Tin tức

Viện Dược liệu tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023

Đoàn chủ tịch

Sáng 30/12/2022, Viện Dược liệu tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tham dự hội nghị có Ban giám đốc, trưởng các đơn vị và toàn thể viên chức, người lao động trong toàn viện.

TS. Phan Thúy Hiền – Phó Viện trưởng đã trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023

Đ/c Phạm Trương Thị Phương - Phó Phòng Tổ chức Hành chính đọc quyết định khen thưởng cá nhân và tập thể

Đ/c Nguyễn Văn Giáp - Phó Chủ tịch Công đoàn phát động thi đua năm 2023

Tại Hội nghị, TS. Phan Thúy Hiền – Phó Viện trưởng đã trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Tính đến ngày 30/11/2022, toàn Viện có 222 viên chức và hợp đồng lao động, trong đó viên chức là 187 người; hợp đồng 68: 13 người. Năm 2022, Viện đã triển khai thực hiện 230 nhiệm vụ KH&CN các cấp, trong đó cấp QG có 29 nhiệm vụ (Chủ trì 8 NV; phối hợp 03 NV và 18 Dự án NTMN/NTM); 14 nhiệm vụ cấp Bộ (Chủ trì 13 NV, phối hợp 01 NV); 27 nhiệm vụ cấp Tỉnh/Thành phố (Chủ trì 17 NV; phối hợp 10 NV) và 160 nhiệm vụ cấp Viện (83 ĐTCS, 77 NVTX). Trong năm 2022, Viện đã công bố 116 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Trong đó, công bố trong nước là 93 (chiếm 80%) và công bố quốc tế là 23 (chiếm 20%).  Ngoài ra, trong năm 2022 Viện đã chủ biên xuất bản 4 cuốn sách chuyên khảo. Về công tác đào tạo: Viện tiếp tục triển khai tổ chức và quản lý tác đào tạo Tiến sĩ cho 21 NCS thuộc 02 chuyên ngành: Dược liệu - Dược học cổ truyền và Dược lý- Dược lâm sàng. Bên cạnh đó, Viện tiếp tục phối hợp đào tạo với các đơn vị bên ngoài và tổ chức đào tạo tại Viện. Trong công tác tư vấn phát triển dược liệu và thực hiện nhiệm vụ Bộ Y tế giao:Viện Tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ theo Quyết định số 2056/QĐ-BYT của Bộ Y tế thông qua các nhiệm vụ thường xuyên và đề tài các cấp... Thực hiện công tác bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc;  Thực hiện công tác bảo tồn cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào các dân tộc Việt Nam;  Tư vấn về lĩnh vực phát triển dược liệu: Triển khai công tác phát triển dược liệu của ngành Y tế: Tiếp tục tham mưu cho Bộ Y tế công tác xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch phát triển dược liệu theo Quyết định số 2056/QĐ-BYT ngày 25/5/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của ngành y tế”. .. Trong công tác quản lý chất lượng dược liệu, thuốc từ dược liệu: Viện tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng tiêu chuẩn dược liệu, bán thành phẩm từ dược liệu và thông qua công tác phân tích, kiểm nghiệm, để tư vấn cho Bộ Y tế chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về dược liệu trong Dược điển và các văn bản pháp quy. Ban hành 02 TCCS dược liệu, bán thành phẩm và thành phẩm từ dược liệu và 02 quy trình công nghệ. Thẩm định tên khoa học và xác định tính đúng của loài 100 phiếu dược liệu cho các đơn vị và cá nhân, Tiến hành phân tích, kiểm nghiệm chất lượng 300 phiếu cho 100 đơn vị và  cá nhân gửi mẫu trong cả nước. Về Xây dựng khung pháp lý về tiêu chuẩn giống, quy trình sản xuất giống và quy trình sản xuất dược liệu phục vụ công tác phát triển dược liệu: Viện đã ban hành 1 TCCS 3 quy trình nhân giống, trồng trọt, thu hoạch và sơ chế dược liệu là kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp nhằm từng bước chuẩn hóa các quy trình để áp dụng vào sản xuất và chuyển giao quy trình kỹ thuật cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược liệu trên cả nước. Cử các cán bộ chuyên môn tham gia các đoàn đánh giá do Cục Quản lý Y Dược cổ truyền tổ chức công nhận vùng sản xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP - WHO cho một số công ty tại Nam Định, Đắc Lắc, Đắc Nông, Hà Nam.... Ngoài ra, viện tiếp tục tư vấn cho các địa phương đẩy mạnh công tác phát triển dược liệu, đặc biệt là các Chương trình phát triển dược liệu tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Bắc Giang, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Nam  Đắk Nông, Đồng Nai, … Về công tác tổ chức: Năm 2022, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giao nhiệm vụ được triển khai tại nhiều đơn vị, góp phần hoàn thiện và ổn định bộ máy quản lý tại các đơn vị trực thuộc của Viện.

