Tin dịch
I. DÀNH DÀNH
QUẢ CÂY DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS): TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG, PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN, TÁC DỤNG TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE, ỨNG DỤNG TOÀN DIỆN VÀ XU HƯỚNG TƯƠNG LAI
Chengyu Jin và cs.
Critical Reviews in Food Science and Nutrition, 65(1), 165–192
Từ khóa: Quả dành dành, chất dinh dưỡng, xử lý, tác dụng tăng cường sức khỏe, ứng dụng toàn diện
Nguyễn Thị Tố Duyên, Vương Đình Tuấn
ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN TÌNH HÌNH HIỆN TẠI VÀ TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI CỦA CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN BAN ĐẦU SAU THU HOẠCH QUẢ CÂY DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS)
Zhifeng Xiao, Lingjian Yang, Ziping Ai và cs.
Industrial Crops and Products Volume 228, June 2025, 120931
Nguyễn Thị Tố Duyên
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC THÀNH PHẦN TAN TRONG CỒN VÀ CÓ MÙI THƠM CỦA HOA CÂY DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS) VÀ SỰ ĐA DẠNG TRONG CÁC QUÁ TRÌNH SẤY KHÁC NHAU
Run Yu, Yue Li, Dun Si và cs
Food Chemistry Volume 420, 15 September 2023, 135846
ĐIỀU TRA SO SÁNH CÁC SẢN PHẨM THÔ VÀ ĐÃ QUA CHẾ BIẾN CỦA QUẢ CÂY DÀNH DÀNH (GARDENIAE FRUCTUS) VÀ GIỐNG GARDENIA JASMINOIDES VAR. RADICANSSỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HPLC KẾT HỢP VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA TRẮC HỌC
Huanhuan Li, Yingying Mao, Yanan Liu và cs.
Biomedical chromatography volume 35, issue 5, may 2021, e5051
KHẢO SÁT BẢN CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC CHẤT CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA DÀNH DÀNH: MỘT CHIẾN LƯỢC CHUỖI MỚI ĐỂ TRUY TÌM NGUỒN GỐC THÔ VƯỢT TRỘI CỦA CÁC VẬT LIỆU TƯƠNG ĐỒNG CỦA CẢ THUỐC VÀ THỰC PHẤM
Yulong Zhu, Peirong Gan, Yan Wang et cs
Industrial Crops and Products, Volume 222, Part 1, 15 December 2024, 119465
Dành dành (Gardenia jasminoides Ellis, GJE) là một loại cây thường xanh có thể được dùng làm thực phẩm và làm thuốc. Chất lượng, giá trị làm thuốc và giá trị ăn được của dành dành thay đổi tùy theo thị trường và trong các giai đoạn chuyển dịch lâm sàng do sự khác biệt về xuất xứ và quy trình chiết xuất. Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng nội tại của cây dành dành và khám phá bản chất hóa học ảnh hưởng đến chất lượng của nó, nghiên cứu đã phát triển một chuỗi chiến lược nhanh chóng, hiệu quả và toàn diện kết hợp hóa học lượng tử và hóa trắc học dựa trên dấu vân tay. Các đặc điểm dấu vân tay của chiết xuất nước (W-GJE) và chiết xuất ethanol (E-GJE) của dành dành đã được thiết lập, xác định 24 đỉnh phổ chung trong W-GJE và 21 đỉnh phổ chung trong E-GJE. Hơn nữa, nghiên cứu đã sàng lọc và đo thành công 5 marker định lượng. Sự khác biệt về mức năng lượng của các quỹ đạo phân tử ngoài cùng của các chất đặc trưng chính cho thấy bản chất hóa học cơ bản tạo nên tác dụng làm thuốc của chúng. Hơn nữa, có một số thay đổi nhất định về hàm lượng của 5 chất chính giữa các mẫu khác nhau, cho thấy ảnh hưởng của xuất xứ và chiết xuất lên dành dành. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy vùng xuất xứ tối ưu của E-GJE là ở Phúc Kiến, và của W-GJE là ở Giang Tây. Phương trình hàm phân biệt nguồn gốc đạt được tỷ lệ chính xác vượt quá 91% khi truy tìm dành dành từ các nguồn không xác định. Những kết quả này chứng minh rằng 5 thành phần chính được chọn, dựa trên các đặc tính hóa học cốt lõi của chúng, cho phép kiểm soát chất lượng toàn diện của dành dành, cung cấp các ứng dụng tiềm năng để truy tìm vùng trồng tối ưu của các nguyên liệu có giá trị vừa là dược liệu vừa là thực phẩm
NGHIÊN CỨU VỀCÁC HỢP CHẤT CHỐNG OXY HÓA Ừ CAO CHIẾT LÁ CÂY DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS)
I.B.K.W. Yoga, D.N. Suprapta, I.M. Jawi and I.D.G.M. Permana
The Journal of Agricultural Sciences - Sri Lanka Vol. 17, No 3, September 2022. Pp 445-457
Mục đích: Mục đích của nghiên cứu này là phân lập và xác định các phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa từ lá của cây dành dành (Gardenia jasminoides Ellis, GJE).
Phương pháp nghiên cứu: Hoạt tính chống oxy hóa được xác định bằng DPPH 0,1 mM (1:1) và được phân tích bằng phương pháp quang phổ. Ngoài ra, quá trình tách được thực hiện bằng sắc ký cột. Hợp chất phân lập có hoạt tính cao nhất được xác định bằng UV-Vis, FT-IR và LC-MS/MS. Phân tích định lượng được thực hiện trong ba lần lặp lại.
Phát hiện: Nghiên cứu đã phát hiện ra rằngphân đoạn bán phân cực có hoạt tính chống oxy hóa (IC50 = 62,50 ppm) cao hơn cả phân đoạn phân cực và không phân cực. Từ 295 phân đoạn phân lập thông qua sắc ký cột, thu được 11 phân đoạn kết hợp (fA-fK). Phân đoạnfK có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất là 90,38% và IC50 15,74 ppm. Phân đoạn fK có thể được phân loại là flavonoid (flavonol với nhóm thế 3-OH) qua 2 bước sóng tối đa (336 và 275 nm). Phân tích FTIR cũng cho thấy phân đoạn fK có các nhóm chức năng thuộc flavonoid. Cuối cùng, kết quả phân tích LC-MS/MS cho thấy các hợp chất ở thời gian lưu là 5,91 và 5,06 phút được xác định lần lượt là kaempferol 3-O-rutinoside và rutin.
Tính độc đáo/Giá trị: Dựa trên các kết quả thu được, có thể kết luận rằng lá dành dành có tiềm năng được phát triển thành một nguồn flavonoid mới và rẻ tiền.
Từ khóa: chất chống oxy hóa, flavonoid, Gardenia jasminoides Ellis, kaempferol, rutin.
POLYSACCHARIDE TRONG DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS) CẢI THIỆN TỔN THƯƠNG GAN DO Ứ MẬT BẰNG CÁCH LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG LOẠN KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT VÀ ỨC CHẾ ĐƯỜNG TRUYỀN TÍN HIỆU TLR4/NF-ΚB
Su Fang và cs.
International Journal of Biological Macromolecules
Volume 205, 30 April 2022, Pages 23-36
Dành dành (Gardenia jasminoides Ellis) là một loại thuốc thảo dược nổi tiếng. Trong nghiên cứu này, tác dụng của polysaccharid trong dành dành (GPS) đối với tổn thương gan ở mô hình chuột bị ứ mật do alpha-naphthylisothiocyanate (ANIT) và các cơ chế phân tử liên quan đã được đánh giá. Việc cho uống GPS cải thiện chức năng gan bị suy giảm phụ thuộc vào liều, bao gồm giảm 2 - 7 lần mức độ aminotransferase, cải thiện tổn thương mô, tăng biểu hiện của thụ thể farnesoid X (FXR) và thụ thể pregnane X (PXR) và điều hòa giảm các chất vận chuyển ngược, và giảm nồng độ 12 acid mật (BA) ở chuột bị ứ mật. Hơn nữa, GPS cải thiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột, cải thiện chức năng hàng rào ruột và giảm 1,5 lần nồng độ lipopolysaccharid trong huyết thanh và gan. GPS cũng ức chế tín hiệu thụ thể giống Toll 4 (TLR4)/yếu tố hạt nhân kappa-B (NF-κB), làm giảm biểu hiện của gen yếu tố gây viêm và cải thiện tình trạng viêm gan. Đáng chú ý, việc cấy ghép hệ vi khuẩn đường ruột từ chuột được cho ăn GPS cũng làm tăng biểu hiện của FXR, PXR và các chất vận chuyển ngược; làm giảm nồng độ 12 BA; phục hồi chức năng hàng rào ruột; và làm giảm tình trạng viêm gan do con đường TLR4/NF-κB. Tóm lại, GPS có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương gan do ứ mật thông qua việc điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột và ức chế con đường TLR4/NF-κB. Việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột bằng các polysaccharide thảo dược có thể mang lại triển vọng điều trị cho các bệnh gan do ứ mật.
Đặng Quốc Tuấn
NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA TRONG CÁC BỘ PHẬN KHÁC NHAU CỦA DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS)
Rui Wang , Yaqin Wei
The Frontiers of Society, Science and Technology
ISSN 2616-7433 Vol. 1, Issue 3: 24-29
DOI: 10.25236/FSST.20190303
PHƯƠNG PHÁP: Áp dụng phương pháp chiết xuất hỗ trợ bằng vi sóng (MAE) để chiết xuất flavonoid toàn phần từ các bộ phận khác nhau của dành dành bao gồm rễ, lá, quả, hoa và thân cây và nhận nồng độ ethanol, nhiệt độ chiết xuất và thời gian chiết xuất hỗ trợ bằng vi sóng.
Kết quả: Hàm lượng polyphenol tổng trong các bộ phận khác nhau của dành dành được sắp xếp từ cao xuống thấp như: lá, cành, quả, hoa, thân, rễ; hàm lượng flavonoid toàn phần trong các bộ phận khác nhau của dành dành được sắp xếp từ cao xuống thấp như: lá, cành, quả, thân, rễ, hoa; Hoạt tính dọn gốc tự do DPPH (IC50) ở các bộ phận khác nhau của dành dành được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau: lá, cành, quả, hoa, thân, rễ; Tỷ lệ chiết xuất khô được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau: quả, lá, cành, hoa, thân, rễ.
Từ khoá: Dành dành, hoạt động chống oxy hóa; thành phần
Đào Văn Châu, Vương Đình Tuấn
CHIẾT XUẤT GJ-4 CỦA DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS) LÀM GIẢM CHỨNG MẤT TRÍ NHỚ MẠCH MÁU DO TĂNG LIPID MÁU Ở CHUỘT THÔNG QUA VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÂN CỰC MICROGLIA QUA TRUNG GIAN PPAR-Γ
Hui Liu và cs.
Food & nutrition research Vol 66 (2022),
DOI: https://doi.org/10.29219/fnr.v66.8101
Bối cảnh: GJ-4 được chiết xuất từ quả cây dành dành (Gardenia jasminoides Ellis) với thành phần crocin và đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở một số mô hình gây mất trí nhớ trong các nghiên cứu trước đây của chúng tôi.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng của GJ-4 đối với chứng mất trí nhớ mạch máu do tăng lipid máu (VD) và khám phá các cơ chế cơ bản.
Thiết kế: Trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi sử dụng mô hình chuột bị tăng lipid máu mạn tính bằng cách gây tắc động mạch cảnh chung hai bên vĩnh viễn (2-VO) dựa trên chế độ ăn nhiều chất béo (HFD), đây là mô hình lý tưởng để mô phỏng cơ chế bệnh sinh lâm sàng của bệnh mất trí nhớ mạch máu do tăng lipid máu ở người.
Kết quả: Kết quả của nghiên cứu cho thấy GJ-4 có thể làm giảm đáng kể nồng độ lipid huyết thanh và cải thiện lưu lượng máu não ở chuột tăng lipid máu mắc bệnh VD. Ngoài ra, điều trị bằng GJ-4 cải thiện đáng kể tình trạng suy giảm trí nhớ và làm giảm tổn thương tế bào thần kinh. Nghiên cứu cơ chế cho thấy tác dụng bảo vệ thần kinh của GJ-4 có thể là do ức chế tình trạng viêm thần kinh do tế bào thần kinh đệm (microglia) thông qua việc điều hòa phân cực M1/M2. Dữ liệu của chúng tôi minh họa thêm rằng GJ-4 có thể điều hòa kiểu hình của microglia thông qua sự hoạt hóa PPAR-γ vàsau đó ức chế NF-κB, tăng biểu hiện CCAAT/enhancer-binding protein β (C/EBPβ).
Từ khoá: GJ-4; Tăng lipid máu; Sa sút trí tuệ mạch máu; Phân cực tế bào microglia; PPAR-γ
Đào Văn Châu
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA POLYSACCHARIDES PECTIC TỪ HOA CÂY DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS): TÍNH CHẤT LÝ HÓA, CẤU TRÚC, LƯU BIẾN VÀ CHỨC NĂNG
Zhi Zhang, Rong Lin, Minmin Chen, Xi Wang và cs.
Arabian Journal of Chemistry, Volume 16, Issue 10, October 2023, 105116
Dành dành (Gardenia jasminoides Ellis) là một loại cây cảnh được trồng rộng rãi, nhưng nguồn nguyên liệu hoa chưa được sử dụng hết. Trong nghiên cứu này, ba polysaccharide pectic được chiết xuất từ hoa dành dành (GFPP) đã thu được, bao gồm pectin chiết xuất bằng acid (ACP), pectin chiết xuất bằng nước nóng (HWP) và pectin chiết xuất bằng kiềm (ALP). Các tính chất lý hóa, cấu trúc, lưu biến và chức năng của GFPP đã được so sánh và phân tích. Kết quả cho thấy hiệu suất chiết của tất cả các GFPP đều trên 21% và tỷ lệ vùng rhamnogalacturonan I (RG-I) dao động từ 42,20% đến 54,66%. GFPP được xác định là pectin có hàm lượng methoxyl thấp với cấu trúc bán tinh thể và vô định hình. Trong số đó, ACP có trọng lượng phân tử và hàm lượng đường trung tính cao nhất, trong khi ALP có hàm lượng acid galacturonic và protein cao nhất. Về mặt lưu biến, cả ba GFPP đều thể hiện hành vi giả dẻo với các đặc tính lưu biến, đặc biệt là ACP. Bảo quản ở nhiệt độ thấp làm tăng độ nhớt biểu kiến của ACP và HWP, trong khi độ nhớt biểu kiến của ALP giảm. Điều quan trọng là nhũ tương được chuẩn bị với 2% GFPP và 10% triglyceride chuỗi trung bình vẫn ổn định ở 4 °C và 25°C trong 21 ngày. Hơn nữa, nhũ tương gốc ALP thể hiện khả năng nhũ hóa tuyệt vời, duy trì độ ổn định ở 60°C trong 21 ngày với vẻ ngoài nhũ tương. Những phát hiện này cho thấy GFPP hứa hẹn là nguồn pectin cho các hydrocolloid và có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng thực phẩm khác nhau.
Từ khoá: Dành dành, thành phần lý hoá, đặc điểm, cấu trúc, tính chất lưu biến, khả năng nhũ hoá.
Nguyễn Trọng Chung
DỮ LIỆU CHẤT CHUYỂN HÓA CỦA DÀNH DÀNH NUÔI CẤY IN VITRO VỚI CÁC MỨC ĐỘ KHÁC NHAU CỦA SỰ BIỆT HÓA
Gergana Krasteva và cs
Molecules 2022, 27(24), 8906
Dành dành (Gardenia jasminoides Ellis) là một loại cây thơm và dược liệu có giá trị kinh tế cao. Nhiều nghiên cứu tập trung vào hóa thực vật và hoạt tính sinh học của chiết xuất quả dành dành ; tuy nhiên, tiềm năng của các nuôi cấy in vitro của cây dành dành được sử dụng làm hệ thống sản xuất số lượng lớn các chất chuyển hóa thứ cấp có giá trị vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bài báo này trình bày dữ liệu về hồ sơ chất chuyển hóa (GC/MS và HPLC), hoạt tính chống oxy hóa (DPPH, TEAC, FRAP và CUPRAC) và hồ sơ SSR của lá cây dành dành và các nuôi cấy in vitro với các mức độ biệt hóa khác nhau (chồi, mô sẹo và huyền phù tế bào). Dữ liệu cho thấy mối tương quan mạnh (r = 0,9777 đến r = 0,9908) giữa hoạt tính chống oxy hóa và nồng độ acid chlorogenic, acid salicylic, rutin và hesperidin. Mười một dấu hiệu microsatellite SSR ở dạng đồng trội đã được sử dụng để đánh giá các biến thể di truyền (PIC trung bình = 0,738 ± 0,153). Tất cả các dành dành nuôi cấy in vitro được nghiên cứu đều cho thấy tính biến thiên di truyền cao (trung bình Na = 5,636 ± 2,157, trung bình Ne = 3,0 ± 1,095). Đây là báo cáo đầu tiên về nghiên cứu về hồ sơ chất chuyển hóa, hoạt tính chống oxy hóa và biến thể di truyền của các dành dành nuôi cấy in vitro với các mức độ khác nhau của sự biệt hóa.
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ĐẾN QUÁ TRÌNH NHÂN NHANH GIỐNG DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS) TRONG NUÔI CẤY MÔ
Yang Ai và cs
Forests 2024, 15(3), 446; https://doi.org/10.3390/f15030446
Việc tối ưu hóa lựa chọn mẫu cấy và điều chỉnh tỷ lệ chất điều hòa sinh trưởng thực vật (PGRs) có thể nâng cao hiệu quả nhân giống vi mô (micro-propagation) của cây dành dành (Gardenia jasminoides Ellis). Kết quả nghiên cứu cho thấy đỉnh chồi là loại mẫu cấy thích hợp nhất để tái sinh chồi bất định, với tỷ lệ tái sinh đạt 77,78% và số lượng chồi bất định trung bình là 2,86 chồi/mẫu. Môi trường tối ưu để tái sinh chồi là môi trường Murashige và Skoog (MS) bổ sung 6-benzylaminopurine (6-BA) ở nồng độ 2 mg·L⁻¹, acid indoleacetic (IAA) 0,2 mg·L⁻¹ và kinetin (KT) 0,15 mg·L⁻¹, đạt tỷ lệ tái sinh chồi bất định lên đến 91,11%. Đối với giai đoạn ra rễ, môi trường thích hợp nhất là môi trường MS pha loãng một nửa (½ MS) bổ sung IAA 0,5 mg·L⁻¹, với tỷ lệ hình thành rễ bất định đạt tới 97,78%. Các cây con nuôi cấy phát triển tốt và đạt tỷ lệ sống sau khi chuyển sang môi trường đất là 93,33%. Việc áp dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật còn góp phần thúc đẩy sự tái sinh chồi bất định thông qua việc làm tăng tỷ lệ hormone nội sinh ZR/IAA và GA₃/IAA. Đồng thời, quá trình biệt hóa rễ bất định cũng được cải thiện nhờ sự gia tăng các tỷ lệ hormone IAA/ZR, IAA/GA₃ và ABA/GA₃. Nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng hệ thống nuôi cấy mô cho cây dành dành hiệu quả và hướng tới sản xuất giống quy mô công nghiệp.
Nguyễn Văn Kiên
CHIẾT XUẤT TỪ DÀNH DÀNH BẢO VỆ CHỐNG LẠI Ứ MẬT TRONG GAN BẰNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH TUẦN HOÀN GAN – RUỘT CỦA ACID MẬT
Shasha Qin và cs
Journal of Ethnopharmacology 2024, 319t (1), , 117083
Thuốc y học cổ truyền Trung Quốc quả dành dành có nguồn gốc từ quả chín phơi khô của cây dành dành (Gardenia jasminoides Ellis), một loại cây thuộc họ Rubiaceae, có tác dụng giảm mụn nhọt, thanh nhiệt trừ thấp, chủ yếu dùng để điều trị chứng vàng da do thấp nhiệt (Ủy ban Dược điển Trung Quốc, 2020). Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng cây dành dành có tác dụng bảo vệ gan và lợi mật, có thể dùng để điều trị viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí ung thư gan và các bệnh gan nghiêm trọng khác ( Dong và cộng sự, 2011; Liu và cộng sự, 2020). Quả dành dành chứa các iridoid, crocetin, flavonoid, terpenoid, acid hữu cơ, tinh dầu dễ bay hơi và các thành phần hóa học khác (Tian et al., 2022, Tian et al., 2022), trong đó các iridoid chiếm khoảng 75,7% trong chiết xuất ethanol (Wang et al., 2012). Các nghiên cứu cho thấy tác dụng lợi mật của cây dành dành là kết quả của tác động phối hợp của nhiều thành phần và nhiều con đường. Các iridoid (geniposid) có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa acid mật, trong khi các iridoid (geniposid) và các crocetin (crocetin) có tác dụng chống oxy hóa, và các acid hữu cơ (acid chlorogenic) và các crocetin có thể làm giảm sự hình thành các gốc tự do và tăng cường quá trình đào thải chúng (Chen et al., 2016, 2018, 2019; Su et al., 2016; Wang et al., 2017). Hiện nay, người ta biết rất ít về vai trò của chiết xuất Gardenia (GE, tổng lượng iridoid trong cây dành dành) trong việc điều hòa các chất vận chuyển acid mật và hệ thống enzyme trong quá trình ứ mật, và cơ chế phân tử mà GE điều hòa cân bằng acid mật vẫn chưa rõ ràng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng α-naphthylisothiocyanate (ANIT) để thiết lập mô hình tổn thương gan ứ mật cấp tính ở chuột và nghiên cứu cơ chế cơ bản của tác dụng chống ứ mật của GE thông qua phân tích có hệ thống các mục tiêu có thể có và các con đường hoạt động.
Nguyễn Việt Hải
XÁC ĐỊNH NHANH HÀM LƯỢNG CROCIN-I TRONG QUẢ DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS) BẰNG CÁCH KẾT HỢP DỮ LIỆU QUANG PHỔ VÀ DỮ LIỆU HÌNH ẢNH THÔNG QUA HÌNH ẢNH SIÊU PHỔ
Xin-Yue Xu và cs.
Phytochemical Analysis. 2025,; doi: 10.1002/pca.3490
Giới thiệu: Crocin-I, một sắc tố carotenoid tan trong nước, là thành phần tạo màu quan trọng trong quả dành dành (Gardenia jasminoides Ellis). Hợp chất này có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, y học, công nghiệp hóa chất, … Vì vậy, hàm lượng crocin-I đóng vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng quả dành dành.
Mục tiêu: Nghiên cứu đã đánh giá hàm lượng crocin-I trong quả dành dành bằng một phương pháp nhanh, không phá hủy và thuận tiện.
Phương pháp: Các mẫu quả dành dành được quét hình ảnh siêu phổ (HSI) khả kiến-hồng ngoại gần (Vis-NIR) trong phạm vi quang phổ từ 400-1000 nm. Sau đó, dữ liệu quang phổ cùng với thông tin liên quan đến hình ảnh, bao gồm màu sắc và kết cấu, được trích xuất từ HSI. Dựa trên một thông tin đơn giản và sự hợp nhất của nó ở các mức độ hợp nhất khác nhau (mức độ thấp, mức độ trung bình truyền thống và mức độ trung bình được cải tiến), các mô hình dự đoán hồi quy bình phương tối thiểu từng phần (PLSR) đã được thiết lập và so sánh.
Kết quả: Các kết quả chứng minh tính ưu việt của việc hợp nhất dữ liệu, kết hợp khéo léo dữ liệu quang phổ và dữ liệu hình ảnh. So với các nguồn thông tin riêng lẻ, mô hình hợp nhất mức trung bình truyền thống cho thấy khả năng dự đoán mạnh mẽ. Hệ số tương quan của bộ dự đoán (Rp), sai số bình phương trung bình căn bậc hai của dự đoán (RMSEP) và tỷ lệ hiệu suất trên độ lệch (RPDP) của mô hình lần lượt là 0,901; 0,962 và 2,262.
Kết luận: Nghiên cứu này làm nổi bật hiệu quả của phương pháp hợp nhất dữ liệu, cho thấy khả năng nâng cao đáng kể độ chính xác dự đoán hàm lượng crocin-I trong quả dành dành thông qua việc tích hợp dữ liệu lập bản đồ siêu phổ. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể đóng vai trò là tài liệu tham khảo có giá trị để dự đoán các thành phần hoạt chất của các loại thảo dược Trung Quốc khác.
Lê Thị Loan
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG NGHỆ SẤY CẢI TIẾN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ HIỆU QUẢ SẤY KHÔ QUẢ DÀNH DÀNH - GARDENIA JASMINOIDES ELLIS
Ziping Ai và cs.
