Ấn phẩm

Tối ưu hoá quy trình loại tạp và tăng hàm lượng hoạt chất trong bào chế cao đặc lá xoài (Tạp chí Dược liệu, tập 28, số 5/2023)

Tạp chí Dược liệu, tập 28, số 5/2023 (Trang 281 -  286)

 

TỐI ƯU HOÁ QUY TRÌNH LOẠI TẠP VÀ TĂNG HÀM LƯỢNG

HOẠT CHẤT TRONG BÀO CHẾ CAO ĐẶC LÁ XOÀI

Nguyễn Ngọc Nhã Thảo *, Võ Đức Linh, Tống Thành Long

 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

*Email: nnnthao@ctump.edu.vn

(Nhận bài ngày 13 tháng 02 năm 2023)

Tóm tắt

Thành phần chính của lá xoài là mangiferin được biết đến có nhiều tác dụng như kháng virus, ung thư, tiểu đường, chống lão hoá, giảm đau... Bào chế cao đặc lá xoài với mục tiêu nhiều hoạt chất và ít tạp chất nhằm gia tăng tỷ lệ hoạt chất, dễ dàng phối hợp bào chế các dạng chế phẩm. Thẩm định phương pháp định lượng mangiferin đạt theo quy định ICH và điều chế cao đặc lá xoài bằng phương pháp ngâm lạnh trong ethanol 96%. 14 thí nghiệm thiết kế theo mô hình D-optimal được thực hiện và tối ưu hoá giai đoạn loại tạp chlorophyll trong cao bằng phần mềm BC Pharsoft OPT. Ba biến độc lập được chọn khảo sát gồm tỷ lệ dịch chiết và nước, thời gian và nhiệt độ làm lạnh. Hai biến phụ thuộc gồm tỷ lệ chlorophyll còn lại trong chế phẩm và tỷ lệ mangiferin mất đi so với cao ban đầu. Chọn công thức có các biến phụ thuộc càng nhỏ càng tốt. Kết quả nghiên cứu điều kiện tối ưu cho thấy tỷ lệ dịch chiết và nước 1:1,2, thời gian làm lạnh từ 15 phút, nhiệt độ làm lạnh từ 2oC thì tỷ lệ chlorophyll trong chế phẩm so với trước loại tạp 15,3%, tỷ lệ mangiferin mất đi so với ban đầu 20,2%. Hàm lượng hoạt chất tính theo mangiferin trong cao lá xoài đạt 342 mg/g cao. Quy trình loại tạp và tăng hàm lượng mangiferin trong bào chế cao đặc lá xoài đã được nghiên cứu thành công, tăng khả năng phối hợp trong bào chế các dạng chế phẩm.

Từ khóa: Chlorophyll, Mangiferin, Cây xoài (Mangifera indica L.), Điều kiện tối ưu, Phần mềm BC Pharsoft OPT.

Summary

Optimizing the Process of Removing Impurities and Enriching the Content of Active Substances

in the Preparation of Viscous Extract from Leaves of Mangifera indica L.

The main component of mango leaves is mangiferin, which is known to have many effects such as anti-viral, anti-cancerous, anti-diabetic, anti-aging, pain relief… The preparation of mango leaf extract often aims to have the least impurities and the most active substances in order to increase the percentage of active ingredients and to easily coordinate in preparing a dosage form. UV-Vis method was used to determine whether mangiferin content meets ICH regulation and the mango leaf extract was prepared by cold soaking in ethanol 96%. 14 experiments according to the D-optimal model were carried out to study and the preparation process at the stage of chlorophyll removal was optimized using BC Pharsoft OPT software. Three independent variables were selected including the ratio of extractive liquid/water, cooling time, and cooling temperature. Two dependent variables were the amount of chlorophyll left and the content of the mangiferin in the obtained extract compared to the original one. The results of optimizing the extractive process were as follows: the ratio between extractive liquid : water of 1:1.2; the cooling time of 15 minutes; the cooling temperature of 2oC; the amount of chlorophyll left was lower than 15.3%, while the content of the active markers was calculated as mg mangiferin equivalent was higher than 79.8% in the obtained extract compared to the original one. The amount of active ingredients gets over 342 mg/g of viscous extract.

Keywords: Chlorophyll, Mangiferin, Mango tree (Mangifera indica L.), Optimal conditions, BC Pharsoft OTP software.

(Nguồn tin: )