Ấn phẩm

Tác dụng bảo vệ gan và lợi mật của bài thuốc dân gian “Bàn tay ma” thuộc tỉnh Bắc Kạn (Tạp chí Dược liệu, tập 23, số 2/2018)

TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN VÀ LỢI MẬT CỦA BÀI THUỐC DÂN GIAN

“BÀN TAY MA” THUỘC TỈNH BẮC KẠN

Bùi Văn Trung3, Bùi Thanh Tùng1, Nguyễn Thanh Hải1, Dương Hồng Anh2, Dương Thị Duyên1, Hoàng Thị Thúy1, Đồng Thị Nhâm1, Hồ Thị Hằng1, Phạm Hùng Việt2,*

1Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội; 2Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ Kiểm định môi trường và An toàn thực phẩm, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; 3Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
*Email: phamhungviet@hus.edu.vn

(Nhận bài ngày 09 tháng 3 năm 2018)

Tóm tắt

Nhiều bài thuốc dân gian đã được sử dụng để điều trị các bệnh về gan mật tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác dụng bảo vệ gan, lợi mật và độc tính cấp của cao chiết nước của bài thuốc dân gian gồm ba thành phần là: Bàn tay ma (Heliciopsis terminalis Kurz.), giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb.) và cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) đã được đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết nước của bài thuốc dân gian với liều 648 mg/kg và 1296 mg/kg đều có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình chuột bị tổn thương gan do paracetamol liều 400 mg/kg thể trọng qua việc vừa làm giảm hoạt độ enzym AST và ALT, vừa làm giảm các tổn thương đại phẫu và vi phẫu trên gan so với nhóm chứng bệnh. Bài thuốc còn cho thấy tác dụng lợi mật do khi uống cao thuốc lượng mật tiết ra tăng. Trong giới hạn về lượng cao thuốc cho phép có thể cho chuột uống, bài thuốc chưa thể hiện có độc tính cấp.

Từ khóa: Bảo vệ gan, Lợi mật, Độc tính cấp, Bàn tay ma, Giảo cổ lam, Cà gai leo.

Summary

Hepatoprotective and Choleretic Effects of the Herbal Formulation “Ghost hands” (“Ban tay ma”)

Collected in Bac Kan Province

Many herbal formulations in Vietnam have been used for treatment of liver disease. In this study, the hepatoprotective, choleretic effect and the acute toxicity of aqueous extract of the herbal formulation containing Heliciopsis terminalis Kurz., Gynostemma pentaphyllum Thunb. and Solanum procumbens Lour have been investigated. Our results showed that the herbal formulation at dose of 648 mg/kg and 1296 mg/kg has strong hepatoprotective in the model of mice liver injured by paracetamol 400mg/kg bw by decreasing enzymes AST and ALT; significantly reducing macroscopic and microscopic lesions in liver compared with the control group. The study also demonstrated that the herbal formulation had choleretic effect by increasing bile secretion and did not show the acute toxicity.

Keywords: Hepatoprotective, Choleretic effect, Acute toxicity, Heliciopsis terminalis Kurz., Gynostemma pentaphyllum Thunb., Solanum procumbens Lour.

(Nguồn tin: )