Tin dịch
NẦN NGHỆ (Dioscorea collettii)
CÁC DIHYDROISOCOUMARIN VÀ CÁC DIHYDROISOFLAVON PHÂN LẬP TỪ THÂN RỄ NẦN NGHỆ (DIOSCOREA COLLETTII) CÓ TÁC DỤNG ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ VÀ XÁC ĐỊNH LẠI CẤU TRÚC CỦA 2,20-OXYBIS(1,4-DI-TERT-BUTYLBENZEN)
Songsong Jing và cs.
Molecules. 2021; 26: 5381
Nghiên cứu thành phần hóa học thân rễ nần nghệ (Dioscorea collettii) thu được một dihydroisocoumarin mới có tên là (-)-montroumarin (1a), cùng với năm hợp chất đã biết - montroumarin (1b), 1,10-oxybis(2,4-di-tert-butylbenzen) (2), (3R)-30-O-methylviolanon (3a), (3S)-30-O-methylviolanon (3b) và (RS)-sativanon (4). Cấu trúc của các hợp chất được chứng minh bằng các phương pháp phổ. Theo hiểu biết của chúng tôi, hợp chất 1a là một đồng phân quang học mới của hợp chất 1b. Dữ liệu NMR của hợp chất 2 đã được báo cáo trước đó nhưng cấu trúcchưa chính xác. Cấu trúc của hợp chất 2 được sửa lại dựa vào việc phân tích lại dữ liệu NMR (1D và 2D) và đây là lần đầu tiên cấu trúc hợp chất 2 được gán phổ 1H và 13C chính xác. Ba hợp chất dihydroisoflavon 3a-4 lần đầu tiên được phân lập trong họ Dioscoreaceae. Tác dụng độc tế bào của tất cả các hợp chất đã được thử nghiệm trên dòng tế bào NCI-H460. Hai hợp chất dihydroisocoumarin 1a và 1b thể hiện tác dụng độc tế bào ở mức vừa phải, trong khi các hợp chất khác không cho thấy tác dụng độc tế bào.
Nguyễn Thị Thu Trang/ Đàm Thị Thanh Nhàn/
Lương Thị Lan/Nguyễn Thị Minh Phượng/
Nguyễn Thị Thu Hằng/Lê Thị Thu Hồng/Đỗ Trần Thẩm Thúy
NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG VỀ THÂN RỄ NẦN NGHỆ (Rhizoma Dioscoreae Collettii)
Lai-lai Li và cs.
Chinese Journal of Integrative Medicine. 2020; 26(3): 235-240
Thân rễ nần nghệ (Rhizoma Dioscoreae Collettii) còn có tên gọi khác là Huang Dioscorea collettii, thân rễ Coptidis Brevisepalae hoặc gừng vàng. Nần nghệ có vị đắng và tính bình, quy vào các kinh can (gan), vị (dạ dày), bàng quang. Nần nghệ được sử dụng trong điều trị các bệnh lậu, khí hư, thấp khớp, đau khớp, hội chứng đau đầu gối, đau thắt lưng trên lâm sàng
Nguyễn Thị Thu Trang/Đỗ Trần Thẩm Thúy
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LOẠI HÓA HỌC CỦA NẦN NGHỆ (Dioscorea collettii)
SongSong Jing và cs.
Biochemical Systematics and Ecology. 2017; 71: 10-1
Nghiên cứu thành phần hóa học của nần nghệ (Dioscorea collettii) đã phân lập được hai chín hợp chất, bao gồm sáu saponin steroid (1-6), mười ba phenol vòng đơn (7-19), hai flavonoid (20-21), ba sterol (22-24) và năm cyclodipeptid (25-29). Cấu trúc hóa học của các hợp chất này được làm sáng tỏ bằng các phương pháp phổ và so sánh với dữ liệu phổ trong các tài liệu. Nghiên cứu này là báo cáo đầu tiên về các hợp chất 2-4, 7, 14-17, 21 và 23-24 trong nần nghệ (D. collettii), trong khi các hợp chất 8-13, 18-20 và 25-29 lần đầu tiên được phân lập từ chi Dioscorea và họ Dioscoreaceae. Ý nghĩa của các hợp chất phân lập được trong phân loại theo thành phần hóa học đã được thảo luận.
Nguyễn Thị Thu Trang/Hoàng Thị Diệu Hằng/Nguyễn Thị Minh Phượng/Đỗ Trần Thẩm Thúy
DIOCOLLETTINES A, MỘT DẪN XUẤT MỚI DIARYLHEPTANOID BA VÒNG TỪ THÂN RỄ NẦN NGHỆ (DIOSCOREA COLLETTII)
Tetrahedron Letters. 2016; 57(29): 3215-3217
Một dẫn xuất diarylheptanoid lần đầu tiên được phát hiện với hệ vòng 6/5/5 hợp nhất, diocollettines A (1), cùng với năm hợp chất đã biết (2-6) được phân lập từ thân rễ nần nghệ (Dioscorea
collettii). Các cấu trúc được xác định bằng cách phân tích phổ NMR kết hợp với kỹ thuật HR-ESI-MS. Cấu hình tuyệt đối của hợp chất 1 được xác nhận rõ ràng bằng cách so sánh dữ liệu thực nghiệm với dữ liệu tính toán từ phổ lưỡng sắc tròn điện tử (ECD) và phân tích nhiễu xạ tia X đơn tinh thể. Hợp chất 1 thể hiện độc tính vừa phải trên dòng tế bào NCI-H460.
MỘT GLYCOSID PREGNAN MỚI TỪ NẦN NGHỆ (Dioscorea collettii var. hypoglauca)
K Hu và cs.
Journal of Natural Products. 1999; 62(2): 299-301
Sau khi phân đoạn theo định hướng hoạt tính sinh học, một pregnan glycosid mới là hypogaucin G (1) và một hợp chất đã biết pregna-5, 16-dien-3beta-ol-20-one 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-->2)- [α-L-rhamnopyranosyl-(1-->4)] -β-D-glucopyranoside (2) được phân lập từ chiết xuất EtOH của thân rễ nần nghệ (Dioscorea collettii var. hypoglauca). Các hợp chất này gây ra sự biến dạng hình thái thể sợi của nấm Pyricularia oryzae với nồng độ tối thiếu lần lượt là 135 µM và 236 µM. Cấu trúc của hợp chất 1 được xác định là 16β-(4'-methyl-5'-O-β-D-glucopyranosyl- pentanoxyl)-pregn-5-en-3 β-ol-20-one 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-->2)-[ α-L-rhamnopyranosyl-(1-->4)]- β-D- glucopyranoside dựa trên minh chứng về hóa học và phân tích phổ, đặc biệt là các kỹ thuật NMR 2D
Nguyễn Thị Thu Trang
CÁC TÁC NHÂN CHỐNG UNG THƯ I: BA SPIROSTANOL GLYCOSID TỪ THÂN RỄ NẦN NGHỆ (DIOSCOREA COLLETTII VAR. HYPOGLAUCA)
Planta Medica. 1996; 62(6): 573-575
Bằng phương pháp phân đoạn theo định hướng hoạt tính sinh học, ba saponin steroid đã biết prosapogenin A của dioscin, dioscin và gracillin đã được phân lập từ phân đoạn saponin toàn phần của nần nghệ (Dioscorea coiletti var. hypoglauca) là các hợp chất có hoạt tính sinh học gây ra bất thường hình thái đối với thể sợi của nấm Pyricularia oryzae. Các hợp chất này cũng gây độc tế bào in vitro đối với dòng tế bào ung thư K562. Cấu trúc các hợp chất được làm sáng tỏ bằng các minh chứng hóa học và phân tích phổ IR, FAB-MS, 1H-NMR, 13C-NMR và NMR hai chiều (2D-NMR)
CÁC TÁC NHÂN CHỐNG UNG THƯ II: BỐN FUROSTANOL GLYCOSID TỪ NẦN NGHỆ (DIOSCOREA COLLETTII VAR. HYPOGLAUCA)
Planta Medica. 1997; 63(2): 161-165
Sau khi phân đoạn theo định hướng hoạt tính sinh học để sàng lọc các tác nhân chống ung thư, nghiên cứu tiếp theo sử dụng HPLC điều chế đã phân lập được bốn saponin furostanol đã biết: protoneodioscin, protodioscin, protoneogracillin, protogracillin và các dẫn xuất của chúng methyl protoneodioscin, methyl protodioscin, methyl protoneogracillin, và methyl protogracillin từ thân rễ nần nghệ (Dioscorea collettii var. hypoglauca). Trong số đó, protoneodioscin, protodioscin và protoneogracillin lần đầu tiên được báo cáo từ loài này. Cấu trúc của các hợp chất được xác định dựa vào các minh chứng hóa học và phân tích phổ 1H-NMR, 13C-NMR, 1H-1H COSY, HMQC, HMBC, và FAB-MS). Tất cả tám hợp chất này đều gây ra sự bất thường hình thái thể sợi của nấm Pyricularia oryzae. Chúng cũng có hoạt tính độc tế bào in vitro đối với dòng tế bào ung thư K562.
CÁC SAPOGENIN STEROID TRONG NẦN NGHỆ (Dioscorea collettii)
Y Minghe và cs.
Planta Medica. 1983; 49(9): 38-42
Thân rễ của nần nghệ (Dioscorea collettii) hoang dã thu thập tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc sau khi được xử lý với acid đã phân lập được 10 hợp chất steroid. Năm trong số chúng được xác định là diosgenin (1), yamogenin (2), beta-sitosterol (3), delta (3,5)-deoxytigogenin (5) và isonarthogenin (9). Bốn hợp chất khác chưa từng được báo cáo trong các tài liệu trước đây, cấu trúc của chúng được chứng minh bằng các phương pháp phổ và các biến đổi hóa học. Các hợp chất này là delta (3,5)-deoxyneotigogenin (6), diosgenin palmitat (7), yamogenin palmitat (8) và yamogenin-beta-D-glucosid (10). Đặc biệt là có 3 cặp đồng phân ở vị trí C(25) đã được phân lập: 1 và 2, 5 và 6, 7 và 8, rõ ràng đây là sản phẩm do quá trình xử lý với acid tạo nên. Cấu trúc của dihydroxysterol (4) vẫn chưa được xác định
Nguyễn Thị Thu Trang/Lê Thị Thu Hồng
CÁC SAPONIN CHIẾT XUẤT TỪ CỦ CÂY NẦN NGHỆ (DIOSCOREA COLLETTII) ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN CỦA CÁC CHẤT VẬN CHUYỂN URAT Ở CHUỘT BỊ TĂNG ACID URIC MÃN TÍNH
Liran Zhu và cs.
Biomedicine & Pharmacotherapy. 2017 Sep; tập 93, tr. 88-84
Mục tiêu
Nghiên cứu hiện tại nhằm tìm hiểu liệu các saponin, thành phần có hoạt tính sinh học của D. collettii, có thể làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh ở chuột bị tăng acid uric thông qua việc điều hòa các chất vận chuyển urat hay không.
Phương pháp
Mô hình chuột tăng acid uric mãn tính được gây bằng cách kết hợp sử dụng adenine (100 mg/kg) và ethambutol (250 mg/kg). Trong nhóm mô hình, acid uric trong huyết thanh (SUA), acid uric trong nước tiểu (UUA) và giá trị UUA 24 giờ tăng đáng kể, trong khi độ thanh thải acid uric (CUr) và độ thanh thải creatinine (CCr) giảm. Hơn nữa, các nhóm mô hình nghiên cứu cho thấy biểu hiện của chất vận chuyển anion hữu cơ 1 (OAT1) và chất vận chuyển anion hữu cơ 3 (OAT3) thấp hơn rõ rệt và biểu hiện của chất vận chuyển urat ở ống thận 1 (URAT1), chất vận chuyển glucose 9 (GLUT9) và URAT1 mRNA cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng bình thường.
Kết quả
Việc sử dụng các saponin được phát hiện có tác dụng phụ thuộc vào liều lượng, hiệu quả được thể hiện qua sự tăng giá trị UUA 24 giờ, CUr và CCr; sự giảm SUA; sự giảm biểu hiện tại thận của URAT1 mRNA, các protein vận chuyển URAT1 và GLUT9; và sự tăng biểu hiện tại thận của các protein vận chuyển OAT1 và OAT3.
Kết luận
Các saponin chiết xuất từ thân rễ D. collettii có tác dụng chống tăng acid uric rõ ràng thông qua việc điều hòa giảm biểu hiện URAT1 mRNA và các protein vận chuyển URAT1 và GLUT9 và điều hòa tăng biểu hiện các protein vận chuyển OAT1 và OAT3.
Đàm Thị Thanh Nhàn/Nguyễn Thu Phương
SAPONIN TOÀN PHẦN CỦA DIOSCOREA COLLETTII LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG VIÊM DO TINH THỂ MSU GÂY RA THÔNG QUA VIỆC ỨC CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỂ GÂY VIÊM NALP3 VÀ CASPASE 1 TRONG ĐẠI THỰC BÀO THP 1
Lu Wang và cs.
Molecular Medicine Reports 21, no. 6 (2020): 2466-2474.
Saponin toàn phần chiết xuất (TSD) từ nần nghệ (Dioscorea collettii), được cho là có lợi ích điều trị trong viêm khớp do gout. Tuy nhiên, cơ chế chính xác vẫn chưa rõ. Nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ các cơ chế tiềm ẩn bằng cách nghiên cứu tác dụng của TSD đối với tình trạng viêm do tinh thể natri urat (MSU) gây ra trên đại thực bào THP-1. Khả năng sống của tế bào đại thực bào THP-1 được kiểm tra bằng phương pháp MTT và mức độ của các cytokine viêm, bao gồm interleukin (IL)-1β, IL-18 và yếu tố hoại tử khối u (TNF)-α, được giải phóng bởi các tế bào được đo định lượng bằng các kit ELISA.
