Thông tin dược liệu

Bản tin Dược liệu số 1/2019: Ngũ vị tử

STT

TIN DỊCH

  1.  

PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI NGŨ VỊ TỬ BẮC (SCHISANDRA CHINENSIS)  BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC-DAD-MS KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP HÓA TIN HỌC

Haitao Liu và cs.

Phytomedicine, 20(12): 1135-1143, (2013)

Quả của cây ngũ vị tử bắc (Schisandra chinensis), được gọi là “Wuweizi” (Ngũ vị tử) ở Trung Quốc, vừa là một vị thuốc truyền thống vừa là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trong nghiên cứu này, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) kết nối đồng thời detector quang phổ hấp thụ phân tử (DAD) và khối phổ (MS) được áp dụng để đánh giá chất lượng dược liệu Wuweizi. Chín hợp chất lignan, gồm schisandrol A, schisandrol B, angeloylgomisin H, gomisin G, schisantherin A, schisanhenol, schisandrin A, schisandrin B và schisandrin C) đã được xác định đồng thời trong 43 mẫu Wuweizi thu tại các vùng khác nhau. 36 tín hiệu pic đã được xác định hay dự đoán bằng việc so sánh với các hợp chất đối chiếu, thư viện các hợp chất tự thiết lập và với các công bố trước. Và 36 pic phổ biến đã được chọn lựa là những pic đặc trưng có sự tương đồng với sắc ký đồ vân tay của các mẫu Wuweizi khảo sát. Ngoài ra các phương pháp phân tích cụm thứ bậc (hierarchical clustering analysis) và phân tích thành phần chính (principal components analysis) đã được áp dụng để khẳng định sự thay đổi về thành phần hóa học của các mẫu Wuweizi khảo sát. Kết quả thu được chứng tỏ hàm lượng 9 hợp chất lignan thay đổi rõ rệt giữa các mẫu và có thể phân biệt được các mẫu thu thập ở các vùng trồng khác nhau. Ngoài ra, kết quả thu được cho thấy 4 hợp chất schisandrol A, schisandrol B, schisandrin B và schisandrin C là những chất đánh dấu quan trọng trong đánh giá chất lượng dược liệu Wuweizi.

Nguyễn Thị Hà Ly

  1.  

NGHIÊN CỨU BỘ DỮ LIỆU VÂN TAY SẮC KÝ HPLC CỦA DƯỢC LIỆU NGŨ VỊ TỬ

Yang Hui và cs.

Biomedical Research, 2017; 28(19)

Tiến hành xây dựng bộ dữ liệu vân tay sắc ký HPLC đối với ngũ vị tử bắc (Schisandra chinensis), điều kiện sắc ký gồm có cột Agilent ZORBAX 300SB-C18 (4.6 mm × 250 mm, 5 μm), pha động gồm có methanol-nước với chương trình rửa giải gradient và detector UV với bước sóng quan sát là 230 nm. Hình ảnh sắc ký đồ vân tay được phân tích, đánh giá trên phần mềm “Chinese medicine chromatographic fingerprint similarity evaluation system 2004A”. Dựa trên việc nghiên cứu so sánh các hình ảnh sắc ký vân tay, xác định được các mẫu nghiên cứu có 10 tín hiệu pic chung, và nhận dạng được 8 pic trong 10 pic chung đó. Kết quả đánh giá so sánh độ tương đồng giữa hình ảnh sắc ký đồ của 20 mẫu dược liệu cho thấy độ tương đồng đạt 0,95 và 0,85 đối với các mẫu thuốc cao cấp và mẫu thuốc được cấp chứng nhận. Bộ dữ liệu vân tay HPLC của Schisandra chinensis xây dựng được có độ lặp lại tốt và tính đặc hiệu cao, có thể cung cấp cơ sở khoa học trong đánh giá chất lượng Schisandra chinensis.

Nguyễn Thị Hà Ly

 

  1.  

CÁC HỢP CHẤT TRITERPENOID VÀ LIGNAN PHÂN LẬP TỪ QUẢ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA)

Liu Y và cs.

Fitoterapia, 2017 Jan;116:10-16

Ba triterpenoid mới (1-3) và bảy hợp chất đã biết (4-10), cùng với một dibenzocyclooctadien lignan mới (11) và 15 dibenzocyclooctadiene lignan đã biết (12-26), được phân lập từ quả của ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera Rehd. et Wils). Cấu trúc của các chất này được xác định trên cơ sở phân tích dữ liệu phổ HRESIMS, phổ 1D và 2D NMR và phổ CD. Đánh giá khả năng gây độc tế bào in vitro của các triterpenoid đã phân lập (1-10) trên dòng tế bào ung thư gan người HepG2 cho thấy, các hợp chất 1, 3-7 và 10 có tác dụng ức chế tăng sinh trung bình trên dòng tế bào HepG2 với IC50 từ 18,12 đến 49,52 μM. Các lignan (11-26) được khảo sát tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh SH-SY5Y chống lại tổn thương do CoCl2, H2O2 và Aβ25-35 gây ra và cho thấy tác dụng bảo vệ thần kinh đáng kể ở các mức độ khác nhau. Ở nồng độ thấp 3,2 nM, các hợp chất 14, 17-19, 23 trên mô hình gây tổn thương tế bào do CoCl2, các hợp chất 11, 13-15, 17, 19-20, 22-24 trên mô hình gây tổn thương tế bào do H2O2 và các hợp chất 12-14, 19, 25-26 trên mô hình gây tổn thương tế bào SH-SY5Y do Aβ25-35 đều cho thấy có tác dụng bảo vệ thần kinh đạt ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng âm tương ứng.

Bùi Thế Vinh, Nguyễn Thị Hằng

  1.  

CÁC LIGNAN MỚI PHÂN LẬP TỪ RỄ CÂY NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA)

Jiang K và cs.

Fitoterapia. 2015; 103:63-70

Chín lignan mới (1-8, 13) và năm hợp chất đã biết (9-12, 14) được phân lập từ rễ của cây ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) và được khảo sát dọn gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picryl-hydrazyl (DPPH). Trong số các lignan này, các hợp chất 1, 7, 8 và 13 cho thấy có tác dụng chống oxy hóa đáng chú ý với các giá trị IC50 lần lượt là 92, 115, 35 và 48 μg/ml. Hoạt tính của hợp chất 8, có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất, trên sự huyết giải gây bởi gốc tự do ở tế bào hồng cầu người (RBCs) được đánh giá tương tự như vitamin C.

Lâm Bích Thảo, Nguyễn Thị Hằng

 

  1.  

PHÂN TÍCH NGŨ VỊ TỬ BẮC (SCHISANDRA CHINENSIS) VÀ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA)

Yan Lu và cs.

Journal of Chromatography A, 2009; 1216(11): 1980-1990.

Wuweizi (Fructus Schisandrae, quả ngũ vị tử) là một vị thuốc y học cổ truyền cao cấp đã được sử dụng hàng nghìn năm ở Trung Quốc. Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh rằng hầu hết các tác dụng sinh học và tác dụng dược lý của Wuweizi là do nhóm hoạt chất lignan tạo nên, đặc biệt là nhóm dibenzocyclooactadien lignan, như có thể làm giảm nồng độ glutamate-pyruvate transaminase trong huyết thanh (SGPT), ức chế sự tập kết tiểu cầu, có tác dụng kháng oxy hóa, đối kháng canxi, kích hoạt tác dụng kháng ung thư và kháng HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người). Quả chín sấy khô của cả 2 loài Schisandra chinensisSchisandra sphenanthera đều được gọi là Wuweizi (Ngũ vị tử), mặc dù thành phần hóa học và hàm lượng các hoạt chất hoàn toàn khác nhau. Từ năm 2000, chúng đã được chấp nhận là hai loại dược liệu khác nhau, tương ứng là ngũ vị tử Bắc và ngũ vị tử Nam trong Dược điển Trung Quốc. Để cung cấp các tham khảo hữu ích cho việc kiểm soát chất lượng dược liệu ngũ vị tử, nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, các phương pháp định tính và đánh giá chất lượng 2 dược liệu này đã được báo cáo trong các bài báo khoa học và được tóm tắt trong tài liệu này. Sự quan tâm đặc biệt là các phương pháp khác nhau được phát triển để định tính và định lượng các lignan có hoạt tính sinh học trong Ngũ vị tử. Theo quan điểm của chúng tôi, sắc ký lớp mỏng (TLC) là phương pháp đơn giản và thuận tiện nhất để định tính hai dược liệu này và phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò UV (HPLC-UV) là phương pháp thích hợp để định lượng các lignan có hoạt tính sinh học. Một số phương pháp mới được phát triển, như những kỹ thuật phân tích sắc ký kết hợp phổ (GC-MS, LC-MS, LC-FTIR, LC-NMR, CE-MS) đã được phát triển để xác định những lignan có hàm lượng thấp hoặc khó tách khi sử dụng phương pháp HPLC.

Nguyễn Đình Quân

  1.  

XÁC ĐỊNH CÁC LIGNAN VÀ CÁC HỢP CHẤT PHENOL TRONG NGŨ VỊ TỬ BẮC [SCHISANDRA CHINENSIS (TURCZ.) BAILL] BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC-ESI-TOF-MS VÀ HPLC- ONLINE TEAC: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỖI HỢP CHẤT ĐẾN TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA TỔNG VÀ SO SÁNH VỚI CÁC THỬ NGHIỆM CHỐNG OXY HÓA TRUYỀN THỐNG

Mocan và cs.

Journal of Functional Foods, 2016; 24: 579-594

Ngũ vị tử bắc (Schisandra chinensis) là một loại thực phẩm được sử dụng rộng rãi do có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều tác dụng sinh học có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu này nhằm xác định các hợp chất hóa học đặc trưng và khả năng chống oxy hóa của quả S. chinensis cũng như các bộ phận được đánh giá thấp như lá và thân. Nghiên cứu này đặc biệt xác định sự góp phần của từng hợp chất (các lignan và cả các hợp chất phenol) đến tác dụng chống oxy hóa tổng bằng phương pháp HPLC-online TEAC. Với phương pháp LC-DAD/ESI-Tof-MS, đã xác định được 28 lignan và 20 hợp chất phenol. Trong số 48 hợp chất đó, 12 hợp chất phenol lần đầu tiên được xác định trong chi Schisandra. Gomisin D là lignan duy nhất có khả năng bắt các gốc tự do ABTS +, cho thấy rằng bản chất cấu trúc hóa học quyết định hoạt tính chống oxy hóa hơn là hàm lượng. Nhìn chung, các đồng phân của acid chlorogenic và quercetin glycosid đóng góp hơn 80% khả năng chống oxy hóa tổng. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng thân và lá cũng có thể sử dụng để tách các hợp chất có hoạt tính và làm thực phẩm chức năng.

Nguyễn Đình Quân

  1.  

PHÂN BIỆT NHANH NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) VÀ NGŨ VỊ TỬ BẮC (SCHISANDRA CHINENSIS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP MALDI-MS

Lai và cs.

International Journal of Mass Spectrometry, 2018, 434: 258-263

Schisandrae sphenanthera (phân bố ở phía Nam được gọi là ngũ vị tử nam) và Schisandrae chinensis (phân bố ở phía Bắc được gọi là ngũ vị tử bắc) là những vị thuốc cổ truyền đều được gọi là ngũ vị tử. Chất lượng của S. chinensis được cho là cao hơn so với S. sphenanthera. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên kỹ thuật ion hóa theo cơ chế giải hấp phụ sử dụng nguồn laser với sự trợ giúp của chất nền ghép nối với detector khối phổ (MALDI-MS) được xây dựng để phân biệt nhanh S. sphenantheraS. chinensis. Phổ MALDI-MS thu được từ việc chiết xuất mẫu đơn giản cho thấy sự khác nhau điển hình giữa hai loài. S. sphenantheraS.chinensis có thể phân biệt rõ ràng dựa vào các hợp chất đặc thù (như: schisandrin có m/z là 432 đổi với loài S. chinensis và schisantherin A có m/z 575 đối với loài S. sphenanthera), tín hiệu píc đặc trưng (m/z 416 so với m/z 415 và m/z 138 so với m/z 136), và phân tích thành phần chính của phổ đồ. Phân tích trực tiếp bột mẫu hai loài S. chinensisS. sphenanthera bằng MALDI-MS cũng có thể phân biệt được hai loài này. Phương pháp này nhanh chóng, đơn giản, chắc chắn và có độ tin cậy cao để phân biệt hai loài S. sphenanthera và S. chinensis.

Nguyễn Đình Quân

  1.  

SPHENADILACTON A VÀ B,  HAI NORTRITERPENOID MỚI TỪ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA)

Wei-Lie Xiao và cs.

