Ấn phẩm

Nhân giống in vitro và ảnh hưởng của phân bón lá đến sự sinh trưởng cây lan gấm tại Lâm Đồng (Tạp chí Dược liệu, tập 23, số 1/2018)

Tạp chí Dược liệu, tập 23, số 1/2018 (Trang 52 - 59)

 

NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CÂY LAN GẤM TẠI LÂM ĐỒNG

Phan Xuân Huyên1,*, Trần Thị Hoàn Anh2, Nguyễn Thị Phượng Hoàng1,

Nguyễn Thị Thanh Hằng1, Đinh Văn Khiêm1, Hoàng Văn Cương1

1Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên,Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

2Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng

*Email: phanxuanhuyen1974@gmail.com

(Nhận bài ngày 14 tháng 6 năm 2017)

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu nhân giống in vitro và ảnh hưởng của phân bón lá đến sự sinh trưởng cây lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata). Kết quả cho thấy, môi trường MS bổ sung 1 mg/l BA là tốt nhất đến sự tái sinh và sinh trưởng chồi, với 5,10 chồi/mẫu, chiều cao chồi 3,62 cm. Môi trường MS bổ sung 1 mg/l kinetin là tốt nhất đến sự tái sinh và sinh trưởng chồi, với 4,60 chồi/mẫu, chiều cao chồi 3,40 cm. Môi trường MS bổ sung 1 - 2 g/l than hoạt tính là thích hợp đến sự tái sinh rễ và sinh trưởng của cây in vitro (chiều cao cây 4,19 - 4,20 cm, số rễ 2,20 - 2,70 rễ/cây, chiều dài rễ 1,45 - 2,50 cm, tỉ lệ tái sinh rễ 100%). Chuyển cây con ra vườn ươm, giá thể 80% vụn xơ dừa phối hợp 20% tro trấu là tốt nhất đến sự thích nghi của cây, với chiều cao cây đạt 7,30 cm, số rễ 2,80 rễ/cây, chiều dài rễ 5,10 cm, tỉ lệ sống đạt 100%. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá, phun phân hữu cơ sinh học JIA6 với nồng độ 2 ml/l theo định kỳ một tuần một lần là thích hợp đến sự sinh trưởng của cây (chiều cao cây 15 cm, số rễ 4,50 rễ/cây, chiều dài rễ 8,15 cm, khối lượng tươi 2,76 g/cây, tỉ lệ sống đạt 100%). Tất cả các cây lan gấm cấy mô đều ra hoa sau 18 tháng nuôi trồng.

Từ khóa: Cây lan gấm, Chồi ngọn, Khối lượng tươi, Sự tái sinh chồi, Sự tái sinh rễ, sự sinh trưởng của cây.

Summary

In vitro Multiplication and Effect of Foliar Fertilizers on Growth of Anoectochilus formosanus Hayata at Lamdong Province

In the present study, we investigated in vitro propagation and effects of foliar fertilizers on the growth of Anoectochilus formosanus Hayata. The results showed that, MS medium supplemented with 1 mg/l BA was found to be the most suitable for shoot regeneration and growth, with 5.10 shoots/explant, shoot height of 3.62 cm. MS medium supplemented with 1 mg/l kinetin was found to be the most suitable for shoot regeneration and growth, with 4.60 shoots/explant, shoot height of 3.40 cm. MS medium containing 1 - 2 g/l activated charcoal gave the best in vitro root regeneration and plant growth (plant height of 4.19 - 4.20 cm, root number of 2.20 - 2.70 roots/plant, root length of 1.45 - 2.50 cm, root regeneration rate of 100%). Substrate of 80% coconut fiber powder combination with 20% rice husk was the best substrate for acclimatization of Anoectochilus formosanus Hayata, with plant height of 7.30 cm, root number of 2.80 roots/plant, root length of 5.10 cm, survival rate of 100%. For the study the effect of foliar fertilizers, spraying bio-organic fertilizer of JIA6 at a concentration of 2 ml/l once a week is appropriate for plant growth (plant height of 15 cm, root number of 4.50 roots/plant, root length of 8.15 cm, fresh weight of 2.76 g/plant, survival rate of 100%). All of in vitro cultured Anoectochilus formosanus plants have flowered after eighteen months of cultivation.

Keywords: Anoectochilus formosanus Hayata, Fresh weight, Plant growth, Root regeneration, Shoot tip, Shoot regeneration.

 

(Nguồn tin: )