Kết quả cho thấy mức protein của cụm biệt hóa 11b tăng lên ở các tế bào THP-1 được xử lý bằng 100 ng/ml phorbol ester, cho thấy các tế bào đơn nhân THP-1 đã được biệt hóa thành tế bào đại thực bào thành công. TSD làm giảm mức độ của các cytokine viêm, bao gồm TNF-α, IL-18 và IL-1β, được tiết ra bởi các tế bào đại thực bào THP-1. Vì sự giải phóng IL-1β và IL-18 phụ thuộc vào thể gây viêm (NALP3) và caspase-1, nghiên cứu này đã đánh giá tác dụng của TSD đối với các protein nêu trên. Kết quả cho thấy TSD làm giảm mức protein của NALP3 và protein speck-like liên quan đến chết theo chu trình, thứ đóng vai trò quan trọng việc lắp ráp của thể gây viêm NALP3. Hơn nữa, các protein liên quan đến NALP3 cũng bị giảm bởi TSD trong các đại thực bào THP 1 bị cảm ứng bởi rotenone, TSD ức chế sự hoạt hóa của caspase 1 và sự hoạt hóa NALP3 do rotenone gây ra trong các đại thực bào THP 1. Các kết quả thu được trong nghiên cứu hiện tại cho thấy TSD làm giảm viêm do tinh thể MSU bằng cách ức chế hoạt hóa NALP3 và caspase-1 do rotenone gây ra, hai protein này có thể là mục tiêu mới cho điều trị viêm khớp do gout.
Chu Quang Trí/Lê Thị Thu Hồng
SAPONIN TOÀN PHẦN CỦA DIOSCOREA COLLETTII LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG VIÊM DO TINH THỂ MSU GÂY RA BẰNG CÁCH ỨC CHẾ SỰ KÍCH HOẠT CỦA CON ĐƯỜNG TRUYỀN TÍN HIỆU TLR4/NF-ΚB
Li Guoying và cs.
Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine 2021.1 (2021): 8728473.
Giới thiệu: Thân rễ của cây nần nghệ (Dioscorea collettii) được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh viêm khớp, đặc biệt là bệnh viêm khớp do gout (GA). Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu liệu saponin toàn phần của D. collettii (TSD) có thể làm giảm các tác dụng viêm do tinh thể natri urat (MSU) gây ra bằng cách ức chế hoạt hóa của con đường tín hiệu TLR4/NF-κB in vivo và in vitro hay không.
Phương pháp: Bảy mươi hai con chuột Wistar đực và tế bào THP-1 được sử dụng trong nghiên cứu này. Xét nghiệm mô bệnh học được sử dụng để đánh giá khớp cổ chân của chuột. Mức độ biểu hiện của TLR4, NF-κB, MyD88 và IL-1β được phát hiện bằng qRT-PCR, Western blotting hoặc miễn dịch huỳnh quang.
Kết quả: So với nhóm bình thường, khớp cổ chân của chuột trong nhóm mô hình cho thấy sưng đáng kể, tăng sinh mô màng hoạt dịch, xâm nhập của tế bào viêm và tăng biểu hiện protein IL-1β. Độ sưng khớp của chuột trong nhóm TSD liều cao và trung bình cũng như nhóm colchicine giảm đáng kể và tổn thương mô học được cải thiện rõ ràng. TSD và colchicine làm giảm mức độ IL-1β và TNF-α trong dịch khớp. Chúng cũng làm giảm biểu hiện mRNA của TLR4, NF-κB và IL-1β trong mô màng hoạt dịch khớp của chuột và biểu hiện protein của TLR4, MyD88 và NF-κB. Biểu hiện protein NF-κB trong cả tế bào chất và nhân của tế bào THP-1 cho thấy xu hướng ngược lại. Hơn nữa, miễn dịch huỳnh quang cho thấy TSD làm giảm sự di chuyển vào nhân của NF-κBp65 trong nhóm mô hình.
Kết luận: TSD thể hiện tác dụng chống viêm trong mô hình viêm do MSU và cơ chế có thể là làm giảm sản xuất cytokine bằng cách ức chế hoạt hóa của con đường truyền tín hiệu TLR4/NF-κB.
Chu Quang Trí/Lương Thị Lan/Nguyễn Thu Phương/Nguyễn Thị Thu Hằng
SAPONIN STEROID ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ THÂN RỄ CỦA DIOSCOREA TOKORO ỨC CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẾ BÀO VÀ TỰ THỰC BÀO TRONG TẾ BÀO UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
Okubo, Shinya và cs.
Life.2021; 11(8): 749
Việc sàng lọc sơ bộ của chúng tôi đã xác định được một chiết xuất từ thân rễ của Dioscorea tokoro , có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô tế bào gan HepG2 và ức chế quá trình tự thực. Nghiên cứu này nhằm mục đích phân lập các hợp chất hoạt tính từ thân rễ của D. tokoro có tác dụng chống tăng sinh và ức chế quá trình tự thực. Sự tách chiết phânđoạn hướng tác dụng sinh học của phân đoạn có hoạt tính đã dẫn đến việc phân lập được hai saponin steroid loại spirostan, dioscin ( 1 ) và yamogenin 3- O - α - l –rhamnopyranosyl(1→4)- O - α - l rhamnopyranosyl(1→2)- β - d -glucopyranoside ( 2 ), và saponin steroid loại frostane protodioscin ( 3 ) từ phần n -BuOH. Hơn nữa, thủy phân axit của 1 và 2 tạo ra aglycone diosgenin ( 4 ) và yamogenin ( 5 ), tương ứng. Các hợp chất 1 – 5 ức chế sự tăng sinh của các tế bào HepG2. Phân tích mối quan hệ cấu trúc-hoạt tính chỉ ra rằng cấu hình 25( R ), các cấu trúc có một phần đường và phần aglycone loại spirostan góp phần vào hoạt tính chống tăng sinh. Phân tích các protein liên quan đến tự thực chứng minh rằng 1 – 3 làm tăng rõ rệt mức độ của cả LC3-II và p62, ngụ ý rằng 1 – 3 làm mất điều hòa con đường tự thực bằng cách chặn dòng tự thực, dẫn đến tích tụ p62 và LC3-II. Ngược lại, 1 – 3 không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt hóa caspase-3 và phân cắt PARP, cho thấy hoạt tính chống tăng sinh của 1 – 3 xảy ra độc lập với quá trình apotosis qua trung gian caspase-3. Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy 1 – 3 là các hoạt chất trong thân rễ của D. tokoro có tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào và tự thực, và có thể là tác nhân tiềm năng cho nghiên cứu tự thực và hóa dự phòng ung thư.
Nguyễn Khương Duy
ĐỘC TÍNH TẾ BÀO CỦA PROTONEODIOSCIN (NSC-698789), MỘT SAPONIN FUROSTANOL TỪ THÂN RỄ CỦA DIOSCOREA COLLETTII VAR. HYPOGLAUCA, CHỐNG LẠI TẾ BÀO UNG THƯ IN VITRO
Ke. Hu và cs
Phytomedicine.2002; 9(6): 560-565
Protoneodioscin (NSC-698789) là một saponin furostanol được phân lập từ thân rễ của Dioscorea collettii var. hypoglauca (Dioscoreaceae), một loại thuốc thảo dược Trung Quốc để điều trị ung thư. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy protoneodioscin có độc tính đối với hầu hết các dòng tế bào từ bệnh bạch cầu và khối u rắn trong sàng lọc thuốc chống ung thư của NCI (Viện Ung thư Quốc gia, Hoa Kỳ). Bệnh bạch cầu, ung thư CNS và ung thư tuyến tiền liệt là các phân nhóm nhạy cảm nhất với protoneodioscin, trong khi u hắc tố, ung thư buồng trứng và ung thư thận ít nhạy cảm hơn. Các nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy liều dung nạp tối đa của protoneodioscin là 600 mg/kg đối với chuột. Dựa trên phân tích của phần mềm COMPARE với protoneodioscin dưới dạng hợp chất hạt giống, không có hợp chất nào trong cơ sở dữ liệu của NCI có kiểu độc tính tế bào tương tự như protoneodioscin, cho thấy một cơ chế mới có khả năng liên quan đến tác dụng chống ung thư.
Lê Thị Tú Linh
CÁC SAPONIN CHIẾT TỪ RỄ CÂY NẦN NGHỆ ĐIỀU HOÀ BIỂN HIỆN CỦA CÁC CHẤT VẬN CHUYỂN URATE TRONG CHUỘT BỊ TĂNG URIC MÁU MẠN
Zhu, L., và cs.
Biomedicine & Pharmacotherapy.2017; 93: 88-94
Đối tượng
Nghiên cứu này hướng tới mục tiêu phát hiện xem các saponin và các hợp chất sinh học từ Nần nghệ có khả năng giảm lượng acid uric trong máu của chuột gây tăng lượng acid uric thông qua các chất vận chuyển muối urate hay không.
Mô hình tăng axit uric máu mạn tính được thiết lập bằng cách sử dụng kết hợp adenine (100 mg/kg) và ethambutol (250 mg/kg). Trong nhóm mô hình, lượng axit uric huyết thanh (SUA), lượng axit uric trong nước tiểu (UUA) và giá trị 24-h UUA tăng đáng kể, trong khi giá trị tốc độ thanh thải axit uric (CUr) và tốc độ thanh thải creatinine (CCr) giảm. Hơn nữa, các nhóm mô hình cho thấy biểu hiện thấp hơn đáng kể của chất vận chuyển anion hữu cơ 1 (OAT1) và chất vận chuyển anion hữu cơ 3 (OAT3) và biểu hiện cao hơn đáng kể của chất vận chuyển urate ở ống thận 1 (URAT1), chất vận chuyển glucose 9 (GLUT9) và URAT1 mRNA so với nhóm đối chứngbình thường.
việc sử dụng các saponin cho tác dụng phụ thuộc vào liều lượng, bằng chứng là có sự gia tăng các giá trị 24-h UUA, CUr và CCr; đồng thời làm giảm SUA; giảm biểu hiện ở thận của URAT1 mRNA, các protein vận chuyển URAT1 và GLUT9; và tăng biểu hiện ở thận của protein vận chuyển OAT1 và OAT3.
Các saponin chiết xuất từ thân rễ D. collettii có tác dụng chống tăng axit uric máu rõ rệt thông qua việc điều hòa giảm biểu hiện của URAT1 mRNA và các protein vận chuyển URAT1 và GLUT9 cũng như điều hòa tăng các protein vận chuyển OAT1 và OAT3.
Nguyễn Hoàng/Đỗ Trần Thẩm Thúy
CÁC NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU VỀ DƯỢC LIỆU NẦN NGHỆ
Li L. L. và cs.
Chinese Journal of Integrative Medicine.2020; 26: 235-240
Rễ Dioscoreae collettii, còn được gọi là Huang Dioscorea collettii, Rhizoma Coptidis Brevisepalae hoặc gừng vàng. Dược liệu này có tính bình và vị đắng được mô tả vào kinh Gan, kinh Vị (Dạ dày) và kinh Bàng quang (Bàng quang). Vị này thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, lậu, bạch cầu, thấp khớp, đau khớp và hội chứng đau đầu gối thắt lưng trong lâm sàng.
Nguyễn Hoàng
CÁC LOÀI DIOSCOREA CỦA DOI CHIANG DAO, ĐẶC BIỆT LÀ DIOSCOREA COLLETTII HOOK.F. (DIOSCOREACEAE), MỘT LOÀI GHI NHẬN MỚI CHO MIỀN BẮC THÁI LAN
Chirdsak Thapyai và cs.
Thai Forest Bulletin (Botany), 2005, (33), 213-219.
Dioscorea collettii Hook.f. thu thập từ Doi Chiang Dao ở tỉnh Chiang Mai là ghi nhận mới ở Thái Lan,. Đây là một loài nguyên gốc Trung Quốc-Himalaya, được phát hiện ở vùng vĩ độ cao tại Thái Lan. Bản mô tả và hình ảnh minh họa hoàn chỉnh đã được nhóm tác giả cung cấp, bao gồm cả các phần dưới mặt đất. Các đặc điểm hình thái đặc biệt của loài này được thảo luận. 10 loài Dioscorea L., chiếm hơn 20% tổng số loài ở Thái Lan, được ghi nhận ở Doi Chiang Dao. Đóng góp độc đáo của các loài Dioscorea tại khu vực nghiên cứu vào sự đa dạng của chi này đã được thảo luận.
Lê Thị Thu Hồng
NGHIÊN CỨU VỀ SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁC QUẦN THỂ DIOSCOREA COLLETTII VÀ D. COLLETTII VAR. HYPOGLAUCA KHÁC NHAU DỰA TRÊN CHỈ THỊ RAPD
Sun Xiaoqin và cs.
Journal of Plant Resources and Environment, 2010,19 (4), 12-17 ref. 21
Đa dạng di truyền của sáu quần thể Dioscorea collettii Hook. f. và năm quần thể D. collettii var. hypoglauca (Palibin) C. T. Ting et al. đã được nghiên cứu bằng chỉ thị phân tử RAPD và phân tích cụm của mười một quần thể được thực hiện bằng phương pháp UPGMA dựa trên hệ số tương đồng di truyền. Kết quả cho thấy 170 băng được khuếch đại với mười bốn đoạn mồi oligonucleotid, trong đó có 161 băng đa hình với tỷ lệ cao tới 94,71%. Phạm vi thay đổi tỷ lệ phần trăm băng đa hình của năm quần thể D. collettii var. hypoglauca (81,25%-89,29%) cao hơn một chút so với sáu quần thể D. collettii (82,00%-84,21%). Số lượng alen hiệu dụng (Ne), chỉ số đa dạng gen Nei (h) và chỉ số đa dạng Shannon (I) trong các quần thể D. collettii var. hypoglauca lần lượt là 1,368 5; 0,238 4 và 0,376 3, và các quần thể D. collettii lần lượt là 1,331 1; 0,197 2 và 0,298 3. Hệ số biệt hóa gen (Gst) là 0,122 8 và dòng gen (Nm) là 3,570 7 giữa D. collettii và D. collettii var. hypoglauca. Hệ số tương đồng di truyền là 0,922 3 và khoảng cách di truyền là 0,080 9 giữa chúng, trong đó, khoảng cách di truyền giữa D. collettii var. hypoglauca từ Lư Sơn của Giang Tây và quần thể D. collettii từ Lệ Giang của Vân Nam là xa nhất với giá trị là 0,693 1, trong khi khoảng cách giữa quần thể D. collettii từ Mông Tự và Cảnh Hồng của Vân Nam là gần nhất với giá trị là 0,219 4. Theo kết quả phân tích cụm, mười một quần thể có thể được chia thành bốn nhóm. Trong đó, tất cả các quần thể D. collettii và quần thể D. collettii var. hypoglauca từ Lâm An của Chiết Giang được nhóm vào nhóm thứ nhất, quần thể D. collettii var. hypoglauca từ Nam Xuyên của Trùng Khánh và Hoành Sơn của Hồ Nam được nhóm vào nhóm thứ hai, và quần thể D. collettii var. hypoglauca từ Vĩnh Thuận của Hồ Nam và Lư Sơn của Giang Tây lần lượt được nhóm vào các nhóm đơn độc lập. Kết quả chứng minh rằng mối quan hệ của hai đơn vị phân loại này là tiền thứ (proto-variety) và thứ (variety), nhưng sự phân biệt không hoàn toàn ở cấp độ thứ vẫn tồn tại.