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TSKH. Nguyễn Minh Khởi – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng ghi nhận các thành tích của Viện đã đạt được trong năm 2022 đồng thời tuyên dương các tập thể, cá nhân đã có những đóng góp quan trọng trong công tác của Viện. Trên tinh thần trao đổi, thảo luận, đóng góp cho sự phát triển của Viện, Viện trưởng đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cán bộ viên chức đại diện cho các khoa, phòng, trung tâm, các đơn vị trực thuộc Viện đồng thời cũng đề ra những yêu cầu để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả hoạt động của Viện trong thời gian tới như: tiếp tục kiện toàn Ban Giám đốc và đội ngũ lãnh đạo quản lý của các đơn vị; cải tiến quy trình phê duyệt đề tài; quyết liệt hơn nữa trong công tác tự chủ với một số đơn vị, công tác cải cách hành chính, đưa ra cơ chế để khuyến khích, tạo động lực cho các cán bộ viên chức trong viện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Viện trưởng cũng đặt vấn đề làm thế nào để khoa học công nghệ chuyển về chất? Vai  trò của Hội đồng Khoa học công nghệ trong công tác tư vấn để đầu tư có hiệu quả. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn đời sống xã hội/doanh nghiệp; tăng cường xã hội hóa sản phẩm khoa học để nâng cao nguồn thu bằng nhiều hình thức như phát hành ấn phẩm, cung cấp thông tin khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ từ đó nâng cao đời sống cho người lao động. Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Viện và triển khai đồng bộ tại các đơn vị đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong phong trào thi đua năm 2022, có 09 tập thể đạt danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc, 08 tập thể đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến; 27 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; 164 cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; 15 cá nhân được tuyên dương. Bên cạnh đó, Viện Dược liệu cũng đã nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ cho tập thể và 1 cá nhân vì đã có nhiều thành tích trong giai đoạn 2016-2020 góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và Bảo vệ Tổ quốc, Bằng khen của Bộ Y tế cho 1 viên chức đạt danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”., 30 cá nhân của Viện đạt Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân”, Danh hiệu tập thể xuất sắc cho Viện Dược liệu và 9 đơn vị của Viện. Bằng khen của Bộ KHCN cho Viện Dược liệu và 5 cá nhân vì đã có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016-2020. Trong công tác Công đoàn: Tập thể Công đoàn cơ sở Viện Dược liệu đã nhận được bằng khen của Công đoàn y tế Việt Nam do đã có thành tích xuất sắc tham gia Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” giai đoạn 1. Trong công tác Thanh niên, Quân sự: Bộ trưởng Bộ y tế đã tặng bằng khen cho tập thể Đoàn Thanh niên đã có nhiều thành tích, đóng góp trong thực hiện công tác thanh niên ngành Y tế năm 2021; Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm đã tặng bằng khen cho BCH Quân sự Viện Dược liệu và 1 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2022 và bằng khen của Bộ trưởng BYT cho Tập thể Viện Dược liệu có thành tích trong công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2021.

Tại Hội nghị, Viện trưởng cũng nêu rõ trọng tâm công tác năm 2023 là nâng cao chất lượng nguồn lực; đầu tư trọng điểm, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; tăng nguồn thu cho Viện; sửa đổi, bổ sung các quy chế và mong muốn toàn thể cán bộ viên chức và người lao động của Viện tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, phát huy tối đa khả năng của bản thân, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng với các đơn vị chuyên môn, các đoàn thể để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2023.

 

Rất nhiều Bằng khen các cấp dành cho tập thể và cá nhân trong năm vừa qua

 

 

 

 

 

 

 

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)