Ấn phẩm

Một số tác dụng sinh học của tinh dầu chùa dù thu hái tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (Tạp chí Dược liệu, tập 29, số 4/2024)

Tạp chí Dược liệu, tập 29, số 4/2024 (Trang 240 - 247)

 

MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA TINH DẦU CHÙA DÙ

THU HÁI TẠI HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

Hoàng Lê Sơn1, Nguyễn Thị Hà Ly2, Nguyễn Trà My2, Phạm Ngọc Khánh2,

Nguyễn Văn Hiếu2, Nguyễn Minh Khởi1,2, Đỗ Thị Hà2, Lê Thành Nghị2,*

1Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội;

2Viện Dược liệu.

*Email: thanhnghi.vdl@gmail.com

(Nhận bài ngày 04 tháng 5 năm 2024)

 

Tóm tắt

Mẫu chùa dù (Elsholtzia penduliflora W.W. Smith), dùng cho khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu, được thu hái tại xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Các thử nghiệm in vitro về tác dụng sinh học của tinh dầu chùa dù trên một số mô hình thực nghiệm cũng lần đầu tiên được khảo sát. Trong đó, tác dụng chống oxy hóa in vitro theo khả năng dọn gốc tự do đối với DPPH và ABTS (ở nồng độ 100 mg/mL) cho thấy tỷ lệ tương ứng là 25,15% và 52,75%. Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu chùa dù được quan sát thấy trên dòng trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa tại nồng độ 100 mg/mL. Đáng quan tâm hơn, lần đầu tiên tinh dầu chùa dù cho thấy tác dụng lên hệ thần kinh trung ương thể hiện qua các hoạt tính ức chế các enzym MAO-B (trên TLC) và AChE (IC50 = 0,59 ± 0,09 mg/mL). Các kết quả này một phần cho thấy triển vọng của tinh dầu chùa dù trong việc cải thiện triệu chứng trầm cảm và trong hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, thành phần hóa học của tinh dầu chùa dù theo phương pháp GC-MS cho thấy hàm lượng cao nhất là eucalyptol (77,13%), kế đến có o-cymen (5,05%), cumen (3,45%) và β-pinen (2,52%). Đáng lưu ý, điều kiện sơ chế mẫu đã ảnh hưởng một phần đến hàm lượng tinh dầu, biến đổi từ 0,96% - 1,56%, thu được tùy theo điều kiện sơ chế mẫu.

Từ khóa: Chùa dù, Elsholtzia penduliflora, Tinh dầu, Acetylcholinesterase, Monoamin oxidase, DPPH, ABTS, Kháng khuẩn.

Summary

Some Biological Activities of Essential Oil from Elsholtzia penduliflora W.W. Smith
Collected in Sin Ho District, Lai Chau Province

The study was carried out on the Elsholtzia penduliflora W.W. Smith (E. penduliflora) sample collected in Ta Phin commune, Sin Ho district, Lai Chau province. The in vitro tests of the biological activity of the essential oils, such as antioxidant, antibacterial, acetylcholinesterase, and monoamine oxidase inhibitions, were investigated for the first time. Firstly, the in vitro antioxidant activity of the essential oil, according to the free radical scavenging ability for DPPH and ABTS at a concentration of 100 µg/ml, showed the rate of 25.15% and 52.75%, respectively. Successively, the antibacterial effect of E. penduliflora essential oil was observed on Pseudomonas aeruginosa at a concentration of 100 µg/mL. More interestingly and for the first time, E. penduliflora essential oil showed effects on the central nervous system via the inhibition of MAO (on TLC) and AChE (IC50 = 0.59 ± 0.09 µg/mL) enzymes. These results partly show the promise of the essential oil of E. penduliflora in improving symptoms of depression and in supporting the treatment of Alzheimer's disease. Besides, the chemical composition of essential oil by GC-MS methodology showed the highest content of eucalyptol (77.13%) then followed by major components such as o-cymene (5.05%), cumene (3.45%), and β-pinene (2.52%). Notably, sample processing conditions affected the essential oil content from 0.96% to 1.56%, depending on the humidity grade of the research sample.

Keywords: Elsholtzia penduliflora, Essential oil, Acetylcholinesterase inhibitor, Monoamine oxidase inhibitor, Antibacterial, Antioxidant.

(Nguồn tin: )