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁC QUẦN THỂ KHÁC NHAU CỦA DIOSCOREA COLLETTII VÀ D. COLLETTII VAR. HYPOGLAUCA TRÊN CƠ SỞ CHỈ THỊ RAPD.
Sun XiaoQin và cs.
Journal of Plant Resources and Environment. 2010; 19(4): 12-17
Đa dạng di truyền của sáu quần thể loài Dioscorea collettii Hook. f. và năm quần thể của loài D. collettii var. hypoglauca (Palibin) CT Ting et al. đã được nghiên cứu bằng chỉ thị phân tử RAPD và phân tích cụm của mười một quần thể được thực hiện bằng phương pháp UPGMA dựa trên hệ số tương đồng di truyền. Kết quả cho thấy 170 băng được khuếch đại với mười bốn mồi oligonucleotide, trong đó có 161 băng đa hình với tỷ lệ cao tới 94,71%. Phạm vi thay đổi của tỷ lệ phần trăm băng đa hình của năm quần thể loài D. collettii var. hypoglauca (81,25%-89,29%) cao hơn một chút so với sáu quần thể loài D. collettii (82,00%-84,21%). Số lượng alen hiệu dụng ( Ne ), chỉ số đa dạng gen Nei ( h ) và chỉ số đa dạng Shannon ( I ) trong số các quần thể của loài D. collettii var. hypoglauca lần lượt là 1,368 5, 0,238 4 và 0,376 3, và các quần thể của loài D. collettii lần lượt là 1,331 1, 0,197 2 và 0,298 3. Hệ số biệt hóa gen ( G st) là 0,122 8 và dòng gen ( N m) là 3,570 7 giữa D. collettii và D. collettii var. hypoglauca . Hệ số tương đồng di truyền là 0,922 3 và khoảng cách di truyền là 0,080 9 giữa chúng, trong đó, khoảng cách di truyền giữa các quần thể của loài D. collettii var. hypoglauca từ Lư Sơn của Giang Tây và các quần thể của loài D. collettii từ Lệ Giang của Vân Nam là xa nhất với giá trị là 0,693 1, trong khi khoảng cách giữa D. collettii từ Mạnh Tử và Cảnh Hồng của Vân Nam là gần nhất với giá trị là 0,219 4. Theo kết quả phân tích cụm, mười một quần thể có thể được chia thành bốn nhóm. Trong đó, tất cả các quần thể của loài D. collettii và các quần thể của loài D. collettii var. hypoglauca từ Lâm An của Chiết Giang được nhóm vào nhóm thứ nhất, các quần thể của loài D. collettii var. hypoglauca từ Nam Xuyên của Trùng Khánh và Hoành Sơn của Hồ Nam được nhóm vào nhóm thứ hai, và quần thể của loài D. collettii var. hypoglauca từ Vĩnh Thuận của Hồ Nam và Lộc Sơn của Giang Tây lần lượt được nhóm vào các nhóm đơn . Kết quả đã chứng minh rằng mối quan hệ của hai đơn vị phân loại là giống nguyên thủy và giống, nhưng sự phân biệt không đầy đủ ở cấp độ biến thể vẫn tồn tại.
Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Thị Thu Hồng
PHÂN TÍCH PHÁT SINH LOÀI CỦA CHI CỦ NÂU DIOSCOREA (HỌ DIOSCOREACEAE) TỪ NHẬT BẢN VÀ CÁC KHU VỰC LÂN CẬN DỰA TRÊN TRÌNH TỰ DNA VÀ LỤC LẠP VÀ NHÂN, VỚI THAM CHIẾU ĐẶC BIỆT VỀ TÌNH TRẠNG PHÂN LOẠI CỦA CÁC LOÀI ĐƯỢC CHỌN
Noda Hiroshi và cs.
Botanical Journal of the Linnean Society.2022; 198(2): 186-214
Để làm rõ mối quan hệ phát sinh loài trong số các loài Dioscorea Nhật Bản và phân loại lại loài dựa trên các mối quan hệ này, chúng tôi đã tiến hành phân tích phát sinh loài phân tử của bốn vùng gen Lạp thể [ trnK (bao gồm matK ), rbcL , atpB và trnL-F ] và hai vùng gen nhân ( PHYC và 18S rDNA) cho tất cả các loài Dioscorea từ Nhật Bản và các loài được chọn từ các vùng lân cận. Mặc dù các loài thường có quan hệ đối xứng và biến đổi về hình dạng lá tương đối rộng trong số các loài và không được phân định rõ ràng giữa các loài, nhưng kết quả của chúng tôi cho thấy rằng Dioscorea spp. Nhật Bản không lai tạo. Kết quả của chúng tôi cũng giải thích được một số vấn đề phân loại xung quanh các loài Nhật Bản. Chúng tôi nhận định rằng D. japonica , D. polystachya , D. pseudojaponica và D. tabatae, có hình thái tương tự nhau, là các loài riêng biệt. Hơn nữa, các loài thực vật từ Quần đảo Daito được xác định là D. luzonensis , là loài mà chúng ta chưa bao giờ quan sát thấy ra hoa, có thể được cho là của D. pseudojaponica. Dioscorea zentaroana, thường được coi là từ đồng nghĩa của D. asclepiadea, được phát hiện là khác biệt với loài được thấy sau này. Dioscorea izuensis nên được coi là D. collettii var. izuensis . Tóm lại, 16 loài và ba giống Dioscorea bản địa nên được công nhận ở Nhật Bản.
Nguyễn Thị Thu Hằng
BỘ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA BỐN LOÀI DIOSCOREA BẢN ĐỊA THÁI LAN : PHÂN TÍCH CẤU TRÚC, SO SÁNH VÀ PHÁT SINH LOÀI
Wonok Warin và cs.
Genes.2023; 14(3): 703
Bộ gen lục lạp của Dioscorea brevipetiolata, D. depauperata, D. glabra và D. pyrifolia có kích thước 153.370–153.503 bp . Tổng cộng có 113 gen được dự đoán, bao gồm 79 trình tự mã hóa protein (CDS), 30 gen tRNA và bốn gen rRNA. Hàm lượng GC chung cho cả bốn loài là 37%. Chỉ có mono-, di- và trinucleotide có mặt trong bộ gen. Các gen nằm cạnh ranh giới giao thoa tương tự nhau ở tất cả các loài được phân tích. Tám biến thể indel riêng biệt đã được phát hiện trong sự sắp xếp bộ gen lục lạp của 24 loài Dioscorea. Tại điểm cắt Pi = 0,03, phân tích cửa sổ trượt dựa trên 25 trình tự của bộ gen lục lạp của loài Dioscorea đã cho thấy ba vùng biến đổi cao, bao gồm ba CDS ( trn C, ycf 1 và rpl 32), cũng như một vùng cách ly giữa các gen, ndh F- rpl 32. Một cây phát sinh loài dựa trên trình tự bộ gen lục lạp hoàn chỉnh đã hiển thị mối quan hệ gần như được giải quyết hoàn toàn ở Dioscorea . Tuy nhiên, D. brevipetiolata , D. depauperata và D. glabra được xếp vào nhóm với D. alata, trong khi D. pyrifolia có quan hệ họ hàng gần với D. aspersa . Vì Dioscorea là một chi đa dạng, dữ liệu bộ gen được tạo ra trong nghiên cứu này có thể góp phần hiểu rõ hơn về nhận biết di truyền của các loài này, điều này sẽ hữu ích cho công việc phân loại của Dioscorea trong tương lai.
GIẢI TRÌNH TỰ TOÀN BỘ BỘ GEN CÓ ĐỘ BAO PHỦ THẤP CỦA MƯỜI MỘT LOÀI/PHÂN LOÀI TRONG DIOSCOREA SECT. STENOPHORA (DIOSCOREACEAE): PHÂN TÍCH PLASTOME SO SÁNH, PHÁT TRIỂN CÁC CHỈ THỊ PHÂN TỬ VÀ SUY LUẬN PHÁT SINH LOÀI
Hu Ke và cs.
Frontiers in Plant Science.2023; 14: 1196176
Dioscorea sect. Stenophora (Dioscoreaceae) bao gồm khoảng 30 loài phân bố ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới của Bắc bán cầu. Mặc dù có tính "nguyên thủy" về mặt tiến hóa và có giá trị về mặt y học, các nguồn tài nguyên bộ gen và các nghiên cứu phân tử của phần này vẫn còn khan hiếm. Ở đây, chúng tôi đã tiến hành giải trình tự toàn bộ bộ gen có độ bao phủ thấp của 11 loài/phân loài Stenophora để thu thập thông tin về plastom của chúng (các đặc điểm toàn bộ plastom, các điểm nóng phân kỳ plastom, SSR có nguồn gốc từ plastom, v.v.) và SSR nhân đa hình, cũng như thực hiện các phân tích plastom so sánh và phát sinh loài trong phần này. Plastom của các loài/phân loài Stenophora có chiều dài từ 153.691 bp ( D. zingiberensis ) đến 154.149 bp ( D. biformifolia ) và tất cả chúng đều chứa cùng 114 gen riêng biệt. Tất cả các plastom này đều được bảo tồn cao về cấu trúc gen, trật tự gen và hàm lượng GC, mặc dù các biến thể ở ranh giới IR/SC góp phần vào toàn bộ sự khác biệt về chiều dài giữa chúng. Số lượng SSR có nguồn gốc từ plastom trong số các loài/phân loài Stenophora thay đổi từ 74 ( D. futschauensis ) đến 93 ( D. zingiberensis ), trong đó A/T được phát hiện là phổ biến nhất. Bảy vùng biến đổi cao và 12 SSR nhân đa hình đã được xác định trong phần này, do đó cung cấp thông tin quan trọng cho các nghiên cứu phân loại, phát sinh loài và di truyền quần thể tiếp theo. Phân tích phát sinh loài dựa trên toàn bộ trình tự plastom và 80 gen mã hóa protein phổ biến ủng hộ mạnh mẽ D. biformifolia và D. banzhuana tạo thành các loài chị em kế tiếp của các loài lấy mẫu còn lại, có thể được chia thành ba nhánh. Nhìn chung, nghiên cứu này đã cung cấp một góc nhìn mới về quá trình tiến hóa plastom của Stenophora và chứng minh vai trò của phát sinh gen plastom trong việc cải thiện độ phân giải phát sinh loài trong phần này. Những kết quả này cũng cung cấp tài liệu tham khảo quan trọng cho việc bảo vệ và sử dụng Chi quan trọng về phần kinh tế này.
LOÀI DIOSCOREA CỦA DOI CHIANG DAO, CÓ LIÊN QUAN ĐẶC BIỆT ĐẾN DIOSCOREA COLLETTII HOOK.F. (DIOSCOREACEAE), GHI NHẬN MỘT LOÀI MỚI CHO MIỀN BẮC THÁI LAN
Thai Forest Bulletin (Botany), 2005, (33), 213-219
Nần Nghệ (Dioscorea collettii Hook.f.) là loài mới phát hiện tại khu vực Doi Chiang Dao, thành phố Chiang Mai, Thái Lan. Đây là một loài có nguồn gốc tại Himalaya, Trung Quốc- đã được phát hiện ở vùng vĩ độ cao tại Thái Lan. Bản mô tả và hình ảnh minh họa chi tiết đã được nhóm tác giả cung cấp, bao gồm cả các phần thu dưới mặt đất. Các đặc điểm hình thái đặc biệt của loài này được trình bầy. 10 loài Dioscorea L., chiếm hơn 20% tổng số loài ở Thái Lan, được ghi nhận ở Doi Chiang Dao. Đóng góp độc đáo của nó cho sự đa dạng của chi sẽ được thảo luận.
SA NHÂN (Amomum spp.)
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI AMOMUM
Ruobing Cai và cs.
Journal of Ethnopharmacology. 2021; 281(5)
Sự liên quan về dược lý dân tộc: Chi Amomum thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới ở Châu Á và Châu Đại Dương. Quả và hạt được sử dụng rộng rãi như những dược liệu cổ truyền có giá trị ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam. Chi Amomum từ lâu đã được sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày, rối loạn tiêu hóa, ung thư, bệnh gan, sốt rét, v.v.
Mục đích bài tổng quan
Mục đích chính của bài tổng quan này là cung cấp thông tin đã có của chi Amomum về việc sử dụng trong y học cổ truyền, thành phần hóa học và các tác dụng dược lý để khám phá các xu hướng và triển vọng cho các nghiên cứu sâu hơn về các thành phần không bay hơi.
Nguyên vật liệu và phương pháp
Bài tổng quan này đã thu thập các tài liệu được công bố trước năm 2020 về các công dụng trong y học cổ truyền, thành phần hóa học và tác dụng dược lý của chi Amomum. Các tài liệu được trích dẫn từ các cơ sở dữ liệu khoa học như: Sci-finder, PubMed, Web of Science, Google Scholar, Baidu Scholar và CNKI, sách và các nguồn khác.
