Tạp chí

Nghiên cứu diễn biến sâu bệnh hại trên một số cây thuốc quan trọng Vụ đông xuân 2003 - 2004 tại trung tâm nghiên cứu và chế biến cây thuốc Hà Nội

Nghiên cứu diễn biến sâu bệnh hại trên một số cây thuốc quan trọng Vụ đông xuân 2003 - 2004 tại trung tâm nghiên cứu và chế biến cây thuốc Hà Nội

Nghiên cứu diễn biến sâu bệnh hại trên một số cây thuốc quan trọng Vụ đông xuân 2003 - 2004 tại trung tâm nghiên cứu và chế biến cây thuốc Hà Nội

(Thông báo số 1) 

Ngô Quốc Luật1, Nguyễn Văn Đĩnh2, Ngô Bích Hảo2

1- Viện Dược liệu, 2-Trường Đại học NN 1 Hà Nội

(Nhận bài ngày 2 tháng 12 năm 2004) 

­Summary

Study on pests and diseases of some important medicinal plants in the winter-spring crop 2003 – 2004 at Hanoi Center of Research and Processing of Medicinal Plants

Forty-three species of insects and mites belonging to 21 families and four orders have been  found associated with seven species of medicinal plants (Angelica dahurica Benth. et,Atractyloides macrocephala Koidz, Crinum latifolium L., Datura metel L., Phylanthusurinaria L., Geranium nepalense Kudo, Silybum marianum L.) at the Research Center for Medicinal Plants - Hanoi in the winter-spring crop 2003-2004. In addition, 22species of pathogens including fungi, bacteria and virus were also recognized.Some unknown pathogens remained to be identified.The density and damage caused by some main insects and pathogens such asSpodoptera litura Farb.; Argyrogramma agnata Standinger;

Homona coffeariaNietnex, Noctuidae;Erwinia carotovora; Alternaria sp. have been investigated.Initial study on the chemical control method has been conducted. Further investigationis need in 2004-2005 seasons to determine other causal agents and effective control forthe studied medicinal plants.

1. Đặt vấn đề

Trong lịch sử sản xuất nông nghiệp nói chung và cây thuốc nói riêng trước đây cũng như hiện nay, sâu bệnh đã gây nhiều tác hại nghiêm trọng. Theo điều tra và tính toán của nhiều nước về những thiệt hại do sâu bệnh gây ra hàng năm trên thế giới, thiệt hại do sâu gây ra là 29 tỷ USD bằng 13,8 % sản lượng nông nghiệp, thiệt hại do bệnh gây ra là 24,8 tỷ USD bằng 11,6% sản lượng, do cỏ dại gây ra là 20,4 tỷ USD bằng 9,5% sản  lượng. Tổng thiệt hại do sâu bệnh và cỏ dại gây ra là 75 tỷ USD hay 35% khả năng mùa màng. Nếu đem so với sản lượng thực tế của thế giới là 140 tỷ USD thì thiệt hại trên đang chiếm 54%. Hơn 1/3 của cải con người làm ra trong nông nghiệp bị sâu bệnh phá mất.

Đối với các loài cây làm thuốc cũng bị sâu bệnh hại, cỏ dại tấn công và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng dược liệu.  ở Trung Quốc, các vùng trồng nhân sâm đều bị nhiễm loài sâu bệnh phá hoại, làm giảm trên 30% sản lượng. Cây bạch truật cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công như bệnh nấm hạch, bệnh khô lá, bệnh đốm lá, bệnh thối rễ, bệnh chết cứng, bệnh vân vòng, sâu xám, rệp,  mối xông gốc.... Cây bạc hà bị sâu xám, bọ nhảy, ong bạc hà, rệp, sâu đo. Cây bạch chỉ bị bệnh đốm lá, đốm đen, nứt rễ và rệp, sâu đục quả... Cây địa hoàng bị nhện đỏ, sâu xanh, sâu bọ ngài đêm, bệnh gỉ sắt, bệnh cuốn lá xanh. Cây xuyên khung, thường bị sâu đục thân phá hoại có thể từ 20 đến 30%, thậm chí đến 75%, thời kỳ cây đang phát triển trên ruộng sản xuất. Xu thế chung của thế giới hiện nay là đi sâu nghiên cứu và sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc.