Food Chemistry X. 2024, 24: 102052
Quả dành dành (Gardenia jasminoides Ellis) được sử dụng rộng rãi như một loại dược thảo và thực phẩm có lợi cho sức khỏe vì có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ huyết áp và kháng virus. Ảnh hưởng của các phương pháp sấy như: sấy bằng không khí nóng (HAD), sấy hồng ngoại sóng trung và sóng ngắn (MSWID), sấy chân không (PVD) và sấy bằng không khí nóng kết hợp sóng radio –HAD (RF-HAD) đến chất lượng về mặt hóa lý của quả dành dành đã được nghiên cứu. So với HAD và MSWID, PVD và RF-HAD có thể tạo thành các kênh vi xốp có lợi cho việc thoát hơi nước bên trong quả dành dành (Gardenia jasminoides Ellis) ra ngoài, do đó rút ngắn thời gian sấy 32,56 – 42,51% và tăng hàm lượng geniposid 3,31-13,77%, đồng thời duy trì độ sáng và độ đỏ tốt hơn. Ngoài ra, phân tích tương quan Pearson cho thấy các mẫu sấy RF-HAD có hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất và hàm lượng hoạt chất (acid chlorogenic và geniposid) cao nhất, đồng thời có mối tương quan tích cực đáng kể giữa màu sẫm và hàm lượng sắc tố vàng. Sau khi so sánh toàn diện, phương pháp sử dụng không khí nóng kết hợp sóng radio RF-HAD được đề xuất là phương pháp phù hợp nhất để sấy quả dành dành (Gardenia jasminoides Ellis). Nghiên cứu này có thể cung cấp cơ sở khoa học và hỗ trợ kỹ thuật để thúc đẩy phát triển sản phẩm chất lượng cao trong công nghiệp chế biến quả dành dành (Gardenia jasminoides Ellis).
IRIDOID GLYCOSID TỪ HOA DÀNH DÀNH - GARDENIA JASMINOIDES: PHÂN LẬP, ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA
Wei Li và cs.
Fitoterapia. 2025,180: 106316
Bốn iridoid mới là jasmigeniposid C (1), jasmigeniposid D (2), jasmigeniposid E (3) và jasmigeniposid F (4), cùng với 6 iridoid đã biết (5-10) đã được phân lập từ hoa dành dành (Gardenia jasminoides). Cấu trúc của chúng được xác định dựa trên các kết quả phân tích dữ liệu phổ và các phản ứng hóa học. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất này được đánh giá sơ bộ bằng thử nghiệm loại bỏ gốc tự do DPPH. Kết quả cho thấy các hợp chất 1-5 có tác dụng chống oxy hóa, trong đó hợp chất 2 thể hiện hoạt tính mạnh nhất.
CHIẾT XUẤT NHANH CÁC HỢP CHẤT SINH HỌC TỪ QUẢ DÀNH DÀNH BẰNG CÁC DUNG MÔI EUTECTIC SÂU MỚI VÀ CÓ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG
Wen Lijiao và cs.
Journal of Separation Science. 2023,46(17): e2300163
Việc sử dụng dung môi eutectic sâu là một lựa chọn thay thế và thân thiện với môi trường đã thu hút được sự quan tâm đáng kể. Nghiên cứu này lần đầu tiên đề xuất một loạt các hệ thống eutectic sâu dựa trên benzylammonium chlorid để chiết xuất các hợp chất hoạt tính sinh học từ quả dành dành (Gardenia jasminoides Ellis). Thông qua việc triển khai phương pháp đáp ứng bề mặt, dung môi tối ưu được xác định là dodecyldimethylbenzylammonium chlorid-acid levulinic (1:3, mol/mol) với 35% nước (v/v), được thiết kế riêng để chiết xuất geniposid, genipin-1-β-D-gentiobiosid, crocin-1 và crocin-2 từ quả dành dành với tỷ lệ rắn/lỏng là 1:20 ở 86°C trong 16 phút. Tổng hiệu suất chiết xuất của chúng có thể đạt 70,6 mg/g, vượt trội so với các dung môi khác và các kỹ thuật tương ứng. Hơn nữa, hệ thống eutectic được thu hồi sau chu kỳ chiết xuất đầu tiên, sau đó được áp dụng trong quá trình chiết xuất tiếp theo, mang lại hiệu suất chiết xuất ổn định là 97,1%. So với các phương pháp truyền thống trước đây, một quy trình chiết xuất nhanh, năng suất cao và “xanh” đã đạt được thông qua các cài đặt gia nhiệt đơn giản không hạn chế thiết bị. Do đó, muối dodecyl-dimethylbenzyl-ammonium chlorid của acid levulinic có thể đóng vai trò là dung môi bền vững và có thể tái sử dụng để chiết xuất hiệu quả các hợp chất có hoạt tính sinh học tự nhiên từ nguyên liệu thô có nguồn gốc thực vật. Việc ứng dụng dung môi eutectic sâu đã chứng minh tiềm năng của chúng như là dung môi có thể thiết kế được với khả năng chiết xuất mạnh hơn so với dung môi hữu cơ truyền thống.
MỘT PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT THÔNG MINH SỬ DỤNG THÔNG TIN TỪ SẮC KÝ ĐỒ BA CHIỀU DAD ĐỂ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TÍCH HỢP THUỐC CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC: THÍ NGHIỆM RỄ DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES)
Zhang Hui và cs.
Analytical methods. 2023,15(21): 2665-2676
Dấu vân tay trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), có đặc điểm là toàn diện và không rõ ràng, là một chiến lược thông thường để kiểm soát chất lượng toàn diện các loại thuốc TCM. Tuy nhiên, dấu vân tay của các loại thuốc TCM ở giai đoạn hiện tại thường áp dụng một bước sóng duy nhất hoặc một vài bước sóng, thiếu sử dụng hiệu quả dữ liệu sắc ký đồ của máy dò mảng diode (DAD). Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp khai thác thông tin thông minh các đặc điểm từ sắc ký đồ DAD ba chiều để thiết lập biểu đồ dạng thanh (BFD) mới để kiểm soát chất lượng tích hợp của TCM. BFD được thiết lập tự động bằng thông tin sắc ký và phổ của hệ thống lai phức tạp trong sắc ký đồ DAD. Điều này bao phủ các diện tích đỉnh của các thành phần mục tiêu ở bước sóng hấp thụ tối ưu. Lấy 27 lô rễ dành dành (Gardenia jasminoides) làm mẫu, BFD kết hợp với phép đo hóa học được áp dụng để đánh giá chất lượng mẫu một cách hoàn hảo, giúp cải thiện độ chính xác của phân loại nguồn gốc bằng cách sử dụng phân tích cụm phân cấp, phân tích thành phần chính, mô hình hóa độc lập mềm của phép loại suy lớp và phân tích phân biệt bình phương nhỏ trực giao. Dấu vân tay bước sóng đơn và BFD sử dụng lần lượt 23 và 38 đỉnh chung làm biến và kết quả chỉ số rand đã điều chỉnh của bước sóng đơn và BFD lần lượt là 0,559 và 0,819. So với các phương pháp quét toàn bộ ở từng bước sóng đơn lẻ, phương pháp nhận dạng đỉnh được sử dụng trong nghiên cứu này đã cải thiện tốc độ xử lý từ 180 giây xuống còn 4 giây đồng thời giảm độ phức tạp tính toán. Phương pháp BFD được thiết lập thể hiện thông tin đặc trưng phong phú hơn về các thành phần hóa học của TCM, đồng thời cho khả năng phân loại nguồn gốc chính xác hơn, và có ưu thế vượt trội trong kiểm soát chất lượng tổng thể của TCM.
PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA HAI LIGNAN MỚI TỪ HOA DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES) CÓ TÁC DỤNG ỨC CHẾ α -GLUCOSIDASE MẠNH
Qingsen Shao và cs.
Phytochemistry Letters. 2025, 67: 102959
Nghiên cứu này trình bày việc phân lập và xác định cấu trúc của hai lignan mới, được đặt tên là jasminosid U (1) và jasminosid W (2), từ hoa dành dành (Gardenia jasminoides). Cấu trúc của các hợp chất trên được xác định thông qua phương pháp phân tích tổng hợp bao gồm phổ NMR, HR-ESI-MS, cùng với phân tích chi tiết các tương quan ROE và hệ số tương tác (coupling constants). Ngoài ra, hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất 1 và 2 đã được đánh giá bằng phương pháp thử enzyme chuẩn. Kết quả thử nghiệm cho thấy cả jasminosid U (1) và jasminosid W (2) đều có khả năng ức chế α-glucosidase đáng kể, với giá trị IC50 lần lượt là 266 μmol/L và 323 μmol/L, cho thấy tiềm năng ứng dụng của chúng như các tác nhân điều trị đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa liên quan.
Nguyễn Thị Hồng Anh
PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC, ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA VÀ KHÁNG KHUẨN VÀ KHẢO SÁT IN SILICO TINH DẦU DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES)
Mohammed Kara và cs.
Plants. 2025, 14(7): 1055
Các loại thực vật có hương thơm và dược tính đã gắn bó với nền văn minh nhân loại suốt hàng nghìn năm, không chỉ là thành phần quan trọng trong y học cổ truyền và hiện đại, mà còn cung cấp những hương liệu ấn tượng nâng cao trải nghiệm giác quan. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là khảo sát thành phần hóa học, hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn, cũng như đánh giá in silico tương tác phân tử của tinh dầu dành dành - Gardenia jasminoides (GJEO). Thành phần hóa học được xác định bằng phân tích sắc ký khí – khối phổ (GC-MS). Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá thông qua phương pháp DPPH (2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl) và tổng khả năng chống oxy hóa (TAC). Hoạt tính kháng khuẩn được thử nghiệm in vitro trên ba chủng vi khuẩn (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus) và hai chủng nấm (Candida albicans và Aspergillus niger). Phân tích in silico qua docking phân tử được sử dụng để xác định kiểu tương tác giữa các thụ thể topoisomerase II và các hợp chất chủ đạo có hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn (các ligand eugenol, methyleugenol và α-terpineol). Kết quả thu được cho thấy tổng cộng 25 hợp chất dễ bay hơi, trong đó phát hiện thêm 5 hợp chất mới: Methyleugenol (15,41%), 1-undecyn (3,40%), 2,6,10-dodecatrien-1-ol, 3,7,11-trimethyl- (1,11%), 2,5-cyclohexadiene-1,4-dion, 2,6-bis(1,1-dimethylethyl)- (0,40%), và 5,9-tetradecadiyn (0,32%). Khả năng chống oxy hóa của GJEO đạt khoảng 1,25 µg tương đương acid ascorbic/mL (thử nghiệm TAC) và IC50 = 19,05 µL/mL (thử nghiệm DPPH). GJEO thể hiện hoạt tính kháng khuẩn nổi bật, đặc biệt chống Pseudomonas aeruginosa với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 16,67 µL/mL. Phân tích docking phân tử in silico cho thấy eugenol tương tác mạnh mẽ qua nhiều liên kết Pi–Alkyl và carbon–hydro, trong khi α-terpineol hình thành liên kết hydro và alkyl. Những phát hiện này nhấn mạnh tiềm năng của tinh dầu dành dành như một nguồn nguyên liệu chứa các hợp chất sinh học có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn đáng kể, qua đó gợi mở khả năng ứng dụng trong phát triển dược phẩm và các liệu pháp điều trị có nguồn gốc tự nhiên.
LỢI ÍCH CỦA CÁC HỢP CHẤT DỄ BAY HƠI TRONG HOA DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS) ĐỐI VỚI CẢM XÚC VÀ TÂM TRẠNG CON NGƯỜI
Yan Cai và cs.
Scientific Reports. 2025 Feb; 15: 4194
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên đại học, trong đó vai trò của cây xanh trong môi trường học đường rất quan trọng. Việc nghiên cứu tác động của hương thơm từ cây trồng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên đại học là cần thiết. Nghiên cứu này tập trung vào hoa cảnh trong nhà phổ biến là dành dành (Gardenia jasminoides Ellis) để làm rõ mùi hương và ảnh hưởng của các hợp chất dễ bay hơi trên sự phục hồi về thể chất, tinh thần và cảm xúc của sinh viên. Kết quả cho thấy, cả nhóm trải nghiệm ngửi hương (G1) và nhóm đối chứng (G2) đều giảm huyết áp, nhịp mạch, công suất sóng β và tín hiệu điện da, đồng thời tăng công suất sóng α và chỉ số biến thiên nhịp tim (HRV). Cụ thể, nhóm G1 tăng công suất sóng α thêm 0,17 µV²/Hz, nhóm G2 tăng HRV thêm 0,184, trong khi công suất sóng β giảm lần lượt 2,589 và 0,01 µV²/Hz. Về mặt tâm lý, cả G1 và G2 đều ghi nhận sự gia tăng đáng kể điểm “năng lượng” và “bản thân”. Hơn nữa, nhận thức về mùi hoa dành dành của sinh viên có tương quan với nhiều chỉ số sinh lý và tâm lý trong thí nghiệm. Nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất dễ bay hơi của Gardenia jasminoides Ellis giàu terpen và các alcohol; trong đó terpen đóng vai trò điều hòa huyết áp và mang lại cảm giác thư giãn, còn các alcohol như linalool góp phần làm không khí trong lành, điều tiết hệ thần kinh và có tác dụng an thần. Kết quả này cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng các cây có hương thơm chứa terpen và alcohol, như dành dành, nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe.
Nguyễn Thị Tố Duyên, Đặng Quốc Tuấn
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ QUÁ TRÌNH LÊN MEN IN VITRO CỦA POLYSACCHARID TỪ QUẢ DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES)
Hui Yan và cs.
International Journal of Biological Macromolecules. 2025, 309(Pt 1): 142678
Trong nghiên cứu này, polysaccharid (GFP-40) từ quả dành dành (Gardenia jasminoides) được thu nhận bằng phương pháp chiết nước và kết tủa bằng ethanol, sau đó đặc điểm cấu trúc thông qua sắc ký thẩm thấu gel hiệu năng cao (HPGPC), sắc ký trao đổi anion hiệu năng cao kết hợp phát hiện xung điện hóa (HPAEC-PAD), methyl hóa kết hợp sắc ký khí-khối phổ (GC-MS) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR). Tiếp theo, GFP-40 được phân hủy bằng enzym thành các phân đoạn với khối lượng phân tử khác nhau rồi đánh giá tiềm năng lợi khuẩn (prebiotic) của các phân đoạn này qua quá trình lên men in vitro trên dịch phân. Kết quả cho thấy GFP-40 có khối lượng phân tử khoảng 253 kDa, thành phần chủ yếu là acid galacturonic (GalA) chiếm 82,03%. Phân tích cấu trúc chỉ ra rằng GFP-40 chủ yếu là pectin homogalacturonan có độ methyl hóa cao (79,61%) với khung chính là các đơn vị liên kết xen kẽ 1,4-GalpA và 1,4-GalpA(OMe). Bên cạnh đó, GFP-40 và các phân đoạn phân hủy (55,6 kDa, 14,2 kDa, 4,7 kDa và 2,0 kDa) không có khác biệt đáng kể về thành phần monosaccharid. Trong quá trình lên men, độ đục OD600 của tất cả nhóm thí nghiệm đều tăng dần, trong khi giá trị pH, đường trung tính và hàm lượng uronic giảm. Sau lên men, các phân đoạn có khối lượng phân tử thấp (4,7 kDa và 2,0 kDa) làm tăng đáng kể sản xuất acid béo mạch ngắn (SCFAs). GFP-40 và các phân đoạn phân hủy bởi enzym cũng làm tăng tỷ lệ tương đối của các lợi khuẩn (như Firmicutes và Actinobacteriota) và giảm tỷ lệ tương đối của các mầm bệnh (như Proteobacteria). Kết quả này cho thấy khối lượng phân tử của polysaccharid có liên quan đến hiệu quả lợi khuẩn, trong đó khối lượng thấp hơn mang lại hoạt tính tốt hơn, và polysaccharid từ quả dành dành có tiềm năng được sử dụng như một thành phần trong thực phẩm chức năng cải thiện sức khỏe con người.
CHIẾT XUẤT DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES) LÀM GIẢM TỔN THƯƠNG GAN DO ACETAMINOPHEN GÂY RA Ở CHUỘT
Tangpradubkiat và cs.
BMC Complement Med Therapies 2024, 24: 371
Bối cảnh
Tổn thương gan do acetaminophen (APAP) có thể đe dọa tính mạng. Cao chiết quả dành dành - Gardenia jasminoides (GJE), với geniposid (Gen) là thành phần hoạt tính chính, có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể hỗ trợ khắc phục cơ chế bệnh sinh của tổn thương gan do APAP. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của GJE trên mô hình chuột bị tổn thương gan do APAP.
Phương pháp
Hai mươi bốn chuột đực ICR được chia thành bốn nhóm (mỗi nhóm 6 con): Nhóm đối chứng uống nước cất; nhóm APAP uống một liều duy nhất 600 mg/kg APAP; nhóm APAP + GJE liều thấp, trong đó chuột sau 30 phút sử dụng APAP sẽ được cho uống hai liều thấp GJE (0,44 g/kg/liều, chứa 100 mg/kg Gen) cách nhau 8 giờ; nhóm APAP + GJE liều cao APAP, trong đó chuột sau 30 phút sử dụng APAP sẽ được cho uống hai liềucao GJE (0,88 g/kg/liều, chứa 200 mg/kg Gen). Sau 24 giờ dùng APAP, chuột được an tử và mô gan được sử dụng để kiểm tra mô học và xác định hàm lượng glutathion (GSH) và malondialdehyd (MDA) trong gan. Huyết thanh được sử dụng để xác định nồng độ ALT và cytokin gây viêm (yếu tố hoại tử khối u-α (TNF-α) và interleukin-6 (IL-6).
Kết quả
Phân tích vi thể mô gan cho thấy nhóm APAP có hoại tử viêm gan mức độ trung bình đến nặng, trong khi cả hai nhóm điều trị chỉ có hoại tử viêm nhẹ. Mức ALT huyết thanh ở nhóm APAP tăng rõ so với nhóm đối chứng nhưng giảm đáng kể sau điều trị GJE liều thấp và liều cao. Nồng độ TNF-α huyết thanh cao hơn đáng kể ở nhóm APAP so với đối chứng và giảm rõ sau điều trị GJE liều cao (lần lượt 135,5 ± 477,2; 35,5 ± 25,8; 74,7 ± 47,2; 41,4 ± 50,8 pg/mL). IL-6 huyết thanh có kết quả tương tự. Hàm lượng GSH gan thấp hơn rõ ở nhóm APAP so với đối chứng nhưng tăng sau cả hai liều thấp và cao của GJE (19,9 ± 4,5; 81,5 ± 12,4; 71,4 ± 7,8; 82,6 ± 6,6 nmol/mg protein). Ngược lại, MDA gan tăng ở nhóm APAP so với đối chứng nhưng giảm sau điều trị GJE liều cao (108,6 ± 201,5; 40,5 ± 18,0; 40,5 ± 16,8 nmol/mg protein).
Kết luận
Điều trị bằng cao chiết dành dành có thể làm giảm độc tính gan do APAP, có lẽ nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của dành dành.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TINH SINH HỌC CỦA DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES)
Wenping Xiao và cs.
Journal of food and drug analysis. 2017,25: 43-61
Dành dành (Gardenia jasminoides) là một loài thực vật được trồng rộng rãi tại nhiều khu vực ở Trung Quốc, ban đầu được sử dụng như một chất tạo màu vàng tự nhiên. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, loài cây này đã trở thành một trong những vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc nhờ vào các hoạt tính sinh học được phát hiện. Các nghiên cứu đã báo cáo rằng G. jasminoides có nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm khả năng chống oxy hóa, tác dụng hạ đường huyết, ức chế viêm, chống trầm cảm và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bài tổng quan này nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về thành phần hóa học của G. jasminoides, bao gồm các phương pháp chiết xuất, phân lập và đặc tính của các chất dễ bay hơi cũng như các phân tử có hoạt tính sinh học. Đặc biệt, nghiên cứu tập trung vào hai hợp chất chính là genipin và crocin, vốn có tiềm năng dược lý mạnh mẽ. Hơn nữa, nghiên cứu này còn tìm cách thiết lập mối quan hệ cấu trúc - hoạt tính giữa hai nhóm hợp chất chính với 2 nhóm tác dụng dược lý khác nhau và các hoạt tính sinh học của chúng. Điều này có thể giúp định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn về các hợp chất trong G. jasminoides nhằm ứng dụng trong thực phẩm chức năng và dược phẩm tiềm năng.
Nguyễn Thị Huế
HAI HỢP CHẤT IRIDOID GLYCOSID MỚI TỪ QUẢ DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES)
Hai-Bo Li và cs.
Natural Product Research. 2020, 1-7
Hai hợp chất iridoid glycosid mới, 20-O-cis coumaroylgardosid (1) và 60-O-caffeoylioxid (2), đã được phân lập từ quả của cây dành dành (Gardenia jasminoides). Cấu trúc của các hợp chất này được xác định dựa trên phân tích phổ (HR-ESI-MS, NMR) và các phương pháp hóa học. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất được đánh giá thông qua khả năng ức chế sản xuất PGE2 trong đại thực bào RAW 264.7 được kích thích bằng LPS. Cả hai hợp chất 1 và 2 đều có khả năng làm giảm mức PGE2 trong đại thực bào RAW 264.7 bị hoạt hóa bởi LPS với giá trị IC50 lần lượt là 121,4 và 83,38 µM
IRIDOID GLYCOSID VÀ LIGNAN TỪ QUẢ DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS)
Yan-Gang Cao và cs.
Phytochemistry. 2021, 190:112893
Bốn hợp chất iridoid glycosid chưa từng được mô tả trước đây, bao gồm hai bis-iridoid glycosid, cùng với ba hợp chất lignan mới và 16 hợp chất đã biết, đã được phân lập từ quả của cây dành dành (Gardenia jasminoides Ellis). Cấu trúc của các hợp chất này được xác định dựa trên các phương pháp phổ và cấu hình tuyệt đối của ba hợp chất chưa được mô tả trước đó được xác định thông qua phân tích quang vòng điện tử (ECD) và dữ liệu [α]20D. Hiệu quả ức chế α-glucosidase của các hợp chất được đánh giá và tất cả đều thể hiện hoạt tính ức chế yếu với giá trị IC50 lớn hơn 50 μM.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TỪ HOA DÀNH DÀNH HOANG DẠI (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS)
Hu Zhang và cs.
Chemistry & Biodiversity. 2017 14(5): e1600437
Bóm tắt ehất iridoid mới, bao gồm 2'-O-trans-coumaroylshanzhisid (1), 6'-O-trans-coumaroylshanzhisid (2), 8α-butylgardenosid B (3), 6α-methoxygenipin (4), và mygenipin (B ( (ới, bao gồm 2'-revealed that the flowers of this plant O-β-ᴅ-glucopyranosid (5), cùng vao gười sáu hợp chất đã biết, đã được phân lập từ hoa ăn được của cây dành dành dại (Gardenia jasminoides Ellis). Casminoides cùng vao gười sáu hợp chất đã biết, đã được phân lập từ hoa ăn được của cây dành dành dại (enoside B instead of geniposide in the fruiệt đối của phần đường trong các hợp chất mới được xác định bằng phân tích HPLC của các sản phẩm thủy phân acid. Ngoài ra, hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất này đã được đánh giá sơ bộ bằng thí nghiis)dhu is). Casminoides cùng vao gười sáu hợpch chiết ethanol từ G. jasminoides Ellis vnoidesnoides cùng vao gười sáu hợpch chiết ethanol từ ợc phân lập từ hoa ăn được của cây dành dành dại (enoside B instead of geniposide in the fruiệt đối của phần đường trong các hợp chất mới được xác định bằng phâng ngày.
2-METHYL-L-ERYTHRITOL GLYCOSID TỪ CÂY DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES)
Liguo Yanga và cs.
Fitoterapia. 2013, 89:126-130
Hai glycosid m013DESL GLYCOSID TỪ CÂY DÀNHO-(6-O-trans-sinapoyl)-β-sinapoyl)-d m013DE1) và 2-methyl-L-erythritol-1-O-(6-O-trans-sinapoyl)-β-sinapoyl)-yl-L-ery2), cùng v)-yl-L-erythritol-1-D Terythr3 - 4), bùng v)-yl-L-erythritol-1-5 -8) và mg v)-yl-L-eryt9), đã đưv)-phân lđưv)-yl-L-erythritol-1-D TDÀNGardenia jasminoides). Cenia jasminoideshritol-1-D y được xác định thông qua phổ MS và NMR 2D (HMQC và HMBC). Ho Cenia o Cenia jasminoinitric oxid cxid c a jasminoideshritol-1-D y được xác định thông qua phổ MS và NMR 2D (HMQC và HMBC). osynthesis of terpenoids.lated compounds on nitric oxideđược báo cáo trong một số tài liệu, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về glycosid của 2-methyl-L-erythritol. Dựa trên phát hiện này, nghiên cij đhiên cijasminoideshritol-1-D y được xác định thông qua phổ MS và NMR 2D (HMQC và HMBC). osynthesis of tnoid không qua mevalonat.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT LÊN SỰ NHÂN GIỐNG NHANH CÂY DÀNH DÀNH TRONG NUÔI CẤY MÔ
Yang Ai và cs.
Forests 2024, 15(3), 446;
Nguyễn Văn Kiên, Nguyễn Thị Tố Duyên
ẢNH HƯỞNG CỦA CHLOROCHOLINE CHLORIDE LÊN QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA PHENOLIC TRONG NUÔI CẤY MÔ CÂY DÀNH DÀNH VARIEGATA VÀ DÀNH DÀNH ELLIS
Amal Abd El Latif El Ashry và cs.