Trong báo cáo này, chúng tôi tổng kết có tất cả 166 hợp chất không bay hơi có trong tự nhiên từ 16 loài thực vật thuộc chi Amomum được báo cáo trong 171 tài liệu tham khảo, bao gồm: các flavonoid, terpenoid, diarylheptanoid, coumarin, v.v. Triterpen và flavonoid là thành phần chính trong số các hợp chất này và có thể đóng vai trò quan trọng trong các tác dụng dược lý trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo y học cổ truyền, các loại cây thuộc chi Amomum thường được sử dụng trong một số đơn thuốc cổ truyền và các nghiên cứu dược lý in vitro và in vivo cho thấy các dịch chiết có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống dị ứng, v.v. đáng kể.
Bài tổng quan đã một cách có hệ thống các nghiên cứu hiện tại về công dụng trong y học cổ truyền, hóa thực vật, tác dụng dược lý của các loài cây thuộc chi Amomum. Cho đến nay, phần lớn các ấn phẩm vẫn tập trung vào nghiên cứu các thành phần dễ bay hơi. Tuy nhiên, dữ liệu sơ bộ đầy hứa hẹn về các thành phần không bay hơi cho thấy tiềm năng nghiên cứu của chi này về mặt hóa thực vật và dược lý. Hơn nữa, các nghiên cứu sâu hơn về tính an toàn, hiệu quả cũng như các tương quan cấu trúc hóa học lập thể, cấu trúc và họat tính của các hợp chất tinh khiết từ chi này là cần thiết trong tương lai.
Phan Thị Trang
NGHÊN CỨU THỰC VẬT DÂN TỘC HỌC CỦA CHI AMOMUM SPP. (ZINGIBERACEAE LINDL.) Ở SUMATRA
Al Azhariati Aini và cs.
International Journal of Progressive Sciences and Technologies (IJPSAT). May 2024; 44 (2) : 128-134
Amomum là chi lớn nhất trong họ Gừng (Zingiberaceae) với 150-180 loài. Chi này được biết đến với nhiều loại thảo quả khác nhau. Phần được sử dụng rộng rãi nhất của cây là quả, cụ thể là làm gia vị thực phẩm và thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian về việc sử dụng dược liệu thường được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì vậy khả năng kiến thức này bị mất đi là rất cao nếu dược liệu bị tuyệt chủng. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các loài và lợi ích của chi Amomum đối với người dân ở Sumatra. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là đánh giá tài liệu có hệ thống (SLR). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 loài thuộc chi Amomum được cộng đồng sử dụng, cụ thể là A. aculeatum, A. apiculatum, A. centrocephalum, A. dealbatum, A. exertum, A. hastilabium, A. longipes, A. mentawaiensis, Amomum sp, A. stenocarpum và A. tephrodelphys. Nhìn chung, loài thuộc chi Amomum được tìm thấy ở Sumatra có tác dụng chữa bệnh. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc của mỗi loài là khác nhau. Loài A. aculeatum sử dụng các bộ phận như: quả, thân và thân rễ, loài Amomum sp. sử dụng các bộ phận thân rễ, và loài A. dealbatum sử dụng các bộ phận thân rễ và lá. Trong khi đó, 3 loài còn lại, cụ thể là A. apiculatum (thân) được sử dụng làm tác nhân diệt côn trùng, A. centrocephalum (thân rễ) làm tác nhân kháng khuẩn và A. stenocarpum (quả) làm thực phẩm.
XÁC ĐỊNH TẦM QUAN TRỌNG VỀ KINH TẾ CỦA LOÀI SA NHÂN (AMOMUM SPP.) Ở TRIPURA
Manoj Oommen và cs
Indian Journal of Hill Farming. 2017; 30(2): 153-159
Nhiều loài thuộc chi Amomum khác nhau được tìm thấy dưới dạng cây bụi rừng tự nhiên ở tiểu bang Tripura. Việc xác định ba loài sa nhân (Amomum spp.) có giá trị quan trọng về mặt kinh tế và có sự phân bố khá rộng rãi trong các khu rừng ở Tripura là yêu cầu cấp thiết của các bên liên quan. Hội đồng gia vị ở Tripura đã hợp tác với Sở Lâm nghiệp, Chính quyền Tripura thực hiện nghiên cứu này để xác định loài sa nhân (Amomum spp.) nhằm tăng thêm giá trị cho chuỗi cung ứng của các loại cây trồng này vì công dụng làm gia vị và làm thuốc của chúng. Địa điểm nghiên cứu bao gồm dãy rừng Kumarghat, Manu, Jamturbari, Taidu và Khowaifung ở Tripura do Sở Lâm nghiệp xác định nơi loài sa nhân (Amomum spp.) xuất hiện tự nhiên. Các khu vực xác định được phân định cho các Ủy ban Quản lý Rừng Chung (JFMC) quản lý các địa điểm tương ứng bao gồm của người dân địa phương chủ yếu là người bộ lạc và đại diện của Sở Lâm nghiệp. Mỗi JFMC chăm sóc loài Amomum spp. của khu vực được chỉ định thuộc phạm vi quản lý của họ. Ba loài Amomum đã được thu thập, xác định và ghi chép từ khu vực nghiên cứu là A. coryonostachyum Wall., A. aromaticum Roxb. và A. maximum Roxb. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế chính của bộ lạc trong khu vực nghiên cứu tập trung xung quanh sản phẩm Bheering. Bheering là một sản phẩm kinh tế quan trọng nhất tạo ra doanh thu cho các bộ lạc. Bheering được phát hiện là quả khô của loài A. corynostachyum Wall. Nghiên cứu này đã xác định được tên khoa học của các loài thực vật, chúng đang giữ vai trò quan trọng là nguồn nguyên liệu làm gia vị và làm thuốc. Với kết quả này chắc chắn sẽ giúp ích trong việc đưa ra các chính sách cần thiết để bảo tồn, sử dụng và mang lại lợi ích kinh tế cho các cộng đồng địa phương.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THÂN VÀ LÁ LOÀI SA NHÂN (AMOMUM VILLOSUM LOUR.) VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM VÀ CHỐNG OXY HÓA
Chenfeng Gao và cs.
Bioorganic Chemistry. 2022; 131(5): 106281
Sa nhân (Amomum villosum Lour.) vừa là một loại cây thuốc vừa là thực phẩm, các bộ phận làm thuốc là quả chín và khô, trong khi thân và lá thường được loại bỏ. Phân tích HPLC-MS/MS cho thấy các thành phần hóa học có trong thân/lá của A. villosum và trong quả khá khác nhau. Để khám phá các thành phần hoạt tính tiềm năng từ thân/lá của A. villosum, nghiên cứu về thành phần hóa học của thân/lá của A. villosum đã được tiến hành để phân lập và xác định bốn hợp chất chưa biết (1, 2a, 2b và 3) cùng với 41 hợp chất đã biết (4a, 4b, 5a, 5b và 6-42). Tất cả các hợp chất được phân lập đều được đánh giá về hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa. Trong số đó, các hợp chất 5b, 33, 34 và 38 thể hiện tác dụng chống viêm và các hợp chất 1, 4a, 4b, 6, 7, 15, 33, 35, 37 và 41 thể hiện tác dụng chống oxy hóa. Trong số đó, hợp chất 1 là hợp chất mới có tác dụng chống oxy hóa đáng kể thông qua hoạt hóa các con đường NRF2/HO-1. Do đó, lá và thân của A. villosum có tiềm năng làm thuốc hoặc thực phẩm chức năng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh do viêm nhiễm và stress oxy hóa.
Phan Thị Trang/Đàm Thị Thanh Nhàn/Đỗ Trần Thẩm Thúy
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU SA NHÂN (AMOMUM VILLOSUM LOUR.)
Do N Dai và cs
American Journal of Essential Oils and Natural Products. 2016; 4(3): 08-11
Thành phần hóa học của tinh dầu từ lá và vỏ rễ của loài sa nhân (Amomum villosum Lour.) được trồng tại hai địa phương của Việt Nam đã được xác định bằng các kỹ thuật sắc ký khí-đầu dò ngọn lửa (GC-FID) và sắc ký khí-phổ khối (GC-MS). Các lớp hợp chất được xác định trong các mẫu tinh dầu là: các hydrocarbon monoterpen (74,0%-89,7%), các monoterpene chứa oxy (1,7%-5,8%), các hydrocarbon sesquiterpen (4,6%-12,0%) và các sesquiterpen chứa oxy (0,6%-11,8%). Các thành phần chính của tinh dầu là hydrocarbon monoterpene cụ thể là: β-pinen (34,7%-56,6%) và α-pinen (11,6%-22,1%).
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU CHI AMOMUM
Nikitha Sabulal và cs.
Journal of Essential Oil Research. 2021; 33 (4): 427 - 441
Chi Amomum với 108 loài đa được chấp nhận phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á. Báo cáo này là một đánh giá toàn diện về thành phần hóa học của tinh dầu Amomum (EOs) và các đặc tính gia vị và hương vị của chúng. Cho đến nay chi Amomum đã có 29 loài và 1 dưới loài được nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu. Tinh dầu của Amomum subulatum, A. tsao-ko, A. kravanh, A. aromaticum, A. compactum, A. korarima và A. verum giàu 1,8-cineol. Các loài Amomum này được sử dụng làm gia vị và hương liệu. Bornyl acetate, camphor, methyl chavicol, trans-p-(1-butenyl) anisole, santolina trien, α-pinen và β-pinen là những thành phần chính khác trong tinh dầu của nhiều loài Amomum. Chất lượng tinh dầu được quyết định bởi các yếu tố như kiểu gen thực vật, bộ phận cây, mùa thu hái, các yếu tố sinh thái và thổ nhưỡng, kỹ thuật phân lập và phân tích. Cho đến nay chưa có nghiên cứu về thành phần hóa học và đánh giá hương vị và gia vị của tinh dầu từ các loài Amomum gợi ý nghiên cứu ưu tiên trong tương lai.
Phan Thị Trang/Đỗ Trần Thẩm Thúy
HỆ PHÂN PHỐI THUỐC NANO TỰ NHŨ HÓA (SNEDDS) CỦA TINH DẦU AMOMUM COMPACTUM: THIẾT KẾ, BÀO CHẾ VÀ ĐẶC TÍNH
Tri Ujilestari và cs.
Journal of Applied Pharmaceutical Science, tập 8 số 6, tr. 14-21.
Mục đích chính của nghiên cứu này là bào chế công thức và đánh giá một số đặc tính của hệ phân phối thuốc nano tự nhũ hóa (SNEDDS) của tinh dầu bạch đậu khấu (Amomum compactum). Công thức tối ưu được phân tích bằng D-Optimal và được thiết kế từ các nồng độ khác nhau của pha dầu (tinh dầu bạch đậu khấu và dầu dừa nguyên chất), Tween 80 và polyethylene glycol 400 (PEG 400) (v/v) bằng Design Expert® phiên bản 7.1.5. Thời gian nhũ hóa và độ truyền qua được chọn làm các biến đầu ra để tối ưu hóa. Công thức tối ưu được đánh giá bởi kích thước giọt, thế zeta, độ nhớt, độ ổn định nhiệt động học và hình thái học sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua. Công thức SNEDDS tối ưu của tinh dầu bạch đậu khấu bao gồm 10% tinh dầu sa nhân; 10% dầu dừa nguyên chất; 65,71% tween 80 và 14,29% PEG 400. Kết quả đánh giá các đặc tính cho thấy phần trăm độ truyền qua là 99,37 ± 0,06; thời gian nhũ hóa 46,38 ± 0,61 giây; kích thước giọt trung bình 13,97 ± 0,31 nm với PI 0,06 ± 0,05, điện thế zeta bằng −28,8 đến −45,9 mV; độ nhớt 187,5 ± 0 mPa.s; hệ đã vượt qua các thử nghiệm ứng suất nhiệt động lực học và cho thấy giọt có dạng hình cầu. Nghiên cứu cho thấy rằng công thức này đã làm tăng khả năng hòa tan và độ ổn định của tinh dầu bạch đậu khấu (Amomum compactum).
Hoàng Thị Diệu Hằng
HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ CỦA HỆ NANO NHŨ TƯƠNG TẢI VẬT LIỆU SINH HỌC DẦU AMOMUM KRAVANH CHỐNG LẠI DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ MIỆNG
Nattaya Chaothanaphat và cs.
Key Engineering Materials, tập 914, tr. 31-36.
Một số vật liệu sinh học có tác dụng chống ung thư bao gồm cả tinh dầu. Đặc biệt, phần tinh dầu chiết từ bạch đậu khấu (Amomum kravanh) đã được công bố là có hoạt tính chống ung thư. Tuy nhiên, việc sử dụng tinh dầu này trong điều trị lại gặp trở ngại do hạn chế về tính tan trong nước. Một trong những giải pháp cho thách thức này là sử dụng hệ nano nhũ tương làm chất mang để tải tinh dầu A.kravanh (AMO) vào tế bào ung thư miệng. Trong nghiên cứu này, phương pháp nhiệt độ đảo pha đã được sử dụng để bào chế hệ nano nhũ tương chứa AMO. Đặc tính về vật lý và khả năng chống ung thư của các công thức nano nhũ tương đã được đánh giá. Công thức có tỉ lệ 8AMO : 2Dầu đậu nành (SBO)
đã cho thấy kích thước giọt nhỏ và hình cầu khoảng 80 nm. Đồng thời, hệ cũng cho thấy độ ổn định vật lý tốt trong đánh giá về chu kỳ nhiệt độ. Về đặc tính chống ung thư, AMO:SBO (8:2) có thể ngăn chặn đáng kể các tế bào ung thư miệng với tác dụng phụ thuộc vào liều ở IC50 là 0,76% v/v, và khả năng phân mảnh hạt nhân là đặc điểm đáng chú ý của quá trình apoptosis cũng được tìm thấy trong công thức AMO:SBO (8:2). Khám phá này đã chứng minh rằng hệ nano nhũ tương chứa AMO có thể được xem là lựa chọn thay thế để phòng ngừa và điều trị ung thư miệng.
HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU LÁ VÀ THÂN CÂY AMOMUM RUBIDUM LAMXAY & NS LÝ.
Le T Huong và cs.