Theo kết quả nghiên cứu khoa học của Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội (Viện Dược liệu), thiệt hại do sâu bệnh và côn trùng gây ra cho các cây thuốc làm giảm sản lượng từ 20 đến 25%. Các loài sâu bệnh hại đã phát sinh, phát triển phá hoại trên các loài cây thuốc với mức độ khác nhau như tuyến trùng, bệnh đốm trắng, bệnh đốm đen, bệnh lụi đen hoa, đặc biệt là bệnh u loét, gây tác hại rất nghiêm trọng; ngoài ra, còn các bệnh phấn trắng, bệnh thối nâu, bệnh thối đen gốc, bệnh vàng toàn cây và khô đầu lá. Từ các loại sâu bệnh nêu trên, hàng năm thiệt hại do chúng gây ra không nhỏ đối với việc phát triển  sản xuất dược liệu tạo nguồn  cung cấp nguyên liệu làm thuốc ở trong nước. 

Để đánh giá mức độ hại, diễn biến của sâu bệnh và tìm biện pháp phòng trừ, Viện Dược liệu đã được Bộ Y tế xét duyệt cho triển khai đề tài: "Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên một số cây thuốc quan trọng". Dưới đây, chúng tôi trình bày kết quả chính đã đạt được của giai đoạn 1:

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu:

- Điều tra thu thập và giám định các loại sâu bệnh hại trên đồng ruộng tại Trung tâm nghiên cứu cây thuốc (Hà Nội), Ngọc Linh (Kon Tum), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai), Nghĩa Trai (Hưng Yên).

- Xác định diễn biến số lượng và sự gây hại của một số loài sâu bệnh gây hại chính.

- Đối tượng nghiên cứu là 7 loài cây thuốc đang được trồng tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội và các nơi khác. Đó là bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook.f.), bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz), trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.), cà độc dược (Datura metel L.), diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria L.), lão quan thảo (Geranium nepalense Kudo), cúc gai dài (Silybum marianum L.).

Phương pháp nghiên cứu:

- Điều tra thu thập thành phần sâu bệnh hại tiến hành theo phương pháp tự do (Cục BVTV 1995) tại các địa điểm: Sa Pa (Lào Cai), Thanh Trì (Hà Nội), Nghĩa Trai (Hưng Yên) và chốt 3 Ngọc Linh (Kon Tum). Toàn bộ mẫu sâu bệnh hại được xử lý theo các phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật và Trường Đại học Nông nghiệp I. Việc giám định được các chuyên gia của hai bộ môn Côn trùng và Bệnh cây Nông dược Trường đại học Nông nghiệp I thực hiện theo các khóa phân loại sâu bệnh hại 1980 - 2002.  Mẫu sâu bệnh được làm ảnh và lưu trữ tại Bộ môn Côn trùng, trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

- Diễn biến số lượng và tỷ lệ sâu bệnh hại chính theo phương pháp 5 điểm chéo góc qui định về cây công nghiệp của Cục Bảo vệ thực vật (1995).

- Thời gian điều tra: 9/2003 - 9/2004.

3. Kết quả bước đầu và thảo luận

3.1. Thành phần sâu hại cây thuốc vụ đông xuân 2003-2004 tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội:

Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 7 loài cây thuốc điều tra có tổng số 43 loài côn trùng và nhện gây hại thuộc 21 họ và 4 bộ. Trong đó, bộ cánh vảy có 13 loài chiếm tỷ lệ lớn nhất (31,41%), bộ cánh cứng, 11 loài (26,83%), bộ cánh nửa, 8 loài (19,51%), bộ cánh đều, 4 loài (9,76%), bộ cánh thẳng, 3 loài (7,32%), bộ cánh tơ và bộ hai cánh chỉ có một loài (2,44%).

