Ấn phẩm

Xây dựng quy trình định lượng stachyose trong cao toàn phần sùng thảo bằng phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng đầu dò khối phổ (Tạp chí Dược liệu, tập 26, số 6/2021)

Tạp chí Dược liệu, tập 26, số 6/2021 (Trang 304 - 309)

 

 XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG STACHYOSE
TRONG CAO TOÀN PHẦN  SÙNG THẢO BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG SIÊU HIỆU NĂNG ĐẦU DÒ KHỐI PHỔ

Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Nguyễn Viết Tịnh2, Đặng Thị Xuân Quyên3, Nguyễn Thị Vy Phương3,

 Võ Thị Bạch Huệ4, Phan Thanh Dũng2, Phan Văn Hồ Nam2,*

1Viện Kỹ thuật - Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành; 2Khoa Dược, Đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh;

 3Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco - Tiền Giang; 4Khoa Dược, Đại học Lạc Hồng - Biên Hòa, Đồng Nai

*Email: phanvanhonam@ump.edu.vn

(Nhận bài ngày 16 tháng 7 năm 2021)

Tóm tắt

Stachyose là một trong những hoạt chất chính trong củ sùng thảo (Stachys affinis Bunge), nó có những tác dụng dược lý như hỗ trợ hạ đường huyết, chống oxy hóa và là một prebiotic được sử dụng phổ biến. Ở Việt Nam, hiện chưa có công bố nào liên quan đến việc nghiên cứu xác định hàm lượng stachyose có trong Stachys affinis. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng quy trình định lượng stachyose trong cao toàn phần sùng thảo bằng phương pháp UPLC-MS, qui trình này được thẩm định đầy đủ theo đúng hướng dẫn của ICH (2005), kết quả của nghiên cứu này góp phần vào công tác đánh giá chất lượng nguyên liệu củ sùng thảo đầu vào. Quy trình sử dụng hệ thống UPLC-MS (ACQUITY QDa Waters), cột pha đảo Syncronis™ C18 (4,6 x 150 mm; 3 µm); pha động HCOOH 0,05% trong H2O và ACN theo chương trình gradient với tốc độ dòng 0,5 ml/phút; đầu dò MS/ESI- (665 m/z đối với stachyose; 440 m/z đối với nội chuẩn acid folic); thế cone 35 V; thế mao quản 0,8 kV.

Từ khóa: Stachys affinis Bunge, Stachyose, UPLC-MS.

Summary

The Development of UPLC-MS Method for the Quantification of Stachyose in Stachys affinis Total Extract

Stachyose is a major component of Stachys affinis Bunge which causes many pharmacological effects such as: hypoglycemia, antioxidant effects and a commonly used prebiotic. It has not been any research related to the identification of stachyose in Stachys affinis in Vietnam. The quantification procedure of stachyose by UPLC-MS method was successfully developed and validated according to ICH guidance (2005), that contributes to assessing the quality of input herbal materials. The procedure was UPLC-MS system (ACQUITY QDa Waters), Syncronis™ C18 (4.6 x 150 mm; 3 µm) column; acid formic 0.05% and ACN as mobile phase in gradient mode; flow rate of 0.5 ml/min; detector MS/ESI- (665 m/z); cone voltage 35 V; capillary voltage 0.8 kV.  Standards and test samples are all diluted in water before analysis.

Keywords: Stachys affinis Bunge, Stachyose, UPLC-MS.

(Nguồn tin: )