Ấn phẩm

Đánh giá đa dạng di truyền một số loài kim ngân thường sử dụng làm thuốc ở Việt Nam (Tạp chí Dược liệu, tập 29, số 1/2024)

Tạp chí Dược liệu, tập 29, số 1/2024 (Trang 59 - 64)

 

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ LOÀI KIM NGÂN

THƯỜNG SỬ DỤNG LÀM THUỐC Ở VIỆT NAM

Đinh Thanh Giảng1, Trần Thị Kim Dung1, Nguyễn Hữu Đức Thịnh2, Vũ Minh Hải2,

Nguyễn Văn Khiêm1,*

1Viện Dược liệu;  2Học viện Nông nghiệp Việt Nam

*Email: ngvankhiem@yahoo.com

(Nhận bài ngày 21 tháng 11 năm 2023)

 

Tóm tắt

Kim ngân đã được sử dụng làm thuốc cổ truyền để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Ở Việt Nam, có 11 loài trong chi Lonicera phân bố tự nhiên từ miền Bắc cho tới Tây Nguyên. Các loài Lonicera japonica, L. confusa L. macrantha thường được sử dụng làm thuốc phổ biến ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tổng cộng 20 mẫu của 3 loài kim ngân thu thập ở Việt Nam đã được đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị ISSR. Sử dụng 10 mồi chọn lọc đã tạo ra trung bình 8,5 loci/mồi, tỷ lệ đa hình là 85,53%. Chỉ số sai khác giữa các cặp mồi (Rp) cao nhất là 6,4 (mồi U824), thấp nhất là 2,6 (mồi U815) và chỉ số Rp trung bình là 3,83. Hệ số PIC trung bình là 0,32, dao động từ 0,26 đến 0,40 cho thấy mức độ đa hình của nghiên cứu ở mức cao. Hệ số tương đồng di truyền trung bình là 0,68, dao động từ 0,48 đến 0,99. Tổng cộng 20 mẫu nghiên cứu được chia làm 3 nhóm chính. Nhóm I thuộc loài L. confusa, nhóm II thuộc loài L. macrantha, nhóm III thuộc loài L. japonica. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn và chọn giống kim ngân.

Từ khóa: Chỉ thị phân tử, Đa dạng di truyền, Kim ngân, ISSR, Lonicera.

Summary

Genetic Diversity Evaluation of some Honeysuckle Species Commonly Used as a Traditional Medicine in Vietnam

Honeysuckle has been used for thousands of years as a traditional medicine to treat many different diseases. In Vietnam, 11 Lonicera species are distributed naturally from the North to the Central Highlands. L. japonica, L. confusa, and L. macrantha are commonly used as traditional medicine in Vietnam. In this study, a total of 20 samples of 3 honeysuckle species collected in Vietnam were evaluated for genetic diversity using ISSR markers. Using 10 selective primers produced an average of 8.5 loci/primer, the polymorphism rate was 85.53%. The highest difference between primer pairs (Rp) was 6.4 (primer U824), the lowest was 2.6 (primer U815) and the average Rp index was 3.83. The mean PIC coefficient was 0.32, ranging from 0.26 to 0.40, indicating that the study's polymorphism level was high. The mean genetic similarity coefficient was 0.68, ranging from 0.48 to 0.99. A total of 20 samples were divided into 3 main clusters: group I (L. confusa), group II (L. macrantha), and group III (L. japonica). The present study results are useful for the conservation and breeding of honeysuckle varieties.

Keywords: Molecular marker, Genetic diversity, Honeysuckle, ISSR, Lonicera.

(Nguồn tin: )