Tin tức

Tài nguyên cây thuốc tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở vùng Đông bắc nước ta với diện tích tự nhiên 830.521 ha. Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp với độ cao trung bình l252m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541 m. Nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn là Á nhiệt đới, có nền nhiệt không quá cao, mùa đông thường kéo dài 5 tháng, khí hậu lạnh kèm theo mưa phùn nên độ ẩm thường cao trên 82%. Lượng mưa trung bình ở Lạng Sơn thấp, đạt khoảng 1.400 – 1.450 mm/năm.

Đoàn công tác điều tra cây thuốc tại Lạng Sơn

Trong 2 giai đoạn: 2012 – 2014 và 2017 - 2019, nhóm nghiên cứu của Viện Dược liệu và Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành điều tra tại 113 xã thuộc 10 huyện và  01 thành phố của tỉnh Lạng Sơn. Kết quả đã ghi nhận tổng số 933 loài thực vật và nấm thuộc 564 chi, 186 họ có công dụng làm thuốc trên địa bàn tỉnh. Kết quả điều tra cũng đã ghi nhận 16 loài/nhóm loài có tiềm năng phát triển và 14 loài có tiềm năng khai thác, 50 loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm. Đặc biệt, đã  ghi nhận các điểm phân bố mới của 6 loài cây thuốc: Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.); Sắn rừng (Vaccinium bullatum (Dop.) Sleum); Hoàng dương vòi to (Buxus latistyla Gagnep.); Hoàng liên ô rô (Mahonia japonica DC.); Phòng kỷ lá to (Aristolochia kwangsiensis Chun et How ex Liang); Rễ gió (Aristolochia các

Các kết quả nghiên cứu đã ghi nhận sự đa dạng về tài nguyên thực vật nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng. Qua đó, các giải pháp về bảo tồn các loài cây thuốc quí hiếm, khai thác bền vững và phát triển trồng các loài cây thuốc có tiềm năng – thế mạnh của tỉnh đã được đề xuất làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển dược liệu trên địa bản tỉnh Lạng Sơn.

Lại Việt Hưng

 

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II: Thực vật. NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội
  2. Bộ Y tế (2019), Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 về việc ban hành Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 – 2030
  3. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam; Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan tại Hà Nội, IUCN, Bộ NN & PTNT, IUCN xuất bản
  4. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn – Kế hoạch 142 /KH-UBND “Thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”
  5. Văn phòng Chính phủ (2019), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Thủ  tướng chính phủ, 21/1/2019; v/v Quản lý các loài Động-Thực vật hoang dã nguy cấp quí hiếm ở Việt Nam

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)