Organic Letters, 2006, vol. 8, 1475 - 1478

Hai hợp chất nortriterpenoid mới, sphenadilacton A (1) và B (2) đã được phân lập từ lá và thân của cây ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera). Việc làm sáng tỏ cấu trúc hóa học của hợp chất 12 được thực hiện bởi phân tích NMR mở rộng. Cấu trúc lập thể tương đối của hợp chất 1 được xác định bằng phương pháp phân tích đơn tinh thể bằng tia X. Cả hai hợp chất được thử nghiệm khả năng gây độc tế bào trên các dòng tế bào K562, A549, và HT-29, và hợp chất 1 được thử nghiệm thêm về hoạt tính chống HIV-1.

Nguyễn Quốc Tuấn

  1.  

SCHINALACTONE A, MỘT TRITERPENOID MỚI CÓ HOẠT TÍNH ĐỘC TẾ BÀO TỪ NGŨ VỊ TỬ NAM

(SCHISANDRA SPHENANTHERA)

Fei He và cs.

Organic Letter, 2010, vol 12: 1208 - 1211

Một triterpenoid mới có tác dụng gây độc tế bào, schinalacton A (1), cùng với hai hợp chất mới có liên quan về sinh học di truyền, schinalacton B (2) và C (3), đã được phân lập từ rễ và thân của cây ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera). Cấu trúc hóa học của các hợp chất được làm sáng tỏ dựa trên cơ sở phân tích quang phổ mở rộng. Các hợp chất 12 cho thấy có độc tính tế bào đáng kể đối với các dòng tế bào PANC-1 với giá trị IC50 tương ứng là 5,9 và 4,1 μM. Một con đường sinh tổng hợp đáng tin cậy của hợp chất 1 cũng được đưa ra.

Nguyễn Quốc Tuấn

 

  1.  

ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI 11 LIGNAN TIÊU BIỂU TRONG NGŨ VỊ TỬ BẮC (SCHISANDRA CHINENSIS) BẰNG HPLC

Hu và cs.

Pharmacognosy magazine, 2013. 9(34): 155

Giới thiệu: Ngũ vị tử bắc (Schisandra chinensis) là một vị dược liệu quý trong Y học cổ truyền Trung Quốc, và trong Dược điển Trung Quốc xuất bản lần thứ 9 quy định là quả đã sấy khô của cây S.chinensis. Các hợp chất lignan là những thành phần chính được phân lập từ các dịch chiết của S. chinenis và hàm lượng của các lignan thay đổi tùy theo địa điểm thu hái. Trong nghiên cứu này, một phương pháp định tính và định lượng dựa trên các lignan có hoạt tính sinh học đã được xây dựng để kiếm soát chất lượng S. chinensis từ các vùng khác nhau.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, sử dụng cột Elite ODS C18 (250 mm × 4.6 mm, 5 µm), nhiệt đột cột 30 oC và tốc độ dòng là 1,0 ml/ phút pha động là acetonitril (A) và nước (B) với gradient tuyến tính và bước sóng phát hiện là 217 nm.

Kết quả: Tất cả đường chuẩn đều cho thấy sự tuyến tính tốt (r ≥ 0.9995) trong giới hạn thử nghiệm. Phương pháp có độ lặp lại tốt cho việc định lượng 11 hợp chất chính của S. chinenis với độ lệch chuẩn tương đối (RSD) trong ngày nhỏ hơn 0,43% và RSD liên ngày nhỏ hơn 1,21%. Độ thu hồi của phương pháp nằm trong khoảng từ 99,51 % đến 101,31% với RSD nhỏ hơn 2,68%.

Kết luận: Phương pháp HPLC được thẩm định đã được áp dụng thành công để định lượng 11 hợp chất chính trong 22 mẫu S. chinensis thu hái tại các vùng khác nhau.

Nguyễn Thị Nụ

  1.  

ĐẶC TÍNH CỦA BỐN HỢP CHẤT FLAVONOID TỪ THÂN CÂY NGŨ VỊ TỬ BẮC (SCHISANDRA CHINENSIS)

Jun-Xia Liu và cs.

Chemistry of Natural Compounds, 2017, 53(1): 154-155

Ngũ vị tử bắc [Schisandra chinensis (Turcz.) Baill.] là một loại thuốc truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc đã được sử dụng từ lâu, đặc biệt là trong y học dân gian vùng đông bắc Trung Quốc. Vị thuốc này được ghi nhận chính thức trong Dược điển Trung Quốc dưới dạng thuốc bổ, thuốc an thần và làm se da. Trên thị trường thực phẩm sức khỏe, các sản phẩm có chứa S. chinensis thường được quảng cáo là có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh hoặc bảo vệ gan. Về mặt hóa học, các hợp chất lignan và triterpenoid đã được tìm thấy trong loài cây này, và rất nhiều trong số chúng có các hoạt tính sinh học. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây đã tập trung vào các lignan và triterpenoid của quả và hạt của S. chinensis nhưng chỉ một số ít nghiên cứu trên các thành phần khác từ thân cây S. chinensis. Trong bài báo này, bốn hợp chất flavonoid là quercetin-3-O-D-xylopyranosid, isorhamnetin-3-O-D-glucopyranosid, genistein-7-O-D- glucopyranosid và catechin-7-O-D-glucopyranosid, lần đầu tiên được phân lập từ thân cây S. chinensis.

Man Thanh Long

  1.  

ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI 15 LIGNAN TRONG QUẢ CỦA NGŨ VỊ TỬ BẮC [SCHISANDRA CHINENSIS (TURCZ.) BAILL.] BẰNG PHƯƠNG PHÁP LC-MS

Xinxiu Deng và cs.

Chromatographia, 2008, 67(7): 559-566

Lần đầu tiên, một phương pháp quang phổ khối sắc ký lỏng (LC-MS) đơn giản, nhanh chóng và đặc hiệu được triển khai và thẩm định để định lượng đồng thời 15 lignan từ quả của ngũ vị tử bắc [Schisandra chinensis (Turcz.) Baill.]. Các mẫu được chiết siêu âm bằng methanol. Việc phân tách sắc ký được thực hiện trên cột C18 với hỗn hợp methanol-acid acetic 0,1% tỉ lệ 72:28 (v/v) làm pha động với tốc độ dòng 0,8 ml/min; thời gian chạy là 40 phút. Các chất phân tích được theo dõi bằng cách theo dõi ion (SIM) đã chọn với phương pháp ion hóa phun điện tử (ESI). Mười lăm phương trình hồi quy cho thấy mối tương quan tuyến tính tốt (r 2 > 0,99) giữa diện tích pic và nồng độ. Độ chính xác trong từng đợt và giữa các đợt của phương pháp cho 15 lignan là < 9,5% và độ chính xác là 93,1-107,5%. Phương pháp LC-MS được thẩm định đã được áp dụng thành công để định lượng 15 hợp chất trong quả S. chinensis được mua từ các vùng khác nhau của Trung Quốc. Các kết quả chỉ ra rằng phương pháp này có thể được sử dụng để kiểm soát chất lượng của quả S. chinensis và cũng có thể hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo về lignan.

Man Thanh Long

  1.  

ĐÁNH GIÁ ĐA YẾU TỐ TRONG QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT LIGNAN TỔNG TỪ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA)

DENG Chong và cs.

Chinese Journal of Experimental Traditional Medical Formulae 9 (2011): 003

Mục tiêu: Tối ưu quy trình chiết xuất lignan tổng từ ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera). Phương pháp: Các điều kiện chiết xuất tốt nhất được xác định bằng quang phổ tử ngoại và HPLC dựa trên thử nghiệm về lignan tổng trong S. sphenanthera; và thiết kế các thí nghiệm trực giao để so sánh với lignan tổng trong ngũ vị tử bắc (Schisandra chinensis) và schizandrol A là chỉ số đánh giá, sử dụng phương pháp chiết hồi lưu với các yếu tố về thời gian chiết, nồng độ ethanol và lượng dung môi được tối ưu hóa. Kết quả: Quy trình chiết tối ưu bao gồm: tỉ lệ 1:16 ethanol 55%, 2 lần chiết (60 phút/lần). Kết luận: Quy trình chiết xuất S. sphenanthera được tối ưu bằng phương pháp đánh giá tổng hợp đa yếu tố có thể cung cấp các tài liệu cho nghiên cứu tinh chế lignan tổng từ S.sphenanthera

Đặng Tuấn Anh

  1.  

TỐI ƯU CHIẾT XUẤT CÁC HỢP CHẤT TỪ NGŨ VỊ TỬ 
NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) BẰNG MÔ HÌNH PHỨC HỢP TRUNG TÂM/PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶT

XIAO Li và cs.

Chinese Journal of Experimental Traditional Medical Formulae 10.16 (2010): 22-25.

Mục tiêu: Nghiên cứu quá trình chiết xuất tối ưu cho các hợp chất từ ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) bằng mô hình phức hợp trung tâm/ phương pháp đáp ứng bề mặt. Phương pháp: Các biến độc lập là nồng độ ethanol, thời gian chiết hồi lưu và tỉ lệ thể tích dung môi/dược liệu, các biến phụ thuộc là hiệu suất chiết của schisandrin A. Các mô hình toán học tuyến tính và phi tuyến tính được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Phương pháp đáp ứng bề mặt được dùng để tối ưu quá trình chiết xuất. Từ việc so sánh các giá trị đo được và các giá trị tính toán để đưa ra các kết luận. Kết quả: Hệ số hồi quy của mô hình phương trình bậc hai thu được cao (0.9565). Điều kiện chiết xuất tối ưu là nồng độ ethanol 62%, 5 giờ chiết hồi lưu, tỉ lệ dung môi/dược liệu là 11,2 và chiết 2 lần. Sự sai lệch giữa giá trị đo được và tính toán là 1,22%. Kết luận: Giá trị đo được và tính toán khá gần nhau, chứng tỏ mô hình tối ưu là hợp lý và có thể dự đoán được.

Đặng Tuấn Anh

  1.  

TỐI ƯU QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CỦA DẦU TRONG HẠT NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) BẰNG COSIÊU TỚI HẠN

CHENG Min và cs.

College of Biomedicine and Food Engineering, Shangluo University, Shangluo 726000, China

Mục tiêu: Tối ưu các điều kiện chiết xuất dầu trong hạt ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) bằng kỹ thuật chiết xuất CO2 siêu tới hạn và xác định các thành phần bằng GC-MS. Phương pháp: Hạt Ngũ vị tử được dùng để thử nghiệm, sử dụng phương pháp đáp ứng bề mặt để tối ưu quy trình chiết xuất bằng CO2 siêu tới hạn, và GC-MS được dùng để xác định thành phần dầu trong hạt ngũ vị tử. Kết quả: Một phương trình được thiết lập và được dùng để tối ưu các thông số quy trình chiết dầu trong hạt bằng CO­2 siêu tới hạn. Các thông số tối ưu cho quy trình chiết là: áp suất 33 MPa, nhiệt độ 53 oC, thời gian chiết 90 phút, tốc độ dòng CO2 là 21.40 ml/phút. Trong điều kiện này, hiệu suất chiết dầu trong hạt Ngũ vị tử là 7.97%, và được phân tích bằng GC-MS, xác định được 23 hợp chất. Trong số những hợp chất này, (1α,4a. β,8a. α)-1,2,3,4,4a,5,6,8a-octahydro-7-methyl-4-methylen-1-(1 methylethenyl)-naphthalen; (-)-1,7-dimethyl-7-(4- methyl-3- pentenyl)tricyclo[2.2.1.0(2,6)]heptan và (R)-2,4a,5,6,7,8-octahydro-3,5,5,9-tetramethyl-1H-(σ-phenyl) cyclohepten có hàm lượng lớn hơn 10% (tương ứng là 27.78%, 14.77%, 13.12%). Kết luận: Quy trình này có hiệu suất chiết cao, vận hành nhanh và đơn giản, có thể sử dụng để chiết dầu trong hạt ngũ vị tử.

Đỗ Tiến Tùng

  1.  