Egyptian Journal of Chemistry. 2024 ; 67 (12): 433-44
Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng chlorocholine chloride (CCC) khác nhau (0, 100, 200 và 300 mg/l) đến hàm lượng hợp chất phenolic và trọng lượng tươi của các nuôi cấy chồi cây dành dành Variegata và dành dành Ellis trong ba lần thu hoạch (10, 20 và 30 ngày) đã được thực hiện. Kết quả phân tích cho thấy axit chlorogenic, axit vanillic, dihydrokampferol, rutin và rosmarinic là các hợp chất phenolic chiếm ưu thế trong các nuôi cấy chồi của cả hai phân loài dành dành. Các hợp chất có hoạt tính sinh học này đã được phát hiện với hàm lượng đáng kể trong các lần xử lý khác nhau. Với nồng độ 300 mg/l CCC rõ ràng dẫn đến sự tích lũy đáng kể các hợp chất phenolic trong các nuôi cấy chồi của dành dành Variegata. Vụ thu hoạch thứ hai của xử lý này cho thấy hàm lượng axit chlorogenic cao nhất là 59,1 ± 0,04 mg/g so với trọng lượng khô. Tuy nhiên, trong vụ thu hoạch thứ ba, axit chlorogenic biến mất và được thay thế bằng các hợp chất phenolic khác như rutin, dihydrokampferol và axit vanillic, điều này chỉ ra rằng axit phenolic đã được điều chuyển để tạo ra một hợp chất phenolic khác theo thời gian, hàm lượng các hợp chất này được ghi nhận lần lượt là 54,8 ± 0,06, 43,9 ± 0,05, 25,5 ± 0,1 và 1,2 ± 0,1 mg/g trọng lượng khô trong cùng một xử lý. Hàm lượng hợp chất phenolic có hoạt tính sinh học của chồi cây dành dành Ellis cao hơn so với ở chồi cây dành dành Variegata. Việc bổ sung 200mg/l CCC vào môi trường đối chứng dẫn đến sự xuất hiện của các mức hợp chất phenolic là đáng kể. Cụ thể, chiết xuất từ chồi cây dành dành Ellis nuôi cấy trên môi trường đối chứng bổ sung 200mg/l CCC cho thấy nồng độ axit chlorogenic, dihydrokampferol và rutin cao nhất ở lần thu hoạch thứ hai (lần lượt là 255,7 ± 0,3, 110,3 ± 0,2 và 98,5 ± 0,5 mg/g trọng lượng khô). Nghiên cứu về quá trình hình thành hợp chất phenolic trong nuôi cấy chồi cây dành dành Variegata và dành dành Ellis đã được công bố trong kết quả thu được. Ngoài ra, có thể nhận thấy rằng, nuôi cấy chồi của cây dành dành Variegata tạo ra hàm lượng axit chlorogenic và các chất chuyển hóa thứ cấp khác trong chiết xuất của chúng ít hơn so với chiết xuất từ nuôi cấy chồi của cây dành dành Ellis. Đồng thời, cây dành dành Variegata thường thể hiện khối lượng tươi lớn hơn so với cây dành dành Ellis. Điều này cho thấy rằng nuôi cấy chồi của cây dành dành Variegata có khả năng phục hồi tốt hơn trước ảnh hưởng do xử lý CCC gây ra so với nuôi cấy chồi của cây dành dành Ellis.
Nguyễn Thị Tố Duyên, Nguyễn Trọng Chung
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ CYCOCEL KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ RA HOA CỦA CÂY DÀNH DÀNH
Soliman MN và cs.
2022 , 47(1): 46-56
Dành dành là một trong những loại cây trồng trong nhà quan trọng trên thị trường hoa hiện nay. Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của các nồng độ cycocel khác nhau (0, 1500, 3000 và 4500 ppm) đến sự sinh trưởng, phát triển, ra hoa và hàm lượng sắc tố của cây dành dành. Xử lý bằng nồng độ cycocel cao (4500 ppm) dẫn đến chiều cao cây và trọng lượng tươi, khô giảm giảm đáng kể, trong khi nó làm tăng sự phân nhánh so với nồng độ thấp và đối chứng. Hơn nữa, phun cycocel ở mức 4500 và 3000 ppm đã thúc đẩy ra hoa sớm. Khi phun bằng cycocel 4500 ppm thì cây đạt được số lượng hoa là cao nhất, tiếp theo là cây được xử lý bằng cycocel ở mức 3000 ppm cũng thu được kết quả tương tự. Do đó, xử lý bằng cycocel ở mức trung bình 3000 ppm là hoàn toàn phù hợp nhằm nâng cao giá trị về khối lượng tươi và khô của hoa. Hơn nữa, hàm lượng diệp lục và carotenoid cũng được nâng cao trong các cây được phun cycocel ở mọi nồng độ được sử dụng.
KHẢO SÁT HỆ GEN LÀM SÁNG TỎ TOÀN BỘ HỆ GEN LỤC LẠP VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM HỆ GEN NHÂN CỦA TẾ BÀOCÂY DÀNH DÀNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS) – LOÀI THỰC VẬT SẢN XUẤT CROCIN
Wencai wang và cs.
Gardenia jasminoides Ellis, 2021, 68:1165–1180
Dành dành là một loại thảo mộc truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc, đã được sử dụng rộng rãi vì nó là chất mầu ổn định trong ngành công nghiệp thực phẩm và là nguồn crocin dồi dào trong điều trị nhiều loại ung thư và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, sự thiếu hụt dữ liệu phân tử liên quan đến hệ gen của bào quan và nhân tế bào đã hạn chế rất nhiều các nghiên cứu sinh học chuyên sâu về cây dành dành. Trong nghiên cứu này, trình tự toàn bộ hệ gen lục lạp (cp) và các đoạn gen lớn của hệ gen nhân tế bào của cây dành dành đã bước đầu được tạo rabằng giải trình tự khảo sát hệ gen và phân tích toàn bộ cấu trúcvà so sánh hệ gen đã được thực hiện. Kết quả đã cho thấy hệ gen lục lạp cp ccây dành dành có tổ chức bốn phần điển hình và có kích thước 154.921 bp với hàm lượng GC là 37,5%. Hệ gen lục nạp này có chứa 132 gen, trong đó có 18 gen được nhân đôi ở các vùng lặp ngược (IR). Có 50 trình tự lặp dài (motif > 10 bp) và 27 trình tự lặp l đơn đã được phát hiện, đồng thời 30 codon có xu hướng sử dụng ưu tiên và 58 vị trí chỉnh sửa RNA cũng đã được dự đoán trong bộ gen lục nạp cp của loài này. Bộ gen lục nạp cp của dành dành có sự tương đồng với các loài có quan hệ gần trong họ cà phê (Rubiaceae) về mặt trình tự gen và ranh giới vùng lặp ngược (IR), đồng thời mối quan hệ họ hàng giữa hai chi Gardenia và Coffea được thúc đẩy mạnh mẽ. Hơn nữa, kích thước DNA của cây dành dành được ước tính là 562,9 Mb, tỷ lệ dị hợp tử là 0,68%, tỷ lệ trình tự lặp là 51,6% và hàm lượng GC là 36,44%. Nhìn chung, nguồn dữ liệu vnhững phát hiện đã thu được trong nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin mới cho các nghiên cứu phân tử và chọn giống đối với loài thực vật quan trọng có khả năng sản xuất crocin trong tương lai.
TÁI GIẢI TRÌNH TỰ TOÀN BỘ HỆ GEN LÀM SÁNG TỎ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA CÁC GIỐNG DÀNH DÀNH CHÍNH (GARDENIA JASMINOIDES ELLIS)
Kangqin Li và cs.
Horticulturae. 2023; 9(7): 754
Mười chín mẫu dành dành từ Trung Quốc đã được sử dụng để giải trình tự bộ gen. Tỷ lệ base sạch đạt chất lượng Q30 dao động từ 91,19% đến 92,94%. Khi đối chiếu với hệ gen tham chiếu, tổng cộng có 7.568.199 vị trí inDel và 61.535.595 vị trí SNP đã được phát hiện, với tỷ lệ dị hợp tử của các biến thể lần lượt dao động từ 44,86% đến 92,69% đối với inDel và từ 41,53% đến 90,38% đối với SNP. Vị trí bộ gen vàchú thích chức năng của SNP và inDel trong các mẫu khác nhau đã được tiến hành. SNP và inDel phân bổ chủ yếu ở vùng giữa các gen, vcác tỷ lệ lần lượt là 67,2360% và 62,6415%. Dựa trên cây phát sinh loài được xây dựng theo phương pháp hợp lý tối đa (maximum likelihood), 19 mcó thể được chia thành bốn nhóm. Trong số đó, các mẫu Y_10 và Y_38 được xếp vào cùng một nhóm, trong khi mẫu Y_2 tạo thành một nhóm riêng. Hai nhóm này tách biệt sớm nhất so với các giống và loài khác. Các kết luận tương tự cũng được rút ra từ kết quả phân tích cấu trúc di truyền và thành phần chính. Nghiên cứu này đã cung cấp nền tảng trình tự để xác định chỉ thị phân tử và kiểu gen của cây dành dành. Nó cũng đóng vai trò làm cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu tiếp theo về bảo tồn và khai thác nguồn gen định vị di truyền các tính trạng nông học quan trọng, cũng như chọn tạo và phát triển các giống chất lượng cao.
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÂY DÀNH DÀNH
Fei Yin, Jianhui Liu
Research Gate Logo, Chinese Herbal Medicines. 2018,10(4)
Quả dành dành (gọi là Chi tử trong tiếng Trung) đã được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung và vị thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc suốt hàng ngàn năm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất hoặc các thành phần hoạt tính từ dành dành có vai trò thiết yếu trong việc điều hòa stress oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh, chống tiểu đường, chống khối u, v.v. Trong bài tổng quan này, chúng tôi xem xét dành dành dưới các khía cạnh như định danh thực vật, thành phần hóa học, dược lý và dược động học, đánh giá độ an toàn và độc tính, cũng như ứng dụng lâm sàng.
ĐỊNH DẠNG CHẤT CHUYỂN HÓA CỦA CÁC MẪU NUÔI CẤY IN VITRO CÂY DÀNH DÀNH VỚI CÁC MỨC ĐỘ BIỆT HÓA KHÁC NHAU
Gergana Krasteva và cs.
National Library of Medicine: Molecules. 2022; 27(24)
Dành dành là loài cây dược liệu có mùi thơm đặc trưng và giá trị kinh tế cao. Mặc dù các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào thành phần hóa thực vật và hoạt tính sinh học của dịch chiết quả dành dành, tuy nhiên, tiềm năng ứng dụng hệ thống nuôi cấy in vitro nhằm sản xuất hàng loạt các chất chuyển hóa thứ cấp có giá trị vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu này trình bày dữ liệu về hồ sơ chất chuyển hóa (bằng GC/MS và HPLC), hoạt tính chống oxy hóa (DPPH, TEAC, FRAP, CUPRAC) và hồ sơ SSR của lá cây dành dành và các mẫu nuôi cấy in vitro ở các mức độ biệt hóa khác nhau (chồi, mô sẹo, huyền phù tế bào). Dữ liệu cho thấy tương quan mạnh giữa hoạt tính chống oxy hóa (r = 0,9777–0,9908) với hàm lượng acid chlorogenic, acid salicylic, rutin và hesperidin. Mười một chỉ thị SSR đồng trội được sử dụng để đánh giá sự đa dạng di truyền, với chỉ số thông tin đa hình trung bình (PIC) đạt 0,738 ± 0,153. Tất cả các mẫu nuôi cấy in vitro đều thể hiện mức độ biến dị di truyền cao (Na = 5,636 ± 2,157; Ne = 3,0 ± 1,095). Đây là báo cáo đầu tiên cung cấp dữ liệu tích hợp về chuyển hóa thứ cấp, hoạt tính chống oxy hóa và biến dị di truyền của dành dành trong điều kiện nuôi cấy in vitro với mức độ biệt hóa khác nhau.
Đào Văn Châu, Hoàng Thị Sáu
ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG VÀ MỨC ĐỘ ĐƯỜNG SUCROSE LÊN GIẢI PHẪU, CẤU TRÚC SIÊU NHỎ VÀ QUANG HỢP CỦA LÁ CÂY DÀNH DÀNH ELLIS ĐƯỢC NUÔI CẤY IN VITRO
Maria Dolores Serret và cs.
International Journal of Plant Sciences, 2000, 161(2):281-2
Hoàng Thị Sáu
ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA CÁC KIỂU GEN DÀNH DÀNH CÓ NGUỒN GỐC TỪ HẠT VÀ CHỌN LỌC DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CHẤT THƠM CỦA HOA
Vasiliki Anastasiadi và cs.
Agriculture. 2024; 14(5): 650
Dành dành là cây bụi thường xanh có hoa trắng thơm, được trồng làm cảnh, tạo hương và sử dụng trong y học. Nghiên cứu này nhằm chọn lọc các kiểu gen có tiềm năng thương mại để sử dụng làm cây cảnh trong chậu hoặc nguyên liệu cho ngành công nghiệp nước hoa. Vì vậy, 32 kiểu gen cây dành dành, được nhân giống từ hạt thu thập tại Úc và Hoa Kỳ, đã được đánh giá về đa dạng di truyền của chúng so với bốn giống thương mại ('Pelion', 'Joy', 'Grandiflora' và 'Kimberly', được sử dụng làm giống tham chiếu) bằng cách sử dụng các chỉ thị ISSR và SCoT. Phân tích cụm đã tách các kiểu gen dành dành thành ba cụm sau: một cụm bao gồm 16 kiểu gen có nguồn gốc từ Úc, một cụm bao gồm 16 kiểu gen có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và cụm thứ ba chứa bốn giống tham chiếu. Nói cách khác, có sự phân định rõ ràng các kiểu gen được nghiên cứu theo nguồn gốc địa lý của chúng. Ngoài ra, các kiểu gen dành dành đã được đánh giá về các đặc điểm hình thái và hóa học của chúng. Như vậy, các tính trạng liên quan đến hoa và lá có giá trị làm cảnh đã được đo lường; đồng thời, các hợp chất dễ bay hơi trong chiết xuất hoa được xác định bằng phân tích GC-MS. Kiểu gen 29-5 đã được chọn lọc nhờ đặc điểm hình thái phù hợp với tiêu chuẩn cây cảnh và kiểu gen 51-8 giầu các hợp chất thơm. Các hợp chất thơm chính chịu trách nhiệm cho hương thơm của hoa của các kiểu gen dành dành khác nhau được kiểm tra là α-farnesene, benzyl tiglate, cis-3-hexenyltiglate, jasminelactone và linalool.
Nguyễn Trọng Chung, Đào Văn Châu
TỐI ƯU HÓA CÁC KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CHO CÂY DÀNH DÀNH
Bihua Chen và cs.
Pak. J. Bot. 2023; 55(2): 657-664
Tại Phúc Kiến, Trung Quốc, thời gian thu hoạch quả dành dành thường diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11 hằng năm. Sau khi thu hoạch, hạt giống cần được bảo quản kịp thời ở nơi râm mát hoặc trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4–5 °C. Phương pháp bảo quản này được ghi nhận là giúp tăng chiều cao cây con, tuy nhiên không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm.. "Nồng độ 500 ppm axit 3-indolebutyric (IBA) được xác định là chất điều hòa sinh trưởng thực vật (PGR) hiệu quả nhất cho việc nhân giống bằng cành của cây dành dành, dựa trên so sánh giữa các nồng độ PGR khác nhau. Các cành giâm được xử lý ở nồng độ này cho thấy hiện tượng ra hoa sớm ngay từ giai đoạn cây con, cho thấy tiềm năng thúc đẩy quá trình kết trái sớm sau khi trồng rừng. "Việc khử trùng mẫu cấy dành dành gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn khởi tạo mẫu. Để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn, các cây mẹ dùng để lấy mẫu cần được xử lý trước bằng thuốc bảo vệ thực vật. Quá trình nuôi cấy ban đầu yêu cầu điều kiện tối và bổ sung 5 mg/L vitamin C (VC) vào môi trường nuôi cấy nhằm hạn chế hiện tượng hóa nâu. Môi trường khởi tạo mẫu bao gồm môi trường cơ bản Murashige và Skoog (MS) được bổ sung 1,0 mg/L 6-benzyladenine (BA), 0,1 mg/L 1-naphthylacetic acid (NAA), 50 mg/L VC và 30 g/L đường. Trong giai đoạn nhân giống, môi trường cấy chuyển MS có bổ sung 0,5 mg/L BA, 0,1 mg/L NAA, 5 mg/L vitamin B2 (VB2) và 50 mg/L VC cho tỷ lệ nhân chồi trung bình đạt 6,25 lần, chiều cao chồi trung bình đạt 3,83 cm. Các chồi phát triển tốt với rất ít mô sẹo xuất hiện ở đáy chồi. Đối với giai đoạn ra rễ, môi trường 1/2 MS bổ sung 0,25 mg/L IBA và 20 mg/L đường cho hiệu quả cao, với tỷ lệ ra rễ đạt 100%, chiều dài rễ trung bình đạt 4,46 cm và số rễ trung bình mỗi cây đạt 7,92 rễ. Sau khi ra rễ, cây con được chuyển sang nhà kính bằng kính để tiến hành giai đoạn thích nghi. Môi trường nuôi cấy được rửa sạch và cây được trồng trong điều kiện nhà kính có phủ màng nhựa nhằm duy trì độ ẩm. Sau 30 ngày chăm sóc và kiểm soát sâu bệnh cẩn thận, tỷ lệ sống của cây đạt trên 98%.
Nguyễn Trọng Chung, Vương Đình Tuấn
QUY TRÌNH VI NHÂN GIỐNG CÂY DÀNH DÀNH
Siham Abd Al-Razzaq Salim , Sumaya Younus Hamza
Journal Biosciences Biotechnology Research Asia, 2017;14(2)
:Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng quy trình vi nhân giống cây dành dành sử dụng mẫu cấy từ đỉnh chồi và đốt của cây 2–3 năm tuổi. Mẫu cấy vô trùng được nuôi trong môi trường MS bổ sung TDZ (0–4,0 mg/L) kết hợp với IAA (0–0,4 mg/L) để khởi tạo chồi. Kết quả cho thấy, Không có sự khác biệt đáng kể giữa mẫu cấy từ đỉnh chồi và từ đốt trong giai đoạn khởi tạo. Tổ hợp 3,0 mg/L TDZ + 0,3 mg/L IAA cho kết quả cao nhất về số chồi, chiều dài chồi, số lá và số đốt ở cả hai loại mẫu cấy. Chồi nhỏ từ giai đoạn khởi đầu được cắt và cấy chuyển vào môi trường nhân giống chứa cùng nồng độ TDZ và IAA, bổ sung thêm 3,0 mg/L GA₃. Kết quả tốt nhất về nhân giống chồi thông qua số lượng chồi (3,8 chồi/mẫu cấy), chiều dài chồi (3,2 cm), số lá (6,9 lá/chồi) và số đốt (5,2 đốt/chồi) thu được ở nồng độ 3,0 mg/L TDZ + 0,3 mg/L IAA. Một số tổ hợp TDZ và IAA cũng kích thích hình thành nụ hoa. Các chồi nhân được chuyển sang môi trường ra rễ chứa nửa nồng độ muối MS, bổ sung 4,0 g/L than hoạt tính, và IBA hoặc NAA với nồng độ khác nhau (0–1,5 mg/L cho IBA; 0–2,0 mg/L cho NAA). Kết quả cho thấy nồng độ 1,5 mg/L IBA cho phản ứng ra rễ cao nhất (90%), Với NAA, nồng độ 1,0 mg/L cho hiệu quả ra rễ cao nhất (80%), với trung bình 2,4 rễ/chồi và chiều dài rễ 2,37 cm sau 6 tuần nuôi cấy. Cây ra rễ được chuyển sang chậu chứa hỗn hợp rêu than bùn và đất sông (tỷ lệ 2:1) để thích nghi. Sau 4 tuần, cây phát triển ổn định với tỷ lệ sống đạt 86%.
PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ TOÀN BỘ HỆ GEN CỦA CÂY THUỐC DÀNH DÀNH
Xinyu Xu và cs.
PeerJ Life & Environment Bioinformatics and Genomics, 2023, 18:11:e16056. doi: 10.7717/peerj.16056.:
Bối cảnh: Cây dành dành là một loài cây thuốc Trung Quốc, có giá trị cao về mặt y học và kinh tế cùng với sự đa dạng phong phú về nguồn gen. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đa dạng di truyền của loài này vẫn còn rất hạn chế.
Phương pháp: Trong nghiên cứu này, một mẫu dành dành hoang dại và một mẫu dành dành trồng đã được giải trình tự lại bằng nền tảng giải trình tự IlluminaHiSeq và dữ liệu thu được đã được đánh giá để làm rõ các đặc trưng của hệ gen của cây dành dành
Kết quả: Sau khi phân tích dữ liệu, kết quả cho thấy dữ lrõ ràng của là11,77G, với tỷ lệ Q30 đạt 90,96%. Tỷ lệ đối chiếu trung bình giữa hệ gen mẫu vhệ gen tham chiếu là 96,08%, độ sâu bao phủ trung bình là 15X và tỷ lệ bao phủ hệ gen đạt 85,93%. Số lượng biến thể đơn nucleotide (SNP) của hai mẫu FD và YP1 đã được xác định và lần lượt 3.087.176 và 3.241.416 biến thể. Ngoài ra, cácđột biến không tương đồng khác là SNP , đột biến InDel, đột biến SV và đột biến CNV cũng được phát hiện giữa mẫu vàhệ gen tham chiếu,và chú thích cơ sở dữ liệu KEGG, GO và COG đã được thực hiện cho các gene có biến thể ở cấp độ DNA.. Biến thể của gen cấu trúc trong con đường sinh tổng hợp crocin và gardenia- hai hoạt chấlàm thuốc chính của cây thuốc dành dành, đã đượkhám phá sâu hơn , cung cấp dữ liệcơ bản cho chọn giống phân tử và đa dạng di truyền của loài này trong tương lai.
Phạm Văn Năm
BẢO TỒN, TÁI SINH VÀ ỔN ĐỊNH DI TRUYỀN CỦA CÂY TÁI SINH TỪ MẪU CHỒI CÂY DÀNH DÀNH BAO ALGINATE
Stefanos Hatzilazarou và cs.
Polymers. 2021; 13: 1666
Nghiên cứu này chứng minh tiềm năng của phương pháp bao gói alginate đối với chồi ngọn và đốt thân của dành dành, kết hợp với bảo quản lạnh ngắn hạn hạt giống nhân tạo và khả năng tái sinh thành công sau đó thành các cây con đồng đều, mong muốn và ổn định về mặt di truyền. Chồi ngọn và đốt đầu tiên phía dưới, được lấy từ cây nuôi cấy in vitro, cho phản ứng tái sinh tốt hơn so với các đốt từ vị trí thứ hai đến thứ tư trên môi trường MS rắn, do đó được chọn làm mẫu cấy cho bao gói alginate. Mẫu cấy được bao bằng alginate natri 2,5% kết hợp với 50 mM canxi clorua tạo thành các hạt mềm, trong khi làm cứng bằng 100 mM canxi clorua tạo ra các hạt cứng có hình cầu đồng nhất, dễ xử lý. Việc bổ sung môi trường MS lỏng vào dung dịch alginate giúp tăng gấp đôi tỷ lệ nảy mầm của hạt giống nhân tạo. Duy trì hạt giống nhân tạo dưới điều kiện có ánh sáng cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn so với điều kiện trong bóng tối.
Các mẫu chồi được bao gói và bảo quản ở 4°C trong 4, 8 và 12 tuần cho thấy tỷ lệ tái sinh giảm dần (lần lượt là 73,3%, 68,9% và 53,3%), trong khi các mẫu không bao gói (mẫu trần) bảo quản trong cùng điều kiện giảm mạnh về khả năng tái sinh, tới mức gần như bằng không (48,9%, 11,1%, và 0,0%). Các chồi phát triển từ mẫu bao gói được bảo quản 12 tuần dễ dàng ra rễ trên môi trường MS rắn có bổ sung 0,5 M acid indole-3-acetic (IAA). Sau khi cấy cây ra bầu chứa giá thể than bùn – perlite (tỉ lệ 3:1, thể tích), cây con được thuần hóa thành công trong nhà kính với tỉ lệ sống đạt 95–100% dưới điều kiện giảm dần mức che sáng (75% hoặc 50%).
Độ ổn định di truyền của các cây con đã thuần hóa được đánh giá bằng chỉ thị phân tử ISSR và so sánh với cây mẹ. Phân tích ISSR xác nhận rằng tất cả các cây tái sinh đều đồng nhất về mặt di truyền so với cây mẹ. Quy trình tạo hạt giống nhân tạo này có thể hữu ích cho việc bảo quản nguồn gen ngắn hạn và nhân giống các cây có tính di truyền ổn định như một phương pháp thay thế vi nhân giống cây dành dành.
ĐIỀU KHIỂN TƯỚI NƯỚC TỰ ĐỘNG ĐỂ CẢI THIỆN SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA HAI GIỐNG DÀNH DÀNH “‘RADICANS’ AND ‘AUGUST BEAUTY’”
Amanda Bayer và cs.