Trên 7 loài cây thuốc, cúc gai dài và lão quan thảo bị số loài côn trùng gây hại nhiều nhất (17 loài), tiếp theo là bạch chỉ (15 loài), bạch truật (8 loài), trinh nữ hoàng cung (7 loài), cà độc dược (4 loài), diệp hạ châu (3 loài).

Trong 43 loài côn trùng và nhện hại xuất hiện, có 7 loài (17,07%) có mức độ phổ biến cao, 11 loài (26,83%) có mức độ phổ biến trung bình, 23 loài (56,10%) có mức độ phổ biến thấp. Trong 7 loài có mức độ phổ biến cao thì 3 loài (sâu khoang, sâu đo, sâu cuốn lá) là những loài sâu hại chính thường xuyên xuất hiện gây hại trên các cây: cúc gai dài, bạch chỉ và bạch truật.

Ngoài côn trùng hại, nhóm nhện nhỏ cũng là đối tượng gây hại nguy hiểm trên cây thuốc. Trong số này có nhện đỏ son (Tetranychus cinnabarinus K.) và nhện trắng (Polyphagotar-sonemus latus B.) thường xuất hiện với mật độ khá cao.

3.2. Thành phần bệnh hại trên cây thuốc vụ đông xuân 2003 - 2004 tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội:

Qua số liệu thống kê cho thấy có 22 loại bệnh thuộc 3 lớp Nấm, 1 nhóm Vi khuẩn, 1 virus gây khảm lá và một số tác nhân gây bệnh khác chưa xác định được nguyên nhân. Trong 22 loại bệnh đó, nấm là tác nhân gây bệnh chủ yếu chiếm tỷ lệ cao nhất (68,18%), tiếp theo là vi khuẩn. Bộ Moniliales có 9 loại chiếm  tỷ lệ cao nhất (60%). Trên 8 loại cây thuốc điều tra thì 100% cây đều bị nhiễm bệnh, trong đó bạch truật xuất hiện nhiều bệnh nhất (7 loại), tiếp theo là cúc gai dài, trinh nữ hoàng cung (3 loại), cà độc dược, bạch chỉ, lão quan thảo, diệp hạ châu (2 loại). Riêng cây sâm Ngọc Linh có 1 loại bệnh hại, triệu chứng bên ngoài giống bệnh gỉ sắt.

Trong tổng số 22 loại bệnh, có 3 cây (bạch truật, lão quan thảo và cúc gai dài) bị bệnh đốm lá Alternaria sp. (13,64%) có mức độ phổ biến cao, 9 loại (40,91%) có mức độ phổ biến trung bình và 10 loại (45,45%) có mức độ phổ biến thấp.

3.3. Diến biến mật độ và sự gây hại của một số loài gây hại chính:

3.3.1.Sâu khoang Spodoptera litura Farb: Kết quả điều tra diễn biến mật độ sâu khoang trên cây cúc gai được trình bày ở bảng sau. Sâu khoang xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng từ khi trồng cho đến khi thu hoạch.