Bol Latinoam Caribe Plant Med Aromat, tập 20 số 1, tr. 81-89, 2021
Bài báo này mô tả thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu từ lá và thân cây Amomum rubidum Lamxay & NS Lý, thu thập từ Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, Lâm Đồng, Việt Nam. Tinh dầu được thu được bằng phương pháp cất kéo hơi nước trong khi hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá bằng phương pháp thử độ nhạy cảm trong môi trường pha loãng vi lượng. Các thành phần chính của tinh dầu lá được xác định là 1,8-cineole (37,7%), δ-3-carene (19,5%) và limonene (16,3%) trong khi δ-3-carene (21,9%), limonene (17,8%) và β-phellandrene (14,6%) là thành phần chính trong tinh dầu thân. Tinh dầu lá và thân thể hiện khả năng ức chế trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa mạnh với MIC lần lượt là 25 µg/mL và 50 µg/mL. Tinh dầu thân cây có hoạt tính chống lại Candida albicans (MIC, 50 µg/mL) trong khi cả hai loại tinh dầu đều ức chế sự phát triển của nấm Fusarium oxysporum (MIC 50 µg/mL). Đây là báo cáo đầu tiên về thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Amomum rubidum.
Nguyễn Thị Minh Phượng
ACID VANILLIC MỘT CHẤT ỨC CHẾ XANTHIN OXIDASE ĐẦY HỨA HẸN: CHIẾT XUẤT TỪ AMOMUM VILLOSUM LOUR VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH SINH HỌC THÔNG QUA HỆ NHŨ TƯƠNG NANO CHỨA CAO CHIẾT
Qian Zhou và cs.
Foods, 2022 March, tập 11 số 7.
Gout là một bệnh liên quan đến stress oxy hóa. Acid vanillic có nguồn gốc từ thực phẩm là một chất ức chế xanthin oxidase đầy hứa hẹn, có tiềm năng được sử dụng như một sản phẩm an toàn, hỗ trợ và điều trị bệnh gout. Việc chiết xuất acid vanillic từ một loại thảo dược cổ truyền của Trung Quốc là sa nhân (Amomum villosum) bằng ethanol đã được thực hiện trong nghiên cứu này. Các điều kiện tối ưu được xác định bao gồm thời gian chiết xuất là 74 phút, nhiệt độ chiết xuất ở 48,36 °C và tỷ lệ dược liệu-dung môi là 1:35 g/mL bằng cách sử dụng thiết kế Box–Behnken (BBD) của phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM). Hiệu suất chiết xuất thực nghiệm là 9,276 mg/g phù hợp với giá trị lý thuyết là 9,272 ± 0,011 mg/g được dự đoán bởi mô hình. Hàm lượng acid vanillic trong Amomum villosum là 0,5450 mg/g xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao – đầu dò mảng diode (HPLC–DAD) trong điều kiện chiết xuất tối ưu và thể hiện hoạt tính ức chế xanthin oxidase (XO), với nồng độ ức chế 50% hoạt động của enzyme (IC50) là 1,762 mg/mL. Hệ nhũ tương nano chứa chiết xuất A. villosum bao gồm 49,97% nước cất, 35,09% Smix (hỗn hợp tween 80 và ethanol 95% với tỷ lệ 2:1), và 14,94% n-octanol, với kích thước hạt là 110,3 ± 1,9 nm. Hệ nhũ tương nano chứa chiết xuất A. villosum thể hiện hoạt tính ức chế XO đáng kể, với tỷ lệ ức chế là 58,71%. Kết quả chứng minh lợi ích tiềm năng của Sa nhân (Amomum villosum) như một nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp chất ức chế xanthin oxidase điều trị bệnh gout.
Đàm Thị Thanh Nhàn
ĐẶC TÍNH, HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA VÀ CHỐNG UNG THƯ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHENOLIC TỪ SA NHÂN (AMOMUM VILLOSUM LOUR.)
Zhang M., Shuai X., Wei Z., Dai T., Li Y., He J., & Du L.
Frontiers in Nutrition, năm 2024, tập 11
Sa nhân (Amomum villosum), được gọi là Sharen ở Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm và làm thuốc do chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học. Trong nghiên cứu này, quy trình chiết xuất sử dụng dung môi ethanol đã được tối ưu hóa và thành phần cũng như hoạt tính sinh học (chống oxy hóa và chống ung thư) của 5 phân đoạn khác nhau (dicloromethan, ete dầu hoả, ethyl acetat, n-butanol và H2O) từ cao chiết ethanol của sa nhân đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy điều kiện chiết tối ưu là nhiệt độ chiết 80°C, thời gian chiết 120 phút, nồng độ ethanol 40% và tỷ lệ nguyên liệu-dung môi 1:25 g/mL. Ngoài ra, lần đầu tiên sử dụng UPLC-ESI-QTOF-MS/MS đã xác định thành công 35 hợp chất có hoạt tính sinh học từ 5 phân đoạn, bao gồm 12 acid phenolic và dẫn xuất, 2 acid hữu cơ, 12 flavonoid và dẫn xuất, 2 oxylipin và 7 proanthocyanidin. Trong số đó, phân đoạn ethyl acetat (Fr-EtOAc) có hàm lượng phenolic tổng số (374,01 mg GAE/g) và flavonoid toàn phần (93,11 mg RE/g) cao nhất, trong đó acid vanillic, catechin, epicatechin và acid protocatechuic là các hợp chất phenolic tiêu biểu, chiếm 81,65% số hợp chất có hoạt tính sinh học định lượng. Ngoài ra, Fr-EtOAc thể hiện hoạt tính chống oxy hóa điển hình (IC50 của thử nghiệm DPPH và ABTS lần lượt là 0,23; 0,08 mg/mL và thử nghiệm FRAP là 322,91 mg VCE/100 g) và hoạt tính chống ung thư (ở nồng độ 1.000 μg/mL, ức chế 79,04 %). Các kết quả có thể định hướng cho việc sản xuất công nghiệp và ứng dụng của sa nhân.
Nguyễn Thu Phương
ĐẶC TÍNH CHỐNG VIÊM CỦA LONGIFURAN A, MỘT BENZOFURAN MỚI TỪ THÂN CÂY SA NHÂN TÍM (AMOMUM LONGILIGULARE)
Thanh Huong L. và cs.
Chemistry & Biodiversity, năm 2021, tập18 số 12, e2100518.
doi: 10.1002/cbdv.202100518. Epub 2021 Nov 16
Trong nghiên cứu này, các hợp chất được phân lập từ phân đoạn dichloromethan trong thân cây sa nhân tím (Amomum longiligulare) và sau đó được xác định cấu trúc bao gồm: một hợp chất benzofuran mới, với tên là longifuran A (1); năm hợp chất phenolic khác, đó là acid 4-methoxycinnamic (2), 2,5-dimethoxyphenol (3), acid eudesmic (4), 1,7-bis(4-hydroxyphenyl)-1,4,6-heptatrien-3-on (5), và 4,4'-dihydroxychalcon (6); và hai triterpenoid, cụ thể là 24-methylcycloartan-3β-ol (7) và 24-methylencycloartan-3β-ol (8). Các hợp chất được đánh giá tác dụng ức chế sản sinh NO trong các đại thực bào RAW 264,7 được kích thích bằng LPS. Kết quả chỉ ra rằng chất 1 và 5 thể hiện hoạt tính ức chế đầy hứa hẹn trên sự hình thành NO với IC50 lần lượt là 10,47±1,02 μM và 8,51±1,14 μM. Các thử nghiệm về enzym đã chứng minh rằng các hợp chất này ức chế đáng kể sự sản sinh của hai cytokine gây viêm (IL-6 và TNF-α). Chúng cũng ức chế phụ thuộc theo liều lượng sự biểu hiện của các enzym nitric oxide synthase cảm ứng (iNOS) và cyclooxygenase-2, hai loại enzym quan trọng điều chỉnh tình trạng viêm . Do đó, chất 1 và 5 có thể là mục tiêu để phát triển các tác nhân điều trị viêm mới
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÓA THỰC VẬT VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA ĐẬU KHẤU THƠM (AMOMUM SUBULATUM) VÀ SA NHÂN (AMOMUM XANTHIOIDES)
IN VITRO VÀ IN SILICO
Mohammed H. Alruhaili và cs.
Frontiers in Plant Science 14 (2023): 1136961.
Giới thiệu: Dược liệu được xem là nguồn tiềm năng cho các liệu pháp điều trị hoặc làm nguyên liệu trong việc bào chế thuốc.
Methods: Nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ tiềm năng trị liệu của quả Amomum subulatum và Amomum xanthioides bằng cách phân tích thành phần hóa học thực vật của hạt và quả bằng phương pháp sắc ký khí- phổ khối (GC-MS) và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định sự hiện diện của các thành phần có hoạt tính sinh học như các flavonoid, phenol, vitamin, steroid và tinh dầu.
Kết quả và bàn luận: Tổng hàm lượng protein thường cao hơn tổng hàm lượng lipid ở cả hai loài ngoại trừ quả của A. subulatum có chứa nhiều lipid hơn protein. Tổng hàm lượng protein trong hạt và quả của A. subulatum lần lượt là 235,03 ± 21,49 và 227,49 ± 25,82 mg/g khối lượng khô trong khi của A. xanthioides là 201,9 ± 37,79 và 294,99 ± 37,93 mg/g khối lượng khô. Hàm lượng carvacrol trong A. subulatum cao hơn 20 lần so với A. xanthioides. Cũng quan sát thấy hàm lượng thấp hơn của α-thujen, các phyllanderen, ascaridol và pinocarvon trong cả hai loài. Trong thử nghiệm DPPH (2,2-diphenylpicrylhydrazyl), chiết xuất hạt của A. subulatum thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao nhất (78,26±9,27 %) tiếp theo là chiết xuất hạt của A. xanthioides (68,21±2,56 %). Tương tự, thử nghiệm FRAP (Ferric Reducing Antioxidant Power) cho thấy hoạt tính chống oxy hóa cao nhất được thể hiện bởi chiết xuất hạt của hai loài A. subulatum và A. xanthioides lần lượt là 20,14±1,11 và 21,18±1,04 µmol trolox/g. Về hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid, chiết xuất quả A. subulatum (6,08±0,35) và chiết xuất hạt A. xanthioides (6,11±0,55) có tác dụng tương đối cao. Chiết xuất ethanol của hạt A. subulatum có hiệu quả cao nhất chống lại bốn loài vi khuẩn Gram-âm gây ra các bệnh nghiêm trọng ở người, cụ thể là Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Enterobacter aerogenes và Salmonella typhimurium. Ngoài ra, trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa) cũng bị ức chế bởi chiết xuất quả của cả 2 loài A. subulatum và A. xanthioides. Chiết xuất hạt của A. xanthioides có hoạt tính ức chế mạnh đối với P. vulgaris và nấm Candida albicans. Cuối cùng, nghiên cứu in silico docking phân tử khám phá cơ chế tác động của những cây này cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của những cây này có thể là do ái lực liên kết cao của các hợp chất sinh học trong cây với các vị trí hoạt động của enzyme sterol 14α- demethylaza và protein điều hòa phiên mã MvfR.
Kết luận: Những phát hiện này chứng minh chiết xuất của hai loài có hoạt tính sinh học cao và giá trị điều trị, làm tăng giá trị tiềm năng của các loài này trong một số ứng dụng trị liệu.
Chu Quang Trí
SA NHÂN (AMOMUM XANTHIOIDES) LÊN MEN BẰNG LACTOBACILLUS CASEI CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA Ở CHUỘT BÉO PHÌ DO CHẾ ĐỘ ĂN NHIỀU CHẤT BÉO
Wang J. và cs.
The FASEB Journal 38.10 (2024): e23669
Sa nhân Amomum xanthioides (AX) được sử dụng để điều trị các bệnh rối loạn hệ tiêu hóa ở châu Á. Lactobacillus casei là một loại probiotic nổi tiếng thường được sử dụng khởi đầu trong quá trình lên men. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tiềm năng của A. xanthioides lên men bằng Lactobacillus casei (LAX) trong việc giảm nhẹ các rối loạn chuyển hóa trong mô hình chuột có chế độ ăn giàu chất béo (HFD). LAX làm giảm đáng kể khối lượng cơ thể và khối lượng mỡ, vượt trội hơn AX nhưng không ức chế sự thèm ăn. LAX cũng cải thiện đáng kể sự tích tụ lipid quá mức và giảm mức độ cytokin viêm (IL-6) trong huyết thanh tốt hơn AX, liên quan đến việc kích hoạt UCP1 và tăng adiponectin. Hơn nữa, LAX cải thiện đáng kể mức độ đường huyết lúc đói, insulin huyết thanh và HOMA-IR thông qua điều chỉnh tích cực các chất vận chuyển glucose (GLUT2, GLUT4) và biểu hiện gen thụ thể insulin.
Kết luận, việc lên men AX cho thấy một sự giảm nhẹ đáng kể các rối loạn chức năng chuyển hóa dothừa dinh dưỡng, bao gồm tăng lipid máu, tăng đường huyết, tăng insulin và béo phì, so với AX không lên men. Do đó, nghiên cứu đã đề xuất rằng việc lên men AX có tiềm năng để cải thiện hiệu quả các rối loạn chuyển hóa.
HÀM LƯỢNG FLAVONOID TOÀN PHẦN VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT ETHANOL VÀ ETHYL ACETAT TỪ CÁC MẪU QUẢ BẠCH ĐẬU KHẤU (AMOMUM COMPACTUM)
Waras Nurcholis và cs.
