Giới thiệu

Giới thiệu chung

VIỆN DƯỢC LIỆU

NATIONAL INSTITUTE OF MEDICINAL MATERIALS

 

Tên tiếng Việt:  VIỆN DƯỢC LIỆU

Tên tiếng Anh: NATIONAL INSTITUTE OF MEDICINAL MATERIALS

Tên tiếng Pháp:   L’ INSTITUT NATIONAL DES MATIERES MEDICINALES

Tên viết tắt: NIMM

Trụ sở làm việc:

a) Số 3B Quang Trung, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

b) Số điện thoại:   (84 24) 38252644

c) Số Fax:             (84 24) 39348740

d) Website: http://www.vienduoclieu.org.vn

BAN GIÁM ĐỐC VIỆN HIỆN NAY:

VIỆN TRƯỞNG

 

PGS.TSKH. Nguyễn Minh Khởi

 

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

TS. Phan Thúy Hiền

PGS.TS. Đỗ Thị Hà

1. Vị trí pháp lý

- Viện Dược liệu (dưới đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập theo Quyết định 324/BYT-QĐ ngày 13/4/1961 của Bộ trưởng Bộ Y tế và được sắp xếp theo Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế.

- Quy chế tổ chức và Hoạt động của Viện Dược liệu và đơn vị trực thuộc được ban hành kèm theo Quyết định số 4886/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Quyết định số 22/QĐ-BYT ngày 05/01/2023 của Thứ Trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Trung tâm Tài nguyên Dược liệu

- Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc chính đặt tại Thành phố Hà Nội.

- Viện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

2. Chức năng:

Viện Dược liệu có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn diện về dược liệu; tư vấn cho Bộ Y tế về công tác phát triển dược liệu; nghiên cứu hiện đại hóa thuốc cổ truyền; tổ chức sản xuất, kinh doanh và liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc và các chế phẩm khác từ dược liệu; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành dược liệu.

 3. Nhiệm vụ:

3.1. Nghiên cứu khoa học

  a) Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu, kinh nghiệm sử dụng dược liệu trong cộng đồng trên phạm vi toàn quốc; xác định những dược liệu có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao; thu thập nguồn gen, tiêu bản, mẫu vật của dược liệu làm thuốc;

  b) Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, nông học, phân bố, trữ lượng và khả năng thích nghi với vùng sinh thái của dược liệu; xây dựng các quy trình khai thác bền vững dược liệu tự nhiên theo tiêu chí Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên (GACP) do Bộ Y tế ban hành và quy hoạch các vùng khai thác; nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển các loài làm thuốc;

  c) Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn tài nguyên dược liệu về đặc điểm sinh học, nông học, hóa học, tác dụng sinh học, dược học và kinh nghiệm sử dụng dược liệu của cộng đồng các dân tộc trên cả nước; xây dựng Bảo tàng Dược liệu Việt Nam, hệ thống vườn cây thuốc Quốc gia, Ngân hàng nguồn gen và hạt giống Quốc gia;

  d) Nghiên cứu di thực, thuần hóa và nhập nội giống dược liệu; nghiên cứu tuyển chọn giống, tạo giống mới, phục tráng giống, xây dựng tiêu chuẩn giống; nghiên cứu quy trình công nghệ nhân giống, sản xuất giống dược liệu; nghiên cứu quản lý dịch bệnh hại trên cây dược liệu; nghiên cứu xây dựng quy hoạch các vùng trồng phát triển dược liệu tập trung; tổ chức khảo nghiệm và công bố bảo hộ giống dược liệu;

  đ) Nghiên cứu thành phần hóa học của dược liệu; nghiên cứu bán tổng hợp, tổng hợp các hoạt chất có hoạt tính sinh học làm nguyên liệu sản xuất thuốc; chiết tách và phân lập các hợp chất làm chất chuẩn, chất đối chiếu; xây dựng các phương pháp và quy trình công nghệ chiết, tách các hoạt chất từ dược liệu;

  e) Nghiên cứu quy trình công nghệ bào chế, chế biến dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu; nghiên cứu hiện đại hóa các bài thuốc cổ truyền; nghiên cứu giải pháp thiết kế, chế tạo, lắp đặt các dây truyền công nghệ chiết xuất, chế biến dược liệu và bào chế các dạng sản phẩm từ dược liệu;

  g) Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu; nghiên cứu, xây dựng các phương pháp phân tích hóa học, sinh học,… phục vụ xây dựng tiêu chuẩn và kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm khác từ dược liệu;

  h) Nghiên cứu tác dụng sinh học của dược liệu và các hợp chất từ dược liệu; nghiên cứu tác dụng dược lý và xây dựng các mô hình dược lý thực nghiệm đánh giá chất lượng, đánh giá độ an toàn của dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và các sản phẩm khác từ dược liệu;

  i) Chuyển giao các quy trình kỹ thuật, công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

  k) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn quốc gia về chất lượng giống cây trồng, vật nuôi sử dụng làm dược liệu;