THÀNH PHẦN VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC DỊCH CHIẾT KHÁC NHAU TỪ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) VÀ NGŨ VỊ TỬ 
BẮC (SCHISANDRA CHINENSIS

Constance Huyke và cs

Planta medica 73.10 (2007): 1116-1126

Thực vật thuộc họ Schisandraceae chứa nhiều loại lignan mang hoạt tính như schizandrin, deoxyschizandrin, deangeloylgomisin B, gomisin A, gomisin O, γ-schizandrin và isogomisin O. Chúng tôi so sánh thành phần của các dịch chiết phân cực và không phân cực của ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) và ngũ vị tử bắc (Schisandra chinensis). Chúng tôi cũng sàng lọc các dịch chiết cho hoạt tính chống tăng sinh và chống viêm trong các thử nghiệm khác nhau có và không có tế bào. Các dịch chiết với dung môi không phân cực CO2, hexane và CO2/5% ethanol có thành phần như nhau. Ngược lại, dịch chiết phân cực với ethanol cho hiệu suất cao hơn đáng kể nhưng hàm lượng các chất bay hơi và lignan thấp hơn khi so với dịch chiết không phân cực. Sự tăng sinh của các dòng tế bào biểu bì HaCaT và A431 bị ức chế theo liều bởi cả hai dịch chiết ngũ vị tử nam và ngũ vị tử bắc, dịch chiết không phân cực có tác dụng vượt trội so với dịch chiết phân cực. Dịch chiết không phân cực của ngũ vị tử nam có hoạt tính mạnh nhất với nửa nồng độ ức chế tối đa là 20 µg/mL. Trong thử nghiệm ức chế enzym không tế bào với cyclooxygenase-2 (COX-2) tái tổ hợp, dịch chiết không phân cực của ngũ vị tử nam ức chế theo liều sự sản sinh prostagladin (PG) được xúc tác bởi COX-2 (IC50= 0.2 µg/mL). Nó cũng giảm sự sản sinh PGE2 tạo ra bởi tia cực tím-B (IC50= 4 µg/mL) và biểu hiện của COX-2 trong tế bào HaCaT. Chúng tôi kết luận rằng dịch chiết không phân cực của ngũ vị tử nam bằng chiết CO2 có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các bệnh viêm và tăng sinh ở da.

                                                                                       Đỗ Tiến Tùng

  1.  

SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG LIGNAN TRONG NGŨ VỊ TỬ BẮC (SCHISANDRA CHINENSIS) VÀ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA)

Min Zhu và cs

Chromatographia 66.1-2 (2007): 125-128

Một kỹ thuật chiết xuất nhanh chóng và dễ dàng theo sau đó là phân tích bằng HPLC được phát triển để xác định các lignan trong ngũ vị tử bắc (Schisandra chinensis (Turcz.) Baill.) và ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera Rehd. et Wils.). Với các điều kiện được tối ưu hóa, các lignan schisandrin, schisantherin, deoxyschisandrin và c-schisandrin được chiết xuất từ mười mẫu thu hoạch ở các vùng khác nhau của Trung Quốc và được định lượng bằng HPLC. Hàm lượng lignan trong mười mẫu là khác nhau. Ngũ vị tử nam giàu deoxyschisandrin nhưng lại ít schisandrin hơn và không có c-schisandrin. Ngũ vị tử bắc thường giàu c-schisandrin, hàm lượng tối đa đạt 4.263 mg.g-1, mặc dù có một mẫu không có. Phương pháp này đơn giản, nhanh chóng, độ nhạy cao và có độ lặp lại, và phù hợp để xác định và phân biệt các mẫu từ các vùng khác nhau của Trung Quốc.

Hoàng Thành Dương

  1.  

XÁC ĐỊNH CÁC LIGNAN TRONG NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) VÀ NGŨ VỊ TỬ BẮC (SCHISANDRA CHINENSIS) SỬ DỤNG CHIẾT XUẤT CHẤT LỎNG ION CÓ HỖ 
TRỢ SIÊU ÂM VÀ SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

GUAN Lianyue1 và cs.

Chemical Research in Chinese Universities 34.6 (2018): 887-892

Một kỹ thuật tiền xử lý mẫu nhanh, chính xác và thân thiện môi trường, chiết chất lỏng ion có hỗ trợ siêu âm kết hợp tách bằng HPLC để xác định các thành phần có hoạt tính trong ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) và ngũ vị tử bắc (Schisandra chinensis) bao gồm schisantherin A, schisandrin A và deoxyschizandrin. Bốn loại chất lỏng ion khác nhau được nghiên cứu và cuối cùng chọn [C6MIM] [BF4] được sử dụng làm dung môi chiết. Ngũ vị tử nam và ngũ vị tử bắc ở dạng bột được trộn với [C6MIM] [BF4] để tạo huyền phù. Dạng huyền phù này được chiết siêu âm trong bể nước tại nhiệt độ phòng. Một vài thông số của quy trình được tối ưu, bao gồm loại chất lỏng ion được sử dụng và thể tích dùng, lượng mẫu, kích thước hạt mẫu, thời gian chiết,..... Đường cong hiệu chuẩn HPLC được thiết lập cho tất cả chất được phân tích và được chứng minh là tuyến tính (r>0.9999). Giới hạn phát hiện thấp nhất cho schisandrin A là 0,12 μg/mL, schisantherin là 0,08 μg/mL và cho deoxyschizandrin là 0,10 μg/mL. Độ thu hồi của các hợp chất ban đầu là từ 74,19% đến 109,33%. Độ lệch chuẩn không quá 6,31 %. Ngược với các phương pháp chiết xuất thông thường, chiết xuất sử dụng chất lỏng ion có hỗ trợ siêu âm không dùng dung môi hữu cơ dễ bay hơi, và thời gian phân tích, lượng mẫu yêu cầu và thể tích dung môi đều ít hơn so với các kỹ thuật thông thường.

Hoàng Thành Dương

  1.  

NORTRITERPENOID VÀ LIGNAN TỪ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA

Wei-Lie Xiao và cs.

Phytochemistry 69,16 (2008): 2862-2866

Nortriterpenoid, sphenadilactone C (1) và sphenasin A (2), cùng với bốn lignan đã biết (3-6), được phân lập từ lá và cành của ngũ vị tử nam. Cấu trúc của chúng được làm rõ bằng phân tích dữ liệu phổ NMR 1 chiều, 2 chiều và hợp chất 2 được xác nhận thêm bằng nhiễu xạ tia X đơn tinh thể. Hợp chất 1 có tính chất một phân tử enol bán phần và một nhóm acetamid trong cấu trúc. Thêm vào đó, các hợp chất 1, 3-6 thể hiện hoạt tính chống HIV -1 yếu với giá trị EC50  trong khoảng từ 15,5 – 29,5 µg/mL.

Nguyễn Đức Nhân, Đỗ Quang Thái

  1.  

NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA QUẢ NGŨ VỊ TỬ BẮC (SCHISANDRA CHINENSIS) VÀ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA)

Zhaoshuai Wang và cs.

Journal of Medicinal Plants Research 5.7 (2011): 1207-1216

Thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết và phân đoạn từ quả của ngũ vị tử bắc (Schisandra chinensis) và ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) được so sánh. Sự khác nhau rõ ràng nhất thể hiện ở hiệu suất chiết và thành phần của tinh dầu, nguyên tố kim loại, polysaccharid, dịch chiết ethanol và các phân đoạn của hai loài. Hàm lượng phenolic tổng và khả năng chống oxy hóa khác nhau giữa các mẫu. Mối tương quan tốt giữa khả năng chống oxy hóa và hàm lượng phenol và flavonol được tìm thấy, với R2 = 0,874 và R2 = 0,7036 tương ứng. Các dịch chiết và phân đoạn khác nhau có hoạt tính chống oxy hóa khác nhau, trong đó thể hiện hoạt tính mạnh trong các phân đoạn ethyl acetat. Các phân đoạn này có thể trở thành nguồn nguyên liệu chống oxy hóa từ tự nhiên có giá trị và có thể được ứng dụng cho cả công nghiệp thực phẩm và thuốc bảo vệ sức khỏe.

Đỗ Quang Thái

  1.  

PHÂN TÍCH HÓA HỌC CỦA 12 LIGNAN TRONG QUẢ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) BẰNG HPLC-PAD-MS

Haitao Liu và cs

Phytomedicine 19,13 (2012): 1234-1241

.Quả của ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera), hay còn gọi là “Nanwuweizi”, đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc truyền thống của Trung Quốc trong vài nghìn năm. Tuy nhiên, các phương pháp xác định hiện tại không đủ để đánh giá chất lượng của S. sphenanthera. Một phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) có tính chính xác, độ nhạy cao, đáng tin cậy kết hợp với đầu dò diod quang và khối phổ (HPLC-PAD-MS) được phát triển cho phân tích định lượng 12 lignan (schisandrol A, schisandrol B, gomisin G, schisantherin A, schisantherin A, schisantherin , (+) - anwulignan, deoxyschisandrin, schisandrin B, schisandrin C, 6-O-benzoyleimisin O và interiotherin A) trong quả của S. sphenanthera. Các điều kiện sắc ký và quy trình chiết xuất được tối ưu hóa trong quá trình nghiên cứu. Nhận dạng các peak sắc ký đồ trong các dữ liệu HPLC của mẫu được xác định bằng cách so sánh thời gian lưu, phổ tử ngoại (UV) và dữ liệu MS với các hợp chất tham chiếu. Sử dụng các phương pháp tham chiếu để xác định 12 lignan trong các mẫu được thu thập từ các địa phương khác nhau ở Trung Quốc. Phân tích phân cụm thứ bậc (HCA) và phân tích thành phần chính (PCA) đã được áp dụng thành công vào dữ liệu HPLC của 12 lignan trong 16 lô quả S. sphenanthera để phân biệt các mẫu ở các nguồn khác nhau. Kết quả của phân tích PCA cho thấy schisantherin A, (+) - anwulignan và deoxyshisandrin là thành phần chính trong quả của S. sphenanthera và có thể được chọn làm chất đánh dấu hóa học để đánh giá chất lượng của quả S. sphenanthera. Các kết quả cho thấy phương pháp này thích hợp để đánh giá chất lượng của quả S. sphenanthera.

Mai Văn Kiên, Trần Mỹ Tiên, Nguyễn Yến Nhi

  1.  

CÁC LIGNAN TỪ QUẢ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) VÀ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VỚI HSV-2 VÀ ADENOVIRUS

Qiu-Yan Song và cs.

Phytochemistry Letters 6.2 (2013): 174-178.

Phân lập có hệ thống từ dịch chiết EtOAc của quả ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) được thực hiện để tìm kiếm các chất ức chế HSV-2 và adenovirus, đã thu được 16 lignan, với hợp chất 1 là một loại lignan mới và hiếm trong chi Schisandra. Cấu trúc của chúng được làm sáng tỏ bằng quang phổ và so sánh với các dữ liệu tham khảo. Trong số các lignan được kiểm tra hoạt tính kháng virus, hợp chất 14 thể hiện hoạt tính mạnh nhất với HSV-2 với giá trị độ chọn lọc lên tới 29,83. Hơn nữa, hợp chất 1 mới, và các hợp chất đã biết (4, 6, 7, 10 và 14) cũng thể hiện khả năng ức chế trung bình với HSV-2 và adenovirus. Theo như chúng tôi được biết, đây là báo cáo đầu tiên về các lignan này trong chi Schisandra có thể hiện hoạt tính kháng HSV-2 và adenovirus. Trong đó, mối quan hệ cấu trúc-hoạt tính của một vài lignan với khả năng ức chế HSV-2 và adenovirus cũng được thảo luận trong nghiên cứu này.

Mai Văn Kiên

  1.  

SÁU LIGNAN MỚI TỪ LÁ VÀ CÀNH NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) 

Cheng-Qin Liang và cs.

Fitoterapia 86 (2013): 171-177

Sáu lignan mới, schisphenlignan F-K (1-6), cùng với mười lignan đã biết, được phân lập từ lá và cành của ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera). Cấu trúc của chúng được làm sáng tỏ bằng các phương pháp quang phổ cơ bản, bao gồm phổ NMR mở rộng, MS và CD. Thêm đó, một vài hợp chất được kiểm tra hoạt tính trên độ nhạy với insulin trong các tế bào mô mỡ được biệt hóa 3T3-L1 và hoạt tính chống HIV-1.

Đỗ Thị Thùy Linh Nguyễn Đức Nhân, Lâm Bích Thảo

  1.  

MỘT PHƯƠNG PHÁP HPLC ĐƠN GIẢN VÀ ĐỘ NHẠY CAO ĐỂ 
XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI 8 HOẠT CHẤT VÀ PHÂN TÍCH VÂN TAY CỦA
 NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) 

Hua Wei và cs.