HortScience. 2015; 50(1): 78–84
Việc sử dụng bền vững tài nguyên nước ngày càng trở nên quan trọng trong sản xuất cây trồng chậu do sự suy giảm nguồn nước sẵn có và sự gia tăng của các luật và quy định liên quan đến nước thải từ vườn ươm. Hệ thống tưới tự động điều khiển bằng cảm biến độ ẩm đất có thể được sử dụng để tưới nước khi hàm lượng nước thể tích trong giá thể (θ) giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định, nhờ đó nâng cao hiệu quả tưới bằng cách chỉ cung cấp lượng nước cần thiết. Chúng tôi đã so sánh sinh trưởng của hai giống dành dành, bao gồm giống ‘Radicans’có tốc độ sinh trưởng chậm và khó trồng, và giống ‘August Beauty’– giống sinh trưởng nhanh và dễ trồng, dưới các ngưỡng θ khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định cách thức tưới nước hiệu quả hơn mà không làm giảm chất lượng cây trồng, đồng thời xây dựng hướng dẫn tưới nước riêng cho từng giống. Hệ thống tưới tự động sử dụng cảm biến độ ẩm đất được thiết lập để duy trì các ngưỡng θ ở mức 0,20; 0,30; 0,40 hoặc 0,50 m³·m⁻³. Sự sinh trưởng của cả hai giống đều liên quan đến ngưỡng θ, với mô hình sinh trưởng tương tự nhau tại hai địa điểm nghiên cứu là Watkinsville và Tifton, bang Georgia. Ở ngưỡng 0,20 m³·m⁻³, tỷ lệ chết cao được ghi nhận do hệ rễ phát triển kém do lượng nước tưới quá thấp. Chiều cao, chiều rộng tán, khối lượng khô phần thân trên, khối lượng khô rễ và kích thước lá đều cao hơn đáng kể ở ngưỡng θ 0,40 và 0,50 m³·m⁻³ so với các ngưỡng 0,20 và 0,30 m³·m⁻³. Tổng lượng nước tưới tăng theo các ngưỡng θ cao hơn ở cả hai giống. Với giống dành dành ‘August Beauty’, tổng lượng nước tưới dao động từ 0,96 đến 63,21 L/cây tại Tifton và từ 1,89 đến 87,9 L/cây tại Watkinsville. Với giống dành dành ‘Radicans’, tổng lượng nước tưới dao động từ 1,32 đến 126 L/cây ở Tifton và từ 1,38 đến 261 L/cây ở Watkinsville. Sự khác biệt lớn về lượng nước tưới giữa ngưỡng θ 0,40 và 0,50 m³·m⁻³ trong khi sinh trưởng không tăng thêm đáng kể cho thấy việc tưới vượt mức đã dẫn đến hiện tượng dư thừa và rửa trôi. Số lượng nụ và hoa ở giống dành dành ‘Radicans’ cao nhất ở ngưỡng θ 0,40 m³·m⁻³, cho thấy việc tưới quá mức có thể làm giảm khả năng ra hoa. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sinh trưởng của các giống dành dành phản ứng tương tự nhau với các ngưỡng θ tại cả hai địa điểm. Sự tương đồng về sinh trưởng nhưng khác biệt về lượng nước tưới giữa ngưỡng θ 0,40 và 0,50 m³·m⁻³ cho thấy rằng có thể áp dụng tưới nước hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng cây trồng.
TỐI ƯU HÓA VIỆC TƯỚI TIÊU VÀ PHÂN BÓN CHO DÀNH DÀNH ĐỂ CÂY SINH TRƯỞNG TỐT VÀ RỬA TRÔI THẤP NHẤT
HortScience. 2015,50(7): 994-1001
Tình trạng tưới nước dư thừa và rửa trôi dinh dưỡng ngày càng được quan tâm trong sản xuất cây trồng trong chậu. Điều này cũng làm tăng nhu cầu phân bón và gây tốn kém cho người trồng trọt. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm sử dụng hiệu quả lượng phân bón và nước tưới hơn nhằm giảm thể tích và hàm lượng chất dinh dưỡng rửa trôi mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng phần trên mặt đất của giống dành dành‘MAGDA I’. Cây được bón phân chậm tan (Florikan 18–6–8, thời gian phân giải 9–10 tháng; tương ứng 18,0 N–2,6 P–6,6 K) với 3 mức khác nhau gồm: 100% (40 g/cây), 50% (20 g/cây) và 25% liều khuyến cáo (10 g/cây), và được trồng trong chậu 5,4 L ngoài trời trong vòng 137 ngày. Tưới nước được điều khiển tự động dựa trên cảm biến ẩm đất, với bốn mức thể tích tưới: 66, 100, 132 và 165 mL/lần tưới. Mỗi lần tưới được tiến hành khi nghiệm thức đối chứng (tưới 66 mL, bón 100% phân) đạt độ ẩm thể tích (VWC) là 0,35 m³·m⁻³. Thời gian tưới tương ứng với các mức thể tích tưới là 2, 3, 4 hoặc 5 phút. Kết quả cho thấy lượng phân bón ảnh hưởng lớn hơn đến sinh trưởng phần thân trên so với lượng nước tưới. Mức phân 25% làm giảm đáng kể khối lượng khô phần thân trên (18,7 g/cây) so với mức 50% và 100% (lần lượt là 25,3 và 27,3 g/cây). Chỉ số sinh trưởng cũng thấp nhất ở mức phân 25%. Thể tích nước rửa trôi biến động mạnh trong thời gian sinh trưởng, chủ yếu do lượng mưa và mức tưới ảnh hưởng rõ rệt trong các đợt thu mẫu thứ 3, 8 và 9 (khi mưa ít hoặc không có mưa). Trong các đợt này, công thức tưới 66 mL chỉ tạo ra lượng nước rửa trôi tối thiểu (<130 mL trong vòng 2 tuần), trong khi các mức tưới cao hơn tạo ra lượng rửa trôi lớn hơn. Độ dẫn điện (EC) của nước trong lỗ rỗng, nước rửa trôi, hàm lượng NO₃-N và PO₄-P đều cao nhất ở mức bón 100% và mức tưới 66 mL cho kết quả EC rửa trôi cao nhất ở tất cả các mức phân. Tổng thể tích nước rửa trôi của các công thức tưới 66 và 100 mL không bị ảnh hưởng bởi mức phân, trong khi các mức tưới 132 và 165 mL có lượng rửa trôi cao hơn ở mức phân 25%. Lượng tưới thấp hơn giúp giảm rửa trôi nước và dinh dưỡng, đồng thời làm tăng EC của nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể kết hợp giữa việc giảm lượng phân bón (tới 50%) và tưới tiêu để tăng hiệu quả sản xuất cây thương phẩm với lượng rửa trôi thấp hơn, từ đó giảm tác động đến môi trường.
TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA PHÂN BÓN NANO KẾT HỢP OXIT SẮT ĐẾN SINH TRƯỞNG, RA HOA VÀ BIỂU HIỆN ISOZYME Ở CÂY DÀNH DÀNH
Amr S. Mohamed và cs.
Notulae Botanicae Horti Agrobotanici Cluj-Napoca. 51(4): 13422
Phân bón nano góp phần bảo vệ đất khỏi tình trạng tích tụ quá mức của các loại phân bón truyền thống, đồng thời nâng cao hiệu quả hấp thu các nguyên tố và giảm nhu cầu sử dụng nhiều loại phân bón bổ sung. Ảnh hưởng của các chế phẩm Fe₂O₃ nano kết hợp với Bo (Fe₂O₃NPs-B) và axit humic (Fe₂O₃NPs-HA) ở các nồng độ 100, 150 và 250 ppm, so sánh với Fe₂O₃ thông thường và đối chứng (không bón phân sắt), đến sinh trưởng, phát triển, ra hoa, sắc tố quang hợp, hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng và hoạt tính isozyme (peroxidase, superoxide dismutase và polyphenol oxidase) trên cây dành dành đã được nghiên cứu. Các hạt nano Fe₂O₃NPs-B và Fe₂O₃NPs-HA được tổng hợp thông qua chiếu xạ gamma ở liều lượng 25 kGy. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà kính qua hai vụ liên tiếp. Kết quả cho thấy cả hai loại nano phân bón (Fe₂O₃NPs-B và Fe₂O₃NPs-HA) ở nồng độ cao nhất (250 ppm) đều có ảnh hưởng tích cực rõ rệt đến tất cả các đặc điểm sinh dưỡng, sắc tố quang hợp, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hoạt tính các isozyme. Fe₂O₃NPs-HA đã cho kết quả tối ưu nhất trong tất cả các đặ điểm hình thái và sinh hóa. Hoạt tính enzyme cao nhất được ghi nhận ở các cây xử lý với Fe₂O₃NPs-B, tiếp theo là Fe₂O₃NPs-HA ở mức 250 ppm. Lợi ích chính của việc sử dụng phân bón nano có thể được tóm lược như sau: giúp hạn chế tích lũy phân bón truyền thống trong đất, cải thiện hiệu quả sử dụng các nguyên tố và giảm số lượng phân bón khác nhau nhờ đặc tính diện tích bề mặt tăng lên và kích thước siêu nhỏ của các hạt nano.
DÀNH DÀNH: ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LÝ DÂN TỘC, THỰC VẬT HÓA HỌC VÀ CÁC ỨNG DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT VỊ THUỐC QUAN TRỌNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC
Liping Chen và cs.
Journal of Ethnopharmacology. 2020 , 257(15): 112829
Dành dành là một loại cây bụi phổ biến thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Quả chín khô của loại cây này từ lâu đã được sử dụng ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ như một loại thực phẩm và thuốc. Là một loại thảo mộc truyền thống quan trọng và có tiềm năng, ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học chủ yếu tập trung vào các thành phần hóa học, đặc điểm dược lý, cơ chế hoạt động liên quan và tính an toàn trong những thập kỷ gần đây. Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng dành dành có phổ rộng các các hoạt tính dược lý như tác động tích cực đến hệ thống tim mạch và tiêu hóa, hoạt tính chống trầm cảm, hoạt tính chống viêm và tác dụng bảo vệ hệ thần kinh. Khoảng 162 hợp chất đã được phân lập và xác định từ cây thuốc này. Iridoid glycoside và sắc tố vàng thường được coi là thành phần hoạt tính sinh học và đặc trưng chính, và geniposide được sử dụng làm chất chỉ thị trong việc xác định định chất lượng dành dành trong Dược điển Trung Quốc.
Vương Đình Tuấn, Nguyễn Thị Tố Duyên
II. HOÀNG CẦM
TỔNG QUAN VỀCÁC HOẠT CHẤTCHÍNH CỦA HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI)CÓ TÁC DỤNG LÀM GIẢM CÁC CYTOKINE GÂY VIÊM
Hengfeng Liao và cs.
Biomedicine & Pharmacotherapy 2021, 33: 110917
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) làcây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, có nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm tác dụng chống viêm, kháng vi-rút, chống khối u, chống oxy hóa, kháng khuẩn và có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, viêm đại tràng, viêm gan và các bệnh dị ứng. Các hoạt chất chính của hoàng cầm như baicalein, baicalin, wogonin, wogonoside và oroxylin A có thể tác động trực tiếp lên các tế bào miễn dịch như tế bào lympho, đại thực bào, tế bào mast, tế bào dendrite, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tínhvà ức chế sản xuất các cytokine gây viêm như IL-1β, IL-6, IL-8 và TNF-α và các chất trung gian gây viêm khác như nitric oxid, prostaglandin, leukotriene và các gốc tự do oxy. Các cơ chế phân tử cơ bản cho tác dụng điều hòa miễn dịch và chống viêm của các hợp chất có hoạt tính của hoàng cầm bao gồm điều hòa giảm các thụ thể giống toll, kích hoạt các con đường truyền tín hiệu Nrf2 và PPAR, ức chế hệ thống thioredoxin hạt nhân và các con đường liên quan đến viêm như MAPK, Akt, NFκB và JAK-STAT. Vì ngoài việc điều hòa giảm sản xuất cytokine, các thành phần hoạt chất của hoàng cầm còn có tác dụng kháng vi-rút và kháng khuẩn, dược liệu này có thể là ứng cử viên điều trị hứa hẹn hơn cho việc ngăn ngừa bão cytokine liên quan đến nhiễm trùng so với các loại thuốc chỉ có hoạt tính kháng khuẩn hoặc chống viêm.
TỔNG QUAN VỀ TIỀM NĂNG ĐIỀU TRỊ CỦA CÁC THÀNH PHẦN CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) TRONG BỆNH VIÊM RUỘT VÀ UNG THƯ TRỰC TRÀNG
Jung Yoon Jang và cs.
Int. J. Mol. Sci. 2023, 24(3), 1954;
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) là một loại thuốc thảo dược có nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm hoạt tính chống viêm, chống ung thư, kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống oxy hóa, có hiệu quả trong điều trị viêm đại tràng, viêm gan, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh dị ứng. Loại thuốc thảo dược này bao gồm các hoạt chất chính, chẳng hạn như baicalin, baicalein, wogonoside và wogonin. Bệnh viêm ruột (IBD) bao gồm một nhóm các tình trạng viêm của đại tràng và ruột non, trong đó bệnh Crohn và viêm loét đại tràng là các loại chính. IBD có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tăng nguy cơ ung thư đại tràng (CRC), một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới. Hiện tại, không có cách chữa khỏi IBD và tỷ lệ mắc bệnh này đã tăng lên trong vài thập kỷ qua. Bài đánh giá này toàn diện về hiệu quả của hoàng cầm trong IBD và CRC và có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị IBD và ung thư trong tương lai.
TỔNG QUAN VỀ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) VÀ CÁC THÀNH PHẦN BAICALIN VÀ BAICALEIN VỚI TÁC DỤNG GIẢI ĐỘC HOẶC BẢO VỆ CHỐNG LẠI ĐỘC TÍNH HÓA HỌC
Ali Ahmadi và cs
National Library of Medicine: 2022,395(11):1297-1329.
TIỀM NĂNG CỦA HYDROXYFLAVON-BAICALEIN TỪ RỄ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH Ở NGƯỜI
Marcelina Chmiel and Monika Stompor-Gorący
Intrenational Journal of Molecular Sciences 2023, 24(5), 4732
Rễ cây, do có hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên cao trong nhiều năm, đã được sử dụng để làm thuốc dược liệu. Có tài liệu ghi nhận rằng chiết xuất của cây hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) có đặc tính bảo vệ gan, làm dịu, chống dị ứng và chống viêm. Các hợp chất flavonoid có trong cao chiết, bao gồm baicalein, có hoạt tính chống gốc tự do mạnh, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cảm giác khỏe mạnh. Các hợp chất có hoạt tính sinh học nguồn gốc từ thực vật với hoạt tính chống oxy hóa từ lâu đã được sử dụng như mộtnguồn nguyên liệu thay thế thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến stress oxy hóa. Trong bài tổng quan này, chúng tôi đã các báo cáo mới nhất về một trong những aglycone quan trọng nhất liên quan đến hoạt động dược lý và có hàm lượng cao trong cây hoàng cầm, đó là 5,6,7-trihydroxyflavon (baicalein).
ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LÝ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM PROBIOTICTRONG QUÁ TRÌNH LÊN MEN HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI)
Fangyu Guo và cs
Frontiers in Nutrition, Volume 11 - 2024 https://doi.org/10.3389/fnut.2024.1407182
TÁC DỤNG CỦA HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) VÀ CÁC THÀNH PHẦN HOẠT CHẤT ĐỐI VỚI CHỨNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM NẶNG: TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TIỀN LÂM SÀNG
I.B.K.W. Yoga và cs
National Library of Medicine 2024,20:15:1313871.
Bối cảnh: Rễ khô của hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Trên lâm sàng, hoàng cầm thường được dùng để điều trị chứng trầm cảm. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng đã chỉ ra rằng hoàng cầm và các thành phần hoạt tính có hiệu quả đối với chứng trầm cảm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặt mục tiêu xem xét một cách có hệ thống vai trò của hoàng cầm trong chứng trầm cảm và cơ chế tác dụng
Phương pháp: Một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích gộp đã được tiến hành để phân tích các nghiên cứu hiện có về tác dụng của hoàng cầm đối với chứng trầm cảm ở các mô hình động vật. Tóm lại, chúng tôi đã tìm kiếm các cơ sở dữ liệu điện tử bao gồm Pubmed và Embase để tìm các nghiên cứu thử nghiệm tiền lâm sàng từ khi bắt đầu đến tháng 9 năm 2023. Các mục trong mỗi nghiên cứu được đánh giá bởi hai nhà đánh giá độc lập và các phân tích tổng hợp đã được thực hiện trên các thay đổi hành vi do tác dụng của hoàng cầm trong nghiên cứu. Cuối cùng, mô hình hiệu quả ngẫu nhiên được sử dụng để thu thập dữ liệu.
Kết quả: Tổng cộng có 49 nghiên cứu được xác định và 13 nghiên cứu được đưa vào phân tích cuối cùng. Tất cả đều báo cáo các tác dụng chống trầm cảm khác nhau của hoàng cầm và các cơ chế sinh học cơ bản. Trong số 13 nghiên cứu được đưa vào, kết quả của tám bài báo SPT[SMD = -2,80, 95%CI(-4,03, -1,57), p < 0,01], kết quả của chín bài báo OFT[SMD = -2,38, 95%CI(-3,53, -1,23), p < 0,01] và kết quả của hai bài báo NSFT[SMD = -2,98, 95%CI(-3,94, -2,02), p < 0,01] cho thấy có sự khác biệt đáng kể so với nhóm đối chứng. Nguy cơ sai lệch ở mức trung bình trong tất cả các nghiên cứu, tuy nhiên, có sự không đồng nhất đáng kể giữa các nghiên cứu.
Kết luận: Những kết quả này cho thấy sơ bộ rằng hoàng cầm có thể làm giảm hành vi trầm cảm và điều chỉnh các cơ chế cơ bản, dự kiến sẽ là một ứng viên chống trầm cảm đầy hứa hẹn.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC LÁ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) VÀ Ý NGHĨA PHÂN LOẠI HÓA HỌC CỦA CHÚNG
Jun Li và cs.
Biochemical Systematics and Ecology. 2024, 116:104885
Nghiên cứu thành phần hóa học của lá hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) đã thu được hai hợp chất phenol (1, 2), một hợp chất coumarin (3), 13 hợp chất flavon (4–16). Các hợp chất 7–16 là các marker phân loại hóa học có giá trị trong lá hoàng cầm. Cấu trúc của các hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ, trong đó các hợp chất 1, 2, 5 và 6 chưa được báo cáo là đã được phân lập từ hoàng cầm, do đó đóng vai trò là marker phân loại hóa học cho hoàng cầm. Hơn thế nữa, các hợp chất 1–3, 5, 6, 8 và 10 được phân lập lần đầu tiên từ lá hoàng cầm. Quan trọng nhất là ý nghĩa của phân loại hóa học đã được thảo luận, có thể cung cấp nguyên tắc lý thuyết cho việc phân loại lá hoàng cầmcho các nghiên cứu tiếp theo.
Nguyễn Thị Huệ
XÁC ĐỊNH CÁC ĐỒNG PHÂN FLAVONOID TRONG HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) BẰNG MÔ HÌNH QSRR
Changhai Sun và cs.
Journal of Chromatography B,2025 , 1254:124491
Trong nghiên cứu này về hoàng cầm (Scutellaria baicalensis), một số lượng đáng kể các đồng phân flavonoid đã được xác định. Do những hạn chế của các phương pháp phân tích hiện có trong việc xác định chính xác các đồng phân này, nghiên cứu hiện tại được tiến hành nhằm xác định các đồng phân flavonoid trong hoàng cầm bằng cách kết hợp cơ sở dữ liệu khối phổ và mô hình QSRR hồi quy tuyến tính đa biến từng bước về flavonoid được thiết lập bởi nhóm nghiên cứu trong giai đoạn trước. Kỹ thuật UHPLC-Q-Exactive Orbitrap-MS với tiêm đẳng dòng đã được sử dụng và phân tích thành phần của hoàng cầm đã được thực hiện bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu khối phổ để xác định hai nhóm flavonoid và các đồng phân của chúng. Mô hình QSRR đã được hiệu chỉnh bằng các chất chuẩn, và hai nhóm flavonoid cùng các đồng phân của chúng trong hoàng cầm đã được phân biệt và xác định bằng cách sử dụng mô hình QSRR và phương trình hiệu chỉnh. Trong nghiên cứu này, hai nhóm flavonoid và các đồng phân trong hoàng cầm đã được xác định và phân biệt thành công. Các phát hiện cho thấy mô hình QSRR này có thể được sử dụng để xác định các đồng phân flavonoid, cung cấp một phương pháp khả thi để phân biệt các đồng phân của các thành phần hóa học.
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH CHIẾT XUẤT, PHÂN TÁCH VÀ TINH CHẾ BAICALIN TỪ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶT
Lianjin Liu và cs.
Industrial Crops and Products. 2024 Aug; 214:118555
Tối ưu hóa các quy trình chiết xuất, phân tách và tinh chế các thành phần có hoạt tính sinh học giúp cải thiện việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ngành dược phẩm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi báo cáo các phát hiện của một nghiên cứu tập trung vào việc tăng cường sản sinh baicalin từ hoàng cầm (Scutellaria baicalensis), một cây thuốc quan trọng với nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Sử dụng phương pháp đáp ứng bề mặt, nghiên cứu đã tối ưu hóa phương pháp chiết siêu âm đối với dược liệu dạng bột khô (nồng độ ethanol, nhiệt độ siêu âm, thời gian siêu âm) và phương pháp sắc đối với dược liệu tươi thái lát (tỷ lệ lỏng-rắn, thời gian sắc, số lần sắc). Baicalin đã được phân tách, tinh chế và làm tinh khiết thông qua quá trình xử lý bằng nhựa hấp phụ kích thước lỗ lớn, dung dịch kiềm, kết tủa acid và đun hồi lưu methanol, tương ứng, và được định lượng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao. Các kết quả chính như sau: (1) Chiết xuất tối ưu từ bột khô: kích thước hạt 80 mesh, tỷ lệ lỏng-rắn 20:1, dung môi chiết xuất ethanol 57%, nhiệt độ siêu âm 68°C, thời gian siêu âm 66 phút. (2) Chiết xuất tối ưu từ lát tươi: thêm lát tươi vào nước sôi, tỷ lệ lỏng-rắn 43:1, sắc trong 93 phút. (3) Phân tách tối ưu: nhựa hấp phụ kích thước lỗ lớn AB-8, tỷ lệ đường kính trên chiều cao 1:15, nồng độ baicalin trong dung dịch nạp 25,6 mg/mL, tốc độ dòng chảy 1 BV/h, thể tích nạp 8 BV và thể tích rửa giải 11 BV. (4) Tinh chế tối ưu: điều chỉnh pH của dung dịch chiết xuất về 1, để lắng ở 80°C trong 12 giờ, rửa tủa hai lần, hòa tan dịch chiết baicalin thô bằng kiềm NaOH và kết tủa lại bằng acid mạnh HCl. (5) Làm tinh khiết tối ưu: chiết hồi lưu dịch chiết baicalin ở trên với methanol 75% trong 30 phút ở tỷ lệ lỏng-rắn 15:1. Tóm lại, những phát hiện này cung cấp các tài liệu tham khảo có giá trị cho việc tối ưu hóa các điều kiện chiết xuất các dược liệu trồng quan trọng trong công nghiệp dược.
PHÂN TÁCH ĐIỀU CHẾ MƯỜI FLAVONOID TỪ RỄ CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) BẰNG SẮC KÝ ĐỐI DÒNG HAI CHIỀU VỚI GIAO DIỆN LƯU TRỮ, PHA LOÃNG VÀ TRỘN TRỰC TUYẾN
Lanjie Li và cs.
Journal of Chromatography B, 2024 Oct; 1247:124325
Quá trình phân tách các sản phẩm tự nhiên bằng sắc ký đối dòng (CCC) thường đòi hỏi việc sử dụng nhiều hệ dung môi khác nhau để phù hợp với các thành phần có độ phân cực rộng. Tuy nhiên, sự không tương thích giữa các hệ dung môi khác nhau này thường dẫn đến việc phân tách liên tiếp 2D trực tuyến không thành công. Trong nghiên cứu này, một hệ thống CCC 2D đã được phát triển, tích hợp một giao diện cho phép lưu trữ trực tuyến, pha loãng và trộn mẫu. Giao diện này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện CCC 2D trực tuyến bằng cách sử dụng các hệ dung môi khác nhau. Phương pháp này sau đó đã được ứng dụng để phân lập điều chế các flavonoid từ rễ cây hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi). Đối với CCC một chiều (1D), hệ dung môi n-heptan-ethyl acetat–methanol-nước (HepEMWat, tỷ lệ thể tích 5:5:4:6) đã được sử dụng, trong khi đối với CCC hai chiều (2D), hệ dung môi ethyl acetat-n-butanol-nước (EBuWat, tỷ lệ thể tích 0:5:5) đã được dùng. Dịch rửa giải có độ phân giải kém trong CCC 1D đã được lưu trữ trực tuyến, pha loãng ba lần bằng pha dưới của hệ EBuWat (0:5:5, v/v), sau đó được chuyển sang CCC 2D để tiếp tục phân lập bằng cách sử dụng cùng hệ EBuWat (0:5:5, v/v). Kết quả cho thấy, sáu hợp chất thân dầu đã được phân lập trong CCC 1D ở chế độ pha thường, trong khi hai thành phần thân nước chính đã được phân lập ở chế độ tập trung pic dựa trên pH trong CCC 2D. Thêm vào đó, hai hợp chất khác đã được tinh chế thông qua phân tách bán điều chế bằng HPLC tiếp theo để giải quyết vấn đề đồng rửa giải trong CCC 2D. Hệ thống CCC 2D được phát triển với giao diện đa chức năng này đã chứng minh là một phương pháp đặc biệt hiệu quả và đầy hứa hẹn cho việc tinh chế hiệu suất cao các sản phẩm tự nhiên phức tạp.
XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA ARABINOGALACTAN VÀ ARABINOGALACTURONAN TỪ RỄ CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH THÔNG QUA CON ĐƯỜNG TLR2
Xiaojun Li và cs.
Chemical and Biological Technologies in Agriculture. 2025, 12(1): 36
Bối cảnh: Các polysaccharid đã được chiết xuất từ rễ cây hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) bằng phương pháp sử dụng nước nóng và kết tủa bằng ethanol. Hai phân đoạn polysaccharid, SBP-1 và SBP-2, đã được thu nhận sau khi rửa giải từ cột DE-52. Trọng lượng phân tử, thành phần monosaccharid và các kiểu liên kết của SBP-1 và SBP-2 đã được xác định bằng sắc ký thẩm thấu gel hiệu năng cao, sắc ký trao đổi ion anion hiệu năng cao, sắc ký khí khối phổ và phổ NMR.
Kết quả: SBP-1 và SBP-2 được xác định là các polysaccharid đồng nhất với trọng lượng phân tử trung bình (Mw) lần lượt là 80,5 và 25,8 kDa. Hơn nữa, SBP-1 có bảy kiểu liên kết và là một arabinogalactan loại II được hình thành bởi mạch chính là các đơn vị β-D-Galp liên kết (1→6). Trong khi đó, ngoại trừ các kiểu liên kết α-L-Araf-(1→,→5)-α-L-Araf-(1→ và →3,5)-α-L-Araf-(1→, SBP-2 giàu các kiểu liên kết →3,4)-α-D-GalpA-(1→,→4)-α-D-GalpA-(1→ và →4)-α-D-GalpA(OMe)-(1→, cho thấy cấu trúc arabinogalacturonan thuộc loại pectin. Hơn nữa, cả SBP-1 và SBP-2 đều thể hiện tác dụng điều hòa miễn dịch trên tế bào RAW 264.7 bằng cách điều chỉnh con đường tín hiệu của thụ thể giống Toll (TLR), như đã được chứng minh thông qua phân tích RNA-seq, Western blotting, các thí nghiệm miễn dịch kết tủa (IP) và phân tích cộng hưởng plasmon bề mặt (SPR).
Kết luận: Các phát hiện này đề xuất nền tảng miễn dịch học cho tiềm năng điều trị của hoàng cầm.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁC CAO CHIẾT TỪ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI., HUANGQIN) VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG LÊN SỰ LIÊN KẾT ACE2 CỦA PROTEIN GAI SARS-COV-2, HOẠT TÍNH ACE2 VÀ CÁC GỐC TỰ DO
Boyan Gao và cs.
International Journal of Molecular Sciences. 2024, 25(4): 2045
Cao chiết nước và ethanol của huangqin, rễ cây hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) với các đặc tính kháng virus tiềm năng và hoạt tính chống oxy hóa đã được tiến hành để khảo sát thành phần hóa học và khả năng can thiệp vào tương tác giữa protein gai SARS-CoV-2 và ACE2, ức chế hoạt tính ACE2 và loại bỏ các gốc tự do. Tổng cộng 76 hợp chất đã được xác định sơ bộ từ các cao chiết. Cao chiết nước cho thấy khả năng ức chế tương tác giữa protein gai SARS-CoV-2 và ACE2 mạnh hơn, nhưng khả năng ức chế hoạt tính ACE2 lại kém hơn so với cao chiết ethanol khi so sánh trên cơ sở nồng độ khối lượng dược liệu tương đương. Hàm lượng phenolic tổng số trong dịch chiết nước tương đương 65,27 mg acid gallic (GAE)/g dược liệu khô và khả năng loại bỏ gốc HO●, DPPH● và ABTS●+ lần lượt tương đương 1369,39; 334,37 và 533,66 µmol trolox (TE)/g dược liệu khô. Các giá trị này cao hơn so với cao chiết ethanol, với hàm lượng phenolic tổng số là 20,34 mg GAE/g và khả năng loại bỏ gốc HO●, DPPH● và ABTS●+ lần lượt là 217,17, 10,93 và 50,21 µmol TE/g. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng sử dụng hoàng cầm như một thành phần thực phẩm chức năng trong việc phòng ngừa COVID-19.
TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT BAICALIN BẰNG NƯỚC TỪ HOÀNG CẦM () (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) BẰNG CÁCH SỬ DỤNG THỬ NGHIỆM TRỰC GIAO VÀ HPLC
Huilin Ni và cs.
Revista Brasileira de Farmacognosia. 2018;28:151–155
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tối ưu hóa quy trình chiết xuất baicalin bằng nước từ hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi, Lamiaceae,một loại thuốc cổ truyền Trung Quốc). Thiết kế thí nghiệm trực giao L9(3)4 đã được sử dụng để phân tích tối ưu hóa quy trình chiết xuất baicalin bằng nước từ hoàng cầm. Ảnh hưởng của tỷ lệ rắn-lỏng, thời gian chiết xuất và thời gian ngâm đến hiệu suất chiết xuất baicalin đã được nghiên cứu và tối ưu hóa bằng thử nghiệm trực giao. Sắc ký lỏng hiệu năng cao đã được sử dụng để xác định hiệu suất chiết xuất baicalin. Phân tích phương sai đã được thực hiện để nghiên cứu ảnh hưởng của ba yếu tố trên. Kết quả cho thấy tỷ lệ rắn-lỏng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được hiệu suất chiết xuất baicalin tối đa. Tuy nhiên, hai yếu tố còn lại có một số ảnh hưởng (không có ý nghĩa thống kê) đến hiệu suất chiết xuất baicalin. Kết luận, các điều kiện thí nghiệm tối ưu như tỷ lệ rắn-lỏng (1:12), thời gian chiết xuất (30 phút) và thời gian ngâm (1 giờ) cho chiết xuất baicalin bằng nước đã được đề xuất, có thể cung cấp hiệu suất chiết xuất baicalin tối đa. Ngoài ra, điểm số dựa trên hàm lượng baicalin và hiệu suất thu hồi chất rắn tổng đã được sử dụng làm chỉ số đánh giá cho thuốc đặt âm đạo baicalin.
Lê Thị Phương
CHIẾT XUẤT FLAVONOID TOÀN PHẦN TỪ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ SIÊU ÂM-VI SÓNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG
Zhaobao Xiang và cs.
Pharmaceutical Chemistry Journal. 2017, 51(4): 318-323
hương pháp chiết xuất hỗ trợ siêu âm-vi sóng (UMAE) đã được sử dụng để chiết xuất flavonoid toàn phần (TF) từ rễ hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.). Các thí nghiệm đơn yếu tố đã được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của các tham số quy trình (tỷ lệ dung môi-nguyên liệu, nồng độ ethanol, thời gian chiết xuất, công suất siêu âm, công suất vi sóng và nhiệt độ chiết xuất) đến hiệu suất chiết xuất TF. Phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) đã được sử dụng để tối ưu hóa các tham số chiết xuất. Các điều kiện tối ưu để đạt được hiệu suất TF tối đa như sau: tỷ lệ dung môi-nguyên liệu, 24; nồng độ ethanol, 52%; thời gian chiết xuất, 15,0 phút; nhiệt độ chiết xuất, 62,0°C; công suất siêu âm và công suất vi sóng, mỗi loại 300 W. Hiệu suất TF đạt được trong các điều kiện này là 8,71 ± 0,26%. Phân tích phương sai và thử nghiệm xác thực cho thấy phương pháp đề xuất là hữu ích và đáng tin cậy.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DUNG MÔI KHÁC NHAU ĐẾN VIỆC CHIẾT XUẤT HỢP CHẤT PHENOLIC VÀ FLAVONOID VÀ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦARỄ TÓC HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI)
Sang Un Park và cs.
Horticulturae. 2024; 10(2):160
Rễ tóc (HRs) của hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) được sử dụng rộng rãi và tiêu thụ trên toàn thế giới để làm thuốc, đặc biệt là ở các nước châu Á do hoạt tính sinh học và dược lý của chúng. Rễ tóc của cây này giàu chất chuyển hóa thứ cấp. Tuy nhiên, phương pháp và dung môi tối ưu để chiết xuất chất chuyển hóa thứ cấp từ HRs của hoàng cầm chưa được nghiên cứu kỹ. Do đó, trong nghiên cứu này, HRs của hoàng cầm đã được chiết xuất với các dung môi khác nhau, bao gồm nước (WE), methanol tinh khiết 99,9% (PM), methanol nước 70% (AM), ethanol tinh khiết 99,9% (PE) và ethanol nước 70% (AE). Các hợp chất phenolic và flavonoid cũng như hoạt tính chống oxy hóa khác nhau của mỗi dịch chiết đã được đánh giá. Dịch chiết AE (16,85 ± 0,15%) có hiệu suất cao hơn, dẫn đến tích lũy cao nhất của tổng hàm lượng phenolic (TPC) và tổng hàm lượng flavonoid (TFC), cũng như hoạt tính chống oxy hóa. TPC và TFC cao nhất trong AE (66,03 ± 0,44 mg GAE/g và 40,11 ± 1,31 mg QE/g, tương ứng), trong khi WE, PM và PE cho thấy giá trị thấp hơn trong tất cả các thử nghiệm. Ngoài ra, hoạt tính chống oxy hóa cao nhất, chẳng hạn như hoạt tính khử gốc tự doDPPH, ABTS và hoạt tính chống oxy hóa tương tự superoxid dismutase (SOD) và năng lực khử, đã được ghi nhận trong caochiết AE so với các cao chiết với các dung môi khác. Dựa trên những kết quả này, cao chiết AE cho thấy tích lũy hợp chất phenolic và flavonoid cao nhất và thể hiện hoạt tính chống oxy hóa điển hình, làm nổi bật tiềm năng sử dụng của cao chiết ethanol-nước trong sản xuất sản phẩm hữu ích từ HRs của hoàng cầm và các ứng dụng mới.
Phan Thanh Thủy
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT ĐẾN HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA VÀ HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT TRONG DỊCH CHIẾT ETHANOL CỦA RỄ CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI)
Małgorzata Dziecioł và cs.
Molecules.2024; 29 (17):4153
Cao chiết ethanol của rễ hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) đã được điều chế bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau, chẳng hạn như ngâm, ngâm với lắc, chiết xuất hỗ trợ siêu âm, chiết xuất hồi lưu và chiết xuất Soxhlet. Ảnh hưởng của loại kỹ thuật và thời gian phân lập đến quá trình chiết xuất đã được nghiên cứu. Chất lượng của các dịch chiết thu được đã được xác định bằng phương pháp quang phổ và sắc ký để tìm điều kiện chiết xuất tối ưu. Hoạt tính khử gốc tự do của các dịch chiết đã được phân tích bằng thử nghiệm DPPH, trong khi hàm lượng phenolic tổng (TPC) đã được phân tích bằng phương pháp với thuốc thử Folin-Ciocalteu. Ứng dụng sắc ký khí với detector chọn lọc khối lượng (GC-MS) đã cho phép xác định một số chất có hoạt tính sinh học và so sánh thành phần của các cao chiết cụ thể. Cao chiết rễ hoàng cầm có hoạt tính chống oxy hóavà hàm lượng hợp chất phenolic cao nhất đã được thu được khi chiết xuất hồi lưu và Soxhlet trong 2 giờ. Các hoạt chất chính được xác định trong cao chiết bằng phương pháp GC-MS là wogonin và oroxylin A, được biết đến với phổ rộng của các tác dụng sinh học, bao gồm chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus, chống ung thư và các tác dụng khác.
NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC THỦY PHÂN BAICALIN TRONG QUÁ TRÌNH CHIẾT XUẤT TỪ RỄ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI)
Nikolay N. Boyko và cs.
Pharmacy & Pharmacology. 2019;7(3):129-137
Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát động học thủy phân của baicalin trong quá trình chiết xuất từ rễ hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.).
Vật liệu và phương pháp. Đối với nghiên cứu, rễ hoàng cầm với kích thước hạt từ 0,1-0,5 mm đã được sử dụng. Phương pháp chiết xuất là ngâm đơn giản trong một khoảng thời gian xác định, tỷ lệ nguyên liệu thực vật : dung môi chiết là 1:10 w/v ở nhiệt độ 24 ± 1 °C. Hàm lượng baicalin và baicalein đã được phân tích bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (RP HPLC) tại bước sóng phân tích 275 nm. Dung môi chiết là dung dịch nước ethanol 26, 43, 59, 72, 81, 97 ± 1% v/v. Thời gian chiết xuất là từ 1 đến 24 giờ.
Kết quả. Các điểm thực nghiệm về sự phụ thuộc của nồng độ baicalin trong dịch chiết vào thời gian chiết xuất đối với dung dịch ethanol có nồng độ 43 và 72% v/v được xấp xỉ gần đúng bằng phương trình tuyến tính trong tọa độ lnC = f(t). Giá trị của hệ số xác định là hơn R² > 0,99. Thời gian bán hủy của baicalin đã được tính toán: đối với ethanol có nồng độ 43% v/v là 4,3 ± 0,7 giờ, và đối với ethanol có nồng độ 72% v/v là 42,3 ± 1,8 giờ. Kết luận: Động học thủy phân của baicalin trong quá trình chiết xuất từ rễ hoàng cầm với nồng độ ethanol 43 và 72% v/v đã được nghiên cứu. Nghiên cứu đã xác định rằng quá trình thủy phân của baicalin được mô tả tốt bằng phương trình động học bậc nhất. Các hằng số thủy phân của baicalin trong quá trình chiết xuất từ rễ hoàng cầm với ethanol có nồng độ khác nhau đã được tính toán. Các khuyến nghị về tối ưu hóa công nghệ chiết xuất baicalin hoặc baicalein từ rễ hoàng cầm đã được đưa ra.
Phạm Anh Minh
CHIẾT XUẤT TỪ CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) VÀ HOẠT CHẤT WOGONIN ỨC CHẾ PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH TRUNG GIAN TH2 DO OVALBUMIN GÂY RA
Hee S. Shin và cs.
Molecules. 2014,19(2):2536-45
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) đã được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và thuốc cổ truyền do đặc tính chống viêm và chống ung thư. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu tác dụng chống dị ứng của hoàng cầm và các hoạt chất của nó, tập trung vào các phản ứng trung gian qua tế bào T ex vivo và in vivo. Các tế bào lách từ chuột được gây quá mẫn với ovalbumin (OVA) đã được phân lập để phân tích sự sản xuất cytokine và khả năng sống của tế bào. Chuột được gây quá mẫn với OVA được cho uống hoàng cầm hoặc wogonin trong 16 ngày, sau đó nồng độ immunoglobulin (Ig) và cytokine được đo bằng xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme. Điều trị bằng hoàng cầm ức chế đáng kể sản xuất interleukin (IL)-4 mà không làm giảm khả năng sống của tế bào. Hơn nữa, wogonin, mà không phải baicalin và baicalein, đã ức chế sản xuất IL-4 và interferon-gamma. Hoàng cầm và wogonin đã điều chỉnh giảm các phản ứng miễn dịch Th2 do OVA gây ra, đặc biệt là dự đoán IgE và IL-5 trên in vitro. Wogonin là thành phần hoạt tính của hoàng cầm có thể được dùng làmtác nhân điều trị các rối loạn dị ứng qua trung gian IgE và IL-5.
TỔNG QUAN CẬP NHẬT VỀ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS): TẬP TRUNG VÀO THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT VÀ ĐẶC TÍNH DƯỢC LÝ
Dilip K. Chanchal và cs.
Pharmacological Research. 2023, 9:100326
Hoàng cầm Trung Quốc (Scutellaria baicalensis) là một loại thảo dược có lịch sử sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM). Bài đánh giá này nhằm mục đích cung cấp tổng quan cập nhật về các thành phần hóa thực vật và các đặc tính dược lý của hoàng cầm Trung Quốc, làm sáng tỏ các ứng dụng điều trị tiềm năng của nó. Một tìm kiếm toàn diện các cơ sở dữ liệu khoa học, bao gồm PubMed, Scopus và Web of Science, đã được tiến hành để thu thập các tài liệu có liên quan được xuất bản cho đến tháng 9 năm 2023. Các từ khóa như "Scutellaria baicalensis", "hóa thực vật" và "đặc điểm dược lý" đã được sử dụng để xác định các nghiên cứu có liên quan. Hoàng cầm được phát hiện chứa một loạt các thành phần hóa thực vật đa dạng, bao gồm flavonoid, alkaloid và terpenoid, trong đó baicalin và baicalein là các hợp chất hoạt tính sinh học nổi bật nhất. Các hợp chất này đã chứng minh một loạt các tác dụng dược lý, bao gồm tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ thần kinh và bảo vệ gan. Ngoài ra, hoàng cầm đã được nghiên cứu về tiềm năng điều trị nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như ung thư, rối loạn tim mạch và các tình trạng thoái hóa thần kinh. Hoàng cầm có các bằng chứng thuyết phục mở đường cho sự phát triển liệu pháp điều trị trong tương lai, nhấn mạnh tính cần thiết về khám phá khoa học và nghiên cứu lâm sàng.
Phạm Hải Long
NHẬN DIỆN CÁC ĐỒNG PHÂN FLAVONOID TRONG HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) BẰNG MÔ HÌNH QSRR
J. C. B A. Technol Biomed. 2025 Mar;1254:124491
Trong nghiên cứu hiện tại về hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.), một số lượng lớn các đồng phân flavonoid đã được xác định. Do các phương pháp phân tích hiện có hạn chế trong việc xác định chính xác các đồng phân này, nghiên cứu hiện tại đã được tiến hành để xác định các đồng phân flavonoid trong hoàng cầm bằng cách kết hợp cơ sở dữ liệu khối phổ và mô hình hồi quy tuyến tính bội QSRR của flavonoid do nhóm nghiên cứu thiết lập trong giai đoạn trước. Kỹ thuật UHPLC-Q-Exactive Orbitrap-MS với tiêm rửa giải đẳng cấp đã được sử dụng và phân tích thành phần của hoàng cầm đã được tiến hành bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu khối phổ để xác định hai nhóm flavonoid và các đồng phân. Mô hình QSRR đã được hiệu chuẩn bằng các tiêu chuẩn và hai nhóm flavonoid và các đồng phân trong hoàng cầm đã được phân biệt và xác định bằng cách sử dụng mô hình QSRR và phương trình hiệu chuẩn. Trong nghiên cứu này, hai nhóm flavonoid và các đồng phân trong hoàng cầm đã được xác định và phân biệt thành công. Những phát hiện này cho thấy mô hình QSRR này có thể được sử dụng để xác định các đồng phân flavonoid, cung cấp một phương pháp khả thi để phân biệt các đồng phân của các thành phần hóa học.
CHIẾT XUẤT NGHỆ VÀ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) GIÚP GIẢM HÀNH VI ĐIỀU NHIỆT Ở GÀ DƯỚI ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ CAO VỪA PHẢI
Vladimir Zmrhal và cs.
App. Ani. Behaviour Science. 2024,282(3):106471
Sử dụng phụ gia thực vật là xu hướng mới trong ngành thức ăn gia cầm vì được cho là có những tác động có lợi. Có thông tin hạn chế về tác động lên hành vi của gà, nhưng dựa trên các nghiên cứu mới, một số hợp chất hoạt tính có nguồn gốc thực vật ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của động vật. Do đó, mục tiêu chính của thí nghiệm này là nghiên cứu tác động của phụ gia thức ăn bao gồm hỗn hợp nghệ và hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) đối với hành vi liên quan đến việc tiếp xúc với stress nhiệt ở gà thịt. Gà trước 21 ngày tuổi được nuôi trong 12 hộp sàn có lót chuồng theo hướng dẫn dành cho gà lai Cobb 500. Gà Cobb 500 của cả hai giới đều được cho ăn chế độ ăn giống hệt nhau cho đến khi chúng được 21 ngày tuổi. Từ thời điểm này trở đi, nhóm thử nghiệm được bổ sung 0,1% chiết xuất nghệ và hoàng cầm trong chế độ ăn. Nhóm đối chứng được cho ăn hỗn hợp thức ăn không có phụ gia thực vật. Cả hai nhóm đều có sáu lần lặp lại và mỗi nhóm bao gồm 75 con gà. Chuồng trại của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng được chọn ngẫu nhiên. Giai đoạn thử nghiệm kéo dài từ 28 đến 35 ngày tuổi, trong thời gian đó gà phải chịu stress nhiệt nhẹ liên tục (28°C). Các quan sát về tập tính học được tiến hành ở 31, 32 và 33 ngày tuổi, chia thành ba giai đoạn quan sát vào đầu, giữa và cuối thời kỳ ban ngày (18 giờ) bằng phương pháp lấy mẫu quét thị giác. Sau giai đoạn thử nghiệm ở 35 ngày tuổi, gà từ cả hai nhóm đều biểu hiện trọng lượng cơ thể sống và lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày gần như giống hệt nhau. Tuy nhiên, nhóm thử nghiệm cho thấy tăng cân hàng ngày cao hơn đáng kể (P <0,05). Các hành vi điều hòa nhiệt độ như thở hổn hển và xòe cánh bị ức chế (P <0,05) ở nhóm thử nghiệm, trong khi đồng thời có sự gia tăng số lượng gà đang ăn (P <0,05). Tương tự như vậy, tuổi tác ảnh hưởng đáng kể đến các kiểu hành vi (P <0,05), trong khi thời gian trong ngày chỉ ảnh hưởng đến số lượng gà tham gia ăn (P <0,05). Tóm lại, hỗn hợp thức ăn bổ sung chiết xuất từ nghệ và hoàng cầm đã cho thấy tác dụng tăng cường hiệu suất và thay đổi hành vi, cung cấp cái nhìn sâu sắc đáng kể về tiềm năng của chất phụ gia thức ăn này trong việc cải thiện hiệu suất và giảm các biểu hiện hành vi điều hòa nhiệt độ trong đàn gia cầm trong điều kiện căng thẳng do nhiệt, qua đó cung cấp thông tin cho ngành thức ăn gia cầm về một sự phát triển mới đầy hứa hẹn.
Nguyễn Phú Quang
CHIẾT XUẤT HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) MỚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NÓ TRONG QUÁ TRÌNH TUYỂN NỔI PHÂN TÁCH CHALCOPYRITE KHỎI SPHALERITE: NGHIÊN CỨU KẾT HỢP THỰC NGHIỆM VÀ CƠ CHẾ
Juan Yu, X. Zhang và cs.
Chemical Physics. 2025,591(1):112541
Nghiên cứu này điều tra việc sử dụng chiết xuất hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi., SBE) làm chất ức chế trong quá trình tách tuyển nổi sphalerite và chalcopyrite với Kali Amylxanthate (PAX) đóng vai trò là chất thu thập tuyển nổi. Tính khả thi của SBE như một chất ức chế sphalerite ở điều kiện pH gần trung tính đã được đánh giá thông qua các thử nghiệm tuyển nổi và cơ chế ức chế của nó đã được khám phá bằng cách sử dụng các phép đo góc tiếp xúc, phép đo điện thế zeta, phép đo hấp phụ và phân tích XPS. Các thí nghiệm tuyển nổi vi mô đã chứng minh hiệu quả của SBE như một chất ức chế sphalerite. Trong các thí nghiệm khoáng hỗn hợp nhân tạo, một chất cô đặc Cu có độ thu hồi 92,55% và hàm lượng 28,45% Cu, và một chất cô đặc Zn có độ thu hồi 94,43% và hàm lượng 57,30% Zn đã thu được ở nồng độ SBE là 37,5 mg/L. Góc tiếp xúc, thế zeta và phép đo hấp phụ cho thấy SBE được hấp phụ trên cả bề mặt sphalerite và chalcopyrite, với sự hấp phụ mạnh hơn trên sphalerite. Lượng hấp phụ SBE trên sphalerite vượt quá lượng hấp phụ trên chalcopyrite và SBE ngăn cản sự hấp phụ của bộ thu trên sphalerite trong khi ảnh hưởng tối thiểu đến chalcopyrite. Kết quả phân tích XPS cho thấy SBE có khả năng hoạt động thông qua sự hấp phụ vật lý trên bề mặt khoáng vật
POLYSACCHARIDE THÔ NỘI SINH TỪ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) TĂNG CƯỜNG MẠNH MẼ QUÁ TRÌNH CHIẾT VÀ KHỬ GLYCOSYL CỦA BAICALIN
Yucheng Yan và cs.
