làm sáng tỏ các cơ chế phân tử liên quan đến khả năng bảo vệ tế bào thần kinh chống lại sự chết tế bào qua trung gian glutamat. Quá trình chết tế bào do stress oxy hóa được gây ra bằng cách xử lý tế bào HT22 với glutamat ở nồng độ 5 mM. Tỷ lệ sống sót của tế bào được đo bằng thuốc thử EZ-Cytox có khung tetrazolium và thuốc nhuộm huỳnh quang Calcein-AM. Nồng độ Ca²⁺ nội bào và mức độ gốc tự do oxy (ROS) được xác định bằng thuốc nhuộm huỳnh quang fluo-3 AM và 2',7'-dichlorodihydrofluorescein diacetate (DCF-DA). Mức độ biểu hiện của các protein p-AKT, BDNF, p-CREB, Bax, Bcl-2 và yếu tố gây apoptosis (apoptosis-inducing factor: AIF) được phân tích bằng kỹ thuật western blot. Apoptosis được đánh giá bằng phương pháp phân tích dòng chảy tế bào (flow cytometry). Hiệu quả in vivo của EEPF được đánh giá trên mô hình chuột gerbil Mông Cổ gây thiếu máu não bằng phẫu thuật. Kết quả điều trị bằng EEPF cho thấy tác dụng bảo vệ thần kinh khỏi sự chết tế bào gây bởi glutamat. Điều trị bằng EEPF làm giảm nồng độ Ca²⁺ nội bào, ROS và apoptosis. Hơn nữa, EEPF phục hồi mức độ biểu hiện của các protein p-AKT, p-CREB, BDNF và Bcl-2 bị giảm bởi glutamat. Điều trị đồng thời bằng EEPF cũng ức chế sự hoạt hóa của protein Bax gây apoptosis, sự chuyển vị vào nhân tế bào của AIF và các protein trong con đường tín hiệu protein kinase hoạt hóa bởi mitogen (MAPK), bao gồm ERK1/2, p38 và JNK. Ngoài ra, điều trị bằng EEPF giúp cải thiện đáng kể sự thoái hóa tế bào thần kinh in vivo trên mô hình chuột gerbil Mông Cổ bị thiếu máu não. EEPF thể hiện tác dụng bảo vệ thần kinh bằng cách ức chế độc tính thần kinh qua trung gian glutamat. Cơ chế chính của EEPF là làm tăng mức độ các protein liên quan đến sự sống sót của tế bào như p-AKT, p-CREB, BDNF và Bcl-2. EEPF có tiềm năng ứng dụng trong điều trị các bệnh lý thần kinh liên quan đến glutamat.

Phạm Anh Tùng

CAO CHIẾT CỒN LÁ ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA) ỨC CHẾ QUÁ TRÌNH TẠO TẾ BÀO HUỶ XƯƠNG GÂY BỞI RANKL TRÊN IN VITRO VÀ GIẢM MẤT XƯƠNG DO LPS GÂY RA TRÊN IN VIVO

Trần Phương Thảo và cs

Phytomedicine. 2019 Jun;59:152908.

Đặt vấn đề: Nhiều bệnh về xương như loãng xương và viêm khớp dạng thấp thường có liên quan đến hoạt động quá mức của tế bào huỷ xương. Đinh lăng [Polyscias fruticosa (L.) Harms] đã được sử dụng như một vị thuốc cổ truyền để điều trị thiếu máu cục bộ và viêm, đồng thời cũng được ăn như rau sống. Tuy nhiên, tác dụng của đinh lăng đối với các bệnh về xương vẫn chưa được nghiên cứu.

Mục đích: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng của cao chiết ethanol lá đinh lăng (EEPL) đối với quá trình tạo tế bào huỷ xương gây bởi RANKL trên in vitro và sự mất xương ở chuột gây bởi LPS, đồng thời xác định các hoạt chất chính có tác dụng chống huỷ xương.