Analytica chimica acta 662.1 (2010): 97-104

Một phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đơn giản và độ nhạy cao kết hợp với đầu dò diod quang (HPLC-DAD) được triển khai để xác định đồng thời tám thành phần hoạt chất (schisandrin, schisandrol B, schisantherin A, schisanhenol, anwulignan, deoxyshisandrin, schisandrin B và schisandrin C) trong quả ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) chín và các chế phẩm thảo dược cổ truyền Trung Quốc Wuzhicapsule bằng cách tối ưu quá trình chiết xuất, tách và các điều kiện phân tích HPLC-DAD. Vân tay hóa học của S. sphenanthera được xây dựng bằng các nguyên liệu thô từ 15 vùng khác nhau của Trung Quốc. Các phân đoạn sắc ký đồ thu được trên cột pha đảo Agilent Eclipse XDB-C18 (250 mm x 4.6 mm, 5 µm) sử dụng chương trình rửa giải gradient với hệ nước - acid formic (100:0.1, thể tích/thể tích) và acetonitrile, với tốc độ dòng là 1.0 ml/phút, và nhiệt độ hệ thống ở 35 oC và bước sóng là 230 nm. Các thành phần được xác nhận bởi LC-MS ion hóa tia điện. Phương pháp mới được thẩm định và được áp dụng để xác định đồng thời thành phần trong 13 lô viên nang Wuzhi. Kết quả cho thấy phương pháp xác định đa thành phần kết hợp với phân tích sắc ký đồ vân tay phù hợp để phân tích định lượng và kiểm soát chất lượng của ngũ vị tử nam.

Đỗ Thị Thùy Linh

  1.  

VIÊN NANG WUZHI (CAO CHIẾT NGŨ VỊ TỬ NAM) LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG GAN NHIỄM MỠ VÀ VIÊM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỆNH GAN NHIỄM M KHÔNG DO RƯỢU

Chen Z. Và cs.

Biomed Pharmacother, 2018 Dec 3;110:285-293.

Mục đích: Viên nang Wuzhi (WZ) chứa cao chiết cồn từ ngũ vị tử nam Schisandra sphenanthera. Hiệu quả điều trị của WZ trên bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) chưa được chứng minh. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng của WZ trên NAFLD

Nguyên vật liệu và phương pháp: Gây mô hình NAFLD trên chuột nhắt đực chủng C57BL/6 được tiến hành bằng chế độ ăn thiếu methionine-cholin (MCD). Chuột được cho ăn chế độ ăn cơ bản được sử dụng làm đối chứng. Cả hai nhóm được điều trị ngẫu nhiên bằng WZ hoặc dung môi pha WZ bằng đường uống trong 5 tuần. Thay đổi trọng lượng cơ thể, tỷ lệ gan/ trọng lượng cơ thể, các thông số trao đổi chất và thay đổi mô học được đánh giá. Nồng độ IL-1β, IL-6, IL-10 và TNF-α trong huyết thanh được phân tích bằng ELISA; Biểu hiện mRNA của các gen này ở gan được nghiên cứu bằng phương pháp real-time PCR. Kỹ thuật Western blotting được sử dụng để phân tích nồng độ các protein bao gồm PPAR-α, PPAR-, MCAD, LCAD và p65 trong gan.

Kết quả: Sau 5 tuần ăn chế độ MCD, tỷ lệ trọng lượng gan/ cơ thể của chuột được điều trị WZ cao hơn so với chuột đối chứng. Giải phẫu mô học gan cho thấy ít nhiễm mỡ, viêm và hoại tử, kết quả này được xác nhận bằng việc giảm triglycerid trong tế bào gan và giảm hoạt độ enzym ALT huyết thanh ở chuột được điều trị bằng WZ. WZ cũng làm giảm biểu hiện mRNA của IL-1β, IL-6, TNF-α trong gan; và làm giảm nồng độ IL-1β, IL-6 trong huyết thanh. Mức độ nhạy cảm với viêm gan nhiễm mỡ do sử dụng WZ tương quan đáng kể với sự thay đổi biểu hiện của PPAR-α/γ, cũng như con đường tín hiệu NF-κB.

Kết luận: WZ đóng vai trò bảo vệ chống lại viêm gan nhiễm mỡ do MCD. Cơ chế tác dụng có khả thể liên quan đến việc tăng cường điều chỉnh lại PPAR-α/γ và giảm điều hòa con đường tín hiệu NF-κB. Dựa trên tác dụng có lợi trên gan chứng tỏ WZ là một liệu pháp triển vọng đối với bệnh nhân NAFLD.

Phạm Thị Nguyệt Hằng, Nguyễn Nhật Minh

  1.  

DỰ ĐOÁN CÁC TƯƠNG TÁC THANH THẢI THUỐC - THẢO DƯỢC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LÂM SÀNG SỬ DỤNG TẾ BÀO GAN NGƯỜI NUÔI CẤY KIỂU SANDWICH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC LOÀI NGŨ VỊ TỬ

Jackson JP và cs.

Drug Metab Dispos, 2017 Sep;45(9):1019-1026

Họ Schisandraceae được báo cáo có phổ tác dụng dược lý rộng, trong đó bao gồm tác dụng chống viêm. Giống như với tất cả các chế phẩm thảo dược, cao chiết từ các loài Schisandra có chứa hỗn hợp > 50 lignan, đặc biệt là các schizandrin, deoxyschizandrin và gomisin. Ở Trung Quốc, cao chiết ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera - SSE) thường được dùng kết hợp với các thuốc điều trị ức chế miễn dịch trên người nhận ghép tạng. Trong trường hợp điều trị đồng thời, khả năng tương tác thuốc-thảo dược (HDI) tăng lên. Các nghiên cứu lâm sàng đã được sử dụng để đánh giá tiềm năng HDI của SSE. Kết quả đã chứng minh rằng điều trị SSE dài ngày đã giảm 52% độ thanh thải midazolam (MDZ) trên người tình nguyện khỏe mạnh. Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng được xác định và được coi là "tiêu chuẩn vàng", nhưng những nghiên cứu này không thực tế đối với các đánh giá HDI thông thường.

Thay vào đó, các chiến lược nghiên cứu in vitro có thể được sử dụng để giảm nhu cầu nghiên cứu lâm sàng. Các tế bào gan người được nuôi cấy kiểu kẹp sandwich với chất vận chuyển được xác nhận (SCHHs) sẽ cung cấp một hệ thống tế bào gan tích hợp đầy đủ, duy trì các con đường thanh thải thuốc (chuyển hóa và vận chuyển) và các con đường điều hòa quan trọng cấu thành thụ thể hoạt động/ thụ thể androstane và thụ thể X pregnane (CAR/ PXR) cần thiết để lượng giá tiềm năng HDI. Các nghiên cứu cơ chế được thực hiện trong SCHHs đã chứng minh SSE và chế độ ăn phổ biến hơn có bổ sung cao chiết ngũ vị tử bắc (SCE) đã ức chế chuyển hóa qua trung gian CYP3A4/5 và làm giảm biểu hiện mRNA CYP3A4 phụ thuộc liều. SSE và SCE gây giảm độ thanh thải MDZ lần lượt xuống 0,577- và 0,599 lần so với đối chứng dung môi, trong SCHHs được tiếp xúc dài ngày với SSE và SCE. Những kết quả in vitro này phù hợp với kết quả lâm sàng của SSE và dự đoán tác dụng HDI in vivo tương tự đối với SCE. Những phát hiện này hỗ trợ việc sử dụng hệ thống SCHH để duy trì chức năng vận chuyển, chuyển hóa và chức năng điều tiết cho các đánh giá HDI thông thường để dự đoán các tương tác thanh thải thuốc trên lâm sàng.

Phạm Thị Nguyệt Hằng

  1.  

TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA ANWULIGNAN CHỐNG LẠI TỔN THƯƠNG GAN GÂY BỞI D-GALACTOSE THÔNG QUA CON ĐƯỜNG HOẠT HÓA P38 MAPK-Nrf2-HO-1 TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

Gao J và cs.

Clin Interv Aging, 2018 Oct 2;13:1859-1869

Đặt vấn đề: Lão hóa gan là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh gan mạn tính. Stress oxy hóa được coi là cơ chế bệnh học liên quan giữa sự khởi phát và tiến triển lão hóa gan. Đã có báo cáo về sự tương đồng giữa mô hình gây tổn thương gan thực nghiệm gây bởi d-galactose (d-gal) với đặc điểm hình thái và chức năng của lão hóa gan. Ngũ vị tử nam, Schisandra sphenanthera Rehd. et Wils (S. sphenanthera,  họ Schisandraceae), là thuốc y học cổ truyền nổi tiếng, được sử dụng hàng nghìn năm ở Trung Quốc để điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả suy giảm chức năng gan. Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem liệu Anwulignan, một trong những hợp chất đơn phân thuộc nhóm các lignan được phân lập từ S. sphenanthera, trong việc cải thiện tổn thương gan do d-gal gây ra ở chuột và khảo sát các cơ chế liên quan.

Phương pháp: Chuột ICR bị gây tổn thương gan bằng tiêm dưới da d-gal liều 220 mg/kg mỗi ngày một lần, liên tục trong 42 ngày. Đánh giá tác dụng của việc uống Anwulignan trên các chỉ số gan; hàm lượng AST và ALT trong huyết thanh; những thay đổi mô học; hàm lượng SOD, GSH-Px, MDA và 8-OHdG trong gan và máu ngoại vi; biểu hiện của protein kinase hoạt hóa mitogen p38 (MAPK), Nrf2 và HO-1 ở gan; khả năng sống của tế bào HepG2, và sự giảm hàm lượng caspase-3 trong gan.
Kết quả: Anwulignan làm tăng các chỉ số gan, giảm hàm lượng aspartat aminotransferase (AST) và alanin aminotransferase (ALT) trong máu ngoại vi, tăng hoạt tính superoxid dismutase (SOD), glutathion peroxidase (GSH-Px) và làm giảm hàm lượng malonaldehyd (MDA) và 8-hydroxy-2-deoxyguanosin (8-OHdG) trong gan và máu ngoại vi. Ngoài ra, Anwulignan còn làm tăng biểu hiện của protein kinase hoạt hóa mitogen p38 (MAPK), Nrf2 và HO-1 trong gan, tăng khả năng sống của tế bào HepG2 và giảm hàm lượng caspase-3 trong gan.
Kết luận: Anwulignan có tác dụng bảo vệ chống lại sự tổn thương gan gây bởi d-gal, có thể liên quan đến khả năng chống oxy hóa thông qua con đường hoạt hóa p38 MAPK-Nrf2-HO-1, làm tăng khả năng sống sót của tế bào bị tổn thương và giảm hàm lượng caspase-3 trong gan.

Nguyễn Thị Phượng, Mai Thành Chung, Từ Khởi Thành,

  1.  

HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA IN VITRO VÀ TÁC DỤNG CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA MỘT POLYSACCHARID TỪ NGŨ VỊ TỬ NAM  (SCHISANDRA SPHENANTHERA) TRÊN CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Niu và cs

Int J Biol Macromol. 2017 Tháng 1; 94 (Pt A): 154-160

Một polysaccharid tan trong nước (SSPW1), với trọng lượng phân tử trung bình là 191,18KD, được phân lập và tinh chế từ cao nước của ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) bằng sắc ký cột DEAE-52 và Sephadex G-100. SSPW1 chứa 48,92% đường trung tính, 5,56% protein và 42,83% acid uronic, và bao gồm rhamnose, arabinose, mannose, galactose, glucose với tỷ lệ phân tử là 13,52, 5,69, 3,92, 41,28 và 35,59. Thử nghiệm in vitro cho thấy SSPW1 có tác dụng đánh bắt gốc tự do superoxid anion, gốc hydroxyl và gốc tự do DPPH. Thử nghiệm in vivo cho thấy SSPW1 làm tăng trọng lượng cơ thể, cải thiện sự dung nạp glucose, giảm FBG và làm tăng hàm lượng FINS và giá trị ISI ở chuột bị đái tháo đường. Ngoài ra, SSPW1 có thể làm giảm hàm lượng MDA và tăng hoạt tính GSH-PX, CAT và SOD. Những kết quả này cho thấy SSPW1 có cả tác dụng chống oxy hóa in vitroin vivo, có thể liên quan gần đến tác dụng chống đái tháo đường.

Nguyễn Thị Phượng, Hà Quang Thanh, Nguyễn Yến Nhi,

  1.  

SCHISANTHERIN A BẢO VỆ CÁC TẾ BÀO BIỂU MÔ ỐNG THẬN KHỎI TỔN THƯƠNG THIẾU OXY/PHỤC HỒI OXY THÔNG QUA VIỆC KÍCH HOẠT CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU PI3K/AKT

Gong và cs.

