Menu
Trang chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Phương hướng, kết quả hoạt động
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Định hướng NCKH
ĐT/DA đã nghiệm thu
Hội nghị - Hội thảo
Quy định về hoạt động NCKH
Hợp tác quốc tế
Tin Hợp tác quốc tế
Các dự án HTQT
Đào tạo
Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm
Dịch vụ
Văn bản
Văn bản pháp luật
Văn bản của BYT
Văn bản của Viện
Tin tức / Covid-19
Thông tin dược liệu
Covid-19
Tin tức khác
Chương trình mục tiêu Quốc gia
Liên hệ
Video nổi bật
Trang chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Phương hướng, kết quả hoạt động
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức
Nghiên cứu khoa học
Định hướng NCKH
ĐT/DA đã nghiệm thu
Hội nghị - Hội thảo
Quy định về hoạt động NCKH
Hợp tác quốc tế
Tin Hợp tác quốc tế
Các dự án HTQT
Đào tạo
Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm
Dịch vụ
Văn bản
Văn bản pháp luật
Văn bản của BYT
Văn bản của Viện
Tin tức / Covid-19
Thông tin dược liệu
Covid-19
Tin tức khác
Chương trình mục tiêu Quốc gia
Liên hệ
Video nổi bật
Hội nghị - Hội thảo
Tọa đàm “Phát triển dược liệu bền vững”
Sáng 8-6, Báo Nhân Dân phối hợp Bộ Y tế tổ chức Tọa đàm "Phát triển dược liệu bền vững” với sự tham dự và đóng góp ý kiến tham luận của đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học và doanh nghiệp.
Đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế cùng chủ trì buổi tọa đàm, xoay quanh hai nội dung chính về định hướng phát triển dược liệu và cơ chế phối hợp phát triển dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu, buổi tọa đàm hướng tới đề xuất những giải pháp thiết thực để từng bước cụ thể hóa các mục tiêu được nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, đồng chí Thuận Hữu cho biết: Tại kỳ họp thứ 11, QH khóa XIII vừa qua, Luật Dược (sửa đổi) đã được Quốc hội chính thức thông qua thay thế cho Luật Dược (cũ) được ban hành từ năm 2005. Luật Dược (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1- 1- 2017, đã đưa ra một loạt các chính sách, giải pháp nhằm khôi phục lại vị thế cho dược liệu, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền Việt Nam. Tăng cường quản lý, phát triển dược liệu và vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài mà Luật dược (sửa đổi) đã tạo ra tiền đề để ngành dược phát huy được vai trò, vị trí của mình trong thời gian tới. Mặt khác, muốn phát triển tốt ngành dược còn cần giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; quy hoạch phát triển công nghiệp dược; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, bác sĩ y học cổ truyền; quản lý xuất nhập khẩu dược liệu...
Theo thống kê của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu và là quốc gia may mắn sở hữu nhiều dược liệu quý, hiếm, đặc hữu. Trong số 12.000 loài thực vật ở nước ta có gần 4.000 loài có công dụng làm thuốc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Với sự nỗ lực của các cơ quan liên quan, ngành dược liệu cũng đã đạt được những thành tựu trong xây dựng và quy hoạch phát triển dược liệu, đặc biệt về bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý hiếm. Những năm gần đây, một số cây thuốc có tiềm năng đã được đầu tư và tổ chức thành công các vùng trồng để tạo nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu như: Thanh hao hoa vàng, lão quan thảo, mã đề, ngưu tất, sa nhân, đương quy Nhật Bản, hòe, sả, diệp hạ châu, trinh nữ hoàng cung…Nhiều loại dược liệu quý đã được tổ chức trồng, gây giống theo mô hình bảo tồn và phát triển bền vững.
Tuy thế, dược liệu nuôi trồng, thu hái trong nước mới đáp ứng nhu cầu sử dụng ở mức thấp (khoảng 20 đến 25%). Các vấn đề đặt ra đối với ngành dược liệu hiện nay là công tác quản lý khai thác dược liệu hiện còn lỏng lẻo, dược liệu quý hiếm đang bị khai thác bừa bãi; kiểm soát chất lượng dược liệu gặp khó khăn do chủ yếu dựa vào cảm quan, kinh nghiệm và hiện dược liệu đang chủ yếu được thu mua thông qua thương lái trung gian.
