Tạp chí

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢI LO ÂU VÀ CHỐNG TRẦM CẢM CỦA CAO CHIẾT TỪ SÂM VIỆT NAM TRỒNG TRÊN CHUỘT BỊ STRESS CÔ LẬP

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢI LO ÂU VÀ CHỐNG TRẦM CẢM CỦA CAO CHIẾT TỪ SÂM VIỆT NAM TRỒNG TRÊN CHUỘT BỊ STRESS CÔ LẬP

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢI LO ÂU VÀ CHỐNG TRẦM CẢM CỦA CAO CHIẾT TỪ SÂM VIỆT NAM TRỒNG TRÊN CHUỘT BỊ STRESS CÔ LẬP

Dương Hồng Tố Quyên1, Nguyễn Thị Thu Hương2, Lê Huỳnh Thi3, Nguyễn Minh Đức3,4,*

1Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM, 2Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM

3Đại Học Y Dược tp. Hồ Chí Minh; 4Đại học Tôn Đức Thắng

* Email:  nguyenminhduc@tdt.edu.vn

(Nhận bài ngày 20 tháng 5 năm 2015)

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tác dụng giải lo âu và chống trầm cảm của cao chiết cồn 45 % từ sâm Việt Nam trồng 6 tuổi và so sánh tác dụng này với cao chiết cồn 45 % từ nhân sâm trồng 6 tuổi trên chuột nhắt trắng bị gây stress cô lập trong 5 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuột bị stress cô lập có thời gian ở trong ngăn sáng giảm trong thực nghiệm hộp sáng tối (light-dark test) và thời gian bất động tăng trong thực nghiệm bơi bắt buộc (forced swimming test) so với chuột được nuôi theo nhóm. Điều trị với cao sâm Việt Nam trồng (SVN) hoặc cao nhân sâm (NS) (liều uống 200 và 500 mg/kg) liều duy nhất hay liều lặp lại sau 7 ngày làm tăng thời gian ra ngăn sáng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng không điều trị. Trên thực nghiệm bơi bắt buộc, điều trị với cao SVN (liều uống 50-200 mg/kg) liều duy nhất hay liều lặp lại sau 7 - 14 ngày đều làm giảm thời gian bất động có ý nghĩa thống kê. Cao nhân sâm cho kết quả tương tự ngoại trừ liều 200 mg/kg chưa làm giảm thời gian bất động trên chuột đạt ý nghĩa thống kê sau 7 ngày uống. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao sâm Việt Nam trồng 6 tuổi có tác dụng chống stress theo hướng giải lo âu và chống trầm cảm.

Từ khóa: Sâm Việt Nam trồng; Nhân sâm; Stress cô lập; Trầm cảm; Lo âu.

Summary

Study on Anxiolytic Effect and Antidepressant-like Effect of Cultivated Vietnamese Ginseng Extracts

in Socially Isolated Mice

The aim of the study is to examine an effect of 45% ethanol extract of cultivated Panax vietnamensis (SVN) in 5-week socially isolated mice, and to compare the result with that of of 6-year-old cultivated Panax ginseng (NS). The results revealed that isolation stress shortened the time spent in light area in light-dark test and prolonged immobility time in forced swimming test as compared to group-housed control. Treatment with SVN as well as NS (oral doses of 200 and 500 mg/kg) in single or repeated doses significantly increased the time spent in light area of stressed mice compared to untreated stressed control. In forced swimming test, treatment with SVN (oral doses of 50-200 mg/kg) in single or repeated doses for 7-14 days significantly attenuated immobility time of stressed mice. The same results were observed in NS groups except the dose of 200 mg/kg did not exert significant change in immobility time after 7-day administration. The results demonstrated the antistress effect of 45 % ethanol extract of cultivated Panax vietnamensis in trend of anxiolytic and antidepressant-like activities.

Keywords: Cultivated Vietnamese ginseng; Panax ginseng; Social isolation stress; Anxiolytic effect, Antidepressant-like effect.

   

(Nguồn tin: )