J Biochem Mol Toxicol. 2018 May 22:e22160

Schisantherin A (SchA) là một dibenzocyclooctadien lignan được phân lập từ quả ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera), đã được báo cáo là có hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về tác dụng bảo vệ của S. sphenanthera trong tổn thương thiếu máu /tái tưới máu (I/R) ở các tế bào biểu mô ống thận ở người do bị thiếu oxy/phục hồi oxy (H/R). Do đó, nghiên cứu in vitro tác dụng của SchA đối với tổn thương I/R ở thận được tiến hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiển xử lý với SchA cải thiện đáng kể khả năng sống của tế bào HK-2 khi bị H/R. Tiền xử lý với SchA  ức chế rõ rệt hàm lượng các gốc oxy hoạt động và malondialdehyd, cũng như ức chế việc sản sinh yếu tố hoại tử khối u (TNF-α), interleukin-1β và interleukin-6 trong các tế bào HK-2 được kích thích bởi H/R. Ngoài ra, SchA còn ức chế quá trình apoptosis tế bào HK-2 gây bởi H/R. Tác dụng bảo vệ của SchA thông qua con đường tín hiệu PI3K/Akt trong các tế bào HK-2. Những phát hiện này cho thấy SchA có tác dụng bảo vệ các tế bào biểu mô ống thận tránh khỏi sự tổn thương H/R nhờ vào sự hoạt hóa con đường tín hiệu PI3K/Akt.

Phí Thị Xuyến, Mai Thành Chung, Từ Khởi Thành

  1.  

SCHISANDROL B CHỐNG LẠI TỔN THƯƠNG GAN Ứ MẬT THÔNG QUA CÁC PREGNAN X RECEPTOR

Zeng và cs.

Br J Pharmacol. 2017 Tháng 4;174(8):672-688

Cơ sở và mục đích nghiên cứu: Hiện nay, acid ursodeoxycholic và acid obeticholic là hai loại thuốc duy nhất được FDA chấp nhận trong điều trị các bệnh gan ứ mật. Vì vậy, các phương pháp trị liệu mới cần được phát triển. Ở đây chúng tôi đã đánh giá tác dụng chống ứ mật của Schisandrol B (SolB), một hợp chất có hoạt tính sinh học được phân lập từ ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera).

Cách tiếp cận thực nghiệm: Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của SolB trên bệnh cảnh ứ mật trong gan gây ra bởi acid lithocholic (LCA) ở chuột nhắt trắng. Phân tích chuyển hóa và phân tích gen đã được sử dụng để đánh giá vai trò của pregnan X receptor (PXR). Mô hình hóa phân tử, phân tích gen chỉ thị dựa trên tế bào và chuột knockout được sử dụng để chứng minh vai trò quan trọng của con đường PXR trong các tác dụng chống ứ mật của SolB.

Kết quả chính: SolB có tác dụng chống lại ứ mật trong gan gây bởi LCA. Ngoài ra, điều trị bằng SolB làm giảm tỷ lệ tử vong ở chuột bị gây ứ mật. Phân tích chuyển hóa và phân tích gen cho thấy SolB làm tăng sự chuyển hóa của acid mật, thúc đẩy dòng chảy acid mật vào ruột và gây ra biểu hiện trên gan của các gen mục tiêu PXR Cyp3a11, Ugt1a1 và Oatp2, có liên quan đến cân bằng nội môi acid mật. Các nghiên cứu cơ chế cho thấy SolB hoạt hóa PXR người và điều hòa tăng gen đích PXR trong các dòng tế bào người. Ngoài ra, SolB không bảo vệ chuột knockout (chuột loại bỏ gen PXR) khỏi tổn thương gan do ứ mật trong gan, do đó cung cấp bằng chứng di truyền rằng tác dụng của SolB phụ thuộc vào PXR.

Kết luận và đề nghị: Những phát hiện này cung cấp bằng chứng trực tiếp cho tác dụng bảo vệ gan của SolB trong chống lại ứ mật bằng cách hoạt hóa PXR. Do đó, SolB có thể cung cấp một cách tiếp cận mới và hiệu quả để phòng ngừa và điều trị các bệnh gan ứ mật.

 Phí Thị Xuyến, Nguyễn Hoàng Minh, Chương Ngọc Hiếu

  1.  

SCHISANDROL B THÚC ĐẨY TÁI TẠO GAN SAU PHẪU THUẬT CẮT BỎ MỘT PHẦN GAN Ở CHUỘT

Li và cs.

Eur J Pharmacol, 2018 Jan 5;818:96-102

Tái tạo gan là một quá trình phục hồi quan trọng sau khi gan bị tổn thương, là một chiến lược lâm sàng đầy hứa hẹn sau phẫu thuật cắt bỏ một phần gan (PHx). Schisandrol B (SolB) là một trong những thành phần có hoạt tính sinh học từ ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera), cho thấy có tác dụng bảo vệ gan đáng kể trong tổn thương gan do thuốc ở chuột nhắt trắng. Tuy nhiên, tác dụng của SolB trên sự tái tạo gan sau PHx vẫn chưa được chứng minh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng điều trị bằng SolB thúc đẩy sự phục hồi khối gan và tăng số lượng tế bào gan được tái tạo sau PHx. Việc điều trị bằng SolB giúp cải thiện đáng kể hàm lượng các yếu tố tăng trưởng (HGF và EGF) và các cytokin (IL-6), từ đó kích hoạt các con đường tín hiệu STAT3/Akt/MAPK và tạo ra biểu hiện một số protein của lõi chu trình tế bào. Nhìn chung, đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh vai trò của SolB trong thúc đẩy việc tái tạo gan sau khi tiến hành PHx, cung cấp lập luận phù hợp về mặt lâm sàng cho việc sử dụng SolB trong việc thúc đẩy phục hồi gan sau PHx hoặc ghép gan.

Trịnh Việt Bắc,  Đào Trần Mộng, Châu Lam Linh, Nguyễn T. Thu Hương

  1.  

CAO CHIẾT NGŨ VỊ TỬ NAM (VIÊN NÉN WUZHI) BẢO VỆ CHỐNG LẠI TỔN THƯƠNG GAN MẠN TÍNH VÀ CẤP TÍNH DO RƯỢU BẰNG CÁCH ĐIỀU HÒA CON ĐƯỜNG NRF2-ARE Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG

Zeng và cs.

Acta Pharm Sin B. 2017 Tháng 9;7(5):583-592

Lạm dụng rượu dẫn đến bệnh gan do rượu và hiện không có cách điều trị hiệu quả. Viên nén Wuzhi (WZ), một chế phẩm từ dịch chiết từ ngũ vị tử nam Schisandra sphenanthera, là một loại thảo dược bảo vệ gan truyền thống, đã phát huy tác dụng bảo vệ đáng kể trong chống lại tổn thương gan do acetaminophen gây ra trong các nghiên cứu gần đây của nhóm, nhưng liệu WZ có thể làm giảm độc tính do rượu gây ra hay không vẫn còn là vấn đề chưa sáng tỏ. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác dụng của WZ đối với tổn thương gan do rượu gây ra bằng cách sử dụng các mô hình cho chuột uống rượu mạn tính và cấp tính. Đánh giá hoạt độ của ALT và AST trong huyết thanh, hàm lượng GSH và hoạt tính của SOD ở gan. Sự biểu hiện của CYP2E1 và protein trong con đường tín hiệu NRF2-ARE bao gồm NRF2, GCLC, GCLM, HO-1 và tác dụng của WZ đối với hoạt động phiên mã NRF2 đã được xác định. Nghiên cứu cho thấy cả hai mô hình đều dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ qua sự tăng hoạt tính của transaminase, và WZ làm giảm đáng kể tổn thương gan này. Việc sử dụng WZ đường uống cũng ức chế biểu hiện CYP2E1 do rượu gây ra và làm tăng hàm lượng GSH và hoạt tính của SOD trong gan. Hơn nữa, WZ đã hoạt hóa con đường tín hiệu NRF2-ARE và điều hòa tăng các gen đích.  Ngoài ra, WZ còn hoạt hóa đáng kể hoạt động phiên mã NRF2. Nói chung, nghiên cứu này đã chứng minh rằng WZ có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương gan do rượu bằng cách giảm stress oxy hóa và cải thiện hệ thống chống oxy hóa nội sinh, có thể bằng cách hoạt hóa con đường NRF2-ARE.

Trịnh Việt Bắc,  Nguyễn Hoàng Minh, Chương Ngọc Hiếu

  1.  

ĐẶC ĐIỂM VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CÁC LIGNAN ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ NGŨ VỊ TỬ BẮC (SCHISANDRA CHINENSIS) VÀ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) Ở CÁC ĐỊA ĐIỂM KHÁC NHAU

Wang và cs.

Chem Biodivers. 2018 Jun;15(6):e1800030

Hai mươi mẫu ngũ vị tử  đã được thu từ các khu vực khác nhau. Hàm lượng của 7 lignan trong các mẫu được xác định và phân tích bằng phương pháp HPLC kết hợp với phân tích cụm bậc (HCA) và phân tích thành phần chính (PCA). Khả năng chống oxy hóa của các mẫu ngũ vị tử  tại những khu vực khác nhau được đánh giá bằng thử nghiệm năng lực khử, thử nghiệm sắt thiocyanat (FTC) và thử nghiệm DPPH (2,2'-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng các lignan giữa Schisandra chinensisSchisandra sphenanthera. Các mẫu Schisandra sphenanthera được thu hái ở phía tây nam Trung Quốc khác biệt một cách đáng kể so với các mẫu Schisandra ở những địa điểm khác. Khả năng chống oxy hóa của Schisandra chinensis vượt trội hơn hẳn so với Schisandra sphenanthera và các thành phần chính có tác dụng chống oxy hóa là schisandrol A, schisandrol B và schisandrin B dựa vào kết quả của phương pháp phân tích biệt số. Sự khác biệt về thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của các lignan có trong Schisandra chinensisSchisandra sphenanthera thu hái từ các địa điểm khác nhau đã được khảo sát trong nghiên cứu này có thể cung cấp cơ sở thực nghiệm cho việc kiểm soát chất lượng các mẫu ngũ vị tử.

Trần Nguyên Hồng, Đào Trần Mộng, Châu Lam Linh

  1.  

SCHISANTHERIN A BẢO VỆ GAN KHỎI SỰ TỔN THƯƠNG DO THIẾU MÁU CỤC BỘ THÔNG QUA VIỆC ỨC CHẾ CON ĐƯỜNG PROTEIN KINASE HOẠT HÓA BỞI MITOGEN P38

Zheng và cs

Intunopharmacol,  2017 Tháng 6, 47: 28-37

Schisantherin A (SchA) là một dibenzocyclooctadiene lignan được phân lập từ quả của cây ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera). Vai trò của SchA trong các tổn thương gan gây bởi thiếu máu cục bộ và tái tưới máu (I/R) vẫn chưa được sáng tỏ. Nghiên cứu hiện tại đưa ra giả thuyết về tác dụng bảo vệ của SchA trong mô hình I/R ở gan. Đánh giá tác dụng dự phòng của SchA hoặc chứng dung môi (đường uống) trong mô hình giải phẫu giả định (sham) trên chuột đực C57BL/6 hoặc mô hình gây I/R gan. Chức năng gan, tổn thương mô học, stress oxy hóa/stress nitro hóa, thâm nhiễm viêm, sự sản xuất cytokin, apoptosis tế bào, sự tự tiêu tế bào (tự thực) và các con đường tín hiệu nội bào liên quan đến I/R được ước định để đánh giá tác dụng dự phòng của SchA đối với tổn thương gan do I/R. Sau tổn thương I/R gan, chuột được điều trị bằng SchA cho thấy chức năng gan được bảo vệ đáng kể, ít tổn thương mô học, cải thiện tình trạng stress oxy hóa/nitro hóa, giảm tình trạng viêm và giảm quá trình apoptosis của tế bào. Tuy nhiên, không có sự khác biệt trong đáp ứng tự thực được phát hiện sau khi uống SchA dự phòng. Cơ chế bảo vệ gan của SchA liên quan chủ yếu đến việc ức chế con đường tín hiệu protein kinase hoạt hóa bởi mitogen (MAPK). Dựa trên các tác dụng có lợi, việc sử dụng SchA có thể là biện pháp dự phòng tiềm năng để ngăn ngừa tổn thương I/R gan liên quan đến các tình trạng lâm sàng khác nhau.

Trần Nguyên Hồng, Hà Quang Thanh, Nguyễn Yến Nhi

  1.  

TRIỂN VỌNG CỦA THUỐC VIÊN WUZHI (CAO CHIẾT NGŨ VỊ TỬ NAM) CHO NGƯỜI ĐƯỢC GHÉP THẬN CÓ BIỂU HIỆN CYP3A5: NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG HAI GIAI ĐOẠN

Li J và cs.