GS.TS Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược học cổ truyền cho biết: Hằng năm, ngành Dược sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80-85% dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu (chủ yếu nhập từ Trung Quốc). Dược liệu thông quan qua cửa khẩu còn rất nhiều tồn tại như: không có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ…Từ năm 2012-2015, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền phối hợp Thanh tra Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư, Viện Dược liệu… đã tiến hành kiểm tra chất lượng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám chữa bệnh toàn quốc đã cho thấy nhiều dược liệu không bảo đảm chất lượng dưới nhiều hình thức như bị làm giả, bị nhuộm chất màu, chế biến không đúng quy định…
Ở khía cạnh khác, Viện trưởng Viện Dược liệu, PGS.TSKH. Nguyễn Minh Khởi cho rằng một trong những việc có tầm quan trọng nhất hiện nay là bảo tồn các giống gen dược liệu quý. Muốn vậy, chúng ta phải quan tâm về khoa học và công nghệ.“Sự phân ly của giống sâm Ngọc Linh là rất mạnh. Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ mất giống loại sâm này. Sâm Hàn Quốc hiện nay bày bán rất rẻ nhưng chuỗi giá trị gia tăng của họ rất lớn. Đó là do trong sản phẩm của họ có hàm lượng khoa học lớn. Chúng ta phải hợp tác với nhau giữa các “nhà” để đưa ra được những loại giống thật tốt hơn”.
Trước thực trạng đó, các đại biểu tham dự tọa đàm đã đưa ra nhiều giải pháp hướng tới sự phát triển bền vững, khôi phục vị thế cho dược liệu trong nước, trong đó, nhấn mạnh đến nhóm giải pháp về cơ chế chính sách nhằm củng cố hệ thống cung ứng dược liệu; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp và hộ cá thể đầu tư phát triển dược liệu; chính sách trong quy hoạch, đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển các sản phẩm từ dược liệu cũng như tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong kết luận tọa đàm đã ghi nhận những ý kiến của đại biểu tham luận và cho biết sẽ tìm hướng khắc phục những tồn tại, như trong quy hoạch của phát triển Dược liệu, hiện đang có nhiều đơn vị quản lý với ý kiến đề nghị Bộ Y tế nhận nhiệm vụ phát triển cho ngành dược liệu. - Bộ trưởng cho biết : Sau tọa đàm này Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị gồm các bộ cùng các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông và nơi sử dụng là các bệnh viện để đưa ra những kiến nghị về quy hoạch phát triển dược liệu. Bộ Y tế tiếp tục phối hợp Báo Nhân Dân khởi xướng những hội thảo tìm ra mô hình phát triển dược liệu gắn với Luật Dược mới ban hành.
(Nguồn tin: )
Tin cùng thể loại
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ - 10/02/2023
Hội thảo "Đổi mới quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia" - 10/02/2023
Hội thảo tăng cường công tác quản lý khoa học và công nghệ ngành Y tế - 02/12/2022
Viện Dược liệu tham gia Triển lãm tại Hội chợ Sâm Lai Châu 2022 - 14/11/2022
Viện Dược liệu tổ chức tập huấn về sở hữu trí tuệ - 07/10/2022
Ấn phẩm đã phát hành
Xem tất cả
Tạp chí Dược liệu số 6 - 2017
Tạp chí Dược liệu số 5 - 2017
Tạp chí Dược liệu số 4 - 2017
Bản tin dược liệu
BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 5 NĂM 2024: NẦN NGHỆ VÀ SA NHÂN
BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 4 NĂM 2024: KÉ ĐẦU NGỰA VÀ THẢO QUYẾT MINH
30/08/2024
BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 3 NĂM 2024: DIỆP HẠ CHÂU VÀ HÀ THỦ Ô ĐỎ
28/06/2024
BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 2 NĂM 2024: CÚC HOA VÀNG VÀ ĐẢNG SÂM NAM
29/04/2024
Nghiên cứu khoa học
Định hướng NCKH
ĐT/DA đã nghiệm thu
Hội nghị - Hội thảo
Quy định về hoạt động NCKH