Int J. B. Macromolecules. 2024, 263(1):130349
Với việc ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não, nhu cầu lâm sàng và thị trường của baicalein từ hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) đã dần mở rộng. Tuy nhiên, sản lượng tự nhiên của baicalein rất thấp và chủ yếu được điều chế bằng cách khử glycosyl hóa baicalin. Tính không tan của baicalin trong nước làm hạn chế đáng kể quá trình khử glycosyl hóa của nó trong quá trình xúc tác sinh học. Để làm cho quá trình xúc tác sinh học của baicalin hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường hơn, một chiến lược đã được thiết kế để tăng cường độ hòa tan trong nước của nó thông qua cơ chế hòa tan của các đại phân tử sinh học nội sinh và tác động lên hoạt động của glucuronidase đã được khám phá thêm. Kết quả cho thấy việc bao bọc bằng polysaccharid từ hoàng cầm (SBP) đã cải thiện đáng kể độ hòa tan của baicalin trong nước (độ hòa tan trong nước của baicalin tăng 23 lần, BI/SBP = 1/12, w/w). Phương pháp này không chỉ góp phần vào việc sản xuất hiệu quả baicalein bằng phương pháp một nồi mà còn cải thiện hiệu quả tỷ lệ deglycosyl hóa của baicalin (tăng 47,04% trong dung dịch nước). Với sự trợ giúp của quá trình hòa tan polysaccharid nội sinh trên baicalin trong dung dịch nước, một phương pháp xanh, chi phí thấp và hiệu quả (phương pháp một nồi) đã được thiết kế để đồng thời chiết xuất và thủy phân baicalin bằng enzym để điều chế baicalein. Trong cùng điều kiện, năng suất của phương pháp một nồi là 87,17%, cao hơn nhiều so với phương pháp thông thường (29,38%). Ngoài ra, phương pháp một nồi với sự trợ giúp của polysaccharid nội sinh có thể dễ dàng và thuận tiện điều chế aglycon của các flavonoid tự nhiên không hòa tan khác, có giá trị ứng dụng công nghiệp rộng rãi.
Trần Anh Quang
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH CHIẾT, PHÂN TÁCH VÀ TINH SẠCH BAICALIN TRONG HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG
Meng Zhang và cs.
Industrial Crops and Products. 2024, 214:118555
Tối ưu hóa các quy trình chiết xuất, tách và tinh chế các thành phần hoạt tính sinh học giúp cải thiện việc sử dụng tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường trong ngành dược phẩm. Ở đây, chúng tôi báo cáo những phát hiện của một nghiên cứu tập trung vào việc tăng cường sản xuất baicalin từ hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.), một loại cây thuốc quan trọng có nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng, chúng tôi đã tối ưu hóa phương pháp chiết xuất hỗ trợ siêu âm (nồng độ ethanol, nhiệt độ siêu âm, thời gian siêu âm) cho bột khô và phương pháp sắc (tỷ lệ lỏng-rắn, thời gian sắc, số lần sắc) cho lát tươi. Baicalin đã được tách, tinh chế và tinh chế thông qua quá trình xử lý nhựa resin xốp lớn, hòa tan trong dung dịch kiềm, kết tủa bằng acid và hồi lưu methanol, tương ứng và được định lượng thông qua sắc ký lỏng hiệu năng cao. Những phát hiện chính như sau: (1) Chiết xuất tối ưu bột khô: kích thước hạt qua rây 80, tỷ lệ lỏng-rắn 20:1, dung môi chiết xuất ethanol 57%, nhiệt độ siêu âm 68°C, thời gian siêu âm 66 phút. (2) Chiết xuất tối ưu các lát tươi: cho các lát tươi vào nước sôi, tỷ lệ lỏng-rắn 43:1, sắc trong 93 phút. (3) Tách tối ưu: nhựa macroporous AB-8, tỷ lệ đường kính/chiều cao 1:15, nạp nồng độ baicalin lỏng 25,6 mg/mL, tốc độ dòng chảy 1 BV/h, thể tích nạp 8 BV và thể tích rửa giải 11 BV. (4) Tinh chế tối ưu: điều chỉnh pH dung dịch chiết đến 1,0, đặt tĩnh ở 80°C trong 12 giờ, rửa kết tủa hai lần, hòa tan chiết xuất baicalin thô bằng kiềm NaOH và kết tủa lại bằng acid mạnh hơn HCl. (5) Tinh chế tối ưu: chiết hồi lưu chiết xuất baicalin trên với 75% methanol trong 30 phút ở tỷ lệ lỏng-rắn 15:1. Nhìn chung, những phát hiện này cung cấp tài liệu tham khảo có giá trị để tối ưu hóa các điều kiện chế biến các loại cây thuốc quan trọng trong ngành công nghiệp dược phẩm.
CHIẾT XUẤT POLYSACCHARID TỪ RỄ CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ SIÊU ÂM KẾT HỢP ENZYM VÀ HOẠT TÍNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT, ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH CỦA NÓ
Cholil Yun và cs.
Intrnal Bio Macromolecules. 2022 Dec;227(1):134-145
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) là một loại cây thuốc có chứa nhiều polysaccharide hoạt tính sinh học. Nghiên cứu này nhằm mục đích tối ưu hóa quá trình chiết xuất bằng enzyme hỗ trợ siêu âm của các polysaccharid từ rễ S. baicalensis (Hoàng Cầm) (SRP) và nghiên cứu các tác dụng hạ đường huyết và điều hòa miễn dịch. Các điều kiện chiết xuất tối ưu được tìm thấy trong nghiên cứu này như sau: nồng độ cellulase 165,6 U/mL, nhiệt độ 57,3 °C, tỷ lệ lỏng-rắn 44,8 mL/g, thời gian 50 phút và công suất siêu âm 225 W; với năng suất đạt tới 12,27%. Các phương pháp sắc ký trao đổi ion và lọc gel đã được sử dụng để thu được SRP tinh khiết. Hàm lượng carbohydrat của SRP là 85,09%, với hàm lượng acid uronic tương đối cao (11,27%). SRP có trọng lượng phân tử là 89,7 kDa và bao gồm tám monosaccharid. Hoạt tính ức chế của SRP đối với α-amylase và α-glucosidase đã được xác định. Nghiên cứu đã ghi nhận SRP có thể ức chế hiệu quả hai loại enzyme này với giá trị IC50 lần lượt là 1,23 và 0,63 mg/mL. Cuối cùng, tác dụng điều hòa miễn dịch của SRP đối với hoạt hóa tế bào dendrite đã được nghiên cứu và biểu hiện của MHC II, CD80, CD86 và CD40 tăng lần lượt là 1,56, 1,96, 1,75 và 1,70 lần khi tế bào được xử lý bằng SRP. Công trình này sẽ cung cấp nền tảng cho việc chiết xuất và sử dụng hiệu quả SRP cho bệnh đái tháo đường và liệu pháp điều trị miễn dịch.
CHẾ TẠO VẬT LIỆU CARBON ĐA CHỨC NĂNG HIỆU SUẤT CAO LÀM ĐIỆN CỰC CHO SIÊU TỤ ĐIỆN TỪ CHẤT THẢI CHIẾT XUẤT TỪ HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) TÁI CHẾ
Hongli Gao và cs.
Int. J. Electro. Science. 2021 Nov;16(11):211127
Tái chế và tái sử dụng chất thải để giảm tác động đến môi trường luôn là chủ đề nóng trong nghiên cứu. Phần loại bỏ từ chiết xuất của hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) được sử dụng trong nghiên cứu này để minh họa một quy trình mới để sản xuất các hợp chất carbon đa chức năng. Chi tiết hơn, phần loại bỏ từ quá trình chiết xuất các hoạt chất từ hoàng cầm đã được dùng làm nguyên liệu thô, sử dụng KOH làm chất hoạt hóa và carbon hóa trong lò ống ở nhiệt độ cao để sản xuất vật liệu carbon đa chức năng. Tuy nhiên, phân tích Raman, nhiễu xạ tia X và phổ năng lượng điện tử tia X, kết quả cho thấy vật liệu carbon đã được chế tạo thành công; đặc tính SEM và BET chỉ ra rằng vật liệu không chỉ có diện tích bề mặt riêng lớn (1666,6 cm2/g) mà còn chứa nhiều lỗ xốp trung bình và lỗ xốp siêu nhỏ có thể được sử dụng làm vật liệu hấp phụ và chất mang tuyệt vời; sau khi tối ưu hóa các điều kiện chế tạo. Kết quả phân tích hiệu suất điện hóa cho thấy vật liệu carbon có điện dung riêng là 223,6 F/g ở 0,5 A/g trong dung dịch nước KOH 6 M, chứng tỏ vật liệu này có hiệu suất điện hóa tuyệt vời và có thể được sử dụng làm vật liệu thay thế để chế tạo siêu tụ điện hiệu suất cao. Tổng hợp vật liệu carbon đa chức năng từ phần còn lại của quá trình chiết xuất hoàng cầm là một phương pháp mạnh mẽ để tối đa hóa giá trị của cây hoàng cầm đồng thời giảm tác động đến môi trường và đáp ứng nhu cầu sản xuất năng lượng xanh.
TIỀM NĂNG ĐIỀU TRỊ CỦA CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI
Li Xiang và cs
Phytomedicine, 2022, 95:153727
Trên toàn cầu, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư. Hóa trị thông thường hiện nay vẫn là lựa chọn điều trị ung thư phổi được ưa chuộng, vì phẫu thuật cắt bỏ không đóng vai trò gì nhiều trong việc điều trị hơn 75% bệnh nhân ung thư phổi. Do đó, cần phải phát triển các loại thuốc điều trị hoặc chất bổ trợ tiềm năng mới có hiệu quả và độ an toàn cao chống lại ung thư phổi. Cây hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) là một loại thảo dược Trung Quốc phổ biến đã được sử dụng trong hơn 2000 năm, gần đây đã được chứng minh là có hoạt tính đáng kể chống lại ung thư phổi. Tuy nhiên, tiến trình nghiên cứu hiện tại về tác dụng dược lý và cơ chế phân tử có liên quan của cây hoàng cầm trong liệu pháp điều trị ung thư phổi vẫn chưa được một cách có hệ thống.
Vàng Dùng Thề
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐIỀU TRỊ CỦA CÁC THÀNH PHẦN HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM RUỘT VÀ UNG THƯ TRỰC TRÀNG
Jung Yoon Jang, Eunok Im, Nam Deuk Kim
International journal of molecular sciences. 2023 Jan 19;24(3):1954.
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi., SBG) là một loại thuốc dược liệu có nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm hoạt tính chống viêm, chống ung thư, kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống oxy hóa, có hiệu quả trong điều trị viêm đại tràng, viêm gan, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh dị ứng. Loại thuốc thảo dược này bao gồm các hoạt chất chính, chẳng hạn như baicalin, baicalein, wogonoside và wogonin. Bệnh viêm ruột (IBD) bao gồm một nhóm các tình trạng viêm của đại tràng và ruột non, trong đó bệnh viêm ruột và viêm loét đại tràng là các loại chính. IBD có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tăng nguy cơ ung thư đại tràng (CRC), một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới. Hiện tại, không có cách chữa khỏi IBD và tỷ lệ mắc bệnh này đã tăng lên trong vài thập kỷ qua. Bài đánh giá này toàn diện về hiệu quả của cây hoàng cầm trong điều trị viêm ruột (IBD) và ung thư đại tràng CRC và có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị IBD và ung thư trong tương lai.
TỎNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CỦA RỄ CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) TRONG CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN THAI KỲ
Dan-na Fang và cs
Journal of Integrative Medicine, 2023, vol. 21, no 1, pages. 17-25
Rễ của hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.), còn gọi là Huangqin, thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Ở Trung Quốc cổ đại, rễ hoàng cầm được sử dụng để thanh nhiệt, bảo vệ thai nhi và tránh sảy thai trong hàng ngàn năm. Trong thời hiện đại, các bệnh liên quan đến thai kỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, nhưng ít nghiên cứu có hệ thống nào khám phá cơ chế và mục tiêu tiềm năng của rễ hoàng cầm trong điều trị các bệnh liên quan đến thai kỳ.Các hợp chất flavonoid (baicalein, wogonin và oroxylin A) và glycoside flavonoid (baicalin và wogonoside) là các thành phần hóa học chính trong rễ của hoàng cầm. Nghiên cứu này trình bày hiểu biết hiện tại về các thành phần hóa học chính trong rễ của hoàng cầm, tập trung vào các công dụng truyền thống, tác dụng điều trị tiềm năng và mối liên quan dược lý y học cổ truyền đối với các rối loạn liên quan đến thai kỳ. Các cơ chế, mục tiêu tiềm năng và mô hình thực nghiệm của rễ hoàng cầm trong việc cải thiện các bệnh liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như sảy thai tự nhiên tái phát, tiền sản giật, sinh non, thai nhi chậm phát triển và đái tháo đường thai kỳ.
ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH PHẦN HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI)
Liu, Zhixu Gao và cs.
Natural Product Communications, 2024, vol. 19, no 8, p. 1934578X241266692
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) là một loại thảo mộc truyền thống có lịch sử lâu đời về mặt văn hóa trong các bài thuốc Trung Quốc. Bài tổng quan này tập trung vào bản toàn diện về mô tả hình thái, hợp chất hoạt tính sinh học, tương tác thuốc-thảo dược và tác dụng dược lý của hoàng cầm, cũng như các ứng dụng điều trị của nó. Sử dụngcơ sở dữ liệu như PubMed, Scopus, Google Scholar và tìm kiếm nâng cao trên Web để thu thập dữ liệu từ các nghiên cứu trước đây. Rễ cây chứa các thành phần hoạt tính chính bao gồm flavonoid và flavo-glycosid như wogonin, baicalein, baicalin, oroxylin A, scutellarein và norwogonin. Các hợp chất này đã chứng minh nhiều tác dụng dược lý như chống lại tình trạng viêm, stress oxy hóa, ung thư, rối loạn thần kinh và rối loạn chức năng gan. Hoàng cầm có tiềm năng đầy hứa hẹncho các nghiên cứu nâng cao về công thức dược lý trị liệu, cũng như nhấn mạnh nhu cầu khám phá khoa học và thử nghiệm lâm sàng .
CHẤT LƯỢNG ÁNH SÁNG ĐIỀU HÒA SỰ SINH TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG FLAVONOID Ở LOÀI CÂY THUỐC HOÀNG CẦM PHỔ BIẾN DƯỚI TÁN RỪNG
Jingran Ma và cs.
Functional Plant Ecology. 2024, 15
Giới thiệu: Ánh sáng không chỉ là yếu tố thiết yếu cho quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây, mà còn đóng vai trò như một tín hiệu điều hòa quá trình trao đổi chất thứ cấp. Mặc dù ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đến năng suất và hàm lượng flavonoid ở cây trồng thương mại đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng vai trò của nó trong việc điều hòa các loài cây dược liệu hoang dã sống dưới tán rừng, đặc biệt là những loài có quá trình tổng hợp flavonoid chịu tác động từ nhiều vùng phổ khác nhau của ánh sáng tán cây, vẫn chưa được hiểu rõ.
Phương pháp: Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành một thí nghiệm điều chỉnh chất lượng ánh sáng sử dụng đèn LED trên hoàng cầm, một loài cây dược liệu phổ biến dưới tán rừng. Nghiên cứu này bao gồm tám phương pháp xử lý: UV-A (tia UV-A), CK (nhóm đối chứng), Green (ánh sáng xanh lục đơn sắc) và các tổ hợp ánh sáng đỏ và xanh lam khác nhau (R0B4: ánh sáng xanh lam đơn sắc; R1B3: 25% Đỏ + 75% Ánh sáng xanh lam; R1B1: 50% Đỏ + 50% Ánh sáng xanh lam; R3B1: 75% Đỏ + 25% Ánh sáng xanh lam; R4B0: ánh sáng đỏ đơn sắc).
Kết quả: Kết quả của chúng tôi cho thấy chất lượng ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái, tích lũy sinh khối và quá trình sinh tổng hợp flavonoid ở hoàng cầm. Công thức R0B4 (ánh sáng xanh lam đơn sắc) thúc đẩy đáng kể sự sinh trưởng và tích lũy flavonoid, bao gồm nồng độ baicalin và wogonoside. Ngược lại, ánh sáng UV-A và ánh sáng xanh lục làm giảm các chỉ tiêu này so với nhóm đối chứng. Đáng chú ý, sinh khối và hàm lượng flavonoid ở các kết hợp đỏ - xanh R1B3, R1B1, R3B1 đều thấp hơn so với ánh sáng xanh hoặc đỏ đơn sắc.
Thảo luận: Nghiên cứu cho thấy ánh sáng đỏ có thể đối kháng với tác động thúc đẩy của ánh sáng xanh lam bằng sự tăng trưởng và tích lũy flavonoid, phán ánh sự tương tác phức tạp giữa các thụ thể ánh sáng. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của ánh sáng xanh lam trong việc tối ưu hóa năng suất và chất lượng của hoàng cầm khi được trồng dưới tán rừng, đồng thời cung cấp khuyến nghị thực tiễn việc quản lý hiệu quả và canh tác bền vững cây dược liệu dưới tán.
SINH HỌC CỦA HOÀNG CẦM (HỌ HOA MÔI) TỪ CÁC VÙNG SINH THÁI VÀ ĐỊA LÝ KHÁC NHAU TRONG QUÁ TRÌNH DI THỰC
Yu A Pshenichkina và cs.
Contemp Probl Ecol. 2022;15(6):653-658
Sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây hoàng cầm (họ hoa môi) thu thập từ môi trường sống tự nhiên (vùng Zabaykalsky, tỉnh Amur và Primorye), sau đó được trồng dưới cùng điều kiện nuôi cấy (tại Novosibirsk). Kết quả cho thấy sự khác biệt về hình thái và thời điểm xuất hiện các pha sinh trưởng giữa các quần thể ngoài tự nhiên vẫn được duy trì khi đưa vào môi trường trồng mới. Phân tích dữ liệu cho thấy sự khác biệt đáng kể (t > 3) giữa các quần thể sinh thái vùng thảo nguyên Zabaykalsky và vùng rừng Primorye (CP) về chiều cao cây, số cặp lá và số chồi, cả trong tự nhiên và trong quá trình du nhập. Thời kỳ ra hoa của quần thể Zabaykalsky sớm hơn quần thể Primorye thể hiện cả trong tự nhiên và trong điều kiện nuôi trồng. Cây từ quần thể Zabaykalsky bắt đầu ra hoa từ đầu tháng 7, trong khi quần thể Primorye bắt đầu ra hoa vào cuối tháng 7–8; thời gian chín của hạt ở quần thể Primorye kéo dài hơn đặc biệt là trong những năm đầu tiên du nhập. Từ những quan sát này, có thể giả định sự tồn tại của các kiểu hình sinh thái khác nhau, các vùng thảo nguyên (Zabaykalsky) và vùng rừng (Primorye)
CHIẾT XUẤT HOÀNG CẦM VÀ HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH BAICALIN THÚC ĐẨY SINH TRƯỞNG CÂY GIỐNG CÀ CHUA
Genzhong Liu và cs.
Vegetable Research 4. 2024; e023
Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu gây ô nhiễm đất, nước và khí quyển. Các chất kích thích sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên, có thể giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của cây. Chiết xuất thuốc thảo dược Trung Quốc được làm giàu với các hoạt chất sinh học và do đó có tiềm năng lớn để phát triển các chất kích thích sinh học mới. Trong nghiên cứu này, hợp chất có hoạt tính chủ yếu là baicalin đã được phát hiện trong chiết xuất hoàng cầm ('Huangqin' trong tiếng Trung) thông qua LC-MS/MS. Để khám phá tác dụng của chúng, chúng tôi đã sử dụng ba phương pháp khác nhau xử lý cây giống cà chua có sử dụng chất chiết từ hoàng cầm hoặc baicalin, bao gồm phun qua lá (S), tưới rễ (R) và kết hợp phun qua lá và tưới rễ (SR). Cả chiết xuất thô từ hoàng cầm và baicalin thương mại đều thúc đẩy sự phát triển của thân và rễ, tăng cường khả năng quang hợp và tăng sinh khối hạt giống cà chua, cuối cùng làm cho cây giống cà chua phát triển mạnh mẽ. Phân tích gộp nhóm và phân tích thành phần chính cho thấy chiết xuất hoàng cầm và baicalin có tác dụng rất giống nhau và cho thấy hiệu quả tốt nhất trong xử lý SR. Chiết xuất hoàng cầm và hoạt chất baicalin của nó có thể thúc đẩy sự phát triển của cây giống cà chua. Cây hoàng cầm được cho thấy là nguồn cung chất kích thích sinh học tiềm năng.
Đoàn Thị Huyền Trang, Đặng Quốc Tuấn
SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI. (LAMIACEAE): TỔNG QUAN VỀ CÔNG DỤNG TRUYỀN THỐNG, THỰC VẬT HỌC, HÓA THỰC VẬT, DƯỢC LÝ VÀ ĐỘC TÍNH
Tiantian Zhao và cs.
Journal of Pharmacy and Pharmacology. 2019, 71(9): 1353–1369
Mục tiêu: Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) là một loài thực vật thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae), sử dụng rễ là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc. Ở Trung Quốc, hoàng cầm vẫn là một loại thuốc truyền thống quan trọng của Trung Quốc có chức năng thanh nhiệt, trừ thấp và giải độc. Cây thuốc này phân bố rộng rãi ở Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên và Nhật Bản. Mục đích của bài báo này là cung cấp một cái nhìn tổng quan có hệ thống và toàn diện về cách sử dụng truyền thống, thực vật học, hóa thực vật, dược lý, dược động học và độc tính của cây hoàng cầm này. Hơn nữa, các xu hướng phát triển có thể có và triển vọng cho nghiên cứu trong tương lai về cây thuốc này cũng được thảo luận.
Phát hiện chính: Cho đến nay, hơn 40 hợp chất đã được phân lập và xác định từ hoàng cầm, bao gồm flavonoid, terpenoid, tinh dầu dễ bay hơi và polysaccharides. Các hợp chất và chiết xuất được phân lập từ hoàng cầm thể hiện nhiều hoạt động dược lý, bao gồm tác dụng lên hệ thần kinh, tác dụng lên hệ miễn dịch, bảo vệ gan, tác dụng chống khối u, tác dụng kháng khuẩn và kháng vi-rút, tác dụng chống oxy hóa và các tác dụng dược lý khác.
: Là một loại thuốc thảo dược truyền thống của Trung Quốc, hoàng cầm đã cho thấy tác dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt viêm gan, tiêu chảy, nôn mửa và huyết áp cao. Nhiều công dụng truyền thống của hoàng cầm đã được xác nhận bởi các nghiên cứu hiện tại. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm các đặc tính tạo thuốc và dược động học các thành phần hoạt tính của hoàng cầm, cũng như xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng cho các vùng khác nhau của hoàng cầm và tiến hành nghiên cứu ở cấp độ tế bào và phân tử.
ỨNG DỤNG TIẾP CẬN BỨC TRANH ĐA Ô-MÍC ĐỂ GIẢI MÃ CON ĐƯỜNG SINH TỔNG HỢP FLAVONOID RIÊNG BIỆT CỦA CỦA HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) trên nhiều loại mô
Dandan Guo và cs.
Horticulture Research. 2024; 11(1): uhad258
PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN SAU THU HOẠCH CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG VỀ HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT HOẠT TÍNH CỦA HOÀNG CẨM
Liuwei Zhang và cs.
Molecules. 2022; 27:8302
:Để tìm ra phương pháp chế biến sau thu hoạch tốt nhất cho dược liệu hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi), chúng tôi đã nghiên cứu tác động của chế biến tươi và chế biến truyền thống lên các thành phần có hoạt tính trong cây thuốc hoàng cầm và đánh giá ba kỹ thuật sấy để xác định kỹ thuật chế biến sau thu hoạch tối ưu. Chúng tôi định lượng bốn thành phần chính (baicalin, baicalein, wogonoside và wogonin) trong 16 mẫu cây thuốc hoàng cầm đã qua chế biến khác nhau được thu hoạch từ Tongchuan, tỉnh Thiểm Tây, bằng phương pháp HPLC (sắc ký lỏng hiệu năng cao). Ngoài ra, chúng tôi đã thực hiện phân tích độ tương đồng (SA), phân tích cụm phân cấp (HCA) và phân tích thành phần chính (PCA) trên các đỉnh phổ biến trong hoàng cầm được xác định bằng HPLC. So với phương pháp chế biến truyền thống, phương pháp chế biến tươi có thể bảo quản tốt hơn bốn thành phần chính trong hoàng cầm, trong khi đó, phân tích độ tương đồng (0,997–1,000) cho thấy chế biến tươi giống với chế biến truyền thống hơn và không làm thay đổi loại 18 thành phần chính trong cây thuốc hoàng cầm. Kết quả phân tích cụm cho thấy phương pháp phơi dưới bóng râm và phơi nắng giống nhau hơn, trong khi kết quả của phương pháp sấy (60 độC) được nhóm thành một loại. Theo kết quả phân tích thành phần chính, S9, S7 và S8 có điểm cao hơn và chúng được chế biến tương đối tốt trong các cách chế biến này. Chế biến tươi có thể là một giải pháp thay thế cho chế biến truyền thống; hàm lượng ẩm được giảm xuống còn 24,38% trong điều kiện phơi nắng và đây là giải pháp chế biến sau thu hoạch tối ưu cho cây thuốc hoàng cầm.