Drug Metab Dispos, 2017 Nov;45(11):1114-1119

Đặt vấn đề: Tacrolimus là một thuốc ức chế miễn dịch tiềm năng hàng đầu nhưng đắt tiền, do đó, các giải pháp để giảm liều tacrolimus trong khi duy trì mức độ điều trị là rất cần thiết. Một nghiên cứu tiến hành hai giai đoạn đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của cao chiêt ethanol từ ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) (viên Wuzhi) như là một tác nhân hỗ trợ giúp tiết kiệm tacrolimus ở những người nhận ghép thận phải sử dụng tacrolimus liều cao (người mang CYP3A5*1 alen, có biểu hiện CYP3Y5). Tổng cộng có 12 bệnh nhân được đưa vào phần I của nghiên cứu. Sau khi dùng đồng thời viên Wuzhi, mức tăng cá thể trung bình (%) trong điều chỉnh liều C0, Cmax và AUC 0-12 giờ của tacrolimus lần lượt là 198,8% (95% CI 149,2; 248,3), 111,0% (95% CI 63,4; 158,6 ) và 126,1% (95% CI 89,4; 162,8) (P < 0,01), trong khi mức giảm cá thể trung bình (%) liều tacrolimus hàng ngày là 40,9% (95% CI 25,2; 56,6) (P < 0,01). Sau đó, 32 bệnh nhân đã được ghi danh tiếp vào một nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên, có kiểm soát và được chỉ định ngẫu nhiên để nhận tacrolimus theo kiểu gen CYP3A5 sử dụng đồng thời với viên Wuzhi theo phác đồ liều được hướng dẫn (nhóm nghiên cứu) hoặc phác đồ liều tiêu chuẩn (nhóm đối chứng). Bên cạnh việc yêu cầu liều tacrolimus ít hơn (P <0,01), liều ban đầu tacrolimus chính xác hơn được đặc trưng bởi tỷ lệ C0 ngoài phạm vi thấp hơn sau liều ban đầu (P <0,01) và ít thay đổi liều (P <0,01) đã được phát hiện ở nhóm nghiên cứu. Hơn nữa, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thải ghép cấp tính và nồng độ creatinine huyết thanh được quan sát giữa hai nhóm. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng kiểu gen CYP3A5 cộng với liều tacrolimus theo hướng dẫn sử dụng đồng thời với viên Wuzhi là một liệu pháp đầy hứa hẹn cho ở những người ghép thận có biểu hiện CYP3A5 trong giai đoạn sau ghép, trong khi cần nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn hơn để chứng minh những phát hiện này.

Nguyễn Văn Hiệp

  1.  

VAI TRÒ CỦA QUẢ NGŨ VỊ TỬ TRONG KIỂM SOÁT TỔN THƯƠNG GAN DO DÙNG THUỐC Ở TRUNG QUỐC: BÀI TỔNG QUAN

Peili Zhu và  cs.

Phytomedicine, In press, accepted manuscript, Available online 19 November 2018

Tổng quan: Với việc sử dụng dược phẩm ngày càng tăng, tổn thương gan do thuốc (DILI) đã trở thành một thách thức điều trị đáng kể đối với các bác sĩ trên toàn thế giới. Thuốc từ quả ngũ vị tử (viết tắt là SF, quả Schisandra chinensis hoặc Schisandra sphenanthera) hoặc các chất tổng hợp tương tự schisandrin C, thường được kê đơn để điều trị DILI ở Trung Quốc.

Mục tiêu: Tổng quan này tóm tắt các tài liệu liên quan đến việc áp dụng các thuốc có nguồn gốc SF ở bệnh nhân DILI và hiểu biết hiện tại về các cơ chế tác dụng bảo vệ của SF chống lại tổn thương gan.

Phương pháp: Các từ khóa liên quan đến tổn thương gan do thuốc và quả ngũ vị tử đã được tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu sau: Pubmed, Thư viện Cochrane, Google Scholar, LiverTox, Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia Trung Quốc (CNKI), cơ sở dữ liệu Tạp chí khoa học Trung Quốc (VIP) và cơ sở dữ liệu Wanfang, gồm tất cả các nghiên cứu, được xuất bản bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc. Tiêu chí loại trừ nghiên cứu lâm sàng: nếu bệnh nhân nhận được các loại thuốc thảo dược khác của Trung Quốc trong một nghiên cứu, nghiên cứu sẽ không được đưa vào tổng quan này.

Kết quả: Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng các thuốc có nguồn gốc SF có hiệu quả trong việc ức chế sự tăng nồng độ alanine aminotransferase, aspartate transaminase và bilirubin toàn phần trong huyết thanh. Các nghiên cứu về tế bào và động vật đã chứng minh rằng các cao chiết SF thô, các hợp chất lignan có trong SF và các thuốc có nguồn gốc SF có hiệu quả trong việc bảo vệ gan chống lại tổn thương do xenobiotic. Điều chỉnh hoạt tính enzyme cytochrom P450, chống oxy hóa, chống viêm và tăng tốc tái tạo gan có liên quan đến các cơ chế bảo vệ gan của SF.

Kết luận: Thuốc có nguồn gốc SF có hiệu quả trong việc cải thiện DILI ở Trung Quốc. Để xác minh hiệu quả lâm sàng của các loại thuốc này, cần có các nghiên cứu lâm sàng chất lượng cao.

Nguyễn Văn Hiệp

 

  1.  

Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ KHÁNG TRỊ: CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ TIỀM NĂNG

Wang XQ và cs.

Evid Based Complement Alternat Med, 2018 Jan 4;2018

Hội chứng thận hư kháng trị (RNS) là một bệnh lý về thận liên quan đến miễn dịch với hiệu quả điều trị lâm sàng thấp. Những liệu pháp điều trị tiêu chuẩn gồm có các corticosteroid là liệu pháp điều trị ban đầu và các thuốc ức chế miễn dịch khác là lựa chọn thứ hai. Một tỷ lệ lớn các bệnh nhân mắc RNS đã kháng hoặc phụ thuộc vào các thuốc ức chế miễn dịch và thường xuyên gặp phải tình trạng phù và protein niệu liên tục, thuyên giảm rồi lại tái phát theo một vòng tròn, và/hoặc các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng do sử dụng các chất ức chế miễn dịch trong một thời gian dài. Y học cổ truyền Trung Quốc đã có một lịch sử lâu đời trong việc điều trị các bệnh lý phức tạp của thận và nắm giữ một tiềm năng lớn trong việc cung cấp các liệu pháp điều trị hiệu quả đối với RNS. Bài tổng quan này mô tả nguyên lý y học cổ truyền Trung Quốc và bàn luận về các chiến lược và lựa chọn điều trị bằng cách sử dụng các loại dược liệu cổ truyền Trung Quốc. Những bằng chứng tiền lâm sàng và lâm sàng sẵn có sẽ làm căn cứ vững chắc cho việc kết hợp y học cổ truyền Trung Quốc và Tây y để cải thiện hiệu quả điều trị của RNS. Các thảo dược như hoàng kỳ (Astragalus membranaceus), hán phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) và lôi công đằng (Tripterygium wilfordii Hook F) có thể được sử dụng như là một liệu pháp thay thế khi các bệnh nhân thất bại trong việc đáp ứng với các chất ức chế miễn dịch hoặc như là một liệu pháp bổ sung để cải thiện hiệu quả điều trị và giảm thiểu các tác dụng phụ của các chất ức chế miễn dịch. Viên nang Wuzhi (chứa chiết xuất từ ngũ vị tử nam) kết hợp với tacrolimus và tetrandin hoặc kết hợp với các corticosteroid là hai sự kết hợp của thuốc và thảo dược đã cho thấy nhiều hứa hẹn và cần thêm nhiều nghiên cứu hơn.

Trần Thị Hồng Vân

  1.  

TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA CAO CHIẾT NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA) TRONG BỆNH Ứ MẬT GÂY BỞI ACID LITHOCHOLIC Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG ĐỰC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KÍCH HOẠT CON ĐƯỜNG PREGNAN X RECEPTOR (PXR) VÀ TĂNG TÁI TẠO GAN

Zeng và cs

Drug Metab Dispos, 2016 Mar;44(3):337-42

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh cao chiết cồn Schisandra sphenanthera [viên nén Wuzhi (WZ)] có thể chống lại nhiễm độc gan do acetaminophen gây ra. Tuy nhiên, WZ có tác dụng bảo vệ chống ứ mật hay không vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong nghiên cứu này, tác dụng bảo vệ của WZ đối với ứ mật trong gan gây bởi acid lithocholic (LCA) trên chuột được mô tả và nghiên cứu các cơ chế liên quan. Sử dụng dự phòng WZ (350 mg/kg) với LCA có tác dụng làm đảo ngược đáng kể quá trình hoại tử gan và làm giảm hoạt độ các enzym huyết thanh như alanin aminotransferase, aspartat aminotransferase và alkaline phosphatase (ALP). Quan trọng hơn, acid mật toàn phần và bilirubin toàn phần trong huyết thanh cũng giảm đáng kể. Định lượng bằng phương pháp RT-PCR và phân tích Western blot cho thấy sự biểu hiện của các gen đích pregnan X receptor (PXR) như CYP3A11 và UDP-glucuronosyltransferase (UGT) 1A1 đã tăng đáng kể khi điều trị với WZ. Các xét nghiệm luciferase được thực hiện trong các tế bào LS174T cho thấy rằng WZ và 6 lignan có hoạt tính sinh học của WZ, tất cả đều có thể hoạt hóa PXR người. Ngoài ra, điều trị với WZ thúc đẩy đáng kể sự tái tạo gan thông qua việc ức chế p53/p21 để tạo ra các protein liên quan đến tăng sinh tế bào như cyclin D1 và kháng nguyên trong nhân tế bào đang phân chia. Tóm lại, WZ có tác dụng chống chứng ứ mật do LCA gây ra, một phần do kích hoạt con đường PXR và thúc đẩy tái tạo gan.

Trần Mỹ Tiên, Huỳnh Ngọc Bảo Trân

  1.  

SCHISANTHERIN A ỨC CHẾ VIÊM DO INTERLEUKIN-1Β GÂY RA TRONG TẾ BÀO SỤN CỦA NGƯỜI THÔNG QUA SỰ ỨC CHẾ HOẠT HÓA NF-ΚB VÀ MAPKS

Liao và cs.

Eur J Pharmacol, 2016 Jun 5;780:65-70

Viêm xương khớp là một bệnh thoái hóa khớp được đặc trưng bởi viêm màng hoạt dịch. Schisantherin A (SchA),  một dibenzocyclooctadien lignan phân lập từ quả của ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera,) đã được chứng minh có hoạt tính chống viêm. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát các tác dụng chống viêm của SchA đối với các tế bào sụn người bị viêm xương khớp do bị kích thích bởi interleukin-1β (IL-1β). Các tế bào sụn bị viêm được tiền xử lí bằng SchA 1h trước khi xử lí bằng IL-1β. Tác dụng của SchA đối với sự sản sinh NO, PGE2, iNOS, COX-2 và TNF-α đã được làm rõ trong nghiên cứu này. Sự sản sinh của MMP-1, MMP3, MMP13 được xác định bằng ELISA. Sự biểu hiện của NF-κB và MAPK được phát hiện bằng Western blot. Kết quả cho thấy SchA có tác dụng ức chế phụ thuộc vào liều sự sản sinh NO, PGE2 và TNF-α gây bởi IL-1β. Hơn nữa, biểu hiện MMP1, MMP3 và MMP13 gây bởi IL-1β bị ức chế đáng kể khi xử lí bằng SchA. Ngoài ra, SchA còn ức chế đáng kể sự hoạt hóa NF-κB và MAPKs gây bởi IL-1β. Kết hợp lại với nhau, những kết quả này cho thấy SchA thể hiện tác dụng chống viêm bảo vệ các tế bào sụn trước sự kích thích bởi IL-1β bằng cách ngăn chặn các con đường tín hiệu NF-κB và MAPK.

Trần Mỹ Tiên, Huỳnh Ngọc Bảo Trân

  1.  

SCHISANDROL B BẢO VỆ CHỐNG NGỘ ĐỘC GAN CẤP GÂY BỞI ACETAMINOPHEN Ở CHUỘT THÔNG QUA KÍCH HOẠT CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU NRF2/ARE

Jiang và cs

Acta Pharmacol Sin, 2016 Mar;37(3):382-9

Mục đích: NRF2 (yếu tố 2 liên quan đến yếu tố hạt nhân erythroid 2) hoạt động thông qua yếu tố chống oxy hóa (ARE) để điều chỉnh sự biểu hiện của các gen giải độc và chống oxy hóa chịu trách nhiệm cho các quá trình bảo vệ tế bào. Trước đây nhóm nghiên cứu đã báo cáo rằng Schisandrol B (SolB) được phân lập từ ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) có tác dụng bảo vệ gan trong tổn thương gan do acetaminophen (APAP) gây ra. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu xem liệu con đường tín hiệu NRF2/ARE có liên quan đến tác dụng bảo vệ gan này hay không.

