Tạp chí

NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM VIỆT NAM TỪ HẠT, CỦ, MẦM CỦ, VÀ HOM\nNHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG DƯỢC LIỆU

NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM VIỆT NAM TỪ HẠT, CỦ, MẦM CỦ, VÀ HOMNHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG DƯỢC LIỆU

NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM VIỆT NAM TỪ HẠT, CỦ, MẦM CỦ, VÀ HOM

NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG DƯỢC LIỆU

Đoàn Trọng Đức1,*, Trần Văn Minh2

1Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Chuyển giao Công nghệ tỉnh Kon Tum

2Trường Đại học Quốc tế Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

*Email: drminh.ptntd@yahoo.com

(Nhận bài ngày 14 tháng 12 năm 2014)

Tóm tắt

Quả đảng sâm Việt Nam chín sau khi thu hái được phơi khô, tách lấy hạt, bảo quản kín để gieo ươm. Thời gian gieo cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất là ngay sau thu hoạch và xử lý quả. Giá thể thích hợp để gieo hạt là đất nâu trộn và ủ theo tỷ lệ  2 phần đất nâu: 1 phần xơ dừa: 1 phần phân chuồng hoai có bổ sung 0,5 % NPK (16:16:8+TE) và 2 % vôi. Sau khi khi gieo 30 ngày, chuyển cây con sang vỉ xốp cùng giá thể đất trộn. Cây con chăm sóc sau 60 ngày thì có thể xuất vườn. Chọn các củ có đường kính < 1 cm (còn nguyên vẹn) để nhân giống hoặc sử dụng củ có đường kính lớn hơn 1,0-1,5 cm (cắt lấy phần đầu mầm phía trên) để nhân giống từ đầu mầm. Loại giá thể phù hợp để gieo ươm củ và mầm củ là đất trộn theo tỷ lệ sau 2 phần đất nâu: 1 phần xơ dừa: 1 phần phân chuồng hoai có bổ sung 0,5 % NPK (16:16:8+TE) và 2 % vôi. Sau 30 ngày có thể xuất vườn đem trồng. Phương pháp nhân giống này tỏ ra không phù hợp với cây đảng sâm. Hom già cho tỷ lệ ra rễ cao hơn hom non.

Từ khóa: Codonopsis javanica, Mụn xơ dừa, Củ, Mầm củ, Hom.

Summary

Propagation of Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. by Seed, Radix, Apical radix and Cutting for Conservation and Development of Medicinal Materials Plantations

Dang sam fruits were harvested, dried, separated, and preserved for further experiments. Suitable time for obtaining the highest germination rate is immediately sown after harvesting and fruit processing. The favored substrate for sowing was mixed the soil and fermentation at the ratio of 2 part brown soil, 1 part coconut fiber, 1 part manuresupplemented with 0.5 % NPK (16-16-8+TE) fertilizer and 2 % lime powder. After sowing 30 days, plantlets were transferred to the tray submitted with the same mix-soil and fermentation for nursing. After 60 days nursing, the plants could be evaluated to field. Selection of radix having diameter lower 1 cm (whole radix) or using radix having diameter above 1-1.5 cm (apical radix cutting) for propagation. The favored substrate for nursing radix and apical radix cutting was mix-soil and fermentation of 2 part brown soil, 1 part coconut fiber, 1 part manure by ratio of 2:1:1 and supplemented with 0.5 % NPK (16-16-8+TE) fertilizer and 2 % lime powder. Plants could be evaluated after 30 days. This method was not suitable for dang sam species. Old cuttings were better than young cuttings in rooting

Keywords: Codonopsis javanica, Coconut fiber, Radix, Apical radix, Cutting.

 

 

(Nguồn tin: )