Ngày điều tra

Giai đoạn sinh trưởng

Mật độ sâu

(con/m2)

Nhiệt độ

( 0C)

ẩm độ (%)

29/1

8-12 lá

0,2

13,3

86

4/2

8-12 lá

0,4

14,9

86

10/2

12-20 lá

0,6

12,4

75

16/2

15-20 lá

0,8

19,6

70

22/2

15-20 lá

1,8

21,7

86

28/2

Lá đan xen nhau

2,4

20,1

94

5/3

Phủ kín luống

1,2

19,4

56

11/3

Phủ kín luống

4,4

20,8

59

17/3

Phủ kín luống

6,8

18,7

70

23/3

Cây ra nụ

15,2

22,0

86

29/3

Cây ra hoa

3,2

18,2

94

4/4

Ra hoa rộ

2,4

21,9

90

10/4

Kết quả

1,6

20,5

77

16/4

Kết quả, vào hạt

0,4

25,0

84

22/4

Quả chín

1,2

25,3

83

28/4

Thu quả đợt 1

4,6

26,9

90

4/5

Thu quả đợt 2

1,8

28,6

84

Trung bình

2,88 ±1,87

20,56

80,59

 

Khi cây còn nhỏ, vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 mật độ sâu thấp 0,2 con/m2. Sau đó, khi nhiệt độ tăng, mật độ sâu khoang cũng tăng lên 2,4 con/m2 khi cây ở giai đoạn lá đan xen nhau và đạt cao nhất 15,2 con/m2 khi cây có nụ. ở giai đoạn này, do mật độ sâu tăng nên hầu hết lá bị trụi chỉ còn gân lá. Sang giai đoạn cây ra hoa, kết quả mật độ sâu giảm xuống 0,4 con/m2.

3.3.2. Sâu đo (Argyrogramma  agnata Staudinger) trên cây bạch chỉ.: 

Sâu đo là loài xuất hiện thường xuyên và gây hại chủ yếu trên bạch chỉ. Hình 1 trình bày diễn biến mật độ sâu đo trong vụ xuân hè 2004. Như vậy, khi cây có 2-3 lá kép, mật độ của chúng là 0,2 con/m2, đến lúc 7-8 lá thật mật độ đạt cao nhất là 4,6 con/m2. Mật độ sâu lại giảm xuống 0,4 con/m2 từ ngày 20/5 cho đến khi kết thúc điều tra ngày 27/5 (hình 1).

Hình 1. Diễn biến mật độ sâu đo trên cây bạch chỉ

http://vienduoclieu.org.vn/images/stories/bd1.jpg

3.3.3. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá (Homona coffearia Nietner, Noctuidae) trên cây bạch truật.

Bạch truật bị nhiều sâu bệnh phá hại trong đó có sâu cuốn lá là loài gây hại chủ yếu làm giảm năng suất và  chất lượng  dược liệu.  Sâu cuốn lá  nhả tơ kéo 2 mép lá (đối với lá già) hoặc kéo các lá xung quanh (đối với các lá ở trên ngọn) thành tổ và nằm trong đó gây hại. Sâu ăn trụi phần biểu bì trên và thịt lá chừa lại lớp biểu bì dưới và gân lá, làm giảm năng suất và chất lượng dược liệu.

http://vienduoclieu.org.vn/images/stories/bd2.jpg

Hình 2. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá trên cây bạch truật.

Kết quả điều tra diễn biến mật độ sâu cuốn lá được trình bày ở hình 2 cho thấy sâu cuốn lá bắt đầu xuất hiện ngày 26/3 khi cây ở giai đoạn phân cành cấp 2 với mật độ 2,2 con/m2. sau đó tăng lên 6,4 con/m2 ở giai đoạn cây bắt đầu ra nụ. Sau đó, mật độ giảm còn 0 con/m2.. Mật độ sâu tăng mạnh lần thứ 2 và đạt cao nhất 48,6 con/m2 khi cây ở giai đoạn ra nụ đợt 2. ở giai đoạn gần thu hoạch, cây lụi dần do đó mật độ sâu giảm còn 1,2 con/m2 tại ngày 11/6.

3.3.4. Diễn biến bệnh thối vi khuẩn (Erwinia carotovora) và héo vi khuẩn  trên cây cúc gai dài.

Cúc gai dài bị nhiều bệnh hại trong đó có hai bệnh hệ thống là thối vi khuẩn và héo xanh vi khuẩn xuất hiện với tỷ lệ rất cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng dược liệu. Bị hai bệnh này gây hại, cây không cho thu hoạch. Kết quả điều tra được trình bày ở hình 3 và hình 4.