Phương pháp: Dòng tế bào đại thực bào nguồn gốc từ tủy xương (Bone marrow-derived macrophages: BMM) hoặc dòng tế bào RAW264.7 được xử lý với EEPL, sau đó đánh giá khả năng sống sót của tế bào, quá trình biệt hóa hủy cốt bào gây bởi RANKL (Receptor activator of NF-κB ligand), sự hình thành vòng actin và hoạt động tiêu xương (sự hấp thu mô xương). Tác dụng của EEPL đối với phosphoryl hóa MAPKs gây bởi RANKL được đánh giá bằng Western blot. Mức độ biểu hiện của NFATc1 và c-Fos được phân tích bằng phương pháp Western blot hoặc thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang. Sự biểu hiện của các gen đặc trưng của tế bào huỷ xương được đánh giá bằng Western blot và RT-qPCR. Mô hình mất xương trên chuột gây bởi LPS được sử dụng để đánh giá tác dụng bảo vệ của EEPL đối với tình trạng mất xương do viêm. Phân tích HPLC được thực hiện để xác định các hoạt chất chính của EEPL.

Kết quả: EEPL ức chế đáng kể quá trình biệt hóa tế bào huỷ xương gây bởi RANKL bằng cách làm giảm số lượng tế bào huỷ xương, giảm sự hình thành vòng actin huỷ xương và giảm tiêu xương. EEPL làm giảm quá trình phosphoryl hóa p38 và JNK MAPKs gây bởi RANKL, cũng như sự biểu hiện của c-Fos và NFATc1. EEPL cũng làm giảm mức độ biểu hiện của các gen đặc trưng cho tế bào huỷ xương, bao gồm MMP-9, TRAP và CtsK. Trên mô hình chuột, EEPL cho kết quả bảo vệ xương đáng kể khỏi quá trình phá hủy xương đồng thời làm giảm quả trình hình thành tế bào huỷ xương gây bởi LPS, được chứng minh qua phân tích vi CT và mô học xương đùi. Ngoài ra, nghiên cứu đã xác định 3-O-[β-d-glucopyranosyl-(1→4)-β-d-glucuronopyranosyl] oleanolic acid 28-O-β-d-glucopyranosyl ester (1) và quercitrin (3) là các hoạt chất chính trong EEPL có tác dụng ức chế quá trình biệt hóa tế bào huỷ xương gây bởi RANKL.

Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy EEPL có hoạt tính chống tế bào huỷ xương trên in vitroin vivo  bằng cách ức chế quá trình biệt hóa và chức năng của tế bào huỷ xương gây bởi RANKL. EEPL có thể có ứng dụng tiềm năng trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh về xương liên quan đến tế bào huỷ xương.

Phạm Minh Hiếu

GENOME HOÀN CHỈNH CỦA MỘT LOẠI BADNAVIRUS CHƯA ĐƯỢC MÔ TẢ TRƯỚC ĐÂY XUẤT HIỆN TRONG POLYSCIAS FRUTICOSA L. (MING ARALIA).

Alvarez-Quinto RA và cs.

SPRINGER NATURE 2019, : 2371–2374

Một loại badnavirus chưa được mô tả trước đây đã được xác định trong cây Polyscias fruticosa (Đinh lăng) có triệu chứng khảm nhẹ và lá bị già hóa. Các virion hình que đặc trưng của Polyscias badnavirus có kích thước trung bình 30 × 120 nm đã được quan sát bằng kính hiển vi điện tử truyền qua trong các mẫu chiết xuất lá được tinh chế một phần từ các cây có triệu chứng nhưng không có triệu chứng thu thập ở Hoa Kỳ và Nigeria. Mẫu từ Hoa Kỳ đã được giải trình tự hoàn chỉnh. Bộ gen dài 7592 bp và chứa ba khung đọc mở với một sắp xếp tương tự như các thành viên khác của chi Badnavirus. Khung đọc mở lớn nhất (ORF3) mã hóa một polyprotein giả thuyết, với các miền dự đoán bao gồm ngón tay kẽm, protease aspartic, transcriptase ngược (RT) và RNase H, theo thứ tự. Các mẫu virus từ Hoa Kỳ và Nigeria có mức độ đồng nhất trình tự nucleotide cao (98%) trong vùng RT+RNase H. Trong chi Badnavirus, các virus này có mối quan hệ gần gũi nhất với virus đốm vòng schefflera (SRV), chia sẻ 63% đồng nhất ở cấp độ nucleotide. Dựa trên tiêu chí phân định loài của ICTV cho chi Badnavirus (hơn 20% độ khác biệt chuỗi nucleotide trong vùng RT+RNase H), virus Polyscias được đề xuất là một thành viên mới của chi này, và tên gọi virus mosaic polyscias (PoMV) được đề xuất. Chuỗi gen hoàn chỉnh đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu NCBI GenBank với số đăng ký MH475918.                                                                          

Giàng A Tiến

SỬ DỤNG THAN SINH HỌC VỎ TRẤU CHO SẢN XUẤT CÂY ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARM) TRONG ĐIỀU KIỆN MẶN

Mai Nguyen và cs.

