Ấn phẩm

Thành phần hóa học và độc tính cấp của đài hoa bụp giấm trồng tại Đắk Lắk (Tạp chí Dược liệu, tập 24, số 2/2019)

Tạp chí Dược liệu, tập 24, số 2/2019 (Trang 98 - 102)

 

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA ĐÀI HOAm BỤP GIẤM TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK

Phạm Thị Nhật Trinh1,*, Nguyễn Đại Hải2, Lê Tiến Dũng2Quách Tòng Hưng2,
Tống Thanh Danh3, Nguyễn Thị Lệ Thủy4, Nguyễn Ngọc Tuấn2, Đỗ Thị Hồng Tươi5

1Đại Học Tiền Giang;

2Viện Khoa học vật liệu ứng dụng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

3Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh; 4Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh;

5Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

*Email: inpcdung@yahoo.com

(Nhận bài ngày 12 tháng 3 năm 2019)

Tóm  tắt

Bài báo thông báo quá trình khảo sát độc tính cấp trên chuột của dịch chiết nước và cồn từ đài hoa bụp giấm trồng tại Đắk Lắk. Kết quả cho thấy ở liều giới hạn 19,92 g dịch chiết ethanol/kg và 40,00 g dịch chiết nước/kg thể trọng chuột không thể hiện độc tính sau 14 ngày cho chuột uống. Phân tích định tính sơ bộ cho thấy cho thấy đài hoa có chứa nhóm flavonoid, tannin và triterpenoid-steroids. Kết quả định lượng cho biết hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng trong đài hoa bụp giấm chiếm khá cao trong cả dịch chiết cồn và nước. Từ dịch chiết cồn, 3 hợp chất rutin (1), acid protocatechuic (2) và acid caffeic 4-O-glucosid (3) đã được phân lập và xác định cấu trúc. Đây là lần đầu tiên 3 hợp chất trên được phân lập từ đài hoa bụp giấm trồng tại Đắk Lắk.

Từ khóa: Hibiscus sabdariffa, Thành phần hóa  học, Độc tính cấp.

Summary

Chemical Constituents and Acute Toxicity from Calyces of Hibiscus sabdariffa L. Grown in Dak Lak Province

In this study, the oral acute toxicity of ethanol and water extracts from calyces of Hibiscus sabdariffa L. grown in Dak Lak was investigated. The maximum tolerated oral dose were determined in mice as 19.92 g dry ethanol extract/kg mouse body weight  and 40.00 g dry water extract/kg mouse body weight. Oral administration of two extracts at the dose resulted in no clinical abnormality after 72 hours and no mice death during 14 days were observed. Qualitative phytochemical screening of two extracts was found to give positive reactions for flavonoids, tannin, and triterpenoid-steroids compounds. Quantitative determination showed that Hibiscus sabdariffa L. calyces in Dak Lak contain high amount of polyphenol compounds and lower amount of flavonoids. In further experiment, three compounds were isolated and characterized structures from the ethanol extract by chromatography techniques. Their structures were elucidated as rutin (1), protocatechuic acid (2) and caffeic acid 4-O-glucoside (3) by analysis of NMR spectral data. These compounds were isolated for the first time in this plant grown in Dak Lak province.

Keywords: Hibiscus sabdariffa, Chemical constituents, Acute toxicity, NMR.

(Nguồn tin: )