Tin tức

Bản tin Dược liệu số 4/2017: Các loài thuộc chi Paris L.

CÁC STEROID TỪ THÂN RỄ PARIS POLYPHYLLA VÀ HOẠT TÍNH ĐỘC TẾ BÀO

Zhao Y và cs.

Planta Medica, 2009, 75(4):356-363

Hai saponin furostan và một saponin spirostan mới cùng 18 hợp chất saponin steroid đã biết phân lập từ phần thân rễ loài Paris polyphylla Smith var. yunnanensis. Cấu trúc saponin steroid mới được xác định dựa trên phân tích phổ MS, phổ 1D, 2D-NMR : 26-O-β-D-glucopyranosyl-(25R)-5-ene-furost-3 β, 17 α, 22 α, 26-tetrol-3-O- α -L-arabinofuranosyl-(1→4)-[ α -L-rhamnopyranosyl-(1→2)]- β -D-glucopyranosid (2, parisyunnanosid A), 26-O- β -D-glucopyranosyl-(25R)-5, 20 (22)-diene-furost-3 β, 26-diol-3-O- α -L-arabinofuranosyl-(1→4)-[ α -L-rhamnopyranosyl-(1→2)]- β -D-glucopyranosid (7, parisyunnanosid B), và (25R)-spirost-5-ene-3 β, 12 α -diol-3-O- α -L-rhamnopyranosyl-(1→4)- α -L-rhamnopyranosyl-(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)]-β-D-glucopyranoside (13, parisyunnanosid C). Các hợp chất phân lập đã được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư bạch cầu (HL-60). Kết quả cho thấy khung saponin spirostan gắn đường α-L-rhamnopyranosyl có liên kết 1→2 với đường glucose tại C-3 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào cao hơn, trong khi phần aglycon của các hợp chất bị thế nhóm hydroxyl tại vị trí C-12 hoặc C-17 có tác dụng gây độc tế bào thấp.

N. Duyên

CÁC STEROID GLYCOSID BỊ POLYHYDROXY HÓA PHÂN LẬP TỪ LOÀI PARIS POLYPHYLLA

Kang L. P và cs.

Natural Product Research, 2012, 75(6):1201-5

Ba saponin steroid mới là parisyunnanosid G-I (1-3) và một steroid glycosid gắn đường ở vị trí C21 mới là parisyunnanosid J (4) và ba hợp chất đã biết là padelaosid B (5), pinnatasteron (6), và 20-hydroxyecdyson (7) được phân lập từ thân rễ Paris polyphylla Smith var. yunnanensis. Hợp chất 1 và 3 có dạng cấu trúc trisdesmosid độc đáo có β-D-galactopyranose liên kết với C-21. Tất cả các hợp chất được đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư bạch cầu ở người (CCRF).

N. Duyên

HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ PHỔI CỦA CÁC SAPONIN STEROID LOÀI P. POLYPHYLLA SMITH VAR. CHINENSIS (FRANCH.) HARA THÔNG QUA TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH TRÊN CHUỘT LEWIS-57BL/6VÀ GÂY CHẾT TẾ BÀO A549 THEO CHƯƠNG TRÌNH

Li Y và cs.

Molecules, 2013, 18(10):12916-36

Loài P. polyphylla Smith var. chinensis (Franch.) Hara (PPSCFH) được sử dụng để phòng và điều trị ung thư tại Trung Quốc hàng nghìn năm trước. Các saponin steroid (PRS) là thành phần chính được khằng định có tác dụng ức chế phát triển khối u. Nghiên cứu này khảo sát khả năng kích thích miễn dịch của PRS trên chuột Lewis-C57BL/6 và sự chết tế bào theo chương trình trên dòng tế bào ung thư phổi A549. Điều trị với PRS (liều 5,0 và 7,5 mg/kg) ức chế khối u đáng kể về cả hai chỉ số thể tích và trọng lượng khối u ở chuột C57BL/6. Tỉ lệ ức chế của PRS ở liều 2,5; 5,0 và 7,5 mg/kg tương ứng là 26,49 ± 17,30 %, 40,32 ± 18,91% và 54,94 ± 16,48%. Phân tích Elisa cho thấy các chỉ số lách và tuyến ức tăng lên đáng kể, trong khi yếu tố viêm trong huyết thanh gồm TNF-α, IL-8 và IL-10 giảm.  Trên dòng tế bào ung thư phổi A549, nhuộm tế bào đối với  Hoechst 33342 và annexin V/PI, đếm tế bào cho thấy PRS ở liều 0,25, 0,50 và 0,75 mg/mL làm thay đổi nhân tế bào A549 với biểu hiện sự ngưng tụ ADN và phân mảnh nhiễm sắc cũng như gây apoptosis. Hơn nữa, PRS cũng có thể làm giảm rõ rệt ROS nội bào. Phân tích Western blot cho thấy PRS làm giảm đáng kể biểu hiện của tiền viêm MCP-1, IL-6 và TGF-β1 cũng như phân tử gắn kết tế bào ICAM-1.  Kết quả nghiên cứu đã chứng minh sự ức chế phát triển khối u của PRS có thể liên quan đến việc cải thiện các phản ứng viêm, việc gây apoptosis cũng như làm giảm ROS. Những kết quả nghiên cứu này gợi ý PRS có tiềm năng trong điều trị ung thư phổi.

