Ấn phẩm

Định lượng đồng thời cinnamaldehyd, acid cinnamic và coumarin trong vỏ thân quế, định hướng tiêu chuẩn hoá dược liệu quế nhục (Tạp chí Dược liệu, tập 29, số 4/2024)

Tạp chí Dược liệu, tập 29, số 4/2024 (Trang 222 - 228)

 

ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI CINNAMALDEHYD, ACID CINNAMIC

VÀ COUMARIN TRONG VỎ THÂN QUẾ,

ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHUẨN HOÁ DƯỢC LIỆU QUẾ NHỤC

Bùi Thị Lan Phương1, Nguyễn Thị Phương Mai2, Trần Ngọc Phan1, Nguyễn Thu Hiền1, Trần Văn Ơn1, Ngô Quang Trung1, Vũ Tùng Lâm1, Phạm Lê Minh1, Nguyễn Thị Hà Ly3, Nguyễn Thị Kiều Anh1,*

1Trường Đại học Dược Hà Nội; 2Hội đồng Dược Điển Việt Nam; 3Viện Dược liệu

*Email: anhntk@hup.edu.vn

(Nhận bài ngày 03 tháng 4 năm 2024)

 

Tóm tắt

Quế là một dược liệu được sử dụng từ lâu đời. Thành phần chính tạo nên tác dụng sinh học của vỏ quế là cinnanmaladehyd (CAL) và acid cinnamic (CA). Ngoài ra trong quế có thành phần coumarin (CM) đang được quan tâm vì có thể độc tính trên gan. Do đó 3 chất này được lựa chọn để xây dựng phương pháp định lượng và định hướng tiêu chuẩn hoá chất lượng dược liệu quế nhục. Chất phân tích trong mẫu thử được chiết siêu âm bằng methanol : H2O, dịch chiết được phân tích bằng HPLC-PDA với cột C18 (250 x 4,6 mm, 5 mm), bước sóng phát hiện 280 nm, hệ pha động gồm acetonitril và acid phosphoric 0,05% rửa giải theo chương trình gradient. Phương pháp được thẩm định theo hướng dẫn của ICH-(Q2R1) và AOAC 2016 với độ đặc hiệu phù hợp, độ chính xác cao, độ đúng tốt, khoảng tuyến tính phù hợp. Quy trình phân tích được ứng dụng định lượng đồng thời 3 hợp chất trong 17 mẫu quế được định danh tên khoa học và 143 mẫu thu mua. Kết quả của nghiên cứu này có thể làm cơ sở định hướng để thực hiện các bước tiếp nhằm nâng cấp chuyên luận quế trong Dược điển Việt Nam V.

Từ khoá: Acid cinnamic, Coumarin, HPLC, Quế nhục.

Summary

Simultaneous Quantitative Analysis of Coumarin, Cinnamic Acid and Cinnamaldehyde
in Cinnamon Bark Towards Standardization of Cinnamon Medicinal Herbs

Cinnamon is a medicinal herb that has been used for a long time. The main ingredients that create the biological effects of cinnamon bark are cinnamaldehyde (CAL) and cinnamic acid (CA). In addition, cinnamon contains coumarin (CM), which is of concern because of liver toxicity. Therefore, these three substances were selected to develop a method to quantify ingredients to standardize medicinal herbs. Samples were extracted with methanol-water in ultrasonic bath and analyzed by HPLC-PDA with C18 column (4.6 x 250 mm, 5 mm). The detection wavelength was 280 nm. The mobile phase consisted of acetonitrile and 0.05% phosphoric acid solution, in gradien mode. The method was validated according to ICH-(Q2R1) and AOAC 2016 guidelines with appropriate specificity, high accuracy, good precision, and appropriate linear range. The analytical procedure was applied to quantify three compounds simultaneously in 17 cinnamon samples collected from various provinces, and 143 samples purchased by markets. The results of this study can serve as an orientation to take the following steps in order to upgrade the cortex cinnamomi monograph in Vietnam Pharmacopoeia V.

Keywords: Cinnamic acid, Coumarin, HPLC, Cinnamon bark.

(Nguồn tin: )