Science & Technology Asia (2022): 114-127

Cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) là một loại cây thuốc truyền thống được sử dụng rộng rãi trong điều trị thiếu máu cục bộ và viêm ở khu vực Đông Nam Á. Điều kiện mặn có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của cây. Do đó, việc sử dụng than sinh học có thể giúp hạn chế vấn đề này. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra các thành phần môi trường trồng tối ưu để cây đinh lăng sản xuất các hợp chất có hoạt tính trong điều kiện mặn. Thí nghiệm trồng trong chậu đã được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019 với các cây 2 tháng tuổi dựa trên thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). Các phương pháp xử lý bao gồm 1) NBNS (không phải than sinh học, không phải nước muối), 2) NBMD (không phải than sinh học, độ mặn vừa phải), 3) NBSI (không phải than sinh học, độ mặn I), 4) NBSII (không phải than sinh học, độ mặn II), 5) 25NS (25% than sinh học, không phải nước muối), 6) 25MD (25% than sinh học, độ mặn vừa phải), 7) 25SI (25% than sinh học, độ mặn I), 8) 25SII (25% than sinh học, độ mặn II), 9) 50NS (50% than sinh học, không phải nước muối), 10) 50MD (50% than sinh học, độ mặn vừa phải), 11) 50 SI (50% than sinh học, độ mặn I), 12) 50SII (50% than sinh học, độ mặn II) với 8 lần lặp lại. Kết quả cho thấy sự gia tăng độ mặn từ mức không nhiễm mặn đến mức nhiễm mặn II làm giảm đáng kể chiều cao cây, diện tích lá, trọng lượng tươi của lá và rễ, và trọng lượng khô. Hoạt động chống oxy hóa, cũng như hàm lượng hợp chất phenolic và flavonoid tổng số được phát hiện cao hơn khi sử dụng than sinh học trấu ở mức 25% và 50% trong điều kiện nhiễm mặn vừa phải và nghiêm trọng.

Hán Đức Lương

XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT BÃI CHÔN LẤP SỬ DỤNG POLYSCIAS FRUTICOSA

Durumin Iya NI và cs.

Bayero Journal of Pure and Applied Sciences 15.1 (2022): 210-219

Sự hiện diện của kim loại nặng trong đất bãi chôn lấp do các hoạt động công nghiệp hoặc tự nhiên gây ra rủi ro cho môi trường và đây là một trong những mối quan tâm chính. Nghiên cứu này nhằm xác định và đánh giá khả năng của cây đinh lăng (Polyscias fruticosa) trong việc xử lý kim loại nặng từ đất bãi chôn lấpbỏ hoang. Cây đinh lăng đã được phân tích để đánh giá khả năng chịu đựng và khả năng xử lý kim loại nặng của chúng trên đất bãi chôn lấp trong một nghiên cứu nhà kính với thời gian thu hoạch cách nhau 1 tháng. Chín mươi sáu (96) cành giâm từ cây đinh lăng đã được trồng và được xử lý giống nhau trong 500 g đất bãi chôn lấp. Rễ, thân và lá của cây tiếp xúc và không tiếp xúc đã được sấy khô và kim loại nặng đã được xác định bằng Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Chiều cao và trọng lượng của sinh khối khô của cây tiếp xúc và không tiếp xúc đã được xác định. Dữ liệu thu được đã được đưa vào phân tích phương sai một chiều và chênh lệch ít có ý nghĩa nhất (L.S.D.) ở mức xác suất p < 0,05. Sự tích tụ cao nhất trong rễ xảy ra trên Pb, tiếp theo là Cr, As và Cd với nồng độ lần lượt là 0,82, 0,68, 0,35 và 0,33 mg/kg. Kim loại nặng không được phát hiện từ cây và đất không tiếp xúc. Ba chỉ số, nồng độ sinh học, hệ số chuyển vị và hệ số chiết xuất, được phát hiện là có ý nghĩa hơn (>1) trong sáu tháng so với các thời kỳ thu hoạch khác. Tỷ lệ loại bỏ là Cd 88%, As 87%, Cr 86% và Pb 78%. Kết quả chỉ ra rằng câyđinh lăng có thể là một loài cây hiệu quả để giảm kim loại nặng từ đất bãi chôn lấp.