 N. Duyên

TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC SAPONIN STEROID PHÂN LẬP TỪ THÂN VÀ LÁ CỦA PARIS POLYPHYLLA VAR. YUNNANENSIS

Qin X .J và cs.

 Steroids, 2012, 77(12):1242-8

Thân rễ của loài Paris polyphylla var. yunnanensis (Họ Trilliaceae), một cây thuốc dân gian của Trung Quốc ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, phần trên mặt đất của dược liệu này – bộ phận có thể tái sinh hàng năm thì bị loại bỏ. Để phát triển nguồn nguyên liệu này, cần nghiên cứu thành phần hóa học phần thân và lá của Paris polyphylla var. yunnanensis. Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 1 sapogenin và 24 saponin steroid trong đó có 6 hợp chất glycosid mới là chonglouosid SL-1-SL-6 (1-6). Các cấu trúc được xác định dựa trên phân tích chi tiết phổ 1D, 2D-NMR và thủy phân acid. Trong số các hợp chất phân lập được, hợp chất 3 và 4 là những hợp chất đầu tiên công bố có cấu trúc 3,27-dihydroxydiosgenin saponin có một phân tử đường gắn vào vị trí C-23 hoặc C-27 và hợp chất 6 (27-hydroxyruscogenin glycosid) có hai phân tử đường gắn tại vị trí C-1 và C-27. Các hợp chất 10, 12, 14, 19, 20, 22  25 lần đầu tiên được phân lập từ chi Paris. Kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất cho thấy các hợp chất 2, 3, 6, 8, 9, 11, 13, 17, 18, 21 và 24 có hoạt tính kháng vi khuẩn Propionibacterium acnes với giá trị MIC tương ứng là 62,5; 62,5; 3,9; 16,5; 17,2; 7,8; 39,0; 17,2; 31,3; 62,5 và 31,3 μg/ml.

N. Duyên

CÁC SAPONIN TRITERPENOID PHÂN LẬP TỪ THÂN RỄ LOÀI PARIS POLYPHYLLA VAR. YUNNANENSIS

Wu X và cs.

Carbohydrate Research, 2013, 368: 1-7

Nghiên cứu về hóa thực vật thân rễ loài Paris polyphylla var. yunnanensis phân lập được 6 saponin khung olean mới ký hiệu là paritrisid A-F (1-6) và 9 saponin triterpen đã được biết cấu trúc (7-15). Cấu trúc của các hợp chất mới được xác định dựa trên phân tích phổ và thủy phân acid. Tất cả các saponin triterpen đều lần đầu tiên phân lập từ chi Paris. Các hợp chất phân lập được thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư biểu mô vòm họng (CNE), hợp chất 7, 8 và 10 biểu hiện ức chế phát triển dòng tế bào CNE với giá trị IC50 tương ứng là 16,53, 16,77 và 12,69 μM.

N. Duyên

CÁC SAPONIN STEROID MỚI PHÂN LẬP TỪ THÂN RỄ LOÀI PARIS DELAVAYI

VÀ HOẠT TÍNH GÂY DỘC TẾ BÀO CỦA CHÚNG

Liu Y và cs.

Fitoterapia, 2016, 111: 130-7

Bốn hợp chất saponin furostan mới là padelaosid C-F (1-4) và 4 saponin spirostan đã biết (5-8) được phân lập từ thân rễ loài Paris delavayi Franchet. Cấu trúc của các hợp chất được xác định dựa trên phân tích sâu về phổ và bằng chứng hóa học. Tìm hiểu về hợp chất mới (1-4) đã mở rộng sự đa dạng và phức tạp trong cấu trúc nhóm saponin furostan. Hoạt tính gây độc tế bào của các saponin này được đánh giá trên dòng tế bào ung thư nguyên bào đệm (U87G) và dòng tế bào ung thư biểu mô gan (Hep-G2) ở người. Hợp chất saponin spirostan 7 và 8 đã biết biểu hiện hoạt tính gây độc tế bào đáng chú ý trên hai dòng tế bào ung thư với giá tri IC50 tương ứng là 1,13 and 3,42 μM, trong khi đó các saponin furostan mới 3 và 4 gây độc tế bào trung bình với giá trị IC50 từ 15,28 đến 16,98 μM.