CÁC NĂM SINH TRƯỞNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN SAU THU HOẠCH CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH THUỐC CỦA HOÀNG CẦM
Chengke Bai và cs.
Industrial Crops & Products. 2020; 158: 112985
:Tối ưu hóa công nghệ chế biến là một biện pháp hiệu quả để cải thiện năng suất hoạt chất phục vụ cho sản xuất công nghiệp các loại cây thuốc. Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) là một loại thảo dược lâu năm thuộc họ Lamiaceae và rễ khô của nó được sử dụng như một loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) nổi tiếng. Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng các hoạt chất của hoàng cầm có tác dụng dược lý quan trọng bao gồm chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng vi-rút, chống khối u và chống viêm. Cụ thể, gần đây người ta phát hiện ra rằng hoàng cầm có tác dụng chữa bệnh đáng kể trong điều trị bệnh do vi-rút corona 2019 (COVID-19). Trong những năm gần đây, nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm thuốc của hoàng cầm ngày càng tăng do giá trị dược liệu tuyệt vời của nó. Tuy nhiên, sản lượng hàng năm của các hoạt chất có nguồn gốc từ rễ của hoàng cầm bị hạn chế do công nghệ chế biến truyền thống được sử dụng trong quá trình chiết xuất chưa có nhiều tiến bộ. Một vấn đề cấp bách mà cả các nhà thảo dược học và các nhà khoa học phải đối mặt là làm thế nào để cải thiện hiệu quả chế biến, qua đó đạt được sản lượng sản phẩm tối đa cho cây thuốc hoàng cầm Trong nghiên cứu này, một phân tích có hệ thống về tác động của các năm sinh trưởng và chế biến sau thu hoạch đối với hàm lượng các thành phần hoạt tính dược liệu của cây thuốc hoàng cầm đã được tiến hành. Hàm lượng của tám thành phần hoạt tính (baicalin, wogonoside, baicalein, wogonin, scutellarin, scutellarein, apigenin và chrysin) trong rễ của hoàng cầm ở các năm sinh trưởng khác nhau (dao động từ 1 năm đến 15 năm) đã được ước tính bằng sắc ký lỏng hiệu suất cao (HPLC) và phân tích thêm để xác định thời gian thu hoạch tối ưu. Đặc biệt, hàm lượng của sáu thành phần hoạt tính ở các bộ phận khác nhau (vỏ và trụ) của rễ cây thuốc hoàng cầm đã được ước tính và so sánh. Trong khi đó, những thay đổi động thái của hàm lượng hoạt chất có hoạt tính trong rễ tươi nghiền và rễ tươi cắt của hoàng cầm ở nhiệt độ phòng đã được so sánh và phân tích để làm sáng tỏ ảnh hưởng của xử lý sau thu hoạch đến hàm lượng hoạt chất. Ngoài ra, tác động của sáu xử lý sau thu hoạch khác nhau đến hàm lượng hoạt chất đã được thiết kế một cách có hệ thống và so sánh để xác định công nghệ chế biến sơ cấp tốt nhất. Kết quả cho thấy thời gian thu hoạch tốt nhất đối với hoàng cầm nên được xác định là 2–3 năm dựa trên đánh giá toàn diện về hàm lượng hoạt chất, mức tăng năng suất hàng năm và hiệu quả sử dụng đất. Hàm lượng hoạt chất bao gồm baicalin, wogonoside, baicalein và wogonin trong vỏ cao hơn đáng kể so với hàm lượng trong stele (P ≤ 0,05). Hàm lượng baicalin, wogonoside và scutellarin trong rễ tươi của hoàng cầm giảm đáng kể khi thời gian bảo quản tăng lên, nhưng độ giảm của cắt tươi thấp hơn đáng kể so với nghiền tươi. Đối với các tác động của các phương pháp xử lý chế biến khác nhau, hàm lượng của bốn thành phần hoạt tính chính (baicalin, wogonoside, baicalein và wogonin) trong quá trình xử lý sấy (D) và cắt-sấy (C–D) cao hơn đáng kể so với bốn phương pháp xử lý khác (P ≤ 0,05). Nhìn chung, các kết quả trên sẽ không chỉ cung cấp các phương pháp xử lý mới giúp cải thiện năng suất các thành phần hoạt tính đối với cây thuốc hoàng cầm mà còn làm sáng tỏ việc tối ưu hóa công nghệ xử lý để sản xuất công nghiệp các loại cây thuốc.
Phạm Văn Năm, Giàng A Tiến
Thu thập NGUỒN GEN, đánh giá và xác định DÒNG Scutellaria bAICALENSIS Georgi TẠI tỉnh Sơn Tây
Shu-hong Guo và cs.
Journal of Shanxi Agricultural Sciences. 2022; 50(12): 1631 – 1637
Nhằm chọn tạo giống hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) mới có chất lượng, năng suất cao, thích nghi rộng và khả năng kháng bệnh tốt, trong nghiên cứu này đã sử dụng 6 mẫu giống trồng và 2 mẫu giống hoang dại được thu thập tại tỉnh Sơn Tây làm vật liệu nghiên cứu. Các mẫu này được đánh giá đặc điểm nông sinh học phần trên mặt đất và rễ tươi dưới đất của cây hoàng cầm, đồng thời áp dụng phương pháp chọn lọc có hệ thống để chọn giống thích hợp cho canh tác nhân tạo quy mô lớn. Kết quả cho thấy 8 mẫu giống hoàng cầm đều được đưa vào trồng thành công tại khu vực Fenyang và hoàn tất toàn bộ quá trình sinh trưởng từ gieo trồng đến thu hoạch hạt và rễ. Trong số đó, HQHM-04 thu thập từ làng Weijiazhuang, tiểu khu Shangma, thành phố Houma thể hiện sinh trưởng tốt nhất. Dựa trên các đặc điểm nông học của phần trên mặt đất và rễ tươi, đã chon ra được 5 dòng hoàng cầm mới. Khi cây già đi, sự khác biệt về hình dạng và màu sắc lá giữa các dòng giảm dần, tuy nhiên vẫn còn sự khác biệt rõ rệt về chiều cao cây, đường kính thân và số cành chính. Ở giai đoạn cuối tháng 10 (năm thứ hai), sự chênh lệch tối đa giữa các dòng là: 12 cm về chiều cao, 0,32 cm về đường kính thân và 4,36 về số cành chính. Dòng P4 thu được từ chọn lọc nguồn gen HQHM-04, so với giống hoàng cầm đối chứng (CK) đang được trồng phổ biến nhất ttrên thị trường, có chỉ số bệnh thấp nhất, đặc điểm hình thái rễ tươi tốt nhất và khả năng tăng năng suất rễ rõ rệt. Năng suất trung bình của dòng P4 đạt 14 562 kg/ha và hàm lượng baicalin là 14,78% cao hơn rõ rệt so với đối chứng CK. Dòng P4 được đặt tên là Fenxuan 1, có rễ chính phát triển mạnh, khả năng thích nghi cao, sức đề kháng tốt, hiệu quả kinh tế tổng hợp cao, có tiềm năng thay thế các giống nội địa để phục vụ công tác chọn giống.
Hán Đức Lương
XỬ LÝ VẾT THƯƠNG SAU THU HOẠCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT FLAVONE VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA NUÔI CẤY RỄ TƠ CÂY SCUTELLARIA BAICALENSIS
Hyeon Ji Yeo và cs.
Chemical and Biological Technologies in Agriculture. 2025; 12(1):13
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thu được rễ tơ, được coi là sinh vật biến đổi gen tự nhiên, từ lá hoàng cầm in vitro bằng sử dụng Agrobacterium rhizogenes ( A. rhizogenes ) R1000 hoang dại và nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý vết thương sau thu hoạch lên sản xuất flavone và đặc tính kháng khuẩn in vitro. Rễ tơ được xử lý vết thương và nồng độ baicalin, baicalein và wogonin được xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Chúng tôi thấy rằng nồng độ của các flavone này trong rễ tơ hoàng cầm tăng lên sau 6, 12, 24, 48, 72 và 96 giờ tiếp xúc phụ thuộc vào thời gian. Đặc biệt, sản lượng cao nhất của ba hợp chất flavone được báo cáo sau khi tiếp xúc với 96 giờ xử lý vết thương. Hơn nữa, mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến các hợp chất flavone đặc hiệu rễ ( SbPAL1, SbPAL2, SbPAL3, SbCCL7, SbCHS2, SbCHI, SbFNS2-2, SbCYP82D1.1 và SbF8H ) đã được xác định tại hai thời điểm (đối chứng và sau 96 giờ tiếp xúc). Mức độ biểu hiện của SbPAL1, SbCHS2, SbCHI và SbCYP82D1.1 tăng đáng kể sau khi xử lý tạo vết thương. Các chất kháng khuẩn đã được quan sát thấy với bảy tác nhân gây bệnh bình thường, hai tác nhân gây bệnh kháng nhiều loại chất và một loại nấm men gây bệnh. Hơn nữa, kích thước vùng ức chế của các vi khuẩn này lớn hơn ở rễ tơ hoàng cầm bị tổn thương với hàm lượng các baicalin, baicalein và wogonin cao hơn so với những rễ có mức flavone này thấp hơn. Ngoài hoạt động kháng khuẩn, rễ tơ bị thương còn biểu hiện hoạt động chống viêm và chống oxy hóa mạnh hơn so với đối chứng.
HOÀNG CẦM, LOẠI THẢO MỘC VÀNG TỪ VƯỜN CÂY THUỐC TRUNG QUỐC
Qing Zhao & cs.
Science bulletin. 2016; 61: 1391-1398
Scutellaria baicalensis Georgi (hoàng cầm) là cây thuốc truyền thống được sử dụng tại Trung Quốc hàng ngàn năm, chủ yếu dưới dạng chế phẩm từ rễ. Cây được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa, tuần hoàn, viêm và nhiễm trùng đường hô hấp. Các hợp chất flavone chính được chiết xuất từ rễ gồm baicalin, wogonoside và aglycone tương ứng là baicalein và wogonin. Các flavone này thể hiện phổ tác dụng dược lý rộng như chống ung thư, bảo vệ gan, kháng vi sinh vật, chống oxy hóa và bảo vệ hệ thần kinh. Bài viết tập trung tổng quan đặc tính dược lý và ứng dụng lâm sàng của cây và các flavone liên quan. Ngoài ra, các công nghệ sinh học và phân tích chuyển hóa cũng được trình bày nhằm làm rõ con đường sinh tổng hợp hợp các chất có hoạt tính trong Scutellaria.
SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI. (LAMIACEAE): TỔNG QUAN VỀ CÔNG DỤNG TRUYỀN THỐNG, THỰC VẬT HỌC, HÓA THỰC VẬT, DƯỢC LÝ VÀ ĐỘC TÍNH HỌC
Journal of Pharmacy and Pharmacology. 2019; 71(9): 1353-1369
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi) là loài thuộc họ Lamiaceae, trong đó rễ là bộ phận được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền. Tại Trung Quốc, hoàng cầm là vị thuốc truyền thống quan trọng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm ẩm. Hoàng cầm là loài bản địa phân bố rộng ở Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Triều Tiên và Nhật Bản. Bài viết nhằm tổng hợp có hệ thống các khía cạnh về sử dụng truyền thống, thực vật học, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, dược động học và độc tính của hoàng cầm. Ngoài ra, bài viết cũng thảo luận về các xu hướng nghiên cứu tiềm năng trong tương lai đối với loài cây này.
ĐÁNH GIÁ CÁC KHU VỰC TRỒNG TRỒNG PHÙ HỢP CHO SCUTELLARIA BAICALENSIS Ở TRUNG QUỐC SỬ DỤNG MÔ HÌNH MAXENT VÀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA DẠNG
Ning Xu và cs.
Biochemical Systematics and Ecology. 2020; 90: 104052
Việc trồng cây thuốc không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng đối với dược liệu có nguồn gốc thực vật, mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ các quần thể hoang dã khỏi tình trạng khai thác quá mức. Tuy nhiên, môi trường trồng trọt cần phải phù hợp không chỉ cho sự sinh trưởng của cây mà còn cho sự tích lũy các hợp chất hoạt tính sinh học. Hoàng cầm (Huang-qin) là một loại thảo dược có giá trị cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc, nhưng đang suy giảm nhanh chóng do khai thác tự nhiên quá mức. Nhằm thúc đẩy việc trồng trọt bền vững và hiệu quả hơn, nghiên cứu này đề xuất một phương pháp tích hợp để dự đoán các vùng trồng thích hợp, đồng thời xây dựng mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường và hàm lượng hợp chất hoạt tính trong cây. Mô hình MaxEnt được sử dụng để xác định vùng phân bố tiềm năng, trong khi hồi quy tuyến tính bội được áp dụng để mô hình hóa ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến hàm lượng baicalin – một hoạt chất chính trong hoàng cầm. Kết quả cho thấy các yếu tố như nhiệt độ cực trị, lượng mưa, tính mùa vụ của lượng mưa và đường đẳng nhiệt ảnh hưởng đáng kể đến sự phân bố và chất lượng của cây. Cụ thể, nhiệt độ trung bình năm cao hơn, lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, và đường đẳng nhiệt thấp có mối tương quan tích cực với hàm lượng baicalin. Các vùng trồng tiềm năng được xác định chủ yếu tập trung tại Đông Bắc Trung Quốc, bao gồm Đông Bắc Nội Mông, một phần của tỉnh Hà Bắc và phía Tây Nam tỉnh Liêu Ninh, là những khu vực rất thích hợp cho trồng hoàng cầm. Những phát hiện này có thể hỗ trợ người trồng và các doanh nghiệp dược liệu trong việc lựa chọn khu vực trồng trọt tối ưu, qua đó tránh tình trạng canh tác ở những môi trường không phù hợp và đảm bảo chất lượng dược liệu đầu ra.
Giàng A Tiến
STRESS HẠN HÁN Ở CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG KHÁC NHAU LÀM GIẢM KHỐI LƯỢNG CHẤT KHÔ VÀ TÍCH LŨY NĂNG SUẤT BẰNG ỨC CHẾ HÌNH THÁI RỄ Ở HOÀNG CẦM
Junling Guo và cs
Industrial Crops and Products. 2025; 223: 120280
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng gia tăng, căng thẳng do hạn hán ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây thuốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích tác động của stress do hạn hán đối với Hoàng cầm (còn gọi là “Huang Qin”) trong các giai đoạn sinh trưởng và sự cần thiết của các chiến lược tưới tiêu hợp lý trong suốt quá trình canh tác cây trồng. Chúng tôi đã tiến hành một thí nghiệm trong chậu với các phương pháp xử lý hạn hán được tưới đủ nước (CK), hạn hán giai đoạn mở rộng lá (LES) (T1) và hạn hán giai đoạn chín hạt (SRS) (T2). Chúng tôi đã đánh giá hình thái rễ, sinh lý, hàm lượng hoạt chất ở từng giai đoạn và thời điểm thu hoạch. Kết quả cho thấy trọng lượng khô của rễ và năng suất hoạt chất giảm đáng kể trong điều kiện stress do hạn hán, đặc biệt là trong thời kỳ SRS. So với CK, trọng lượng khô của rễ giảm đáng kể lần lượt là 48,87% và 21,22% trong thời kỳ LES và SRS, tương ứng, với stress SRS biểu thị giảm 11,43% so với stress LES tại thời điểm thu hoạch. Hơn nữa, các thành phần hoạt chất như baicalin, baicalein, wogonoside và wogonin cũng bị giảm năng suất đáng kể trong T1 và thậm chí còn nhiều hơn trong T2. Phân tích kết quả thí nghiệm cho thấy cả trọng lượng khô của rễ, diện tích bề mặt rễ và thể tích rễ chịu ảnh hưởng của đường kính rễ chính, (chiếm 64,74% tổng phương sai). Hàm lượng hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc xác định năng suất hoạt chất, trong đó trọng lượng khô của rễ là yếu tố chính. Do đó, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối ưu hóa các phương thức tưới tiêu trong suốt quá trình trồng cây hoàng cầm. Đảm bảo cung cấp nước để giảm thiểu hạn hán nghiêm trọng (stress hạn hán 40% FC), đặc biệt là trong giai đoạn sinh trưởng sau này để nhằm đảm bảo năng suất và hoạt chất của cây Hoàng cầm.
CHẤT LƯỢNG ÁNH SÁNG ĐIỀU HÒA SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG FLAVONOID TRONG CÂY HOÀNG CẦM TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG
Jingran Ma & cs
Frontiers in Plant Science. 2024; 15: 1488649
Giới thiệu: Ánh sáng không chỉ cần thiết cho quá trình quang hợp và phát triển mà còn đóng vai trò như một tín hiệu để điều hòa quá trình trao đổi chất thứ cấp của cây. Mặc dù ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng như vùng quang phổ của ánh sáng tán xạ đến năng suất và các hợp chất flavonoid trong cây trồng thương mại đã được ghi chép đầy đủ, nhưng vai trò của nó trong việc điều hòa các loài cây bụi hoang dã, đặc biệt là các loài cây thuốc vẫn chưa được hiểu rõ.
Phương pháp: Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm đánh giá chất lượng ánh sáng trên cây hoàng cầm, một loài cây thuốc phổ biến ở tầng dưới tán, bằng đèn điốt phát quang (LED). Nghiên cứu này bao gồm tám thí nghiệm: UV-A (bức xạ UV-A), CK (nhóm đối chứng), Xanh lục (ánh sáng xanh lục đơn sắc) và các kết hợp khác nhau của ánh sáng xanh lam và đỏ (R0B4: ánh sáng xanh lam đơn sắc; R1B3: 25% Đỏ + 75% Ánh sáng xanh lam; R1B1: 50% Đỏ + 50% Ánh sáng xanh lam; R3B1: 75% Đỏ + 25% Ánh sáng xanh lam; R4B0: ánh sáng đỏ đơn sắc).
Kết quả: Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy chất lượng ánh sáng thúc đẩy đáng kể hình thái, tích lũy sinh khối và sinh tổng hợp flavonoid ở hoàng cầm. Xử lý R0B4 thúc đẩy tăng trưởng và tích lũy flavonoid, bao gồm nồng độ baicalin và wogonoside. Ngược lại, bức xạ UV-A và ánh sáng xanh lá cây tác động tiêu cực đến các thông số này so với xử lý CK. Điều thú vị là sinh khối thực vật và nồng độ flavonoid thấp hơn ở các xử lý R1B3, R1B1 và R3B1 so với ánh sáng xanh đơn sắc hoặc đỏ.
Thảo luận: Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng ánh sáng đỏ có thể đối kháng với sự tăng trưởng và tích lũy flavonoid do ánh sáng xanh kích thích, cho thấy sự tương tác phức tạp giữa các thụ thể ánh sáng. Những phát hiện này làm nổi bật tầm quan trọng của ánh sáng xanh trong việc tối ưu hóa năng suất và chất lượng của Hoàng cầm. Kết quả nghiên cứu đã góp phần quản lý hiệu quả và canh tác bền vững các loại cây thuốc tầng dưới tán.
SỰ THAY ĐỔI VỀ SINH TRƯỞNG VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN HÓA CỦA HOÀNG CẦM ĐÁP ỨNG VỚI NATRI CLORUA
Sylwester Ślusarczyk và cs
Biology. 2024;. 13(12):1058
Scutellaria baicalensis Georgi là một loại cây thuốc quý thuộc họ hoa môi. Rễ cây đã được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc (với tên gọi Hoàng cầm) từ thời xa xưa và hiện nay được ghi nhận trong cả Dược điển Trung Quốc và Châu Âu. Cây chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học chiếm tới 20% khối lượng rễ khô. Các chất này là flavone ưa béo với vòng B không thay thế, baicalein và wogonin và các glucuronide tương ứng của chúng là baicalin và wogonoside là phổ biến nhất. Hàm lượng của các hợp chất này có thể biến động và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thay đổi này chưa được hiểu đầy đủ. Vai trò của các hợp chất này trong phản ứng với stress vẫn đang được nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả khảo sát ảnh hưởng của xử lý NaCl đối với sự sinh trưởng và chuyển hóa trongcây hoàng cầm. Kết quả cho thấy, khi cây được xử lý với NaCl ở các nồng độ (50, 100 và 150 mM) trong thời gian ngắn, hàm lượng các hợp chất flavonoid trong rễ tăng rõ rệt: baicalein tăng từ 1,55 mg lên 2,55 mg/g DM (gấp 1,6 lần), baicalin từ 8,2 mg lên 14,7 mg (gấp 1,8 lần), wogonin từ 4,9 lên 6,8 (gấp 1,4 lần) và wogonoside từ 3,3 lên 6,8 mg/g DM (gấp 2 lần) trong rễ. Ngược lại, trong các bộ phận trên mặt đất, hàm lượng của từng flavonoid chính: carthamidine-7-O-glucuronide và scutellarein-7-O-glucuronide giảm nhiều nhất từ 10–50% từ 18,6 mg xuống 11,3 mg/g (giảm 1,6 lần) và từ 6,5 mg xuống 3,4 mg/g DM (giảm 0,52 lần). Hồ sơ axit amin trong rễ cũng bị thay đổi đáng kể: arginine tăng từ 0,19 lên 0,33 mg/g (gấp 1,7 lần), glutamate từ 0,09 lên 0,16 mg/g DM (gấp 1,6 lần), alanine từ 0,009 lên 0,06 mg/g (gấp 6,8 lần), proline từ 0,011 lên 0,029 (gấp 2,4 lần) và lysine từ 0,016 xuống 0,063 mg/g (gấp 3,9 lần). Nồng độ aspartate giảm từ 0,01 xuống 0,002 mg/g (giảm 4,8 lần) ở 150 mM NaCl. Ở các phần trên mặt đất, nồng độ acid amin thay đổi tùy theo nhóm. Ví dụ, hàm lượng glutamate chỉ tăng nhẹ từ 0,031 lên 0,034 mg/g, thể hiện mức tăng gấp 1,2 lần, trong khi proline tăng mạnh trong tất cả các nhóm xử lý, cao nhất từ 0,011 lên 0,11 mg/g (gấp 10 lần). Tóm lại, ứng suất muối vừa phải đã được chứng minh là làm tăng sinh khối rễ và hàm lượng flavonoid hoàng cầm, điều này hiếm khi được quan sát thấy ở loài glycophyte và cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về cơ chế thích nghi với stressthẩm thấu ở cấp độ trao đổi chất chuyên biệt.
SỰ ĐIỀU HÒA CỦA VI SINH VẬT VÙNG RỄ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA HOÀNG CẦM: SO SÁNH GIỮA NGUỒN GỐC HOANG DẠI VÀ NUÔI TRỒNG
Kailin Yang và cs
Industrial Crops and Products. 2024; 222: 119917
Radix Scutellariae (rễ của cây hoàng cầm), một loại thuốc y học cổ truyền quan trọng của Trung Quốc, có hoạt tính dược lý rộng rãi và được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng. Với sự cạn kiệt dần dần của nguồn tài nguyên hoàng cầm hoang dã (WS), hoàng cầm được trồng nhân tạo (CS) đã dần trở thành nguồn cung cấp chính của rễ hoàng cầm. Tuy nhiên, người ta tin rằng WS có chất lượng tốt hơn và có một số vấn đề trong quá trình trồng nhân tạo, chẳng hạn như chế độ trồng không hợp lý dẫn đến chất lượng giảm sút, khiến việc sản xuất rễ hoàng cầm chất lượng cao trở thành nhu cầu cấp thiết. Người ta đã chứng minh rằng vi sinh vật vùng rễ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thuốc, sự tích lũy các chất chuyển hóa thứ cấp và khả năng chống chịu stress. Tuy nhiên, CS và WS ảnh hưởng đến sự hình thành chất lượng thông qua việc tuyển dụng vi sinh vật vùng rễ như thế nào vẫn chưa được giải thích thêm. Do đó, UPLC đã được thực hiện để khám phá sự khác biệt của flavonoid trong các mô hình sinh trưởng khác nhau của hoàng cầm. Công nghệ giải trình tự khuếch đại đã được sử dụng để phân tích sự khác biệt của vi sinh vật vùng rễ trong các mô hình sinhtrưởng khác nhau. Dự đoán chức năng, phân tích mạng lưới đồng hiện và phân tích tương quan giữa các vi sinh vật vùng rễ và thành phần hoạt tính dược lý cũng được sử dụng để khám phá ảnh hưởng của vi sinh vật vùng rễ lên sự hình thành chất lượng của CS và WS. Kết quả cho thấy mặc dù so với CS, hàm lượng flavonoid trong WS giảm, nhưng độ phong phú tương đối của các vi sinh vật vùng rễ kháng stress trong WS tăng lên đáng kể, các con đường liên quan đến khả năng kháng stress và thích nghi của quần xã vi khuẩn vùng rễ WS được điều chỉnh tăng lên đáng kể. Ngoài ra, nhiều vi sinh vật làm giàu CS trong vùng rễ có tương quan dương đáng kể với baicalin và wogonoside. Do đó, CS có hàm lượng flavonoid cao hơn, trong khi WS có khả năng kháng stress mạnh hơn. Nghiên cứu này khám phá sự khác biệt của flavonoid và vi sinh vật vùng rễ giữa CS và WS, đồng thời thể hiện cách thức các mô hình sinh trưởng ảnh hưởng đến sự tương tác giữa các vi sinh vật vùng rễ hoàng cầm, có giá trị định hướng cho việc nuôi cấy hoàng cầm chất lượng cao.