Hoàng Thúy Nga, Hán Đức Lương

PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA MỘT SỐ MẪU POLYSCIAS THU THẬP TẠI VIỆT NAM BẰNG CÁC DẤU HIỆU HÌNH THÁI VÀ PHÂN TỬ

Thuy Vu Huong và cs.

African Journal of Biological Sciences, 2024,,  6,  Si3:  1965-1980

Chi Polyscias thuộc họ Araliaceae, bao gồm hơn 116 loài. Chi này được trồng phổ biến tại khu vực Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trong đó nhiều loài có giá trị dược liệu cao. Tuy nhiên, một số loài Polyscias ở Việt Nam đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng do nhu cầu sử dụng làm thuốc ngày càng cao. Loài Polyscias phổ biến nhất, được gọi là "Đinh lăng" (Ming aralia), đã được trồng rộng rãi cho mục đích dược liệu và trang trí. Do đó, việc phát triển các dấu hiệu phân loại chính xác dựa trên hình thái và dấu hiệu phân tử là rất cần thiết.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập 23 mẫu thuộc chi Polyscias J.R. Forst. & G. Forst. (Araliaceae) từ 8 khu vực khác nhau của Việt Nam (miền Bắc, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ). Tất cả các mẫu được phân tích đặc điểm hình thái và  thị phân tử ITS. Kết quả xác định được 20 kiểu hình khác nhau, 3 phân loài và 4 loài. Phân tích cụm dựa trên hệ số tương đồng dao động từ 98,38% đến 100% cho thấy 23 mẫu Đinh lăng được chia thành 4 nhóm chính với 12 kiểu gen.

Nhìn chung, sự khác biệt về hình thái (chủ yếu trên lá) và đặc điểm di truyền sử dụng chỉ thị ITS có sự tương đồng với nhau, trong đó mỗi kiểu gen chứa một hoặc nhiều kiểu hình. Nghiên cứu cũng xác định được các chìa khóa phân loại ngắn để nhận diện một số loài và thứ của đinh lăng tại Việt Nam.

Hoàng Thúy Nga

PHÂN BÓN NANO TÍCH HỢP MỚI ĐỂ CẢI THIỆN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐINH LĂNG VÀ MĂNG TÂY

Thi Thu Huong Le và cs.

 Journal of Nanomaterials,2022, https://doi.org/10.1155/2022/5791922

Nghiên cứu về công nghệ nano trong những năm gần đây đã tập trung vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả nông nghiệp. Phân bón nano được cho là có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hiệu quả hơn và do đó cải thiện đáng kể năng suất cây trồng. Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo về việc chế tạo phân bón nano chỉ chứa một hoặc hai nguyên tố thiết yếu. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng khác là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của cây trồng. Do đó, trong nghiên cứu này, một loại phân bón nano tích hợp mới chứa cả nguyên tố đa lượng và vi lượng đã được tổng hợp và mô tả đặc điểm. Kết quả cho thấy phân bón đã chuẩn bị có hình dạng thanh và kích thước nano là 20-30 nm chiều rộng và 80 nm chiều dài. Xử lý cây trồng đinh lăng và măng tây bằng phân bón nano tích hợp đã làm tăng số lượng cành, diện tích lá, sản lượng vật chất khô và tổng sinh khối lên đến 50% ở mức sử dụng 5% so với nhóm không xử lý.

Hoàng Thúy Nga

NUÔI CẤY HUYỀN PHÙ TẾ BÀO CỦA CÂY ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA (L.) HARMS) TRONG CÁC LÒ PHẢN ỨNG SINH HỌC DẠNG BỌT - ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, TÍCH LŨY GLYCOSIDE TRITERPENE VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC

Titova Mv và cs.