N. Duyên

THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHẦN TRÊN MẶT ĐẤT CỦA PARIS POLYPHYLLA VAR. CHINENSIS

Yin W và cs.

Zhong Yao Cai, 2015 Sep;38(9):1875-8

Từ phần trên mặt đất của loài Paris polyphylla var. chinensis đã phân lập được 10 hợp chất. Cấu trúc hóa học các hợp chất này đã được xác định là β-sitosterol (1) ergosta-7, 22-dien-3-on (2), β-ecdyson (3), kaempferol (4), daucosterol (5), luteolin (6) calonysteron (7), luteolin-7-O-glucosid (8), quercetin (9) và 3β, 5α, 9α-trihydroxyergosta-7, 22-dien-6-on (10). Các hợp chất 26 và 10 lần đầu tiên được phân lập từ Paris polyphylla var. chinensis.

H.Anh

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOẠT TÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC LOÀI CHI PARIS TRỒNG TỰ NHIÊN Ở KHU VỰC BA DÃY NÚI CẠNH SÔNG DƯƠNG TỬ-HỒ BẮC-TRUNG QUỐC

Zhou N. và cs.

Zhong Yao Cai, 2015; 38(5):894-8

Để có cơ sở sàng lọc các loài Paris phù hợp với môi trường, tiến hành đánh giá chất lượng các loài Paris trồng ở các khu vực khác nhau của 3 dãy núi cạnh sông Dương Tử, tỉnh Hồ Bắc-Trung Quốc dựa trên việc xác định thành phần hoạt tính.

Hàm lượng saponin trong các loài Paris được xác định bằng phương pháp HPLC. Hàm lượng saponin, flavonoid toàn phần và polysaccharid toàn phần được xác định bằng phương pháp quang phổ UV-vis. Hàm lượng hoạt chất là tiêu chí so sánh các loài Paris trồng ở các vùng khác nhau.

Hàm lượng các loại saponin I, II, VI và VII biến động trong các loài Paris khác nhau trồng ở các khu vực khác nhau; cùng với việc phân tích hàm lượng saponin, flavonoid và polysaccharid tổng số gợi ý sự khác nhau rõ rệt về thành phần hoá học giữa các giống khác nhau.

Từ các kết quả cho thấy Paris polyphylla var. yunnanensis và Paris polyphylla var. chinensis có thể được trồng ở quy mô lớn, nhưng cần nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật trồng trọt. Đồng thời, Paris bashanensis và Paris polyphylla var. pseudothibetica là những giống tốt để trồng.

H. Anh

 

NGHIÊN CỨU SO SÁNH TÁC DỤNG CẦM MÁU, GÂY ĐỘC TẾ BÀO VÀ TAN MÁU CỦA CÁC LOÀI KHÁC NHAU CỦA PARIS L. 

Liu Z và cs.

J. Ethnopharmacol, (2012), 142(3):789-94

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, từ lâu rễ của Paris polyphylla var. yannanensis hoặc P. polyphylla var. chinensis gọi chung là rễ Paris đã được sử dụng với tác dụng thanh nhiệt, giải độc giảm căng thẳng mệt mỏi. Việc sử dụng rễ Paris ngày càng tăng làm suy giảm nguồn dược liệu trong tự nhiên. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu so sánh thành phần hoạt chất chính trong các loài khác nhau thuộc chi Paris.

Sáu loài (P. polyphylla var. yunnanensisP. delavayi var. delavayiP. fargesii var. fargesiiP. bashanensis Wang và Tang, P. polyphyllar var. minora, và P. polyphylla var. pseudothibetical) được thu thập từ ba tỉnh ở Trung Quốc, so sánh các tác dụng cầm máu, độc tính và tan máu bằng các thử nghiệm khác nhau.

Đối với tác dụng cầm máu, tất cả các loài ngoại trừ Paris fargesii var. fargesii có thể rút ngắn đáng kể thời gian chảy máu đuôi và thời gian đông máu (P <0,05). Ở nghiên cứu sâu hơn về cơ chế, chúng làm giảm thời gian prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin kích hoạt từng phần, nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến thời gian thrombin (TT). P. fargesii var. fargesii cho thấy độc tính tế bào tương tự với P. polyphylla var. yunnanensis (IC50 = 18,21 và 15,73 μg / mL). HD50 được sử dụng làm chỉ số đánh giá tác dụng tan máu. Các loài P. delavayi var. delavayi và P. bashanensis Wang et Tang có hoạt tính với giá trị 3,027 và 1,222 mg / mL.

Các loài Paris khác nhau có hoạt tính khác nhau. Paris delavayi var. delavayi và Paris bashanensis Wang et Tang có thể là nguồn nguyên liệu làm thuốc cầm máu và P. fargesii var. fargesii có thể được dùng làm thuốc chống khối u.