Annals of Agricultural Sciences, tập 66, số 1, tr.58-62, 2021
Quả bạch đậu khấu (Amomum compactum Sol. Ex Maton), họ Zingiberaceae, từ lâu đã được sử dụng làm thảo dược và gia vị. Mục đích của nghiên cứu này là xác định hàm lượng flavonoid toàn phần và hoạt tính chống oxy hóa trong dịch chiết ethanol và ethyl acetat. Chúng tôi sử dụng chiết xuất siêu âm với dung môi là 80% EtOH và ethyl acetat. Bốn mẫu đã được tiến hành xác định hàm lượng flavonoid toàn phần (TFC) bằng phương pháp đo màu sử dụng quercetin làm chất chuẩn và tác dụng chống oxy hóa làm giảm cupric (CUPRAC) và thử nghiệm 2,2-diphenyl picrylhydrazyl (DPPH) sử dụng Trolox làm chất chống oxy hóa tiêu chuẩn. TFC thay đổi từ 0,19 mg QE/g khối lượng khô (DW) (dịch chiết ethanol của mẫu 'Sukabumi') đến 2,26 mg QE/g DW (dịch chiết ethyl acetat của mẫu 'Ciamis'). Hoạt tính chống oxy hóa dao động từ 3,83 μmol TE/g DW (dịch chiết ethyl acetatcủa mẫu 'Bogor-1') đến 21,90 μmol TE/g DW (dịch chiết ethanol của mẫu 'Bogor-1') theo tính toán bằng phương pháp CUPRAC. Trong thử nghiệm DPPH, khả năng chống oxy hóa đạt từ 0,19 μmol TE/g DW (dịch chiết ethanol của mẫu 'Bogor-1') đến 0,40 μmol TE/g DW (dịch chiết ethyl acetat mẫu'Bogor-2'). Dịch chiết ethyl acetat có hàm lượng flavonoid toàn phần và hoạt tính chống oxy hóa (DPPH) cao hơn so với dịch chiết ethanol của quả bạch đậu khấu. Mẫu Bạch đậu khấu 'Ciamis' và 'Bogor-1' được được cho là có hàm lượng flavonoid toàn phần và khả năng chống oxy hóa cao nhất.
Lương Thị Lan
BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH CỦA NHŨ TƯƠNG NANO CHỨA CHIẾT XUẤT BẠCH ĐẬU KHẤU (AMOMUM COMPACTUM SOL. EX MATON) VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG
Ali Napiah Nasution và cs.
Jurnal Penelitian Pendidikan IPA, tập 9, số 12, tr.10656-10662, 2023.
Liệu pháp điều trị tự nhiên trong nghiên cứu này là nhũ tương nano chiết xuất từ thực vật. Việc tạo nhũ tương nano bằng một phương pháp đặc biệt có thể giúp chữa lành vết thương trên da. Quả bạch đậu khấu (Amomum compactum Sol. Ex Maton) được sử dụng như một tác nhân kháng khuẩn, nhưng tác dụng chữa lành vết thương của nó vẫn chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu này so sánh nhũ tương nano từ dịch chiết ethanol hạt Bạch đậu khấu với dịch chiết bạch đậu khấu về khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, chữa lành vết thương và xác định thành phần có hoạt tính. Các phương pháp nghiên cứu với các thí nghiệm bao gồm thu mẫu, xử lý, chiết xuất và xác định các chất chuyển hóa thứ cấp bằng máy quang phổ UV-VIS, bào chế nhũ tương nano và đánh giá các đặc tính của chúng bằng HPLC, FTIR, UV-VIS và PSA. Xác định hàm lượng polyphenol tổng , đánh giá khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch và đặc điểm chữa lành vết thương, số liệu được phân tích thống kê bằng SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng axit gallic, catechin và epigallocatechin cao trong nhũ tương nano chứa chiết xuất bạch đậu khấu 20% (v/v), có nồng độ lần lượt là 4590,10 µg/mL, 2128,95 µg/mL và 755,42 µg/mL bằng phân tích HPLC. Phân tích phổ FTIR và UV-Vis chỉ ra một đỉnh duy nhất xung quanh vùng hấp thụ của hợp chất phenol và đặc trưng cho các nhóm chức hấp thụ trên phổ IR. Nhũ tương nano chứa chiết xuất bạch đậu khấu ức chế E. coli và S. aureus tốt hơn dịch chiết bạch đậu khấu. Ở nồng độ 1% (v/v), nhũ tương nano chứa chiết xuất Bạch đậu khấu chữa lành vết thương nhanh hơn dịch chiết Bạch đậu khấu và gentamicin sulfat. Kích thước tiểu phân là 53,13 ± 1,25 nm và phân bố kích thước tiểu phân 0,56 ± 0,02 nm góp phần vào tính ổn định và hoạt tính cao của nhũ tương nano.
TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT ĐẾN HIỆU SUÁT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU TỪ QUẢ AMOMUM VILLOSUM VAR. XANTHIOIDES
Thinh B. B., và cs.
Journal of Essential Oil Bearing Plants.2022; 25(1): 28-37
Nghiên cứu này đã báo cáo các chỉ tiêu vềhiệu suất ly trích, thành phần hoá học và hoạt tính kháng vi sinh vậtcủa tinh dầu chiết xuất từ quả sa nhân (Amomum villosum var. xanthioides) bằng ba phương pháp chưng cất khác nhau (chưng cất trực tiếp bằng nước, chưng cất lôi cuốn hơi nước, chưng cất bằng nước có sự hỗ trợ vi sóng). Tinh dầu được phân tích bằng phương pháp sắc kí khí và sắc kí khí ghép khối phổ. Hoạt tính kháng vi sinh vật được xác định dựa trên thử nghiệm vi pha loãng nồng độ. Kết quả cho thấy phương pháp chưng cất bằng nước có hỗ trợ của vi sóng có tỉ lệ thu hồi 2,02% so sánh với 1,77% và 1,50% của phương pháp chưng cất trực tiếp bằng nước và chưng cất lôi cuốn hơi nước. Có sự khác biệt về thành phần giữa các phương pháp khác nhau. Nhìn chung các thành phần chính gồm: bornyl acetat (30.01% - 38.18%), camphor (17.53% - 20.91%), borneol (9.21% - 14.68%), D-limonene (6.61% - 9.67%), camphene (4.14% - 8.51%), and β-myrcene (3.85% - 5.16%). Trong đó phương pháp chưng cất bằng nước có hỗ trợ của vi sóng cho hàm lượng borneol, bornyl acetate, và camphor cao nhất. Phân tích hoạt tính kháng vi sinh vật cho thấy tinh dầu ức chế sự phát triển của các chủng Enterococcus faecalis, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, và Pseudomonas aeruginosa với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) từ 100 – 200 μg/mL, với phương pháp chưng cất bằng nước có hỗ trợ của vi sóng cho kết quả cao nhất. Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy phương pháp chưng cất bằng nước có hỗ trợ của vi song là phương pháp vượt trội trong việc chiết xuất tinh dầu từ quả sa nhân.
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRỒNG LIÊN TỤC AMOMUM VILLOSUM LÊN TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA ĐẤT RỄ, HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME VÀ CỘNG ĐỒNG VI KHUẨN
Butian Wang và cs.
Agronomy 2022, 12(10), 2548
Amomum villosum, một loại cây thuốc lâu năm quan trọng, dễ gặp các rào cản trong trồng trọt do việc canh tác liên tục. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra một phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề canh tác liên tục của A. villosum . Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích bốn cánh đồng trong đó A. villosum được canh tác liên tục và một cánh đồng bỏ hoang có chủ ý để làm sáng tỏ tác động của việc canh tác liên tục lên các đặc tính lý hóa của đất vùng rễ, hoạt động của enzyme và quần thể vi khuẩn và nấm. Hầu hết hàm lượng dinh dưỡng trong đất tăng dần khi số năm canh tác liên tục tăng lên, trong khi độ pH của đất giảm nhẹ. Hoạt động của urease đất và phosphatase axit có xu hướng tăng khi thời gian canh tác liên tục tăng lên, điều này có thể đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các chất trong đất. Hơn nữa, sự đa dạng alpha của quần thể vi khuẩn và nấm giảm khi thời gian canh tác liên tục tăng lên. Ngoài ra, phân tích dự phòng cho thấy cấu trúc quần thể vi khuẩn và nấm ở cấp độ ngành có mối tương quan lớn nhất với giá trị pH và hoạt động của catalase. Nghiên cứu này có thể hữu ích cho việc thúc đẩy canh tác liên tục và phát triển bền vững của A. villosum.
TIỀM NĂNG CỦA AMOMUM TSAOKOMỘT LOẠI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC: ỨNG DỤNG LÂM SÀNG TRUYỀN THỐNG, HÓA THỰC VẬT VÀ ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ
Gang He và cs.
Arabian Journal of Chemistry, 2023, 16(8), 104936.
Ở Đông Nam Á, Amomum tsaoko (A. tsaoko) là một loại gia vị thực vật nổi tiếng có giá trị làm thuốc vàlàm thực phẩm. A.tsaoko chủ yếu được sử dụng trong quá khứ để tạo hương vị và tăng hương thơm trong nấu ăn. Đây cũng là một loại cây thuốc được sử dụng trong dân gian để chữa bệnh và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điều trị. Ở Trung Quốc, A. tsaoko thường được sử dụng như một phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét, rối loạn tiêu hóa, động kinh và bệnh tả. Bài tổng quan này mô tả chi tiết về các công dụng truyền thống và dân gian, các nghiên cứu thực vật, thành phần hóa thực vật và tác dụng dược lý của A. tsaoko, làm sáng tỏ giá trị dược liệu cổ truyền của loài, đồng thời phân tích tiềm năng của loài cho các ứng dụng lâm sàng để cung cấp tài liệu tham khảo cho việc phát triển và khai thác toàn diện A. tsaoko trong các lĩnh vực thực phẩm chức năng, y học và mỹ phẩm. Thông tin có sẵn về A. tsaoko được thu thập thông qua Web of Science, Google Scholar, PubMed, Baidu Scholar, Science Direct, China Knowledge Infrastructure (CNKI) và Springer Search. Các từ khóa được sử dụng bao gồm A. tsaoko, tinh dầu, chất chuyển hóa thứ cấp, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học, dược lý, sử dụngtrong y học cổ truyền, an toàn và các từ liên quan khác. Tài liệu về cách sử dụng dân gian và truyền thống của A. tsaoko được lấy từ CNKI và Duxiu Search (http://www.duxiu.com/). Thông tin nghiên cứu thực vật học của A. tsaoko được lấy thông qua trang web Plant Plus of China (http://www.iplant.cn). Giá trị kinh tế của A.tsao-ko có thể được lấy từ cổng thông tin ngành thuốc thảo dược Trung Quốc (https://www.zyctd.com/). Cho đến nay, hơn 493 thành phần hóa học đã được phân lập từ A. tsaoko. Loài này sở hữu nhiều tính năng khác nhau để duy trì sức khỏe con người và bảo vệ cơ thể khỏi tác động bên ngoài, bao gồm điều hòa chức năng đường tiêu hóa, kháng khuẩn, chống viêm, chống khối u, điều chỉnh hội chứng chuyển hóa và bảo vệ thần kinh. Ngoài ra, A. tsaoko cũng là một loại cây trồng thương mại quan trọng ở một số khu vực, bao gồm tây nam Trung Quốc, Việt Nam và bắc Lào. Nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc khám phá các cơ chế giữa các thành phần hóa học đơn lẻ trong A. tsaoko và các tác động dược lý của chúng, cũng như mối quan hệ giữa các hoạt tính sinh học của các hợp chất trong cây và nghiên cứu lâm sàng về thuốc.
Đỗ Trần Thẩm Thuý
AMOMUM VILLOSUM LOUR.: NHẬN THỨC SÂU SẮC VỀ TỔNG QUAN DƯỢC LÝ HỌC DÂN TỘC, HÓA THỰC VẬT VÀ DƯỢC LÝ
Lile Feng và cs.
Journal of Ethnopharmacology, 2024, 118615.
Amomum villosum Lour. là một loài cây thuốc được đánh giá cao trên toàn cầu. Các đặc tính dược liệu của nó đã được ghi nhận từ thời nhà Đường, đặc biệt là quả, có giá trị dược liệu và ẩm thực đáng kể. Loài cây này được tìm thấy rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp châu Á. Nó có đặc tính làm ấm trung tiêu và trừ hàn, dưỡng âm, bổ tỳ vị (lách, dạ dày) để giảm nôn mửa và bổ sung dinh dưỡng. Trong những năm gần đây, A. villosum đã thu hút sự chú ý của toàn cầu vì hoạt tính sinh học tiêu biếu. Hiện nay, nhiều hợp chất hoạt tính sinh học đã được phân lập và xác định thành công, thể hiện một loạt các tác động dược lý và lợi ích y học đa dạng. Mục đích của nghiên cứu: Tổng quan này cung cấp một phân tích toàn diện về những tiến bộ nghiên cứu trong phân bố địa lý, thực vật học, công dụng trong y học cổ truyền, hóa thực vật, tác dụng dược lý, kiểm soát chất lượng, ứng dụng lâm sàng và độc tính học của A. villosum. Ngoài ra, những quan trọng về nghiên cứu hiện tại và triển vọng tương lai của loài cây này đã được trình bày trong tổng quan.
AMOMUM COMPACTUM: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU DƯỢC LÝ
Maulana Yusuf Alkandahri và cs.
Plant Cell Biotechnology and Molecular Biology, 2021, 22(33&34):61-69
Amomum compactum được biết đến rộng rãi như là gia vị nấu ăn, là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ họ Gừng (Zingiberaceae). Ngày nay, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng A. compactum có chức năng như một loại cây thuốc có nhiều hoạt tính dược lý. Một loạt các hoạt tính dược lý trong y học cổ truyền được ghi nhận đối với các bộ phận của loại thảo mộc này, đặc biệt là quả, lá và hạt, chẳng hạn như kháng nấm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, bảo vệ dạ dày, chống viêm, điều hòa miễn dịch, chống ung thư, chống hen suyễn và suy thận cấp. Hầu hết các thành phần hóa học thực vật của loại cây này là các flavonoid, saponin, tinh dầu, steroid và triterpenoid.
CÁC HỢP CHẤT TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TRONG AMOMUM VILLOSUM LOUR VÀ AMOMUM TSAOKO: TINH DẦU TỪ QUẢ CÓ TIỀM NĂNG TO LỚN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Sehrish Imran và cs.