Phương pháp: Chuột đực chủng C57BL/6 được điều trị bằng SolB (liều uống 200 mg/kg/ngày) trong 3 ngày trước khi tiêm APAP (400 mg / kg, tiêm phúc mạc). Lấy mẫu huyết thanh và mô gan sau 6 giờ tiêm APAP. Biểu hiện mRNA và protein được xác định bằng qRT-PCR và thử nghiệm Western blot, tương ứng. Việc kích hoạt NRF2 được khảo sát trong các tế bào HepG2 bằng cách sử dụng thử nghiệm gen chỉ thị luciferase.

Kết quả: Việc điều trị dự phòng bằng SolB làm giảm đáng kể tổn thương gan (sự hoại tử lan rộng và sự sung huyết của xoang gan), giảm sự tăng hoạt độ AST và ALT trong huyết thanh, giảm sự tăng hàm lượng MDA trong gan và phục hồi hàm lượng glutathion trong gan và trong ty thể bị giảm ở chuột tiêm APAP. Ngoài ra, điều trị dự phòng bằng SolB làm tăng đáng kể sự tích tụ của NRF2 trong nhân tế bào và tăng biểu hiện trong gan của các protein phiên mã NRF2 bao gồm GCLC, GSR, NQO1, GST, MRP2, MRP3 và MRP4 ở chuột tiêm APAP. Ngoài ra, việc điều trị bằng SolB (2,5-20 μmol / L) còn làm tăng hoạt động của gen chỉ thị NRF2 trong tế bào HepG2 phụ thuộc vào liều.

Kết luận: SolB có tác dụng bảo vệ gan trước độc tính của APAP, một phần thông qua việc kích hoạt con đường NRF2/ARE và điều hòa các gen đích NRF2, giúp gan giải độc và tăng khả năng chống oxy hóa.

Nguyễn Thị Thu Hương

  1.  

TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA VIÊN NÉN WUZHI (CAO CHIẾT NGŨ VỊ TỬ NAM) CHỐNG LẠI ĐỘC TÍNH CỦA CISPLATIN TRÊN THẬN BẰNG ĐÁP ỨNG BẢO VỆ QUA TRUNG GIAN NRF2

Jin và cs.

Phytomedicine, 2015 May 15;22(5):528-3

Cisplatin là một chất chống ung thư mạnh cho các loại khối u khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng lâm sàng của cisplatin thường bị hạn chế do gây độc tính trên thận. Các nghiên cứu đã chứng minh viên nén WZ (WZ, một chế phẩm từ dịch chiết ethanol của ngũ vị tử nam Schisandra sphenanthera) làm giảm độc tính do cisplatin gây ra ở tế bào biểu mô thận HK-2 và ở chuột. Tiền xử lý tế bào HK-2 với WZ đã làm giảm độc tính tế bào của cisplatin gây bởi stress oxy hóa, thể hiện qua việc làm giảm các gốc oxy tự do (ROS) và tăng hàm lượng glutathion (GSH). WZ thúc đẩy sự tích lũy của yếu tố phiên mã Nrf2 trong nhân tế bào và biểu hiện tiếp theo của các gen đích như NAD(P)H: quinin oxidoreductase 1 (NQO1), hem oxygenase-1 (HO-1) và glutamat cysteine ligase (GCL). Tác dụng bảo vệ của WZ đối với độc tính của cisplatin trên thận cũng được ghi nhận ở chuột. WZ làm giảm rối loạn chức năng thận gây bởi cisplatin, giảm tổn thương cấu trúc tế bào thận và giảm stress oxy hóa. Điều trị với WZ làm tăng sự tích lũy của Nrf2 trong nhân tế bào và các gen đích của Nrf2. Kết hợp các kết quả, những phát hiện này đã chứng minh WZ có tác dụng bảo vệ thận trước độc tính của cisplatin bằng các kích hoạt phản ứng bảo vệ qua trung gian Nrf2, và điều này có tầm quan trọng đáng kể trong việc điều trị tổn thương thận gây bởi cisplatin trên lâm sàng.

Chung Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Đắc Bảo Nhân

  1.  

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA VIÊN NÉN WUZHI (CAO CHIẾT NGŨ VỊ TỬ NAM) ĐỐI VỚI NHIỄM ĐỘC GAN DO ACETAMINOPHEN GÂY RA THÔNG QUA MỘT CƠ CHẾ KHÁC VỚI N-ACETYLCYSTEIN

Fan và cs.

Drug Metab Dispos, 2015 Mar;43(3):317-24

Nhiễm độc gan do acetaminophen (APAP) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương gan do thuốc và N-acetylcystein (NAC) là thuốc giải độc chính của ngộ độc APAP. Viên nén Wuzhi (WZ), với các hoạt chất được xác định và định lượng, là 1 chế phẩm từ dịch chiết ethanol của ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) và có tác dụng bảo vệ gan chuột khỏi độc tính của APAP. Tuy nhiên, việc sử dụng lâm sàng của WZ dùng để điều trị tổn thương gan cấp do APAP và các cơ chế liên quan đến hiệu quả điều trị của WZ vẫn chưa được chứng minh. Do đó, tác dụng của WZ đối với nhiễm độc gan APAP được so sánh với NAC ở chuột, và các con đường phân tử góp phần vào việc trị liệu của thuốc đã được nghiên cứu. Sử dụng WZ 4 giờ sau khi chuột được gây độc với APAP làm giảm đáng kể độc tính trên gan của APAP và cho hiệu quả điều trị tốt hơn nhiều so với NAC thông qua các đánh giá về đại thể, vi thể mô học và chỉ tiêu sinh hóa. Cả WZ và NAC đều ngăn chặn sự hoạt hóa c-Jun N-terminal protein kinase gây bởi APAP và sự suy giảm glutathion trong ty thể gan. Sự biểu hiện protein của các gen đích yếu tố 2 liên quan yếu tố erythroid 2 của nhân tế bào gồm Gclc, Gclm, Ho-1, và Nqo1 tăng lên khi sử dụng viên WZ. Ngoài ra, sự điều hòa tăng hàm lượng p53 và p21 sau 48 giờ tiếp xúc với APAP bị đảo ngược hoàn toàn sau điều trị bằng WZ 4 giờ. So với NAC, WZ làm tăng đáng kể biểu hiện của cyclin D1, cyclin D – dependent kinase 4, tăng sinh kháng nguyên nhân tế bào và tăng cường tái tạo gan trên gan tổn thương do APAP. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng WZ có hiệu lực điều trị chống lại tổn thương gan do APAP bằng cách ức chế stress oxy hóa và kích thích đáp ứng tái tạo sau tổn thương gan. Do đó, WZ có thể đại diện cho một liệu pháp mới trong việc điều trị tổn thương gan cấp gây ra bởi APAP.

Chung Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Đắc Bảo Nhân

  1.  

SCHISANDROL B BẢO VỆ CHỐNG NHIỄM ĐỘC GAN DO ACETAMINOPHEN GÂY RA BẰNG CÁCH ỨC CHẾ SỰ HOẠT HÓA SINH HỌC QUA TRUNG GIAN CYP VÀ ĐIỀU HÒA SỰ TÁI TẠO GAN

Jiang và cs.

Toxicol Sci, 2015 Jan;143(1):107-15

Quá liều acetaminophen (APAP) là nguyên nhân thường gặp nhất của suy gan cấp do thuốc gây ra. Ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera) là thuốc truyền thống của Trung Quốc có tác dụng bảo vệ gan và Schisandrol B (SolB) là một trong những thành phần hoạt tính chính. Trong bài nghiên cứu này, tác dụng bảo vệ của SolB trong chống lại nhiễm độc gan cấp do APAP gây ra ở chuột và các cơ chế liên quan đã được nghiên cứu. Đánh giá hình thái và sinh hóa đã chứng minh rõ tác dụng bảo vệ của SolB trong chống lại tổn thương gan do APAP gây ra. Việc điều trị dự phòng bằng SolB làm giảm đáng kể sự gia tăng hoạt độ alanin aminotransferase và aspartat aminotransferase, ngăn ngừa sự gia tăng malondialdehyd ở gan và sự suy giảm của glutathion (GSH) ty thể với tác dụng phụ thuộc liều. SolB làm thay đổi đáng kể sự chuyển hóa của APAP ở gan bằng cách ức chế hoạt tính của các enzym chuyển hóa CYP2E1 và CYP3A11, điều này được chứng minh bằng sự ức chế điển hình sự tạo thành chất chuyển hóa oxy hóa của APAP là NAPQI-GSH. Một mô hình docking phân tử cũng cho rằng SolB có khả năng tương tác với các vị trí hoạt động trên CYP2E1 và CYP3A4. Ngoài ra SolB hủy bỏ sự hoạt hóa p53 và p21 gây bởi APAP, và làm tăng biểu hiện tái tạo gan và các protein liên quan đến chống apoptosis như cyclin D1 (CCND1), PCNA và BCL-2. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng SolB thể hiện tác dụng bảo vệ gan điển hình trước tổn thương gan gây bởi APAP, bằng cách ức chế sự hoạt hóa sinh học APAP qua trung gian CYP và điều hòa p53, p21, CCND1, PCNA và BCL-2 để thúc đẩy sự tái tạo gan.

Chung Thị Mỹ Duyên, Quách Thị Thu Nguyệt

  1.  

TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA SÁU LOẠI S LIGNAN TỪ NGŨ VỊ TỬ ĐỐI VỚI TỔN THƯƠNG GAN DO ACETAMINOPHEN GÂY RA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ ỨC CHẾ HOẠT HÓA SINH HỌC QUA TRUNG GIAN CYP

Jiang và cs.

Chem Biol Interact. 2015 Apr 25;231:83-9

Quá liều acetaminophen (APAP) là nguyên nhân thường gặp nhất của suy gan cấp do thuốc. Quả ngũ vị tử là loại thuốc truyền thống của Trung Quốc được sử dụng rộng rãi có khả năng bảo vệ gan. Schisandrin A (SinA), Schisandrin B (SinB), Schisandrin C (SinC), Schisandrol A (SolA), Schisandrol B (SolB), và Schisantherin A (SthA) là những lignan chính có hoạt tính sinh học. Mới đây nhất, đã tìm thấy SolB có tác dụng bảo vệ gan đáng kể trong chống lại tổn thương gan do APAP gây ra. Trong nghiên cứu này, những tác dụng bảo vệ của năm loại schisandra lignan khác nhau trong chống lại nhiễm độc gan cấp do APAP gây ra ở chuột đã được nghiên cứu và so sánh với SolB. Kết quả đánh giá hình thái và sinh hóa đã chứng minh rõ tác dụng bảo vệ của SinA, SinB, SinC, SolA, SolB, và SthA trong chống lại tổn thương gan do APAP gây ra. Trong số những schisandra lignan này, SinC và SolB có tác dụng bảo vệ gan mạnh nhất trong chống lại nhiễm độc gan do APAP gây ra. Sử dụng dự phòng sáu loại lignan trước khi dùng APAP có thể ngăn chặn sự suy giảm của GSH tổng trong gan và GSH trong ty thể gây ra bởi APAP. Ngoài ra, việc điều trị bằng các lignan ức chế hoạt tính enzym của ba đồng phân CYP450 (CYP2E1, CYP1A2, và CYP3A11) có liên quan đến hoạt hóa sinh học của APAP, và làm giảm sự hình thành chất độc trung gian N-acetyl-p-benzoquinone imine (NAPQI) của APAP trong hệ thống ủ ty thể gan chuột. Nghiên cứu này cho thấy SinA, SinB, SinC, SolA, SolB và SthA có tác dụng bảo vệ điển hình trước tổn thương gan do APAP gây ra, một phần có liên quan đến sự ức chế hoạt hóa sinh học APAP qua trung gian CYP.

Nguyễn Hoàng Minh, Quách Thị Thu Nguyệt

  1.  

SCHISANTHERIN A LÀM GIẢM CÁC PHẢN ỨNG VIÊM NẶNG Ở CHUỘT TIẾP XÚC VỚI LPS

Li và cs.