 

H. Anh

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG U CỦA LOÀI PARIS POLYPHYLLA SMITH VAR. YUNNANENSIS

Jing S và cs.

Nat Prod Res. (2017), 31(6):660-666

Mười một hợp chất đã được phân lập từ thân rễ của loài Paris polyphylla Smith var. yunnanensis. Cấu trúc của chúng được làm sáng tỏ dựa trên các dữ liệu phổ NMR 1 chiều và 2 chiều cũng như so sánh với các dữ liệu phổ tham khảo. Trong đó, hợp chất 1 mới chỉ được xác định bằng phương pháp UPLC/ Q-TOF MSE và lần đầu tiên dữ liệu phổ NMR của chất 1 được đưa ra. Tất cả các hợp chất trên được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên tế bào B16. Trong số các chất được thử nghiệm, các hợp chất 6-9 cho thấy độc tính mạnh, trong khi đó hợp chất 1 cho thấy tác dụng không đáng kể.

H.Anh

MỘT SPIROSTANOL SAPONIN MỚI TỪ RỄ CỦA LOÀI PARIS MAIREI

Xiao Xiao Liu và cs.

Chinese Chemical Letters (2009) 20 (7): 820-822

Một saponin steroid spirostanol mới, tên là maireiosid A (1), cùng với 3 saponin steroid đã biết, hypoglaucin G (2), parisaponin I (3), và diosgenin-3-O-α-l-rhamnopyranosyl (1→4)-[α-l-rhamnopyranosyl (1→2)]-β-d-glucopyranosid (4), được phân lập từ rễ của loài Paris mairei. Cấu trúc của chúng được xác định bằng các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR 1 chiều, 2 chiều, phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS và thủy phân.

H. Anh

TÁC DỤNG TRỪ GIUN SÁN CỦA CÁC SAPONIN STEROID PHÂN LẬP TỪ LOÀI PARIS POLYPHYLLA

G.-X. Wang và cs.

Phytomedicine (2010) 17(14):1102-1105

Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tác dụng trừ giun sán của các dịch chiết và các hợp chất tinh khiết phân lập từ thân rễ của Paris polyphylla. Dịch chiết methanol thể hiện tác dụng chống giun sán hiệu quả trên chủng  Dactylogyrus intermedius với giá trị EC50 = 18,06 mg/mL. Dựa trên những kết quả này đã chiết xuất cao methanol, phân lập bằng sắc ký cột silica gel và thu được hai saponin steroid có hoạt tính mạnh gồm dioscin (1) và polyphyllin D (2). Cả hai hợp chất dioscin và polyphyllin D đều có hoạt tính kháng giun sán đáng kể đối với loài D. intermedius với giá trị EC50 tương ứng là 0,44 và 0,70 mg/mL và hiệu quả hơn chứng dương mebendazol (giá trị EC50 = 1,25 mg/ml). Độc tính cấp có giá trị LC50 của dioscin và polyphyllin D đối với cá vàng tương ứng là 1,37 và 1,08 mg/mL. Các kết quả này chỉ ra rằng dịch chiết P. polyphylla và các hợp chất phân lập được là các chất tự nhiên tiềm năng để kiểm soát sự xâm nhập của Dactylogyrus. Đây là báo cáo đầu tiên về khảo sát tác dụng chống giun sán in vivo của P. polyphylla.

H. Anh

THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÁC DỤNG DƯỢC LÝ, ĐỘC TÍNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VÀ ĐỘC TÍNH CỦA CÁC SAPONIN CHIẾT TỪ RỄ CỦA CÁC LOÀI PARIS

Shu-li MAN và cs.

Chinese Herbal Medicines (2013), 5(1): 33-46

Rễ của loài Paris polyphylla var. yunnanensis và P. polyphylla var. chinensis được sử dụng làm thuốc thảo dược truyền thống ở nhiều nơi ở Trung Quốc. Saponin trong rễ các loài Paris (PRS) đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu, tác dụng kháng khuẩn và tác dụng chống viêm, hiệu quả tương đương với Gongxuening và Yunnanbaiyao. Các thử nghiệm dược lý hiện đại đã chứng minh rằng PRS có hai loại sapogenin chính là: diosgenin và pennogenin, có hiệu quả  trong điều trị lâm sàng (chống oxy hóa, chống viêm, và kích thích miễn dịch… vv). Trước kia, một vài saponin steroid chính đã được nghiên cứu trong một số thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên về tác dụng và cơ chế của chúng chủ yếu vào hiệu quả chống ung thư. Các kết quả đã chứng minh rằng PRS là nhóm có tác dụng chống ung thư trên thử nghiệm lâm sàng. Trong bài báo này, chúng tôi đã tổng quan thành phần hóa học, tác dụng dược lý và độc tính của PRS và so sánh mối liên quan cấu trúc-độc tính của PRS với tác dụng chống ung thư.

