Ấn phẩm

Giới thiệu các xuất bản phẩm của Viện

Danh lục cây thuốc Miền Bắc Việt Nam/Viện Dược Liệu._ H.: Y học, 1971._77tr._19x26cm

    Tập “ Danh lục cây thuốc Miền Bắc Việt Nam” do Phòng Sưu tầm – VDL thu thập, DS.Đỗ Huy Bích biên soạn nhằm mục đích giúp cho việc tra cứu các tên cây được dễ dàng. Danh lục được trình bày theo:

-    Bảng sắp xếp theo tên khoa học
-    Bảng sắp xếp theo tên VN
-    Bảng sắp xếp theo họ thực vật

Danh lục mùa hoa quả cây thuốc Việt  Nam/Viện Dược Liệu._ H.: Viện Dược liệu, 1973._32tr._19x26cm

    Tập “ Danh lục mùa hoa quả cây thuốc Việt Nam” do Phòng Sưu tầm – VDL thu thập, Viện Dược liệu biên soạn, nhằm mục đích giúp cho việc tra cứu mùa ra hoa, kết quả của các cây thuốc được dễ dàng. Danh lục được trình bày theo:

-    Bảng sắp xếp theo tên khoa học
-    Bảng sắp xếp theo tên VN
-    Bảng sắp xếp theo họ thực vật
-    Tháng ra hoa, kết quả của cây thuốc

 

Sổ tay cây thuốc Việt Nam/Viện Dược Liệu._ H.: Y học, 1980._566tr._19x13cm

     Cuốn sách in lần thứ ba,  giới thiệu cách sử dụng 519 cây thuốc thông thường, trong đó có nhiều cây thuốc độc đáo ở miền Nam. Gồm 3 phần:

     Phần đại cương: Nêu một số hiểu biết khái quát về thực vật và dược liệu.

     Phần các cây thuốc: Giới thiệu những cây cỏ thông thường, mọc dại và được trồng vẫn được dùng chữa bệnh. Những cây thuốc nhập nội được xếp riêng vào một mục.

     Phần phụ lục: Có bảng tra cứu các cây theo tên khoa học, theo tác dụng chữa bệnh.

Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc/Viện Dược Liệu._ H.: Y học – Chi nhánh TP.HCM, 1985._510tr._19x27cm

Tài liệu gồm ba phần:.

  • Phần một: Kỹ thuật hóa thực vật. 3 chương: Chiết xuất dược liệu; Các phương pháp sắc ký (giấy; lớp mỏng, cột và sắc ký tách lớp; khí); Kỹ thuật kết tinh và xác định điểm chảy.
  • Phần hai: Phân tích hợp chất hữu cơ bằng quang phổ. 4 chương: Quang phổ tử ngoại; Hồng ngoại; Phổ cộng hưởng từ hạt nhân; Khối phổ.
  • Phần ba: Các nhóm hợp chất. 18 chương: Chất chuyển hóa thứ yếu với hệ thống phân loại thực vật; Phenol – axit phenol và dẫn xuất; Flavonoid; Tinh dầu; Hợp chất lacton tecpenoit; Saponin; Sterol và metyl Sterol; Glycozit tim; Carotenoit; Ancaloit; Protein; Axit amin; Saccarit; Lipit và axit béo; Pocphyrin; Axit nucleic; Glycozit Xianogen; Giới thiệu vài nét về xyclodextrin.

 Phụ lục.   

 

Cây thuốc Việt Nam/Viện Dược Liệu._ H.:Khoa học và kỹ thuật, 1990._431tr._14x21,5cm

Giới thiệu bộ tranh màu và cách sử dụng 200 cây thuốc. Gồm 3 phần:

  • Phần đại cương: Những hoạt động nghiên cứu nhiều mặt đối với nguồn dược liệu tự nhiên
  • Phần các cây thuốc: Giới thiệu các cây cỏ thông thường, cây có giá trị mọc dại và được trồng, sắp xếp theo thứ tự A,B,C tên khoa học. Cuối mỗi cây có phần tóm tắt bằng tiếng Anh.
  • Phần phụ lục: Có bảng tra cứu các cây theo tên khoa học và theo tên địa phương. 

 

Tài nguyên cây thuốc Việt Nam/Viện Dược Liệu._ H.: Khoa học và kỹ thuật, 1993._640tr._14x 20,5cm

     Phục vụ cho việc nghiên cứu, khai thác, phổ biến, sử dụng, phát triển và trao đổi quốc tế về dược liệu. Đây là một tài liệu lớn, có tính chất quốc gia, mang sắc thái tài nguyên.

     Tài liệu có nhiều điểm mới như phần tên gọi cây thuốc của các dân tộc trên toàn lãnh thổ, tên cây bằng tiếng nước ngoài, phần phân biệt chống nhầm lẫn giữa các cây thuốc, hiện trạng của cây trong tự nhiên; có bổ sung tài liệu và thành tựu KHKT của thế giới trong lĩnh vực dược liệu (phần hoá, học, dược lý và công dụng).