Heliyon, 2024, 10 (5e), 27492
Nền tảng: Họ Zingiberaceae đóng vai trò là kho chứa đa dạng các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, bao gồm khoảng 52 chi và 1300 loài thảo mộc thơm sống lâu năm được phân biệt bởi thân rễ hoặc thân rễ củ riêng biệt. Amomum villosum Lour. và Amomum tsaoko Crevost & Lemaire., là những loài thực vật quan trọng của họ Zingiberaceae đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh. Các loài Amomum được sử dụng vì chất lượng hương thơm của chúng và được coi là các gia vị và hương liệu có giá trị. Trong các loại tinh dầu (EO) của các loài Amomum, các thành phần đáng chú ý bao gồm camphor, methyl chavicol, bornyl acetat, trans-p-(1-butenyl) anisole, α-pinen và β-pinen. Mục tiêu: Mục tiêu của bài tổng quan này là trình bày khái quát các nghiên cứu dược lý liên quan đến các chiết xuất và các chất chuyển hóa thứ cấp được phân lập từ cả hai loài. Mục tiêu quan trọng nhất của bài đánh giá không chỉ là tăng mức độ phổ biến của các loàiAmomum như một lựa chọn thực phẩm lành mạnh mà còn nâng cao giá trị sử dụng như một thành phần thiết yếu trong tương lai gần. Kết quả: Chúng tôi nỗ lực thu thập thông tin mới nhất về đặc tính chống oxy hóa, chống đái tháo đường, chống ung thư, chống béo phì, kháng khuẩn và chống viêm của thực vật cũng như vai trò bảo vệ của chúng trong các bệnh lý thần kinh. Nghiên cứu được tiến hành thông qua các nghiên cứu in vitro, mô hình động vật và phân tích hợp chất đã cho thấy rằng cả hai loại thực vật đều thể hiện một loạt các đặc tính tăng cường sức khỏe đa dạng. Kết luận: bài tổng quan toàn diện cung cấp nhận thức về sự đa dạng của các hợp chất có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong A. villosum và A. tsaoko, cho thấy tiềm năng của các dược liệu này trong việc ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe tổng thể của con người. Việc tổng hợp thông tin về các đặc tính tăng cường sức khỏe khác nhau góp phần tăng cường hiểu biết về các loài thực vật này và các ứng dụng tiềm năng trong y học cổ truyền và hơn thế nữa.
DỮ LIỆU VỀ CÁC HỢP CHẤT PHENOLIC CỦA AMOMUM TSAOKO CREVOST ET LEMAIRE VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA VÀ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Huiqun Fan và cs.
Food Bioscience, 2023, 52, 102508.
Nghiên cứu này xác định thành phần hóa thực vật và hoạt tính sinh học (chất chống oxy hóa và hạ đường huyết) trong năm phân đoạn (các phân đoạn ete dầu, cloroform, ethyl acetat, n-butanol và và nước) thu được từ chiết xuất ethanol của Amomum tsaoko Crevost et Lemaire (A. tsaoko). Các phân tích định tính và định lượng các hợp chất phenolic đã được thực hiện bằng UHPLC-ESI-QTOF-MS/MS. 50 hợp chất hoạt tính sinh học đã được xác định từ năm phân đoạn khác nhau, bao gồm 11 axit phenolic và các dẫn xuất, 18 flavonoid và các dẫn xuất, 14 proanthocyanidin, 2 axit hữu cơ và 5 hợp chất khác. Người ta thấy rằng phân đoạn ethyl acetat (EF) được làm giàu với nhiều loại và hàm lượng hợp chất nhất. Các flavonoid và các dẫn xuất (bao gồm epicatechin và catechin) là các hợp chất phenolic chính trong EF. Ngoài ra, EF còn thể hiện hoạt tính chống oxy hóa điển hình (DPPH và ABTS với IC50 = 0,17 và 0,07 mg/mL, FRAP là 546,10 mg VCE/g DW) và hoạt tính kháng α-glucosidase (IC50 = 20,14 μg/mL). EF có thể cải thiện đường huyết lúc đói và khả năng dung nạp glucose ở chuột đái tháo đường. Tóm lại, EF có thể được phát triển là một ứng viêntiềm năng để ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh do stress oxy hóa và đái tháo đường.
HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU AMOMUM TSAOKO VÀ KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC VỚI STAPHYLOCOCCUS AUREUS
Junrui Guo và cs.
LWT, 2024, 191, 115700
Amomum tsaoko là một loại cây thuốc và thực phẩm phân bố chủ yếu ở tây nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Nghiên cứu này đã đánh giá khả năng kháng khuẩn của tinh dầu A. tsaoko (AEO) đối với các vi khuẩn gây bệnh liên quan đến thực phẩm điển hình và sự tương tác của AEO với Staphylococcus aureus. Kết quả cho thấy AEO thể hiện hoạt động kháng khuẩn mạnh chống lại các vi khuẩn gây bệnh liên quan đến thực phẩm, với hoạt tính mạnh nhất trên S. aureus, với các giá trị MIC và MBC lần lượt là 0,20 mg / mL và 0,39 mg / mL. Ngoài ra, tác động của AEO đối với S. aureus có thể bao gồm ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào, tính toàn vẹn, năng lượng của vi khuẩn và quá trình chuyển hóanội bào. Hơn nữa, (E) -dec-2-enal trong AEO được coi là một thành phần kháng khuẩn quan trọng. Nhìn chung, AEO thể hiện các đặc tính kháng khuẩn tích cực, cho thấy rằng AEO có thể được sử dụng như một chất ức chế tiềm năng chống lại S. aureus và góp phần vào ứng dụng AEO trong bảo quản thực phẩm.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU TỪ LÁ VÀ THÂN RỄ CỦA CÂY AMOMUM UNIFOLIUM GAGNEP. TỪ VIỆT NAM
Tuan Quoc Doan và cs.
Journal of Essential Oil Bearing Plants, 2023, 26(2), 459-468
Tinh dầu thực vật đã được sử dụng trong hàng trăm năm như một loại thuốc tự nhiên để chống lại vô số tác nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, nấm và vi rút. Bài báo báo cáo thành phần hóa học của tinh dầu được chưng cất từ lá và thân rễ của cây Amomum unifolium Gagnep. từ Việt Nam. Các nhóm hợp chất chính có trong tinh dầu là các hydrocarbon monoterpen (lần lượt là 10,1% và 23,9%), các monoterpen oxy hóa (lần lượt là 14,5% và 4,9%), các hydrocarbon sesquiterpen (lần lượt là 40,9% và 21,9%) và các sesquiterpen oxy hóa (lần lượt là 20,1% và 26,8%). Các diterpen (16,1%) được xác định chiếm tỷ lệ đáng kể trong tinh dầu thân rễ. Các thành phần có hàm lượng cao hơn trong tinh dầu lá là aromadendren (6,9%), occidenol (6,8%), β-phellandren (6,2%), β-elemen (5,7%) và δ-elemene (5,0%). Tuy nhiên, các hợp chất chính của tinh dầu thân rễ là β-phellandren (18,5%), torulosol (16,1%), germacren D (5,7%), α-cadinol (5,5%) và (6S, 7R)-bisabolen (5,1%). Tinh dầu lá của A. unifolium thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao hơn tinh dầu thân rễ. Tinh dầu lá thể hiện hoạt tính đối với S. aureus ATCC 6538 và B. pumilus ATCC 14884, với giá trị MIC lần lượt là 75,0 μg/mL và 37,5 μg/mL. Mặt khác, tinh dầu thân rễ thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật ở giá trị MIC là 150,0 μg/mL. Cả hai loại tinh dầu đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với E. coli ATCC 8739, với giá trị MIC là 150,0 μg/mL. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu A. unifolium được công bố lần đầu tiên như một sự xác nhận về việc sử dụng A. unifolium trong y học dân tộc học trong điều trịnhiều bệnh lý, đặc biệt là nhiễm trùng. Ngoài ra, bài báo còn thảo luận về phân loại hóa học của các mẫu dầu Amomum.
ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CẤU TRÚC QUẦN THỂ NGUỒN GEN CỦA AMOMUM VILLOSUM DỰA TRÊN CÁC CHỈ THỊ SSR
Li WX và cs.
China Journal of Chinese Materia Medica, 01 Sep 2022, 47(17):4618-4626
Amomum villosum là dược liệu quan trọng, có nền tảng di truyền phức tạp giữa các nguồn gen. Việc khám phá sự đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền của các nguồn gen có lợi cho việc làm rõ nguồn genvà nền tảng di truyền của A. villosum, từ đó nâng cao hiệu quả chọn lọc cha mẹ và lai tạo giống A. villosum. Bảy mươi mốt cặp mồi SSR đã được sử dụng để khuếch đại PCR 84 mẫu A. villosum bằng phương pháp điện di gel polyacrylamid. Năm mươi bốn cặp mồi SSR có tính đa hình cao đã được sàng lọc để phân tích sự đa dạng di truyền. Kết quả cho thấy 293 alen đã được phát hiện từ 84 nguồn gen bằng 54 cặp mồi SSR, với trung bình 5,32 alen cho mỗi cặp mồi và phạm vi biến thiên là 3-8, và mồi AVL12 tạo ra số lượng alen cao nhất. Giá trị PIC của mỗi locus thay đổi từ 0,068 7 đến 0,828 9, với giá trị trung bình là 0,529 9 và giá trị cao nhất được đánh dấu bởi AVL24. Sự đa dạng di truyền của A. villosum cao nhất ở Vân Nam, tiếp theo là Quảng Tây và thấp nhất được tìm thấy ở Quảng Đông. Phân tích cấu trúc quần thể và phân tích cụm cho thấy các mẫu được phân loại thành hai nhóm. Về nguồn gốc, các mẫu từ Vân Nam và Quảng Tây có mối quan hệ di truyền chặt chẽ và không có sự phân biệt rõ ràng giữa các nguồn A. villosum từ các nguồn gốc khác nhau. Trong nghiên cứu này, 54 cặp chỉ thị SSR đã được sử dụng để phân tích sự đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể của 84 nguồn gen, có thể phản ánh mối quan hệ di truyền giữa các mẫu A. villosum từ các nguồn gen khác nhau và các quần thể khác nhau, do đó cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc thu thập, nghiên cứu và nhân giống các nguồn gen A. villosum.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC KHÁC NHAU ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA AMOMUM VILLOSUM , TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ VI KHUẨN VÙNG RỄ
Horticulturae. 2023; 9(3): 306
Hệ thống quản lý cây thuốc rừng đã mang lại lợi ích cho sản xuất thương mại của Amomum villosum. Tuy nhiên, người ta biết rất ít về ảnh hưởng của các vùng đất rừng khác nhau đến việc trồng A. villosum. Nghiên cứu hiện tại đã phát hiện những khác biệt tiềm ẩn về năng suất và chất lượng A. villosum, tính chất đất vùng rễ và hệ vi sinh vật đất vùng rễ giữa một đồn điền cao su (RP) và một khu rừng thứ sinh tự nhiên (NSF). Không có sự khác biệt đáng kể nào về năng suất hoặc tính chất đất vùng rễ của A. villosum được quan sát thấy giữa RP và NSF, mặc dù hầu hết các chỉ tiêu về năng suất A. villosum, tính chất lý hóa đất vùng rễ và hoạt động của enzyme đất đều cao hơn ở NSF so với RP. Hơn nữa, 38 hợp chất dễ bay hơi có độ phong phú tương đối cao hơn đáng kể ở NSF so với RP. Hơn nữa, các chỉ số đa dạng alpha đối với các quần xã vi sinh vật trong đất vùng rễ A. villosum chỉ ra rằng sự phong phú của các quần xã vi khuẩn và nấm cao hơn đáng kể ở NSF so với RP. Những phát hiện này cho thấy rằng điều kiện NSF có thể phù hợp hơn điều kiện RP để trồng A. villosum. Dữ liệu được tạo ra trong nghiên cứu này có thể hữu ích để tăng sản lượng A. villosum chất lượng cao thông qua việc khai thác môi trường tự nhiên.
NGHIÊN CỨU LIÊN KẾT TOÀN BỘ HỆ GEN CỦA CÁC LOCUS VÀ GEN ỨNG VIÊN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC Ở AMOMUM VILLOSUM LOUR
Li W và cs.
Plos one.2024; 19(8): e0306806
Amomum villosum Lour. ( A. villosum ) là một loại cây thân thảo có giá trị để sản xuất thuốc y học cổ truyền Trung Quốc nổi tiếng Amori Fructus. Việc xác định các chỉ thị phân tử liên quan đến sự phát triển của A. villosum có thể tạo điều kiện hỗ trợ cho việc nhân giống cây trồng bởi các chỉ thị phân tử này. Nghiên cứu này đã sử dụng 75 mẫu A. villosum làm vật liệu thử nghiệm và sử dụng 71 cặp chỉ thị phân tử lặp lại trình tự đơn đa hình (SSR) để tạo kiểu gen cho quần thể. Nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa các chỉ thị SSR và các đặc điểm kiểu hình thông qua phân tích mất cân bằng liên kết và cấu trúc quần thể. Các gen ứng viên liên quan đến các chỉ thị phân tử cũng đã được xác định. Kết quả cho thấy phạm vi chỉ số đa dạng kiểu hình của 12 đặc điểm nông học là 4,081–4,312 và tuân theo phân phối chuẩn. Hơn nữa, 293 biến thể alen đã được phát hiện trong 75 mẫu, với trung bình 5,32 alen khuếch đại trên mỗi locus, dao động từ 3 đến 8. Số lượng alen khuếch đại tối đa đối với AVL12 là 8. Cấu trúc quần thể và phân tích cụm chỉ ra rằng các mẫu có thể được chia thành hai nhóm phụ. Sử dụng mô hình tuyến tính hỗn hợp (MLM) của cấu trúc quần thể (Q) + ma trận quan hệ họ hàng (K) để phân tích liên kết, ba chỉ thị phân tử SSR có liên quan đáng kể đến các đặc điểm nông học đã được phát hiện. Định lượng huỳnh quang đã được sử dụng để phân tích mức độ biểu hiện của sáu gen ứng viên và người ta thấy rằng ba trong số các gen được biểu hiện khác biệt ở các mẫu có kiểu hình khác nhau. Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên sử dụng các chỉ thị SSR để lập bản đồ nghiên cứu liên kết trên toàn bộ hệ gen (GWAS) và xác định các đặc điểm nông học liên quan ở A. villosum. Kết quả nghiên cứu này cung cấp cơ sở để xác định các chỉ thị di truyền cho các đặc điểm sinh trưởng nhằm hỗ trợ cho việc nhân giống ở A. villosum.
BỘ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA LOẠI THẢO DƯỢC THIẾT YẾU, AMOMUM VILLOSUM (ZINGIBERACEAE)
Han Y và cs.