H. Anh

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT CÓ TÁC DỤNG ĐỘC TẾ BÀO

TỪ THÂN RỄ PARIS QUADRIFOLIA L.

Gajdus J và cs.

Pharmacognosy Magazine. 2014;10(Suppl 2): S324-S333

Paris quadrifolia L. là một dược liệu chứa các saponin khung steroid. Các nghiên cứu đến nay đã phân lập và xác định cấu trúc của 6 saponin khung pennogenyl từ thân rễ P. quadrifolia. Có 4 saponin khung spirostan lần đầu tiên được phân lập từ P. quadrifolia. Hoạt tính độc tế bào của các phân đoạn và 6 hợp chất phân lập từ dịch chiết dược liệu được đánh giá trên các dòng tế bào ung thư. Dịch chiết ethanol từ thân rễ P. quadrifolia được phân lập bằng sắc ký cột. Các saponin được phân lập từ các phân đoạn vừa thu được bằng phương pháp HPLC đẳng dòng điều chế, cấu trúc của chúng được xác định bằng các phổ 1D, 2D NMR và MALDI TOF MS. Tác dụng gây độc tế bào của các phân đoạn và các chất phân lập được được đánh giá trên các dòng tế bào gây bệnh bạch cầu tiền tủy bào (HL-60), tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa) và tế bào ung thư vú (MCF-7) bằng thử nghiệm MTT ([(3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)]-2,5-diphenyltetra zolium bromid). Kết quả có 6 saponin cấu trúc pennogenyl được phân lập từ thân rễ P. quadrifolia: pennogenin 3-O-β-D-glucopyranosid (1), pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosid (2), pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosid (3), pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-β-D-glucopyranosid (4), pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)]-β-D-glucopyranosid (5), pennogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→4)-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)]-β-D-glucopyranosid (6). Các pennogenyl saponin 5 và 6 thể hiện tác dụng độc teess bào chống lại các dòng tế bào ung thư HL-60, HeLa và MCF-7 với IC50 lần lượt là 1,0 ± 0,04μg/ml, 1,8 ± 0,072μg/ml, 2,4 ± 0,096μg/ml và 2,0 ± 0,08μg/ml, 2,5 ± 0,125μg/ml, 3,2 ± 0,128μg/ml.

Kết luận: Các hợp chất 1-4 được phân lập từ loài này lần đầu tiên.

V.T. Diệp

POLYPHYLLIN D LÀ MỘT TÁC NHÂN GÂY APOPTOSIS MẠNH Ở DÒNG TẾ BÀO HEPG2 KHÁNG THUỐC.

Cheung và cs.

Cancer letters 217.2 (2005): 203-211

Trong một nghiên cứu tìm kiếm tác nhân chống ung thư mới, chúng tôi đã xác định được một chất mới là polyphyllin D (PD) (diosgenyl a-L-rhamnopyranosyl- (1/2)-(a-L-arabinofuranosyl)-(1/4)]-[b-D-glucopyranosid) có tác dụng làm phân mảnh DNA và giải phóng phosphatidyl-serine (PS) ngoại bào ở tế bào ung thư biểu mô gan HepG2 kháng thuốc resistance (R-HepG2). PD là một saponin được tìm thấy đầu tiên trong dược liệu truyền thống của Trung Quốc là Paris polyphylla. Nó được sử dụng để điều trị ung thư gan ở Trung Quốc từ nhiều năm. Chúng tôi đánh giá cơ chế diệt tế bào của hợp chất này trên các dòng tế bào R-HepG2 và HepG2. Con đường tuần hoàn ty lạp thể được xác định liên quan đến quá trình gây apoptosis tế bào của PD do PD gây khử cực điện thế màng ty thể, sinh H2O2, đồng thời làm giải phóng cytochrome c và các yếu tố kích thích apoptosis phụ thuộc liều và thời gian. Tóm lại, chúng tôi lần đầu tiên đã chứng minh rằng PD là tác nhân chống ung thư mạnh, có thể chống lại sự kháng thuốc ở tế bào R-HepG2 và gây ra quá trình chết tế bào thông qua làm rối loạn chức năng ty thể.

V.T .Diệp

CÁC SAPONIN KHÁNG NẤM TỪ PARIS POLYPHYLLA SMITH

Dawei Deng và cs.