BÁO CÁO ĐẦU TIÊN VỀ NẤM CORYNESPORA CASSIICOLA GÂY BỆNH ĐỐM LÁ SEPTORIA TRÊN CÂY HOÀNG CẦM Ở TRUNG QUỐC
YanMin Liu và cs
Plant Disease. 2023; 107(11): 3635
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi.) (Lamiaceae) là một loại thảo mộc sống lâu năm được tìm thấy tại hơn 10 tỉnh ở Trung Quốc. Với diện tích hơn 58.000 ha, sản lượng hàng năm khoảng 28.000 tấn. Rễ được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc ( Jang và cộng sự 2023). Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2022, các triệu chứng đốm lá Septoria đã được phát hiện tại Viện Phát triển Thực vật Dược liệu (40,04°B, 116,28°Đ), Bắc Kinh, Trung Quốc. Tỷ lệ mắc bệnh lên tới 20% trên đồng ruộng sau hơn 2 tuần điều tra liên tục. Các triệu chứng ban đầu là các đốm lá nhỏ, màu nâu sẫm (0,5 đến 2,0 mm) mở rộng thành các tổn thương không đều với tâm màu xám nhạt và một vòng đen có rìa màu nâu sẫm và quầng màu nâu nhạt. Cây bị rụng lá và héo trong những trường hợp nghiêm trọng. Ba mươi sáu lá có triệu chứng của 12 cây từ ba địa điểm được cắt thành từng mảnh 5 × 5 mm, khử trùng bề mặt bằng ethanol 75% trong 30 giây và dung dịch NaClO 5% trong 45 giây, rửa sạch bằng nước vô trùng ba lần, làm khô bằng giấy lọc vô trùng, đặt trên PDA và ủ ở 25 ° C trong bóng tối trong 2 ngày. Các mẫu phân lập được làm thuần bằng chuyển đầu sợi nấm sang các đĩa môi trường PDA mới và ủ ở 25°C trong bóng tối. Tám mẫu phân lập (A1, B3, D1, F2, E2, a4, e4 và f1) có hình thái khuẩn lạc tương tự đã được thu được. Các khuẩn lạc trên PDA có sợi nấm khí sinh dày đặc, có lông tơ và màu trắng đến xanh xám; mặt sau có màu nâu sẫm ở giữa và màu xám ở rìa. Bào tử đơn độc hoặc hình mắt cáo, màu nâu nhạt, hình chữ U đến hình trụ, đỉnh tù. Các mẫu phân lập được chia thành hai loại bằng cách kiểm tra 100 bào tử (50 trên mỗi phân lập), đại diện cho D1 và e4. Các bào tử D1 có kích thước từ 5,4 đến 75,8 × 2,1 đến 6,8 (trung bình 26,9 × 4,4) μm, có 0 đến 6 vách ngăn giả, với 0 đến 3 vách ngăn giả được quan sát thấy ở 88% bào tử. Các bào tử e4 có kích thước từ 20,3 đến 103,4 × 2,0 đến 7,9 (trung bình 41,9 × 4,8) μm, có 0 đến 6 vách ngăn giả, với 2 đến 5 vách ngăn giả được quan sát thấy ở 90% bào tử. Các mẫu phân lập được xác định là Corynespora cassiicola dựa trên hình thái ( Ellis 1971 ). DNA của hai phân lập được chiết xuất bằng phương pháp CTAB và vùng giãn cách phiên mã bên trong (ITS) của rDNA, gen yếu tố kéo dài dịch mã 1 alpha ( TEF1-α ) và beta-tubulin ( TUB2 ) được khuếch đại bằng cách sử dụng các đoạn mồi ITS1/ITS4 ( Bandi và cộng sự, 2022 ), EF1-728F/EF-986R ( Wang và Liu, 2021) và Bt2a/Bt2b ( Glass và Donaldson, 1995 ). Trình tự ITS OQ991339 (524 bp) và OR044050 (533 bp) có 99,8% giống với C. cassiicola , với 99% bao phủ với MT228951 (536 bp) và OQ991340 (546 bp) trong GenBank. Trình tự của TEF1-α OR047441 (304 bp) và OR047443 (306 bp) có 99,3% giống với C. cassiicola, với độ phủ 98% và 99% cho ON381927 (300 bp) và ON381933 (301 bp), tương ứng. Trình tự của TUB2 OR047449 (427 bp) và OR047451 (427 bp) chia sẻ 99,53% hình thái với C. cassiicola , với độ phủ 99% và 98% cho MN604075 (442 bp), tương ứng. Cây phát sinh loài được tính toán với các trình tự ITS, TEF1-α và TUB2 trong MEGA 11 bằng cách sử dụng neighbor join. Hai phân lập là C. cassiicola với hơn 90% hỗ trợ bootstrap (1.000 bản sao). Chín cây giống hoàng cầm 2 tuổi đã được sử dụng để kiểm tra tính gây bệnh. Ba lá trên mỗi cây được chọc thủng bằng kim đã khử trùng bằng ngọn lửa và được tiêm các nút nấm (đường kính 5 mm) của D1 và e4. Cây đối chứng được tiêm các nút nấm PDA đã khử trùng. Tất cả các cây được ủ ở nhiệt độ 25°C và độ ẩm tương đối 90%. Khoảng 3 đến 4 ngày sau khi tiêm, các lá được tiêm có các triệu chứng giống như những lá ngoài đồng ruộng; cây đối chứng không có triệu chứng. Các chủng có nấm khí sinh mạnh, có lông tơ, màu trắng đến xanh xám được phân lập lại từ các lá bị bệnh được tiêm D1 và e4 và được xác định là C. cassiicola bằng giải trình tự DNA, đáp ứng các tiên đề của Koch. Dựa trên hình thái và phát sinh loài đa ổ, các chủng phân lập được xác định là C. cassiicola, một tác nhân gây bệnh của một số cây trồng quan trọng ( Dixon và cộng sự, 2009 ; Xie và cộng sự, 2021 ; Zhang và cộng sự, 2018). Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là báo cáo đầu tiên về việc C. cassiicola gây ra bệnh đốm lá Septoria trên cây hoàng cầm ở Trung Quốc, có thể đe dọa đến sản xuất hoàng cầm
Khuất Thị Chung
XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ PHIÊN MÃ SBWRKY Ở HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI) DƯỚI ĐIỀU KIỆN STRESS HẠN VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG VỚI HOẠT CHẤT BAICALIN
Lin Chengvà cs.
Agronomy. 2023; 13(10): 2564
WRKY là một trong những yếu tố phiên mã quan trọng nhất ở thực vật, đóng vai trò thiết yếu đối với sự sinh trưởng và phản ứng với stress sinh học của thực vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích các đặc tính lý hóa, mối quan hệ tiến hóa, cấu trúc bảo tồn và biểu hiện của họ gen WRKY ở hoàng cầm (S. Baicalensis). Họ gen WRKY có các miền cấu trúc được bảo tồn cao, được phân loại thành ba loại chính, I, II và III, dựa trên số lượng domain cấu trúc WRKY và các đặc điểm cấu trúc zinc finger. SbWRKY của cùng một phân nhóm có chức năng tương tự nhau và về cơ bản chứa cùng một motif. Ngoài ra, các mức độ stress hạn khác nhau dẫn đến các mức độ biểu hiện SbWRKY khác nhau, với phần lớn các yếu tố này được điều hòa tăng lên trong điều kiện hạn vừa phải và ít yếu tố trong số chúng được điều hòa tăng lên dưới điều kiện hạn nghiêm trọng. Trong điều kiện hạn vừa, biểu hiện của các enzyme chính tăng lên, trong khi trong điều kiện hạn nghiêm trọng, biểu hiện của các enzyme này giảm xuống. Stress hạn nhẹ dẫn đến tích lũy hoạt chất baicalin tăng 26,42%, trong khi stress hạn nghiêm trọng làm giảm hàm lượng caicalin xuống 22,88%. Phân tích tương tác protein của các gen enzyme chính và các gen SbWRKY cho thấy biểu hiện của các gen enzyme chính đã ảnh hưởng đến biểu hiện của các gen SbWRKY. Chúng tôi đã sàng lọc chín gen SbWRKY có mối quan hệ đáng kể với sự tích lũy baicalin, trong đó SbWRKY8 và SbWRKY16 đã cho thấy mối tương quan cao nhất với hàm lượng baicalin. Những phát hiện này cung cấp một dự đoán cho nhiều nghiên cứu hơn về vai trò của các gen SbWRKY và cho thấy các gen SbWRKY có thể phản ứng với stress hạn ở cây hoàng cầm.
Đoàn Thị Huyền Trang
XỬ LÝ MẶN RỄ ĐỂ LÀM CHO NÓ TỐT? SỰ SINH TRƯỞNG VÀ HỒ SƠ CHUYỂN HÓA CỦA SCUTELLARIA BAICALENSIS DƯỚI ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ NACL
Ślusarczyk S
Planta Med 2022; 88(15): 1462
Bối cảnh: Scutellaria baicalensis Georgi là một loại cây thuốc quý thuộc họ Lamiaceae. Rễ được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc (Huang-qin) và được đưa vào chuyên khảo Dược điển châu Âu (rễ Baikal skullcap). Các hợp chất có hoạt tính sinh học chính, đạt 20% khối lượng khô là các flavone ưa béo có vòng B không thay thế – baicalein và wogonin và các glucuronide tương ứng của chúng – baicalin và wogonoside. Tuy nhiên, hàm lượng của các hợp chất này thay đổi và các yếu tố môi trường đằng sau sự thay đổi này vẫn chưa được biết rõ.
Mục đích: Vai trò của các hợp chất này trong phản ứng với stress đã được đưa ra, vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý NaCl đến sự sinh trưởng và quá trình chuyển hóa – hợp chất phenolic và các axit amin.
Kết quả: Tiếp xúc ngắn hạn với stress muối dẫn đến sự gia tăng rõ rệt (30 – 100%) của các hợp chất baicalein, baicalin, wogonin và wogonoside trong rễ. Rễ được trồng với việc bổ sung 50 – 150 mM NaCl cũng dày hơn và có khối lượng tươi cao hơn. Ngược lại, ở các bộ phận trên mặt đất, hàm lượng của từng flavonoid chính (scutellarein và oroxylin A glucuronide) giảm 10 – 50%. Hồ sơ axit amin hòa tan cũng thay đổi đáng kể – proline, isoleucine, leucine và tryptophan tăng lên, trong khi mức các axit amin như arginine, asparagine cũng như glutathione giảm. Tóm lại, stress muối vừa phải đã tạo ra tác dụng có lợi cho khối lượng rễ và hàm lượng flavonoid có liên quan đến dược phẩm ở Scutellaria baicalensis.
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ HỒ SƠ CHUYỂN HÓA CỦA SCUTELLARIA BAICALENSIS GEORGI KHI PHẢN ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN MẶN
Sylwester Slusarczyk và cs.
Biology (Basel). 2024 Dec;13(12):1058
Hoàng cầm là một loại cây thuốc quý thuộc họ Hoa môi. Rễ của nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc (dưới tên Huang - qin) từ thời cổ đại đến nay cây thuốc này đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc và châu Âu. Nó có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học chiếm tới 20% khối lượng rễ khô. Các chất này là flavone ưa béo với vòng B không thay thế, baicalein và wogonin và các glucuronide tương ứng của chúng trong đó baicalin và wogonoside là phổ biến nhất. Hàm lượng của các hợp chất này thay đổi do các yếu tố môi trường gây ra điều này vẫn chưa được biết rõ. Đóng góp của nghiên cứu nhằm thể hiện vai trò của các hợp chất trên trong phản ứng với stress với nỗ lực đo lường ảnh hưởng của việc xử lý NaCl đối với sự sinh trưởng và quá trình chuyển hóa của cây hoàng cầm. Tiếp xúc ngắn hạn với stress muối (NaCl 50, 100 và 150 mM) dẫn đến sự gia tăng đáng kể của baicalein từ 1,55 mg lên 2,55 mg/g DM (gấp 1,6 lần), baicalin từ 8,2 mg lên 14,7 mg (gấp 1,8 lần), wogonin từ 4,9 lên 6,8 (gấp 1,4 lần) và wogonoside từ 3,3 lên 6,8 mg/g DM (gấp 2 lần) trong rễ. Ngược lại, trong các bộ phận trên mặt đất, hàm lượng của từng flavonoid chính: carthamidine-7-O-glucuronide và scutellarein-7-O-glucuronide giảm nhiều nhất từ 10–50% từ 18,6 mg xuống 11,3 mg/g (giảm 1,6 lần) và từ 6,5 mg xuống 3,4 mg/g DM (giảm 0,52 lần), tương ứng. Hàm lượng các axit amin cũng bị thay đổi bằng tăng lên trong rễ nồng độ: arginine từ 0,19 lên 0,33 mg/g (gấp 1,7 lần), glutamate từ 0,09 lên 0,16 mg/g DM (gấp 1,6 lần), alanine từ 0,009 lên 0,06 mg/g (gấp 6,8 lần), proline từ 0,011 lên 0,029 (gấp 2,4 lần) và lysine từ 0,016 xuống 0,063 mg/g (gấp 3,9 lần). Nồng độ aspartate giảm từ 0,01 xuống 0,002 mg/g (giảm 4,8 lần) ở 150 mM NaCl. Ở các phần trên mặt đất, nồng độ và sự thay đổi về mức độ của các axit amin cụ thể khác nhau giữa các nhóm. Ví dụ, hàm lượng glutamate biểu hiện sự gia tăng đáng kể chỉ riêng ở nhóm xử lý, tăng từ 0,031 lên 0,034 mg/g, thể hiện mức tăng gấp 1,2 lần. Nồng độ proline biểu hiện sự gia tăng đáng kể ở tất cả các nhóm được xử lý với mức cao nhất từ 0,011 lên 0,11 mg/g (gấp 10 lần). Tóm lại, stress muối vừa phải đã được chứng minh là làm tăng sinh khối rễ S. baicalensis và hàm lượng flavonoid, điều này hiếm khi được quan sát thấy ở loài glycophyte và cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn về cơ chế thích nghi với thích ứng stress thẩm thấu đến mức độ trao đổi chất chuyên biệt.
BẢN CHẤT SINH HỌC CỦA SỰ PHỨC HỢP THÀNH PHẦN TRONG THUỐC THẢO DƯỢC: DỰA TRÊN SỰ THAY ĐỔI CHUYỂN HÓA CỦA HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) DƯỚI ĐIỀU KIỆN HẠN HÁN
Hong-Wei Du và cs.
Chinese Journal of Experimental Traditional Medical Formulae . 2021; 24: 148-156
Mục tiêu: Nghiên cứu bản chất sinh học của sự biến đổi hàm lượng các chất chính và thứ cấp khác nhau trong rễ tươi của hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) dưới điều kiện hạn hán. Phương pháp: Các thay đổi của các chất chuyển hóa được phân tích bằng sắc ký lỏng hiệu suất cực cao kết hợp với khối lượng thời gian bay tứ cực ion hóa phun điện (UHPLC-ESI-Q-TOF-MS/MS). Kết quả: Tổng cộng 11 hợp chất khác nhau đã được xác định từ rễ của S. baicalensis (VIP≥2). Khi hạn hán, hàm lượng axit citric tăng và hàm lượng axit shikimic giảm, cho thấy rằng hạn hán làm suy yếu quá trình chuyển hóa chính nhưng tăng cường quá trình chuyển hóa thứ cấp. Hạn hán làm tăng hàm lượng và điều chỉnh tỷ lệ các chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau bằng cách điều chỉnh quá trình sinh tổng hợp và chuyển hóa sinh học của chúng. Cụ thể, hàm lượng flavonoid tự do có nhiều nhóm hydroxyl phenolic và hoạt tính sinh học và hoạt tính dược lý cao, chẳng hạn như baicalin, wogonoside, baicalein, wogonin, chrysin, eriodictyol, 5,2',6'-trihydroxy-7,8-dimethoxyflavone, 5,8-dihydroxy-6,7-dimethoxyflavone, và 3,5,7,2',6'-pentahydroxyflavanone, đã tăng lên đáng kể. Các hợp chất lớn, giống như một chất đệm phức tạp, duy trì sự ổn định của quá trình trao đổi chất nhanh chóng và chính xác nhất có thể thông qua quá trình sinh tổng hợp và chuyển hóa sinh học, do đó phản ứng với môi trường thay đổi, điều này cho thấy chất lượng của các loại thuốc nội địa tại sao các hợp chất trong thuốc thảo dược lại phức tạp. Kết luận: Các chất chuyển hóa thứ cấp có hàm lượng thấp nhưng hoạt tính cao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu và các chất chuyển hóa có hàm lượng cao và hoạt tính cao là chỉ số đánh giá thực chất lượng thuốc theo khu vực.
KÍCH THÍCH ĐIỆN CẢI THIỆN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY VÀ THAY ĐỔI CÁC FLAVONOID TRONG NUÔI CẤY KHÍ CANH CÂY HOÀNG CẦM
Kajetan Grzelka và CSPlant Metabolism and Chemodiversity. 2023; 14
Scutellaria baicalensis Georgi là một loại cây thuốc quý thuộc họ Lamiaceae. Rễ cây được đánh giá cao trong y học cổ truyền Đông Á và cũng được liệt kê trong một số dược điển, chẳng hạn như phiên bản Trung Quốc và châu Âu. Rễ chứa một lượng lớn flavones, chẳng hạn như baicalein, wogonin và các glucuronide của chúng, tương ứng là baicalin và wogonoside, với các cấu trúc hiếm của vòng B không thay thế. Các thành phần chính này chịu trách nhiệm cho hoạt tính dược lý của nó, chủ yếu là chống viêm, kháng vi-rút và chống khối u, cũng như điều chỉnh thụ thể BDZ. Có nhu cầu tăng nhanh đối với cả thuốc thô và các flavonoid riêng lẻ thu được từ nó.
Tuy nhiên, sự thay đổi về hàm lượng và thành phần của flavonoid trong rễ là đáng kể và ảnh hưởng đến việc sử dụng dược phẩm, và người ta biết rất ít về ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến chất lượng rễ. Trong các thí nghiệm của mình, chúng tôi sử dụng khí canh để xác định tác động của điện di như một tác nhân gây stress phi sinh học đối với sự sinh trưởng, phát triển và khối lượng rễ của cây, cũng như đối với sơ đồ trao đổi chất của cây.
Kết quả: Điện di tác động đáng kể đến sự phát triển và hàm lượng flavonoid của cây, đặc biệt là baicalein và wogonin, tùy thuộc vào các thông số xử lý. Nồng độ aglycone tăng lên trong ít nhất một nửa các điều kiện xử lý. Lượng lớn nhất (tăng gấp 2,5 lần so với đối chứng) được ghi nhận sau khi áp dụng trường điện được đặc trưng bởi các thông số sau: E = 3 kV/cm, t = 100 μs và N = 10. Tóm lại, kích thích điện là một cách sáng tạo và hiệu quả để tăng trưởng và năng suất của cây trong hệ thống khí canh, cũng như điều chỉnh cấu hình và hàm lượng flavone hoạt tính sinh học trong rễ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh các thông số này, chẳng hạn như cường độ trường điện (E), chiều dài (t) và số lượng (N) xung được truyền đi, có tầm quan trọng rất lớn. Người ta cũng chỉ ra rằng việc trồng cây thí nghiệm trong khí canh có tác động tích cực đến sự sống còn và phát triển của cây, đồng thời là một phương pháp làm vườn bền vững và hiệu quả.
ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ TRƯỜNG ĐIỆN XUNG LÊN SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÂY CON SCUTELLARIA BAICALENSIS
Yanbo Song và cs.
Agriculture. 2024; 14(1): 158
Để khám phá những ảnh hưởng của xử lý trường điện xung đến sự nảy mầm của hạt Scutellaria baicalensis và sự phát triển của cây con, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng để thiết kế các thông số làm việc của trường điện xung và hạt Scutellaria baicalensis được xử lý và nuôi cấy. Kết quả cho thấy xử lý trường điện xung có lợi cho sự nảy mầm của hạt Scutellaria baicalensis, cải thiện hoạt động trao đổi chất và khả năng chống chịu stress của cây con. Khi các thông số của xử lý trường điện xung là 0,5 kV·cm −1 , 120 μs và 99 xung, tiềm năng nảy mầm của hạt tăng đáng kể 29,25% và chỉ số nảy mầm tăng đáng kể 20,65% so với đối chứng. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 15, hoạt động của SOD, POD và α-amylase trong cây con, và hàm lượng Pro, đường hòa tan và protein hòa tan đều tăng đáng kể so với đối chứng. Nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc cải thiện sự nảy mầm và sinh trưởng cây con của các loại cây dược liệu như Scutellaria baicalensis và ứng dụng thực tế của chúng trong sản xuất.
ĐẶC TRƯNG TRAO ĐỔI CHẤT CỦA CÁC RỄ TƠ CỦA SCUTELLARIA PYCNOCLADA VÀ SCUTELLARIA BAICALENSIS
Aleksandra I. Solov’eva và CSProcesses. 2023; 11(7): 2102
Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) là loài được nghiên cứu nhiều nhất trong chi, trong khi Scutellaria pycnoclada là loài đặc hữu ít được nghiên cứu. Mười dòng rễ tơ của S. pycnoclada đã thu được bằng sử dụng Agrobacterium rhizogenes A4. Các nuôi cấy rễ tơ của S. pycnoclada và rễ thu được trước đó của S. baicalensis đã được nuôi cấy trên các môi trường Gamborg lỏng và thạch. Tổng cộng có 14 flavonoid được phát hiện qua HPLC MS/MS ở loài S. pycnoclada và 17 loại được phát hiện ở S. baicalensis. Trong số đó có các flavone đặc trưng của cả rễ và các bộ phận trên mặt đất của cây S. pycnoclada có sự đa dạng flavone methyl hóa thấp hơn ở loài S. baicalensis. Hơn nữa, tenaxin I không có trong tất cả các dòng S. pycnoclada trên môi trường thạch. Phân tích HPLC đã cho thấy hàm lượng flavone trong các dòng rễ tơ khác nhau cao hơn 1,4–12,7 lần trên môi trường lỏng so với môi trường thạch. S. baicalensis và S. pycnoclada khác biệt đáng kể về tỷ lệ các flavone chính. Ở S. baicalensis , baicalin (7,83 mg/g DW) và wogonoside (6,29 mg/g DW) chiếm ưu thế khi nuôi cấy trên môi trường lỏng, và wogonin (2,08 mg/g DW) chiếm ưu thế khi nuôi cấy trên môi trường rắn. Ở S. pycnoclada , baicalin chiếm ưu thế (chiếm 52–88% tổng hàm lượng). Người ta cho rằng S. pycnoclada có bộ O-methyltransferase khác và hoạt tính của enzyme sinh tổng hợp ít hơn ở loài S. baicalensis .
QUẦN XÃ NẤM NỘI SINH CỦA CÂY HOÀNG CẦM (SCUTELLARIA BAICALENSIS) CÓ KHẢ NĂNG NUÔI CẤY: ĐA DẠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP FLAVONOID BỞI CÂY CHỦ
Xiao-Xuan Cui và CS
Plant Signaling & Behavior. 2022; 17(1)
Scutellaria baicalensis (SB), một loại cây thuốc truyền thống của Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi nhờ có các hoạt tính dược lý quan trọng của nó. Tuy nhiên, nấm nội sinh thúc đẩy sự tích lũy flavonoid trong SB vẫn chưa được làm rõ. Do đó, chúng tôi đã phân tích quần xã nấm nội sinh của SB và sàng lọc các loại nấm nội sinh có thể thúc đẩy tổng hợp flavonoid ở SB . Phương pháp ITS1/ITS4Blast đã được sử dụng để định danh các loài nấm nội sinh trong SB . Tổng cộng, 687 chủng đã được xác định thuộc 57 chi khác nhau. Các chi chiếm ưu thế ở lá và thân là Alternaria và chi ở rễ là Fusarium. Chi Alternaria là chi chiếm ưu thế trong SB được thu thập từ tất cả các địa điểm và trong cây SB hoang dại và được nuôi trồng. Chỉ số đa dạng Alpha chỉ ra nấm nội sinh phong phú hơn trong các mẫu từ Thừa Đức, khu vực sản xuất SB thực sự, so với các mẫu từ các địa điểm khác. Phân tích chỉ số đa dạng Beta đã chỉ ra rằng các cây SB có mối quan hệ địa lý gần nhau hơn cho thấy các nhánh quần xã nấm nội sinh giống nhau hơn. Phân tích tương quan Spearman cho thấy hàm lượng baicalin, wogonoside, wogonin và oroxylin A có tương quan đáng kể với sự phong phú tương đối của Alternaria . Nhìn chung, kết quả cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố địa lý trong việc ảnh hưởng đến quần xã nấm nội sinh của SB và gợi ý rằng sự hiện diện của loài Alternaria spp. có thể góp phần vào quá trình tổng hợp flavonoid trong SB.
(Nguồn tin: Viện Dược liệu)