Hình 3. Diễn biến tỷ lệ (%) bệnh thối vi khuẩn trên cúc gai dài.

 http://vienduoclieu.org.vn/images/stories/bd3.jpg

 Chú thích:

Tv 1: thời vụ 1;   Tv 2: thời vụ 2.

Hình 4. Diễn biến bệnh héo xanh trên cúc gai dài.

http://vienduoclieu.org.vn/images/stories/bd4.jpg

Bệnh thối vi khuẩn xuất hiện từ 22/2 khi cây ở giai đoạn phủ kín luống cho đến khi cây thu hoạch quả. Trên 2 thời vụ khác nhau tỷ lệ bệnh hại có khác nhau. Chúng tôi tiến hành theo dõi diễn biến tỷ lệ bệnh thối trên 2 thời vụ khác nhau. Thời vụ 1 gieo từ ngày 15/10/2003, thời vụ 2 gieo ngày 15/11. Bệnh thối vi khuẩn xuất hiện chủ yếu trên thời vụ 1 bắt đầu ngày 22/2 với tỷ lệ bệnh 1%, sau đó tỷ lệ bệnh tăng dần theo nhiệt độ, ẩm độ và giai đoạn sinh trưởng của cây. ở giai đoạn thu hoạch, tỷ lệ bệnh lên tới 74%. ở thời vụ 2, bệnh xuất hiện muộn hơn (28/2) và với tỷ lệ thấp hơn, chỉ 20% ở giai đoạn thu hoạch quả đợt 2, (giảm 3,7 lần so với thời vụ 1) do đó ít ảnh hưởng đến năng suất hơn.

Đối với bệnh héo vi khuẩn cũng xuất hiện trên thời vụ 1 sớm hơn, chỉ 57% ở vào giai đoạn thu hoạch quả, bệnh bắt đầu xuất hiện trên thời vụ 1 ngày 28/2 với tỷ lệ 1% sau đó không tăng cho đến ngày 17/3 bệnh xuất hiện với tỷ lệ 2% và tăng dần lên 57% ở giai đoan thu hoạch quả đợt 2. Trên thời vụ 2, bệnh xuất hiện với thời gian muộn hơn vào ngày 21/3 với tỷ lệ 10%  ở giai đoạn ra nụ.  Sau đó, tỷ lệ bệnh tăng dần theo ẩm độ và giai đoạn sinh trưởng của cây. ở giai đoạn thu hoạch quả, tỷ lệ bệnh là 87% (tăng 1,53%) so với thời vụ 1. Bệnh thường chỉ xuất hiện sau những trận mưa với tỷ lệ rất cao. Nếu không kịp thời khai thoát nước bệnh lây lan rất nhanh. ở thời vụ 3  gieo ngày (15/12) bệnh héo vi khuẩn xuất hiện rất muộn và với tỷ lệ hại không đáng kể ít ảnh hưởng đến năng suất dược liệu.

3.3.5. Diễn biến bệnh đốm lá (Alternaria sp.) trên bạch truật.

Trong điều kiện thời tiết vụ đông xuân 2003 - 2004 thành phần bệnh hại trên cây bạch truật là phong phú. Bệnh đốm lá gây hại chủ yếu với tỷ lệ cao. Ban đầu, vết bệnh thường có màu tím sau chuyển dần sang màu nâu bạc. Bệnh thường xuất hiện trên các lá non, lan từ mút lá vào, giữa vết bệnh và mô lá không có viền. Kết quả điều tra diễn biến tỷ lệ bệnh đốm lá được trình bày ở hình 5.