Planta medica 74,11 (2008): 1397-1402

Ba saponin khung steroid, gồm một chất mới và hai chất đã biết được phân lập từ thân rễ Paris polyphylla Smith. Phổ NMR một và hai chiều, phổ LC-MS và ý nghĩa của các phản ứng thủy phân giúp xác định cấu trúc của sapnin mới là (25R)-spirost-5-ene-3β,17α-diol (pennogenin) 3-O-{O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-O-[O-β-xylopyranosyl-(1→5)-α-L-arabinofuranosyl-(1→4)]-β-D-glucopyranosid. Các saponin phân lập được đánh giá tác dụng kháng nấm ức chế Cladosporium cladosporioides và các loài Candida và cho tác dụng tương đương với các hóa chất đã được sử dụng trong các biệt dược.

V.T .Diệp

PARIS CHINENSIS VÀ DIOSCIN GÂY GIÁN ĐOẠN CHU KỲ TẾ BÀO Ở PHA G2/M

VÀ GÂY APOPTOSIS Ở TẾ BÀO UNG THƯ DẠ DÀY NGƯỜI SGC-7901.

Lin-Lin Gao và cs.

World Journal of Gastroenterology: WJG 17.39 (2011): 4389.

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng ức chế khối u của dioscin từ Paris chinensis  (PCD) và cơ chế liên quan tới điều hòa chu kỳ tế bào và quá trình apoptosis ở tế bào ung thư dạ dày người SGC-7901. Khả năng sống của tế bào được đánh giá bằng thử nghiệm 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl-tetrazolium bromid. Quá trình apoptosis tế bào được đánh giá bằng phương pháp flow cytometry và kính hiển vi chụp cộng hưởng laze (LSCM) sử dụng nhuộm Annexin-V / propidium iodid (PI), và chu kỳ tế bào được đánh giá bằng cách phương pháp nhuộm PI kết hợp flow cytometry. Các ion calci nội bào được phát hiện bằng kính hiển vi huỳnh quang. Sự biểu hiện của chu kỳ tế bào và các protein liên quan đến quá trình apoptosis như cyclin B1, CDK1, cytochrome C và caspase-3 được đo bằng phương pháp nhuộm huỳnh quang. Kết quả thấy rằng PCD có tác dụng ức chế sinh trưởng của dòng tế bào ung thư dạ dày người SGC-7901 phụ thuộc thời gian và liều. Sau khi điều trị với PCD apoptosis xuất hiện ở các tế bào SGC-7901. Những thay đổi hình thái điển hình của apoptosis cũng quan sát được bằng LSCM với kĩ thuật nhuộm Annexin V/PI, số lượng tế bào ở pha G0/G1 giảm, trong khi số lượng tế bào ở pha G2/M tăng. Các protein liên quan đến chu kỳ tế bào như cyclin B1 và CDK1 tăng biểu hiện, nhưng caspase-3 và cytochrome C giảm biểu hiện. Thêm vào đó, sự tích lũy calci nội bào xuất hiện ở các tế bào được điều trị với PCD. Tóm lại, khả năng làm gián đoạn pha G2/M và gây apoptosiscủa PCD có liên quan đến sự ức chế hoạt động của kinase hoạt hóa CDK và kích hoạt con đường ty thể liên quan đến Ca2+ ở dòng tế bào SGC-7901.

V.T .Diệp

CÁC THÀNH PHẦN CÓ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM THẦN KINH

TỪ DỊCH CHIẾT RỄ CỦA PARIS VERTICILLATA.

Kim Ki Hyun và cs.

Canadian Journal of Chemistry 89.4 (2011): 441-445

Hai glycosid mới của acid béo cyclopropanoic tên là parisverosid A (1) and parisverosid B (2) được phân lập từ dịch chiết MeOH của rễ Paris verticillata (Liliaceae) cùng với ba hợp chất đã biết là salicin (3), 3-(b-D-glucopyranosyloxymethyl)-2-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-5-(3-hydroxypropyl)-7-methoxy-(2R,3S)-dihydrobenzofuran (4), và allantoin (5). Cấu trúc của chúng được xác định nhờ phân tích các dữ liệu phổ, gồm các phổ 1D và 2D NMR, HR-FAB-MS và các tính chất hóa học. Để đánh giá hoạt tính chống viêm thần kinh của các hợp chất phân lập được (1-5), sự sản sinh nitric oxid (NO) được đánh giá ở dòng tế bào vi khuẩn bị kích thích bởi lipopolysaccharid, BV-2. Các hợp chất 2 và 4 ức chế đáng kể sự sinh NO với giá trị IC50 lần lượt là 74,8 và 60,5mmol/L.

V.T .Diệp

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA LOÀI PARIS POLYPHYLLA SM.

Madhu K.C.1 và cs.