Selected Medicinal plants in Vietnam/ Viện Dược Liệu._ H.: Khoa học và kỹ thuật, 1999._16x 24cm

     T.I: 439tr

    T.II: 460tr

    Giới thiệu các chuyên luận (chi tiết về sinh thái, trồng trọt, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý, công dụng, các dạng bào chế, liều dùng,…) về 200 cây thuốc thường dùng ở Việt Nam bằng tiếng Anh, kèm theo ảnh màu các cây thuốc và tranh vẽ các cây thuốc dễ nhầm lẫn và các bảng hướng dẫn tra cứu theo tên Việt Nam, tên khoa học,…

Nghiên cứu thuốc từ thảo dược/Viện Dược Liệu._ H.: Khoa học và kỹ thuật, 2006._686tr._19x27cm

Là giáo trình sau đại học, nội dung gồm 5 phần sau:

  • Phần I: Điều tra và bảo tồn nguồn dược liệu thiên nhiên ở VN.
  • Phần II: Kỹ thuật trồng trọt, chăm bón, tạo giống và thu hoạch cây thuốc
  • Phần III: Chiết xuất dược liệu
  • Phần IV: Các nhóm hợp chất thiên nhiên chính trong dược liệu
  • Phần V: Các phương pháp hóa lý ứng dụng trong phân tích, kiểm nghiệm dược liệu  

Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo/Viện Dược Liệu._ H.: Khoa học và kỹ thuật, 2006._400tr._19x27cm

     Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu dược lý để xác định các chế phẩm và hoạt chất có các hoạt tính dược lý có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Phần lớn là những phương pháp dược lý được dùng phổ biến, đòi hỏi những điều kiện ứng dụng không quá phức tạp cho những kết quả chính xác, có sự tương quan với hiệu quả chữa bệnh của thuốc trên lâm sàng. Các phương pháp này cũng có thể được ứng dụng để nghiên cứu các thuốc tổng hợp hoá học.

 

Nấm linh chi/Nguyễn Thượng Dong._ H.: Khoa học và kỹ thuật, 2007._159tr._19x27cm

Sách chuyên khảo, bao gồm 6 chương:

Chương I: Những nghiên cứu về thực vật của linh chi

Chương II: Thành phần hóa học nấm linh chi

Chương III: Tác dụng dược lý của linh chi

Chương IV: Độc tính của linh chi

Chương V: Một số kết quả nghiên cứu về tác dụng dược lý của linh chi ở VN

Chương VI: Các dạng thuốc chế từ linh chi

Chương VII: Ứng dụng lâm sàng của linh chi

Tài liệu tham khảo   

Kỹ thuật chiết xuất dược liệu/Viện Dược Liệu._ H.: Khoa học và kỹ thuật, 2008._138tr.

     Bài giảng chuyên đề cho học viên sau đại học chuyên ngành dược liệu và thuốc đông dược. Sau phần nguyên lý chung trong chiết xuất dược liệu, là phần giới thiệu các phương pháp chiết xuất siêu âm, chiết xuất xung điện, chiết xuất lỏng – lỏng, chiết xuất dung môi siêu tốc, chiết xuất bằng khí hoá lỏng siêu tới hạn, là những phương pháp chiết xuất đang được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng.

     Cuốn sách cũng giới thiệu ba phương pháp cô dịch chiết: cô màng phun, cô màng mỏng, kỹ thuật đông cô.  Chương V được tập trung giới thiệu phương pháp sấy phun. Phần còn lại, là các nguyên lý thiết bị, ứng dụng ở quy mô công nghiệp. ..

Công trình nghiên cứu khoa học tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc (1998-2008)/Viện Dược Liệu._ H.:Viện Dược liệu, 2008._391tr._19x26,5cm

     Tài liệu trình bày kết quả nghiên cứu của 50 đề tài khoa học các cấp về kỹ thuật trồng cây thuốc giai đoạn 1998-2008, gồm các phần:

     Phần 1: Kỹ thuật trồng cây thuốc gồm báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc lĩnh vực đánh giá các giải pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng dược liệu để xây dựng qui trình kỹ thuật trồng và chế biến dược liệu sau thu hoach.

     Phần 2: Nghiên cứu giống cây thuốc gồm các báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc lĩnh vực nhập nội cây thuốc, chọn tạo giống, nhân giống, các giải pháp nâng cao chất lượng giống, xây dựng tiêu chuẩn giống, sản xuất giống và đề xuất công tác quản lý giống cây thuốc.

     Phần 3: Kết quả sau 20 năm nghiên cứu bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc, bảo tồn cây thuốc và tri thức dân tộc của cộng đồng.    

Bảo tồn và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc/ Viện Dược Liệu._H.: Viện Dược liệu, 2009._189tr._19x26,5cm

Tài liệu hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc (BTNGCT) 1988-2008. Cụ thể:

Báo cáo đánh giá công tác BTNGCT của các cấp quản lý.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây thuốc.

Một số kết quả của các dự án khai thác phát triển nguồn gen cây thuốc và định hướng phát triển (sâm VN; trinh nữ hoàng cung; thông đỏ; thanh hao hoa vàng; các loài nấm dược liệu tại VN; ..

Phụ lục

 

Hội thảo tổng kết 12 năm thực hiện dự án “Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ truyền” 1997-2009/ Viện Dược Liệu._H.: Viện Dược liệu, 2010._177tr._17,5x25,5cm

     Cuốn sách này đã tập hợp các bài viết của nhiều Giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học luôn quan tâm và có tâm huyết với Dự án “Bảo tồn nguồn cây thuốc y học cổ truyền”, cùng với các kết quả nghiên cứu của các đơn vị thành viên tham gia Dự án.

 

(Nguồn tin: Trung tâm Thông tin - Thư viện, Viện Dược liệu)