3.2. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

  a) Tổ chức đào tạo sau đại học về chuyên ngành dược liệu - dược học cổ truyền, dược lý - dược lâm sàng và một số chuyên ngành có liên quan đến dược liệu;

  b) Tham gia đào tạo đại học và các loại hình đào tạo khác liên quan đến dược liệu;

  c) Tổ chức đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý, khai thác, sử dụng, nghiên cứu phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu cho cán bộ làm công tác dược liệu;

  d)  Tổ chức xuất bản Tạp chí Dược liệu, Bản tin Dược liệu, các tài liệu và sách báo chuyên ngành Dược liệu;

  đ) Tổ chức biên soạn và in ấn các giáo trình đào tạo sau đại học, sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học,...

3.3.  Tư vấn cho Bộ Y tế

  a) Chiến lược, cơ chế chính sách, chương trình, kế hoạch, giải pháp thực hiện và tổ chức quản lý công tác phát triển d­ược liệu; giúp Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương trong công tác nghiên cứu khoa học, sản xuất và phát triển dược liệu;

  b) Xây dựng văn bản về quản lý nguồn gen, quản lý giống dược liệu, khai thác, bảo tồn và phát triển tài nguyên dược liệu; hướng dẫn trồng và khai thác bền vững tài nguyên dược liệu theo tiêu chí Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên (GACP) do Bộ Y tế ban hành;

  c) Hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá việc thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc;

  d) Công tác nhập nội giống và quản lý chất lượng giống cây thuốc;

  đ) Giải pháp tăng cư­ờng công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu.

  3.4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu

  a) Xây dựng bộ dược liệu chuẩn, dược liệu đối chiếu, bộ chất chuẩn và chất đối chiếu phục vụ công tác tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu;

  b) Phân tích, kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu;

  c) Tổ chức nghiên cứu khảo sát và đánh giá chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trên thị trường và theo nhu cầu của thị trường.

 3. 5. Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học công nghệ

  a) Tổ chức sản xuất, kinh doanh giống dược liệu, dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và các sản phẩm khác từ dược liệu theo quy định của pháp luật;

  b) Xây dựng vùng sản xuất dược liệu phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu;

  c) Triển khai các dịch vụ khoa học và công nghệ để phát triển dược liệu;

  d) Liên doanh, liên kết trong sản xuất giống dược liệu, dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và các sản phẩm khác từ dược liệu; xuất nhập khẩu giống, dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu theo quy định của pháp luật.

3.6. Hợp tác quốc tế

  a) Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế do Bộ trưởng Bộ Y tế giao;

  b) Thiết lập và duy trì quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực dược liệu; tranh thủ các nguồn đầu tư của nước ngoài để phát triển Viện;

  c) Hợp tác với các đối tác nước ngoài trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học, đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin khoa học và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dược liệu;

  d) Xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế của Viện. Tổ chức, quản lý đoàn ra, đoàn vào; cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài và nhận chuyên gia, giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Viện theo đúng quy định của pháp luật.

 3.7. Quản lý đơn vị

  a) Tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Viện theo đúng quy định của pháp luật;

  b) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị; quản lý tổ chức, biên chế, tiền lương, tài chính, cơ sở vật chất và vật tư thiết bị của Viện theo quy định của pháp luật;

  c) Tổ chức thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách, hạch toán thu, chi theo quy định của pháp luật;

  d) Tổ chức các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện khi có nhu cầu về hoạt động phát triển công nghệ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ khoa học kỹ thuật gắn với chức năng, nhiệm vụ của Viện theo đúng quy định của pháp luật;

  đ) Tăng cường sản xuất, kinh doanh giống dược liệu, dược liệu, các chế phẩm và thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; ký kết các hợp đồng kinh tế, triển khai dịch vụ khoa học công nghệ, phát triển các dự án trong nước và quốc tế về lĩnh vực dược liệu để bổ sung nguồn tài chính phục vụ các hoạt động của Viện và cải thiện đời sống công chức, viên chức, người lao động trong Viện;

  e) Thực hiện chế độ báo cáo về mọi hoạt động của Viện theo quy định.

  3.8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện.

 

Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện tại của Viện Dược liệu

 

 

 

 

 

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viện từ năm 2021 trở về trước

 

(Nguồn tin: )