1Nepal Academy of Science and Technology, Khumaltar, Kathmandu, 2Central Department of Botany, Tribhuvan Univeristy, Kirtipur, Kathmandu,  ECOPRINT 17: 87-93, 2010    ISSN 1024-8668

Paris polyphylla Sm. (Satuwa), một trong những cây thuốc ở mức nguy cấp theo thang phân hạng của IUCN, đã được nghiên cứu ở miền trung du Nepal với mục tiêu là tư liệu hóa các thông tin về điều kiện sinh thái của loài. Nghiên cứu được tiến hành để xác định đặc điểm sinh thái, kiểu phân bố và khả năng sinh sản. Nghiên cứu được thực hiện tại Ủy ban Phát triển nông thôn Ghandruk. 5 tuyến điều tra được bố trí cách nhau 20-50m và 6 ô tiêu chuẩn kích thước 1m x 1m được bố trí cách nhau 5m. Mật độ cây, độ che phủ, tổ hợp các loài, độ dày của lớp mùn đã được ghi chép. Các chỉ tiêu đất, kích thước, số lượng hạt, khả năng sống và nảy mầm, sinh khối khô của thân rễ cũng được nghiên cứu. Mật độ phân bố cây trung bình trong khu vực nghiên cứu thấp (1,78 ind / m2). Các cây thường phát triển trong môi trường đất ẩm, giàu dinh dưỡng. Khả năng sống của hạt giống thấp và hạt không nảy mầm trong điều kiện phòng thí nghiệm ngay cả với các phương pháp xử lý hóa học khác nhau. Các cây trong khu vực chủ yếu tái sinh bằng hình thức sinh sản vô tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải nâng cao nhận thức của người dân địa phương về việc khai thác bền vững thân rễ và phổ biến kỹ thuật nhân trồng để bảo tồn loài thực vật này.

L.V.Hưng, P.  V.T.H.Trang, P. N. Khánh

SỰ TỰ CHẾT THEO CHƯƠNG TRÌNH CỦA TẾ BÀO UNG THƯ BUỒNG TRỨNG Ở NGƯỜI

GÂY BỞI DIOSCIN TỪ LOÀI PARIS CHINENSIS THÔNG QUA CON ĐƯỜNG TY THỂ -ION

Lin-Lin Gao1* và cs.

Asian Pacific J Cancer Prev, 12: 1361-1366

Tổng quan: Nghiên cứu cơ chế chết theo chương trình ở tế khối u là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu liệu pháp điều trị u bướu và sinh học phân tử ung thư. Sự chết theo chương trình được kích hoạt bởi hoạt động của con đường enzym caspase-phụ thuộc ti thể cho thấy cơ chế chính làm chết tế bào theo chương trình. Con đường chết theo chương trình phụ thuộc ti thể được hoạt hóa bởi các stress nội bào khác nhau gây nên sự thấm thấu của màng ti thể dẫn đến giải phóng cytochrome C. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tác dụng kháng u của Dioscin từ cây thuốc chữa rắn cắn cổ truyền của Trung Quốc - Paris chinensis (PCD) và các cơ chế liên quan tới sự chết theo chương trình của tế bào ung thu buồng trứng SKOV3 ở người.

Phương pháp: Tỷ lệ sống sót của tế bào được phân tích bằng xét nghiệm 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl-tetrazolium bromide (MTT). Sự chết theo chương trình của tế bào được đánh giá bằng kỹ thuật phân tích tế bào theo dòng chảy (flow cytometry) dưới kính hiển đồng tiêu quét laze (LSCM) sử dụng kỹ thuật nhuộm Annexin-V/PI. Ion canxi nội bào được dò tìm bằng kính hiển vi huỳnh quang. Sự biểu hiện của protein cytochrome C và enzym caspase-3 liên quan tới sự chết theo chương trình được đo bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch.

Kết quả: PCD có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư buồng trứng SKOV3 ở người phụ thuộc vào liều lượng và thời gian. Sau điều trị bằng PCD, tỉ lệ chết theo chương trình tăng có ý nghĩa và cùng với đó là sự tăng lên của enzym caspase-3 và protein cytochrome C trong tế bào SKOV3. Các thay đổi về hình thái điển hình của sự chết theo chương trình cũng quan sát được bằng LSCM, nhuộm Annexin V/PI. Hơn nữa, sự tích tụ canxi nội bào đã diễn ra trong các tế bào được điều trị bằng PCD.

Kết luận: Các yếu tố phân tử ức chế sự tăng sinh tế bào cũng như sự chết theo chương trình gây bởi PCD có thể liên quan tới sự hoạt hóa của con đường ti thể liên quan tới ion canxi trong các tế bào SKOV3.

L.V.Hưng

NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH LOÀI PARIS POLYPHYLLA SMITH VAR. POLYPHYLLA TỪ HOM THÂN RỄ

Sakutemsu L. Jamir và cs.