Mitochondrial DNA Part B.2019; 4(1), 1798-1799
Cây sa nhân (Amomum villosum Lour.) là một loại thảo dược có giá trị kinh tế cao, đặc hữu của miền Nam Trung Quốc. Kích thước của bộ gen lục lạp (cp) của A. villosum dài 163.733 bp, bao gồm các vùng bản sao đơn dài (LSC; 88.798 bp) và ngắn (SSC; 15.353 bp), được phân tách bằng một cặp lặp lại đảo ngược (IR; 29.791 bp cho mỗi đơn vị). Tổng cộng, 126 gen được chú thích trong bộ gen cp, bao gồm 88 gen mã hóa protein (PCG), 30 gen RNA vận chuyển (tRNA) và 8 gen RNA ribosome (rRNA). Hàm lượng GC tổng thể là 36,1%. Phân tích phát sinh loài dựa trên 43 gen mã hóa protein được bảo tồn từ 32 loài thực vật đã phục hồi phát sinh loài nhất quán trên hầu hết các nút có kết quả trước đó và chỉ ra A. villosum là loài họ hàng với tổ tiên chung của A. compactum và A. krervanh , và chỉ ra rằng dữ liệu bộ gen cp có thể giải thích hiệu quả các mối quan hệ phát sinh loài. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một nguồn tài liệu có giá trị cho nghiên cứu sâu hơn về sự đa dạng di truyền, tiến hóa và bảo tồn nguồn gen của loài cây thuốc có giá trị này.
TINH CHẾ, ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH CỦA POLYSACCHARIDES TỪ AMOMUM VILLOSUM LOUR. TRÊN ĐẠI THỰC BÀO SỐNG 264.7
Zhou Y và cs.
Molecules.2021; 26(9): 2672
Amomum Villosum Lour. ( A. villosum) là một loại thuốc dân gian đã được sử dụng hơn 1300 năm. Tuy nhiên, nghiên cứu về polysaccharides của A. villosum đã không được nghiên cứu đầy đủ. Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá các đặc điểm cấu trúc của polysaccharides từ A. villosum (AVPs) và tác dụng của chúng đối với các tế bào miễn dịch. Trong nghiên cứu này, các polysaccharides có tính axit (AVPG-1 và AVPG-2) đã được phân lập từ AVP và tinh chế thông qua trao đổi anion và sắc ký lọc gel. Các đặc điểm cấu trúc của polysaccharides được xác định bằng các kỹ thuật methyl hóa, HPSEC-MALLS-RID, HPLC, FT-IR, SEM, GC-MS và NMR. AVPG-1 có trọng lượng phân tử 514 kDa có bộ khung là → 4)-α- d -Glc p -(1 → 3,4)-β- d -Glc p -(1 → 4)-α- d -Glc p -(1 →. AVPG-2 có trọng lượng phân tử cao hơn (14800 kDa) bao gồm bộ khung là → 4)-α- d -Glc p -(1 → 3,6)-β- d -Gal p -(1 → 4)-α- d -Glc p -(1 →. Tế bào RAW 264.7 được sử dụng để nghiên cứu tác dụng tiềm năng của AVPG-1 và AVPG-2 lên đại thực bào, và lipopolysaccharide (LPS) được sử dụng làm đối chứng. Kết quả từ các xét nghiệm sinh học cho thấy AVPG-2 thể hiện hoạt động điều chỉnh miễn dịch mạnh hơn AVPG-1. AVPG-2 gây ra đáng kể sản xuất oxit nitric (NO) cũng như giải phóng interleukin (IL)-6 và yếu tố phá hủy khối u alpha (TNF-α), tăng cường khả năng thực bào của tế bào RAW 264.7. Phân tích PCR thời gian thực cho thấy AVPG-2 có thể chuyển hướng phân cực của đại thực bào sang hướng M1. Những kết quả này cho thấy AVP có thể được nghiên cứu như các tác nhân có khả năng điều hòa miễn dịch của thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung.
HOẠT TÍNH DIỆT VÀ XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG CỦA TINH DẦU SA NHÂN VÀ CÁC HỢP CHẤT CHÍNH CỦA NÓ GÂY HẠI HAI LOÀI CÔN TRÙNG TRONG KHO BẢO QUẢN
Chen ZY và cs.
International Journal of Food Properties.2018; 21(1):2265-2275
Tinh dầu sa nhân thu được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và được phân tích sắc kí khối phổ (GC-MS). Thành phần chính gồm bornyl acetat (51.6%), camphor (19.8%), camphen (8.9%) và limonen (6.2%). Hoạt tính tiêu diệt côn trùng đã được thực hiện trong nghiên cứu này cho thấy tinh dầu sa nhân gây độc với 2 loài mọt đỏ (Tribolium castaneum) và mọt thuốc lá (Lasioderma serricorne) (LD50 = 32.4 và 20.4 μg/cá thể trưởng thành). Ba loại monoterpenoid camphor, camphen và limonen đã cho thấy là chất khí gây độc đối với loài mọt đỏ (T. castaneum) (LC50 < 2.3, LC50 = 6.2 và 6.2 mg/L không khí). Thêm vào đó, hoạt tính xua đuổi côn trùng cũng đã được phân tích. Dữ liệu phân tích cho thấy cả bốn hợp chất chính trong tinh dầu sa nhân đều có khả năng xua đuổi hai loài côn trùng gây hại trong kho T. castaneum và L. serricorne ở nồng độ cao (78.63 nL/cm2). Tuy nhiên ở các nồng độ thấp hơn chúng lại cho thấy có khả năng thu hút côn trùng.
PHÂN TÍCH HỆ GEN LỤC LẠP VÀ QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA LOÀI AMOMUM VILLOSUM
MA Mengli và cs.
Acta Bot. Boreal.-Occident. Sin.2020; 40(6): 978-986
Với Amomum villosum (chi Amomum, họ Zingiberaceae) làm vật liệu, chúng tôi đã thu được trình tự hệ gen lục lạp hoàn chỉnh bằng phương pháp giải trình tự Illumina Hiseq 4000, sau đó tổng hợp, chú thích và mô tả bằng các phương pháp tin sinh học. Nghiên cứu này làm rõ mối quan hệ di truyền giữa các loài trong họ Zingiberaceae, và cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phát sinh loài và định danh loài của chi Amomum. Kết quả cho thấy: (1) Tổng chiều dài bộ gen lục lạp là 164.069 bp và hàm lượng GC là 36,1%, bao gồm một cặp vùng lặp lại ngược (IR) 29.959 bp, một vùng bản sao đơn lớn (LSC; 88.798 bp) và một vùng bản sao đơn nhỏ (SSC; 15.353 bp). Tổng cộng có 133 gen được chú thích, bao gồm 8 gen rRNA, 38 gen tRNA và 87 gen mã hóa protein. (2) 157 locus SSR được phát hiện trong bộ gen A. villosum, và hầu hết SSR được tạo thành từ A và T. Kích thước bộ gen cp và ranh giới IR của chi Amomum được bảo tồn cao, trong khi sự biến đổi nucleotid chủ yếu xảy ra ở các vùng LSC và SSC. (3) Phân tích cụm phương pháp xác suất tối đa (ML) cho thấy A. villosum có mối quan hệ di truyền gần nhất với A. compactum và A. krervanh, và có mối quan hệ chặt chẽ với chi Alpinia.
SỰ ĐA DẠNG VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA NẤM NỘI SINH PHÂN LẬP TỪ SA NHÂN (AMOMUM VILLOSUM LOUR.) Ở CÁC VÙNG KHÁC NHAU CỦA TỈNH VÂN NAM
YU Jing và cs.
Natural Product Research and Development.2023, 35(9): 1540-1553
Sự phân bố và sự khác biệt về quần thể của nấm nội sinh ở Amomum villosum Lour. từ Tây Song Bản Nạp và Mã Quan ở Vân Nam đã được nghiên cứu, cũng như tiềm năng chống oxy hóa và kháng khuẩn của chúng, nhằm cung cấp nguồn để thu được các chất chuyển hóa hoạt tính tự nhiên mới. Ở đây, chúng tôi đã phân lập và làm thuần nấm nội sinh bằng cách khử trùng bề mặt mô thực vật và xác định chúng thông qua phân tích trình tự ITS. Trong khi đó, các hoạt động của chiết xuất nấm nội sinh lên men để ức chế năm chủng vi khuẩn đã được xác định bằng phương pháp giấy lọc và hoạt tính chống oxy hóa được xác định bằng đánh giá tổng sức mạnh khử, bao gồm các hoạt tính dựa trên hiệu suất bắt gốc tự do DPPH và gốc hydroxyl. Kết quả đã cho thấy đã xác định được tổng cộng 77 chủng nấm nội sinh từ A. villosum phân bố ở Tây Song Bản Nạp và Mã Quan, Trong đó bao gồm 39 chủng được phân lập từ vùng trồng sa nhân tại Tây Song Bản Nạp và 38 chủng được phân lập từ sa nhân trồng tại Mã Quan. Các loài nấm nội sinh phổ biến ở sa nhân trồng tại Tây Song Bản Nạp là các loài thuộc chi Penicillium, Colletotrichum, Xylaria, Daldinia và Diaporthe, trong khi các loài chiếm ưu thế ở sa nhân trồng tại Mã Quan là các loài thuộc chi Penicillium, Phanerochaete, Pyrenochaetopsis, Neopestalotiopsis và Cladosporium. Ngoài ra, chỉ số đa dạng Shannon, chỉ số đa dạng Simpson và tính đồng nhất của nấm nội sinh ở sa nhân trồng tại Mã Quan cao hơn ở Tây Song Bản Nạp và hệ số tương đồng Jaccard giữa chúng là 0,222 2. Các chủng BSR 18, BSR 32, BSR 34 và MSR 15 cho thấy hoạt tính kháng khuẩn cao hơn, trong khi các chủng BSR 10 và BSR 18 có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi đã thảo luận về tính đa dạng của nấm nội sinh trong cây sa nhân tại haai vùng Tây Song Bản Nạp và Mã Quan, và cũng đã sàng lọc được hoạt tính của nấm nội sinh trong cây sa nhân (A. Villosum). Đã có sự khác biệt đáng kể và tính đa dạng giữa các loại nấm nội sinh từ sa nhân (A. Villosum) phân bố ở Tây Song Bản Nạp và Mã Quan. Do đó, các chủng có tính kháng khuẩn và hoạt tính chống oxy hóa tốt có thể được sử dụng làm nguồn của các hợp chất có hoạt tính tự nhiên để nghiên cứu sâu hơn.
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRỒNG LIÊN TỤC SA NHÂN LÊN TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA ĐẤT, HOẠT TÍNH CỦA ENZYME VÀ QUẦN XÃ VI SINH VẬT TRONG VÙNG RỄ
Sa nhân một loại cây thuốc lâu năm quan trọng, dễ bị cản trở bởi việc canh tác liên tục. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra một phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề canh tác liên tục của sa nhân. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích bốn khu vực đất trồng sa nhân chuyên canh liên tục và một khu đất bỏ hoang để làm rõ tác động của việc canh tác liên tục lên các đặc tính lý hóa của đất, hoạt tính của enzym và quần xã vi khuẩn và nấm vùng rễ. Hầu hết các chất dinh dưỡng trong đất tăng dần khi số năm canh tác liên tục tăng lên, trong khi độ pH của đất giảm nhẹ. Hoạt tính của enzyme urease và acid phosphatase trong đất có xu hướng tăng khi thời gian canh tác liên tục tăng lên, điều này có thể đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các chất trong đất. Hơn nữa, sự đa dạng alpha của quần xã vi khuẩn và nấm giảm khi thời gian canh tác liên tục kéo dài. Phân tích tương quan cho thấy cấu trúc quầnxã vi khuẩn và nấm ở cấp độ ngành có mối liên hệ chặt chẽ nhất với giá trị pH và hoạt tính của catalase tương ứng. Nghiên cứu này có thể hữu ích trong việc thúc đẩy canh tác liên tục và phát triển bền vững cây sa nhân.
PHÂN TÍCH SO SÁNH NĂM KỸ THUẬT SẤY VỀ CÁC THUỘC TÍNH SẤY, LÝ HÓA HỌC, THÀNH PHẦN HƯƠNG VỊ CỦA QUẢ AMOMUM VILLOSUM
Ziping Ai và cs.
Lwt, 2022, 154, 112879.
Quả Amomum villosum là một loại gia vị hấp dẫn do có đặc tính thơm dễ chịu; sấy khô là một phương pháp hiệu quả để duy trì hương vị và giá trị thương mại của nó. Trong nghiên cứu này, quả Amomum villosum được sấy khô bằng 5 công nghệ sấy, cụ thể là sấy đông lạnh (FD), sấy khí nóng động (HAID), sấy khí nóng với quy trình kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm (HADTHPC), HADTHPC kết hợp với sấy chân không tần số vô tuyến (HADTHPC + RFVD), cũng như sấy hồng ngoại sóng trung bình và sóng ngắn (MSWID). Chất lượng và đặc điểm sấy đã được so sánh. Kết quả cho thấy sấy lạnh đông FD đạt duy trì giữ màu tốt nhất, tỷ lệ vỡ vỏ thấp nhất và giữ lại hương vị tốt nhất do giữ được gai quả không bị gãy; tuy nhiên, phương pháp này có thời gian sấy dài nhất và mức tiêu thụ năng lượng cao nhất. HADTHPC + RFVD, kết hợp các ưu điểm của HADTHPC và RFVD, có thời gian sấy ngắn nhất, đảm bảo hàm lượng flavonoid tổng số (TFC) cao nhất, chất chống oxy hóa tốt nhất và mức tiêu thụ năng lượng thấp so với các phương pháp sấy nhiệt khác. Sau khi sấy, hàm lượng este giảm, trong khi độ cồn tăng. Phân tích GC-IMS cho thấy vết của bốn mẫu sấy nhiệt có cường độ tương tự nhau. Do đó, xét về việc duy trì chất lượng và tiết kiệm năng lượng, HADTHPC + RFVD là công nghệ sấy triển vọng để áp dụng sấy quả Amomum villosum.
(Nguồn tin: Viện Dược liệu)