Plants (Basel), 2023, 12(20):3641

Đinh lăng là cây thuốc thuộc họ Araliaceae có giá trị cao nhờ các tác dụng giải độc, chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, chống hen suyễn, giảm căng thẳng và nhiều tác dụng khác. Cây này có tiềm năng trong điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó, tổn thương não do thiếu máu cục bộ và bệnh Parkinson. Các glycoside triterpen thuộc nhóm oleanan, chẳng hạn như 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuronopyranosyl] oleanolic acid 28-O-β-D-glucopyranosyl ester (PFS), ladyginosid A và polysciosid A-H, có vai trò chính trong các tác dụng sinh học của loài này. Trong nghiên cứu này, thử nghiệm nuôi cấy huyền phù tế bào của đinh lăng trong các lò phản ứng sinh học dạng bọt có dung tích 20 L đã thực hiện như một phương pháp bền vững để sản xuất sinh khối tế bào của loài thực vật có giá trị này, đồng thời là một giải pháp thay thế cho việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thực vật trong tự nhiên. Hệ huyền phù tế bào nuôi trong lò phản ứng sinh học theo chế độ bán liên tục cho thấy khả năng sinh trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng riêng 0,11 ngày⁻¹, năng suất 0,32 g (L·ngày)⁻¹ và hệ số tiết kiệm 0,16, tuy nhiên, lượng sinh khối tích lũy tối đa (~6,8 g L⁻¹) thấp hơn so với nuôi cấy trong bình lắc (~8,2 g L⁻¹). Các glycosid triterpen PFS (0,91 mg gDW⁻¹) và ladyginosid A (0,77 mg gDW⁻¹) được phát hiện trong sinh khối tế bào nuôi cấy trong lò phản ứng sinh học với nồng độ cao hơn so với nuôi trong bình lắc (tương ứng là 0,50 và 0,22 mg gDW⁻¹). Trong thử nghiệm kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu (MICs) của dịch chiết sinh khối tế bào đối với các vi khuẩn gây bệnh phổ biến như tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), chủng tụ cầu vàng kháng methicillin MRSA, trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa ) và (Escherichia coli) dao động từ 250-2000 µg mL⁻¹, thấp hơn so với dịch chiết từ lá cây trồng trong nhà kính (MIC = 4000 µg mL⁻¹). Dịch chiết sinh khối tế bào cũng thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, được đánh giá qua các thử nghiệm DPPH và TEAC. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nuôi cấy huyền phù tế bào đinh lăng trong bioreactor có thể là một phương pháp khả thi để sản xuất sinh khối bền vững của cây này.

Phạm Anh Tùng

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TÍCH LŨY ACID LEANOLIC TRONG NUÔI CẤY HUYỀN PHÙ TẾ BÀO ĐINH LĂNG

Phan T.A. Kim và cs.

Current pharmaceutical biotechnology,2020 ,22(10):1266–1272.

Đặt vấn đề: Acid oleanolic là một triterpen oleanan được tìm thấy trong nhiều loài thực vật trên thế giới. Hợp chất này cũng là saponin chính trong lá đinh lăng và có nhiều tác dụng dược lý tiềm năng, bao gồm tác dụng bảo vệ gan, chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư.

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm thiết lập hệ thống nuôi cấy huyền phù tế bào đinh lăng, khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố như chất điều hòa sinh trưởng thực vật và nguồn cacbon đến sự phát triển của tế bào, đồng thời xác định hàm lượng Acid oleanolic.

Phương pháp: Nuôi cấy tế bào được thiết lập bằng cách sử dụng 2 g sinh khối tươi của mô sẹo 30 ngày tuổi, được lấy từ đoạn mô thân cây nuôi cấy trong điều kiện in vitro. Mô sẹo được nuôi trong 50 mL môi trường lỏng, lắc với tốc độ 220 vòng/phút (rpm), sau đó được ủ ở 25±2°C với tốc độ lắc 120 rpm trong 12 giờ chiếu sáng/ngày với cường độ ánh sáng khoảng 6,75 μmol/m²/s. Sự phát triển của tế bào được đo bằng khối lượng tươi và khối lượng khô ở thời điểm 16 giờ nuôi cấy. Hàm lượng Acid oleanolicđược xác định bằng phân tích HPLC.

Kết quả & bàn luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường MS chứa 2% sucrose làm nguồn carbon, bổ sung 1 mg/L 6-benzylaminopurin và 0.5 mg/L Acid 2,4-dichlorophenoxyacetic là môi trường tối ưu cho sự phát triển của tế bào. Sinh khối tế bào và hàm lượng Acid oleanolic  đạt giá trị cao nhất, lần lượt là 0,43 g khối lượng khô/bình và 25,4 mg/g khối lượng khô.

Kết luận: Kết quả này đã cho thấy tiềm năng sản xuất Acid , một hợp chất có giá trị dược lý cao từ nuôi cấy tế bào đinh lăng.

Phạm Minh Hiếu

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)