European Journal of Biotechnology and Bioscience, Vol 3, No 9: 43-46

Nhân giống số lượng lớn rất quan trọng trong sản xuất nguyên liệu đại trà từ cả những loài hoang dại đang bị đe dọa cho tới những loài cây trồng đã được thuần hóa. Paris polyphylla Smith var. polyphylla một cây thuốc sắp nguy cấp ở Đông Bắc Ấn Độ có thể được nhân giống vô tính từ các đoạn cắt thân rễ hoặc tách mầm từ các thân rễ có nhiều mầm. Kỹ thuật làm đất, lên luống và qui trình trồng thích hợp từ hom và mầm thân rễ của loài Paris polyphylla Smith var. polyphylla đã được áp dụng. Số liệu nghiên cứu trung bình trong 3 năm như sau: Tỷ lệ nảy mầm của hom thân rễ là 49,33% và của mầm thân rễ là 75%.

L.V.Hưng, N.T.Nga

NGHIÊN CỨU VỀ SINH THÁI HỌC VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA PARIS POLYPHYLLA SMITH

– MỘT CÂY THUỐC SẮP NGUY CẤP

Chitta Ranjan Deb* và cs.

American Journal of Plant Sciences, 2015, 6: 2561-2568

Paris polyphylla Smith là một loài cây thuốc quan trọng được xếp ở mức dễ nguy cấp tại nhiều nơi trên thế giới. Khả năng thích ứng sinh sản của loài  này kém khi môi trường và khí hậu thay đổi. Trong nghiên cứu này, các loài được nghiên cứu trong 4 khu vực phân bố tự nhiên cũng như tổng hợp khác nhau để xem xét khả năng thích ứng với các điều kiện nhân tạo, các đặc điểm hình thái, sinh lý và sự tương tác của loài với quần xã để các chiến lược bảo tồn thực sự hiệu quả. Nghiên cứu này chỉ ra rằng P. polyphylla phát triển cũng như sinh sản tốt trong vùng không bị xáo trộn với độ tàn che trên 80%. Cây mọc trên đất ẩm, thoát nước tốt giàu dinh dưỡng và phát triển tốt cùng với các loài như: Quercus, Taxus baccata, Aconitum, Eupatorium adenophorumSmilax... Nhiều cây không ra hoa và hơn 60% không ra hoa trong mùa hoa vào bất kỳ năm nào. Có những thay đổi hình thái rõ ràng ở các giai đoạn của hoa từ trước thụ tinh đến sau thụ tinh. Bao phấn xếp hai vòng là đặc điểm độc của loài. Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo hạt giống, độ tàn che dưới 50% làm giảm đáng kể khả năng sinh sản của hạt. Đã bắt gặp những loài gây hại cho cây như sên và ốc. Cần thiết phải có biện pháp bảo tồn và phương pháp mới để nhân trồng loài cây quan trọng về mặt kinh tế này để đảm bảo tính bền vững của loài trong tự nhiên.

L.V.Hưng

NGHIÊN CỨU SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT VÀ NUÔI CÂY MÔ LOÀI PARIS POLYPHYLLA VAR. YUNNANENSIS

Xiong Hai-lang1 và cs.

1.Trường Kỹ thuật sinh học, Đại học Bách khoa Đại Liên, Đại Liên 116034, Trung Quốc; 2. Trường Khoa học Đời sống, Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc, Quảng Châu 510642, Trung Quốc - 2006J23JH031- Chỉ số phân loại: S567.239

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào các phương pháp phá bỏ sự ngủ nghỉ của hạt giống Paris polyphylla var. yunnanensis và nghiên cứu sâu hơn ảnh hưởng của việc xử lý trong các điều kiện khác nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự ngủ nghỉ của hạt Paris polyphylla var. yunnanensis bị kích thích đáng kể sau một loạt các phương pháp xử lý, bao gồm: bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ 4OC, trong thời gian từ 4-5 tháng; chiếu xạ bằng ánh sáng hồng ngoại trong 30 phút; xử lý thay đổi nhiệt độ 2 lần (4℃;-40℃;-20℃), giữ trong môi trường gồm hỗn hợp (19 mmol/L KNO3+800 mg/L GA3) trong 7 ngày và tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất là 40% khi hạt được nuôi cấy trong 60 ngày. Khi hạt nảy mầm 2 cm, được khử trùng bằng HgCl2 trong 10 phút, đã không gây ra tỷ lệ lây nhiễm cao và không làm tổn hại đến chồi phôi. Nuôi cấy trong điều kiện 12h chiếu sáng (1000 lux) và ở 22OC, trong 30 ngày, đã hình thành một cây mới với một lá đầu tiên được phát triển từ hạt nảy mầm không có nội nhũ trên môi trường MS được bổ sung 0,5mg 6-BA và 0,5 mg IBA.

Đ.T.T.Trang

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)