Ấn phẩm

Nghiên cứu sàng lọc tác dụng của một số cao chiết dược liệu trên mô hình ruồi giấm tự kỷ thực nghiệm Tạp chí Dược liệu, tập 25, số 2/2020

Tạp chí Dược liệu, tập 25, số 2/2020 (Trang 67 - 74)

 

NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ CAO CHIẾT

DƯỢC LIỆU TRÊN MÔ HÌNH RUỒI GIẤM TỰ KỶ THỰC NGHIỆM

Phạm Thị Nguyệt Hằng1,*, Trần Nguyên Hồng1, Nguyễn Văn Hiệp1, Phí Thị Xuyến1,

Đinh Thị Minh1, Nguyễn Hữu Sơn1, Đỗ Thị Hà1, Phạm Thanh Huyền1,

Nguyễn Minh Khởi1, Nguyễn Trọng Tuệ2, Nguyễn Thị Lập3

1Viện Dược liệu; 2Đại học Y Hà Nội; 3Đại học Dược Hà Nội

*Email: pnhang2004@yahoo.com

(Nhận bài ngày 20 tháng 11 năm 2019)

Tóm tắt

Rối loạn phổ tự kỷ có thể được chẩn đoán lâm sàng một phần do giảm hành vi tương tác xã hội. Trên mô hình ruồi giấm, hành vi tương tác xã hội được đánh giá bằng thử nghiệm đo khoảng cách tiếp xúc của cá thể ruồi giấm trong quần thể. Đột biến gen rugose trên ruồi giấm đã được chứng minh là tương đồng với đột biến gen neurobeachin (NBEA)- được phát hiện trên trẻ em tự kỷ. Đồng thời, ruồi giấm mang đột biến gen rugose đã được sử dụng làm mô hình ruồi giấm tự kỷ để nghiên cứu về bệnh học cũng như nghiên cứu sàng lọc thuốc điều trị. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm tương tác cộng đồng trên chủng ruồi giấm đột biến gen rugose là mô hình để sàng lọc tác dụng điều trị tự kỷ của dược liệu Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 30 cao chiết dược liệu phát hiện được 4 cao chiết bao gồm ba gạc Ấn Độ (Rauvolfia serpentina (L.) Benth. ex Kurz.), diệp hạ châu (Phyllanthus amarus Schum.), hành (Allium ascalonicum L.), và ngũ gia bì hương (Acanthopanax glacilistylus W. W. Smith) có tác dụng cải thiện đáng kể hành vi tương tác cộng đồng trên ruồi giấm rugose. Đồng thời, trên mô hình đánh giá khả năng vận động của ấu trùng ruồi giấm cũng cho thấy 3 cao chiết bao gồm diệp hạ châu, hành và đặc biệt là ngũ gia bì hương đều có tác dụng tăng đáng kể khả năng vận động trên ruồi giấm tự kỷ. Kết quả nghiên cứu này làm tiền đề để tiếp tục đánh giá sâu hơn tác dụng điều trị tự kỷ của các dược liệu Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khoá:  Dược liệu, Ruồi giấm, Rugose, Tự kỷ, Hành vi tương tác cộng đồng, Hành vi vận động.

Summary

Screening Effect of Some Plant Extracts on Rugose Mutant Drosophila melanogaster Model of Autism

Autism spectrum disorders can be clinically diagnosed in part by impairment of social interactions. The behaviors of social interaction in Drosophila model was evaluated by social spacing. The Drosophila melanogaster mutants for rugose gene have been shown to be similar to the neurobeachin gene (NBEA) mutation which in humans is linked to autism. Furthermore, Drosophila mutants for rugose gene have been used to study on pathology and drug development of autism. In this study, we applied social space assay on Drosophila mutants of the autism candidate gene neurobeachin (rugose) as an autism model to screen the traditional plant extracts. The present results of adult rugose mutant showed impairment in social behavior and locomotion compared to wild-type flies. Among 30 medicinal plant extracts which have been screening, we found that 4 extracts including Rauvolfia serpentina (L.) Benth. ex Kurz., Phyllanthus amarus Schum., Allium ascalonicum L. and Acanthopanax glacilistylus W.W. Smith showed significantly improvement of social interaction on rugose mutant flies. Furthermore, 3 extracts including Phyllanthus amarus, Allium ascalonicum L. and, especially Acanthopanax glacilistylus WW Smith have significantly increased the locomotor activity on the third larvae of rugose mutant flies. This result is a prerequisite for further study on the effects of Vietnamese medicinal plants on autism treatment in the future.

Keywords: Plant extracts, Drosophila mutants of the autism, Rugose, Autism, Social space assay, Crawling assay.

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)