Respir Physiol Neurobiol, 2014 Tháng 10 1;202:24-31

Trong nghiên cứu này, mục đích nhằm khảo sát giả thuyết ban đầu là Schisantherin A (SchA) với tác dụng chống viêm điển hình in vitro, có thể làm giảm phản ứng viêm phổi trong mô hình tổn thương phổi cấp (ALI). ALI được gây ra ở chuột khi cho tiếp xúc với lipopolysaccharid (LPS, 20 mg/kg), và sự sản xuất chất trung gian gây viêm, sự thâm nhiễm của bạch cầu trung tính và sự thay đổi mô bệnh học đã được đánh giá. SchA với liều 100 mg/kg cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót của chuột được tiêm LPS. Nồng độ TNF-α và IL-6 trong dịch rửa phế quản (BALF) và sự thay đổi mô bệnh học do tổn thương viêm được ức chế đáng kể khi SchA được sử dụng trước hoặc sau khi gây tổn thương bằng LPS, và SchA có tác dụng ngăn chặn sự thâm nhiễm của bạch cầu trung tính và đại thực bào trong các mô phổi bị tổn thương gây bởi LPS. Ngoài ra, sử dụng dự phòng SchA đã ngăn chặn sự hoạt hóa của yếu tố nhân-kappaB (NF-κB) và các protein kinase hoạt hóa mitogen (MAPKs). Kết hợp lại với nhau, SchA cho thấy tác dụng chống viêm rõ rệt trong mô hình ALI do LPS gây ra thông qua việc ức chế các con đường tín hiệu NF-κB và MAPK. Do đó, SchA có thể là một liệu pháp mới trong điều trị các bệnh lý viêm. 

Mai Thành Chung, Từ Khởi Thành

  1.  

SCHISANTHERIN A BẢO VỆ KHỎI HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP DO LIPOPOLYSACARID GÂY RA Ở CHUỘT THÔNG QUA VIỆC ỨC CHẾ CÁC CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU NF-ΚB VÀ MAPKS

Zhou và cs.

Int Immunopharmacol. 2014 Tháng 9;22(1):133-40

Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) được gây ra bởi sự bám dính, hoạt hóa, tạo mảnh và tạo viêm với màng mao mạch-phế nang của các bạch cầu hạt trung tính (PMNs). Schisantherin A là một lignan với khung dibenzocyclooctadien, phân lập từ quả ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera), đã được báo cáo có hoạt tính kháng viêm. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát tác dụng bảo vệ của schisantherin A trên chuột bị ARDS gây bởi LPS. Mức độ nghiêm trọng của tổn thương phổi được đánh giá 7 giờ sau khi dùng LPS và tác dụng bảo vệ của schisantherin A trên chuột bị ARDS gây bởi LPS được đánh giá bằng thử nghiệm ELISA và Western blot. Kết quả cho thấy tỷ lệ trọng lượng ướt/khô, hoạt tính myeloperoxidase và số lượng bạch cầu tổng, bạch cầu trung tính và đại thực bào trong dịch rửa phế quản phế nang (BALF) đã giảm đáng kể khi dùng schisantherin A, với tác dụng phụ thuộc liều. Sử dụng dự phòng schisantherin A cho thấy có sự cải thiện rõ rệt trong thay đổi mô bệnh học gây bởi LPS và làm giảm nồng độ của các yếu tố hoại tử khối u- α (TNF-α), interleukin-6 (IL-6) và interleukin-1β (IL-1) trong BALF. Ngoài ra, sự phosphoryl hóa yếu tố nhân kappa B (NF-κB) p65, chất ức chế kappa B- α (IκB-α), c-jun NH2-terminal kinase (JNK), kinase được điều hòa bởi tín hiệu ngoại bào (ERK) và p38 gây bởi LPS đã bị ức chế bởi schisantherin A. Những phát hiện này cho thấy schisantherin A có tác dụng kháng viêm mạnh trong chuột bị ARDS gây bởi LPS thông qua việc ngăn chặn sự hoạt hóa các con đường tín hiệu của NF-KB và MAPKs. Do đó, schisantherin A có thể là một tác nhân tiềm năng trong phòng ngừa ARDS.

Đào Trần Mộng, Châu Lam Linh

  1.  

NGHIÊN CỨU VỀ QUÁ TRÌNH HÓA HỌC CỦA CÁC ACYLCARNITINE HUYẾT THANH ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA VIÊN NÉN WUZHI (DỊCH CHIẾT SCHISANDRA SPHENANTHERA) CHỐNG LẠI ĐỘC TÍNH CẤP CỦA ACETAMINOPHEN

Bi và cs.

Evid Based Complement Alternat Med. 2013;2013:985257

Tổng quan: Các chiến lược can thiệp phòng ngừa và điều trị ngộ độc gan do acetaminophen (APAP) có giá trị lớn. Viên thuốc Wuzhi (WZ, từ cao chiết ngũ vị tử nam Schisandra sphenanthera) có tác dụng bảo vệ gan chống lại viêm gan và rối loạn chức năng gan gây ra bởi nhiều hóa chất độc với gan. Trong nghiên cứu này, tác dụng bảo vệ của WZ đối với tổn thương gan do APAP đã được đánh giá và nghiên cứu quá trình hóa học liên quan đến các chất chuyển hóa đích của tế bào gan dựa trên LC-MS đã được sử dụng để khảo sát ảnh hưởng của WZ đến chuyển hóa ở gan. Kết quả đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan điển hình của WZ chống lại tổn thương gan do APAP; điều trị WZ dự phòng trước khi dùng APAP có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng của palmitoylcarnitin và oleoylcarnitin trong huyết thanh và do đó phục hồi lại quá trình β-oxy hóa acid béo bị suy hỏng bởi APAP về mức bình thường. Các nghiên cứu này tiếp tục cho thấy WZ điều hòa tăng điển hình và kéo dài biểu hiện các gen đích PPARα (Peroxisome proliferator-activated receptor alpha) Cpt1 và Acot1, điều này góp phần chủ yếu trong việc duy trì chuyển hóa acid béo bình thường và do đó góp phần tích cực trong cơ chế bảo vệ gan của WZ chống lại độc tính trên gan của APAP. Kết hợp các kết quả, nghiên cứu này cung cấp những cái nhìn mới trong nhận định về tác dụng bảo vệ gan của WZ trước độc tính trên gan của APAP.

Hà Quang Thanh, Chương Ngọc Hiếu

  1.  

HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ CỦA GOMISIN J TỪ QUẢ NGŨ VỊ TỬ BẮC

Jung và cs.

Oncology reports  41: 711-717,  2019

Trong nỗ lực tìm kiếm các loại thuốc chống ung thư mới có hiệu quả từ các sản phẩm tự nhiên ít hại với con người, chúng tôi thấy rằng gomisin J từ quả ngũ vị tử bắccó hoạt tính chống ung thư. Quả ngũ vị tử bắc được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu và gomisin J là một trong các thành phần chính. Trong nghiên cứu này, hoạt tính chống ung thư của gomisin J được đánh giá trên các dòng tế bào ung thư vú MCF7 và MDA-MB-231 và đối chứng là tế bào thường MCF10A, theo thời gian và nồng độ khảo sát. Kết quả cho thấy gomisin J có tác dụng gây độc tế bào mạnh hơn nhiều đối với các tế bào ung thư MCF7 và MDA-MB-231 so với các tế bào bình thường MCF10A. Gomisin J đã ngăn chặn sự tăng sinh và giảm khả năng sống sót của các tế bào MCF7 và MDA-MB-231 lần lượt ở khoảng nồng độ thấp (<10 µg/ml) và nồng độ cao (> 30 µg/ml). Ngoài ra kết quả cũng cho thấy rằng gomisin J gây necroptosis (Necroptosis là một dạng của sự hoại tử theo hình thức đã được lập trình hoặc sự chết của tế bào viêm), tương tự như apoptosis. Đáng chú ý, gomisin J chủ yếu gây necroptosis trong các tế bào MCF7 được biết là có sự đề kháng cao với nhiều loại thuốc chống ung thư pro-apoptotic, trong khi MDA-MB-231 có mức độ necroptosis thấp hơn nhiều nhưng thay vào đó là mức độ apoptosis cao hơn. Dữ liệu này chỉ ra khả năng gomisin J có thể được sử dụng như một loại thuốc chống ung thư hiệu quả hơn, đặc biệt là trong các tế bào ung thư ác tính kháng apoptosis. Trong một nghiên cứu mở rộng, gomisin J cho thấy tác dụng gây độc tế bào mạnh đối với tất cả 13 dòng tế bào ung thư khác nhau được thử nghiệm, cho thấy tiềm năng kháng một loạt các loại tế bào ung thư khác nhau của gomisin J.

Nguyễn Thị Ngọc  Đan

  1.  

HAI HỢP CHẤT LIGNAN TỪ NGŨ VỊ TỬ NAM (SCHISANDRA SPHENANTHERA)

Ikeya và cs.

Phytochemistry, 1991, 30(3):975-980

Hai hợp chất dibenxocyclooctadien lignan mới, benzoylgomisin U và tigloylgomisin O được phân lập từ quả cây  ngủ vị tử nam (Schisandra sphenanthera), cùng với các hợp chất lignan đã được biết là gomisin U và epigomisin O. Cấu trúc của các hợp chất này được  xác định bằng các nghiên cứu hóa học và dữ liệu phổ. Cấu trúc isochizandrin được bổ sung bằng các nghiên cứu hóa học và phổ học nâng cao.

Nguyễn Đức Nhân, Lâm Bích Thảo

  1.  

DỰ ĐOÁN SỰ PHÂN BỐ ĐỊA LÝ TIỀM NĂNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA NGŨ VỊ TỬ NAM DƯỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Yanlong Guo và cs.

PeerJ, 2016 Oct 20;4:e2554. eCollection 2016

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự phân bố thực vật cũng như chất lượng của cây thuốc. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường sống của thực vật trong tương lai thông qua các mô hình phân bố loài (SDMs), nhưng chỉ có một vài nghiên cứu thống nhất về sự thay đổi hàm lượng hoạt chất của cây thuốc. Ngũ vị tử nam (Schisandra sphenanthera Rehd. et Wils.) là một cây thuốc được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc có nguy cơ bị tiệt chủng, phân bố chủ yếu ở vùng núi Qinling. Kết hợp lý thuyết mờ và mô hình thuật toán entropy cực đại, đã xác định được phân bố không gian hiện tại cho chất lượng S. spenanthera.  Hơn nữa, chất lượng và phân bố của S. spenanthera trong tương lai cũng được dự đoán ​​cho các giai đoạn 2020, 2050 và 2080 theo ba kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau (kịch bản phát xạ SRES-A1B, SRES-A2 và SRES-B1) được mô tả trong Báo cáo đặc biệt về kịch bản phát xạ (SRES) của IPCC (Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu). Kết quả cho thấy môi trường sống phù hợp của S. sphenanthera trong tất cả các kịch bản biến đổi khí hậu vẫn tương đối ổn định ở phạm vi khu vực nghiên cứu. Môi trường sống phù hợp cao của S. sphenanthera sẽ giảm dần trong tương lai và tỷ lệ suy giảm diện tích môi trường sống phù hợp cao sẽ lớn hơn ở các kịch bản biến đổi khí hậu SRES-A1B và SRES-A2. Kết quả nghiên cứu khuyến nghị rằng trong khu vực nghiên cứu, sẽ không còn các diện tích có môi trường sống phù hợp cao cho S. sphenanthera khi nhiệt độ trung bình hàng năm vượt quá 20°C hoặc lượng mưa hàng năm vượt quá 1.200 mm. Kết quả nghiên cứu sẽ tác động tới công tác bảo tồn và quản lý sinh thái loài S. sphenanthera và có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu đánh giá sự phù hợp với môi trường sống của các loài cây thuốc khác.

Tô Minh Tứ

  1.  

BỘ GEN TY THỂ HOÀN CHỈNH CỦA NGŨ VỊ TỬ NAM (HỌ SCHISANDRACEAE)

Xianxian Yu và cs.

Journal Mitochondrial DNA Part B Resources, Volume 3, 2018 - Issue 2

Ngũ vị tử nam ((Schisandra sphenanthera , Bộ Austrobaileyales) là một cây thuốc nổi tiếng được sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyền Trung Quốc. Đồng thời cũng là một trong những thực vật hạt kín hình thành sớm và là cầu nối quan trọng để khám phá sự tiến hóa của ngành thực vật hạt kín. Trong nghiên cứu này, bộ gen ty thể hoàn chỉnh của S. sphenanthera đã được xác định lần đầu tiên. Nó có chiều dài 1.106.521 bp với hàm lượng 46,4% GC. Bao gồm 58 gen, trong đó 41 gen mã hóa protein, 3 gen ARN ribosome và 14 gen ARN vận chuyển. Phân tích chủng loại phát sinh cho thấy S. sphenanthera được đặt trong nhóm thực vật hạt kín cơ bản ngay sau các chi Amborella và Nuphar. Bộ gen ty thể của S. sphenanthera được giải mã cung cấp một nguồn dữ liệu di truyền và tiến hóa đáng tin cậy.

Tô Minh Tứ

 

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)

Tags: bản tin