Tạp chí Dược liệu, tập 23, số 6/2018 (Trang 351 - 359)
TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN VÀ KHÁNG HEN CỦA CÁC DƯỢC LIỆU TRẦU KHÔNG, TÍA TÔ, DIẾP CÁ, RAU ĐẮNG BIỂN VÀ LẠC TIÊN TÂY
Nguyễn Thị Thu Hương*, Mai Thành Chung, Đào Trần Mộng,
Nguyễn Phương Thảo
Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh - Viện Dược liệu
*Email: huongsam@hotmail.com
(Nhận bài ngày 07 tháng 11 năm 2018)
Tóm tắt
Đề tài nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn và kháng hen của các cao chiết từ trầu không, tía tô, diếp cá, rau đắng biển và lạc tiên tây trên mô hình gây hen bằng ovalbumin (OVA) ở chuột nhắt trắng. Phương pháp pha loãng trong đĩa thạch được áp dụng để khảo sát hoạt tính kháng khuẩn. Trong nghiên cứu in vivo, OVA được tiêm phúc mạc liều gây mẫn cảm 2 mg/kg vào ngày 0 và ngày 14. Sau đó chuột được cho thở OVA 0,5%, 30 phút/ngày nhắc lại vào các ngày 20, 21 và 22 sau liều gây mẫn cảm. Các cao chiết từ dược liệu được cho chuột uống vào ngày thứ 5 sau liều tiêm OVA gây mẫn cảm. Immunoglobulin E (IgE) được xác định trong huyết tương chuột vào ngày cuối thử nghiệm bằng kỹ thuật ELISA. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cao chiết từ lá trầu không có hoạt tính kháng khuẩn điển hình nhất trong số các cao thử nghiệm trên các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Acenitobacter baumannii, Klebsiella pneumonia và Pseudomonas aeruginosa. Việc cho uống các cao chiết dược liệu có tác dụng phục hồi nồng độ IgE trong huyết tương chuột bị gây quá mẫn bằng OVA về giá trị sinh lý bình thường. Tác dụng ức chế sản sinh IgE của các cao chiết tương tự như terbutalin (một thuốc giảm co thắt phế quản tác động chọn lọc trên thụ thể β2-giao cảm).
Từ khóa: Trầu không, Tía tô, Diếp cá, Rau đắng biển, Lạc tiên tây, Hoạt tính kháng khuẩn, Mô hình gây hen bằng ovalbumin, Immunoglobulin E.
Summary
Antibacterial and Anti-asthma Effects of Piper betle, Perilla frutescens, Houttuynia cordata, Bacopa monnieri and Passiflora incarnata
This study investigated the antibacterial activity and anti-asthma effect of aqueous and ethanol extracts from Piper betle, Perilla frutescens, Houttuynia cordata, Bacopa monnieri and Passiflora incarnata in ovalbumin (OVA)-sensitized/challenged asthma model in Swiss albino mice. Agar dilution test was applied to investigate the antibacterial activity of the extracts. For in vivo study, the mice were sensitized on day 0 and day 14 by intraperitoneal injection of OVA at a dose of 2 mg/kg. Next, mice were challenged with OVA 0.5% administered in a nebulized form for 30 min per day on days 20, 21, and 22. Test extracts were orally administered from day 5 after OVA sensitization. At the end of OVA challenge, the level of allergen-specific immunoglobuline E (IgE) was measured in plasma using an ELISA kit. Among the test extracts, aqueous and ethanol extracts from Piper betle expressed typically antibacterial activity against S. aureus, A. baumannii, K. pneumonia and P. aeruginosa. Oral administration of all test extracts in OVA-sensitized mice restored the plasma IgE levels to normal values. The inhibitory effect of test extracts on OVA-induced IgE production was the same as terbutaline (a relatively selective β2-adrenergic agonist).
Keywords: Piper betle, Perilla frutescens, Houttuynia cordata, Bacopa monnieri, Passiflora incarnata, Antibacterial activity, Ovalbumin-induced asthma model, Immunoglobulin E.
(Nguồn tin: )