Hình 5. Diễn biến tỷ lệ bệnh đốm lá trên bạch truật

http://vienduoclieu.org.vn/images/stories/bd6.jpg

Qua hình 5, chúng tôi thấy thời gian đầu phun định kỳ 1 tuần 1 lần thuốc phòng trừ nấm như Hợp chất vi lượng TS 96, Gicarbon F75, bào tử nấm nấm bệnh chưa xuất hiện. Đến đầu tháng 3, khi ngừng phun thuốc phòng, nấm bệnh bắt đầu xuất hiện, ngày 4/3 với tỷ lệ bệnh 6%, chỉ số bệnh thấp 2,86%. Khi ẩm độ không khí cao, diện tích lá tăng là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, do đó tỷ lệ bệnh tăng dần và cao nhất là 36% ở giai đoạn cây bắt đầu ra nụ tương ứng với chỉ số bệnh 10,56%. Sau khi tiến hành ngắt búp, nụ đợt 1 tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh bắt đầu giảm. ở giai đoạn ngắt búp và nụ đợt 2 (do bệnh chủ yếu tập trung trên các lá non) nên tỷ lệ bệnh chỉ còn 4% với chỉ số bệnh tương ứng là 2%. Tỷ lệ bệnh lại tiếp tục tăng dần khi cây ở giai đoạn nhú mầm và ra nụ, đồng thời do nhiệt độ tăng, nên tỷ lệ bệnh tăng rất cao 31% ở giai đoạn cây kết quả với chỉ số bệnh tương ứng 13,00%. ở giai đoạn cây lụi dần, diện tích lá non giảm do đó tỷ lệ bệnh lại giảm từ 31% xuống 16%  ở giai đoạn cây lụi dần với chỉ số bệnh tương ứng là 6,89%.  

Như vậy, diễn biến tỷ lệ bệnh đốm lá phụ thuộc chặt chẽ vào giai đoạn sinh trưởng của cây, cùng với sự tác động của nhiệt độ và ẩm độ không khí.

4. Kết luận

1. Trên 7 cây thuốc trồng ở Hà Nội và phụ cận có 43 loài sâu và 21 loài bệnh hại.

2. Có 7 loài côn trùng và nhện hại nghiêm trọng là sâu khoang, sâu cuốn lá, bọ xít xanh, bọ xít gai, nhện trắng, sâu xanh bướm trắng và sâu xanh.

3. Có 3 loài bệnh hại quan trọng là bệnh đốm lá, bệnh héo xanh và bệnh thối vi khuẩn.

4. Trong vụ xuân hè, sự phát sinh gây hại của sâu và bệnh hại mạnh là cuối tháng 3 đến hết tháng 4. Nhìn chung, mật độ sâu và tỷ lệ bệnh phụ thuộc vào sự gia tăng dần của nhiệt độ, thời gian phát triển của cây (đa số sâu bệnh hại nhiều khi cây có nụ ra hoa).

Tài liệu tham khảo

1). Cục Bảo vệ thực vật- Điều tra thu thập thành phần sâu bệnh hại (Cục BVTV 1995); 2). Võ Văn Chi (1997)- Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học; 3). Đường Hồng Dật 1979-Những nghiên cứu về bảo vệ thực vật, NXB KH & KT, Hà Nội 1979; 4). Nguyễn Văn Đĩnh, nhện hại cây trồng và biện pháp phòng chống, NXB NN, Hà nội 2003; 5). Phan Thúy Hiền, Ngô Quốc Luật, Nguyễn Thị Tuấn, Nguyễn Xuân Trường và cộng sự-Điều tra đánh giá thành phần bệnh hại trên cây bạch truật tại Sa Pa, Lào Cai-Tạp chí Dược liệu, Tập 5, số 4/2000; 6). Viện Bảo vệ thực vật-Phương pháp nghiên cứu BVTV Tập 1, NXBNN 1997; 7). Viện Bảo vệ thực vật-Phương pháp nghiên cứu BVTV Tập 3, NXBNN 2000.

 

(Nguồn tin: )