Ấn phẩm

Tác dụng bảo vệ thần kinh của đương quy Nhật Bản, dành dành và ngưu tất trên mô hình thiếu oxy và glucose trên lát cắt hồi hải mã nuôi cấy (Tạp chí Dược liệu, tập 26, số 6/2021)

Tạp chí Dược liệu, tập 26, số 6/2021 (Trang 316 - 322)

 

TÁC DỤNG BẢO VỆ THẦN KINH CỦA ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN,

DÀNH DÀNH VÀ NGƯU TẤT TRÊN MÔ HÌNH THIẾU OXY VÀ GLUCOSE TRÊN LÁT CẮT HỒI HẢI MÃ NUÔI CẤY

Lê Thị Xoan1,*, Nguyễn Thị Thanh Loan1,2, Phạm Thị Nguyệt Hằng1, Nguyễn Văn Tài1

1Viện Dược liệu; 2Đại học Y Hà Nội

*Corresponding author: xoanle@nimm.org.vn

(Nhận bài ngày 28 tháng 10 năm 2021)

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ thần kinh của đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba), dành dành (Gardenia jasminoides) và ngưu tất (Achyranthes bidentata) trên mô hình thiếu máu não cục bộ in vitro, sử dụng phương pháp gây thiếu hụt oxy và glucose (oxygen and glucose deprivation, OGD) trên lát cắt hồi hải mã nuôi cấy (organotypic hippocampal slice cultures, OHSCs). OHSCs được chuẩn bị từ hồi hải mã của chuột nhắt 7 ngày tuổi chủng Swiss albino. OHSCs được ủ với mẫu nghiên cứu và chứng dương MK-801 24 giờ trước và sau OGD. Gây OGD trên OHSCs trong thời gian 60 phút. Mức độ tổn thương tế bào trên OHSCs được đánh giá bằng cách xác định mức độ hấp thụ propidium iodid (PI) của lát cắt sau 24 giờ OGD. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao đương quy Nhật Bản (5 và 10 µg/ml), cao dành dành (10 và 30 µg/ml) giảm rõ rệt tổn thương tế bào thần kinh do OGD gây ra. Trong khi đó, cao ngưu tất (10 và 30 µg/ml) không thể hiện tác dụng này. Ngoài ra, chất phân lập từ dành dành là geniposid liều 5 and 25 µM cũng có tác dụng giảm mức độ hấp thụ PI của OHSCs sau 24 giờ OGD. Như vậy, cao đương quy Nhật Bản và cao dành dành có tác dụng bảo vệ thần kinh chống lại thiếu máu não cục bộ in vitro và geniposid là hoạt chất góp phần vào tác dụng bảo vệ thần kinh của dành dành.

Từ khóa: Đương quy Nhật Bản, Dành dành, Geniposid, Ngưu tất, Lát cắt hồi hải mã nuôi cấy, thiếu oxy và glucose.

Summary

Neuroprotective Effect of Angelica acutiloba, Gardenia jasminoides and Achyranthes bidentata in

Organotypic Hippocampal Slice Cultures Exposed to Oxygen and Glucose Deprivation

The current study was designed to investigate the neuroptotective effects of Angelica acutiloba, Gardenia jasminoides and Achyranthes bidentata on ischemia-induced neuronal damage caused by oxygen and glucose deprivation (OGD) in organotypic hippocampal slice cultures (OHSCs). Hippocampal slices were collected from 7 day-old Swiss albino mice. The slices were incubated with the test drugs or MK-801 as a reference drug 24 hrs before and after OGD exposure. OGD-induced ischemia was triggered in OHSCs for 60 min. The neuronal cell damage in OHSCs was evaluated by measurement of propidium iodide (PI) uptake 24 hrs after OGD exposure. The results showed that Angelica acutiloba extract (5 and 10 µg/ml) and Gardenia jasminoides extract (10 and 30 µg/ml) reduced the OGD-induced neuronal cell damage of OHSCs. However, Achyranthes bidentata extract (10 and 30 µg/ml) did not show any significant effect on the OGD-induced neuronal cell damage. Geniposide, an isolated compound from Gardenia jasminoides, significantly inhibited the PI uptake at doses of 5 and 25 µM. These findings indicated that Angelica acutiloba and Gardenia jasminoides extract exerted the neuroprotective effects against ischemic damage in vitro and geniposide contributed to the neuroprotective effects of Gardenia jasminoides extract.

Keywords: Angelica acutiloba, Gardenia jasminoides, Geniposide, Achyranthes bidentata, Organotypic hippocampal slice cultures, Oxygen and glucose deprivation.

(Nguồn tin: )