Ấn phẩm

Lựa chọn chất đối chiếu trong kiểm nghiệm chất lượng dược liệu tại Việt Nam: Một số đóng góp từ nghiên cứu khoa học

Tạp chí Dược liệu, tập 24, số 1/2019 (Trang 3 - 14)

 

LỰA CHỌN CHẤT ĐỐI CHIẾU TRONG KIỂM NGHIỆM
CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU TẠI VIỆT NAM:
MỘT SỐ ĐÓNG GÓP TỪ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Hà Ly, Nguyễn Thị Bích Thu, Phương Thiện Thương*

Viện Dược liệu

*Email: pththuong@hpmu.edu.vn

(Nhận bài ngày 06 tháng 01 năm 2019)

Tóm tắt

Kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc từ dược liệu là công việc rất quan trọng và thường được quy định thực hiện theo Dược điển của một quốc gia. Theo hướng dẫn của WHO và ICH (The International Council for Harmonisation), đánh giá chất lượng dược liệu thông qua tiêu chí định lượng chất đánh dấu (thường là hoạt chất và/hoặc hợp chất chính) bằng các phương pháp tin cậy sẽ giúp cho công tác kiểm soát chất lượng dược liệu được chính xác và chặt chẽ hơn. Bài báo này tổng hợp các kết quả nghiên cứu gần đây tại Khoa Hóa phân tích - Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu về lựa chọn chất đánh dấu trong 12 dược liệu được trồng và thu hái ở Việt Nam, đều có trong Dược điển Việt Nam V (2018).  Kết quả nghiên cứu cho thấy chất đánh dấu và hàm lượng của chúng trong dược liệu được trồng và thu hái ở Việt Nam có thể khác so với dược liệu được trồng và thu hái ở các nước khác. Do đó, hợp chất dùng làm chất đánh dấu trong kiểm nghiệm dược liệu ở Việt Nam có thể khác với Dược điển Trung Quốc (DĐTQ), Dược điển Hồng Kông (DĐHK) hay Dược điển của một nước nào đó. Các kết quả nghiên cứu có một số đóng góp cho việc xem xét có sử dụng chất đánh dấu cho các tiêu chí định tính, định lượng để đánh giá chất lượng các dược liệu Việt Nam. Phương pháp phân tích đề xuất là HPLC-UV, phù hợp với điều kiện trong nước hiện nay và thời gian tới.

Từ khóa: Kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, Chất đối chiếu, Định tính, Định lượng, Dược điển Việt Nam.

Summary

Selecting Reference Constituents of Herbal Origin for Quality Evaluation of Herbal Medicines in Vietnam: Contributions from Scientific Researches

Quantitative evaluation of herbs and herbal drugs is an important work and generally regulated in the Pharmacopoeia of a nation. According to WHO and the International Council for Harmonisation (ICH), qualification of an herb should include quantitative and qualitative criteria using reference standard(s) that should be active principle(s) and/or major constituent(s) of the herb. This review highlights the results from studies carried out in the Department of Herbal Analysis and Standardization of the National Institute of Medicinal Materials, which focus on selecting reference constituents in 12 medicinal plants that collected and cultivated in Vietnam. All the herbs are listed in the Vietnamese Pharmacopoeia V (2018). The results demonstrate that the reference standard constituents and their contents in herbs collected in Vietnam might be different with those standardized in Chinese Pharmacopoeia, Hong Kong Chinese Materia Medica Standards and/or Pharmacopoeia of any nation. The findings also might provide meaningful experimental data for selecting reference standard compound(s) in qualitative and quantitative evaluation of herbal medicines in Vietnam. The HPLC-UV is using for qualification analysis of herbs, which is suitable method in Vietnam now and future.

Keywords: Herbal qualification, Reference constituent, Quantitative analysis, Qualitative analysis, Vietnamese Pharmacopoeia.

(Nguồn tin: )