Ấn phẩm

Nghiên cứu tác dụng chống huyết khối của chế phẩm từ đương quy Nhật Bản (viên Angobin) trên mô hình chuột gây huyết khối động mạch (Tạp chí Dược liệu, tập 27, số 5/2022)

Tạp chí Dược liệu, tập 27, số 5/2022 (Trang 297 - 303)

 

 

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG HUYẾT KHỐI

CỦA CHẾ PHẨM TỪ ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (VIÊN ANGOBIN)

TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT GÂY HUYẾT KHỐI ĐỘNG MẠCH

Lê Thị Xoan1,*, Nguyễn Thị Thanh Loan1,2, Võ Thị Bích Ngọc1, Đoàn Quyết Chiến3,

Trần Trung Nghĩa3, Phạm Thị Nguyệt Hằng1,4

1Viện Dược liệu; 2Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội;

3Bộ môn Sinh lý học  - Đại Học Y Hà Nội; 4Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

*Email: xoanle@nimm.org.vn

(Nhận bài ngày 14 tháng 9 năm 2022)

 

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng chống huyết khối của viên Angobin từ đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Kit.) trên mô hình gây huyết khối động mạch thực nghiệm. Chuột nhắt trắng được uống viên Angobin liều 1,8 và 3,6 viên/kg trong 7 ngày liên tiếp trước khi gây mô hình đông máu. Heparin (200 UI/kg, i.p) và Clopidogrel (30 mg/kg, p.o) được sử dụng làm chứng dương. Một giờ sau khi uống thuốc thử lần cuối cùng, tiến hành gây mô hình đông máu bằng cách gây tổn thương động mạch cảnh bằng dung dịch FeCl3 7,5%. Thời gian chảy máu, thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) và thời gian thrombin (TT) được xác định. Chuột bệnh lý có thời gian chảy máu giảm và kéo dài PT, aPTT và TT so với chuột sinh lý. Chuột được uống viên Angobin kéo dài thời gian chảy máu và aPTT, trong khi không ảnh hưởng đến PT và TT. Kết quả cho thấy viên Angobin có tác dụng chống đông máu trên mô hình chuột gây đông máu bằng FeCl3 thông qua tác động lên hệ đông máu nội sinh.

Từ khóa: Angobin, Đương quy Nhật Bản, Mô hình đông máu, Chống đông máu.

Summary

Anti-Thrombotic Effects of a Preparation from Angelica acutiloba Kit. (Angobin tablet) on Mouse Carotid Artery Injury - Induced Thrombosis Model

This study assessed the anticoagulant effects of Angobin tablet (including Angelica acutiloba Kit. extracts and excipients) on a thrombosis model in mice. The mice were orally administered with Angobin (1.8 and 3.6 tablets/kg) for 7 consecutive days before subjecting to a thrombosis model. Heparin (200 UI/kg, i.p) and Clopidogrel (30 mg/kg, p.o) were employed as references drugs. One hour after the last drug administration, the mouse carotid artery injury thrombosis model was performed using FeCl3 7.5%. Bleeding time, prothrombin time (PT), activated partial thromboplastin time (aPTT) and thrombin time (TT) were measured. The thrombosis model group significantly exhibited the bleeding time shortened and prolonging aPTT, PT and TT compared to the sham mice. The treatment by Angobin tablets prolonged bleeding time and aPTT but had no significant effect on PT and TT. In conclusion, Angobin tablets showed anticoagulant activity  in vivo through inhibitory effect on endogenous coagulation system.

Keywords: Angobin, Angelica acutiloba, Thrombosis model, Anticoagulant effect.

(Nguồn tin: )