Tin tức

Viện Dược liệu tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện cho NCS. Nguyễn Thu Hiền

Chiều ngày 27/10/2022, Viện Dược liệu tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hiền, chuyên ngành Dược lý – Dược lâm sàng (mã số: 972.02.05) với tên đề tài: “Nghiên cứu tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ và chống trầm cảm của Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) trên thực nghiệm”. dưới sự hướng dẫn của PGS.TSKH. Nguyễn Minh Khởi và TS. Lê Thị Xoan.

Thành phần tham dự buổi lễ có Hội đồng đánh giá luận án, đại diện Viện Dược liệu, phòng Khoa học và Đào tạo, Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, gia đình, đồng nghiệp của nghiên cứu sinh, các nghiên cứu sinh đang theo học tại Viện và cán bộ chuyên môn của Viện Dược liệu quan tâm đến dự. Ngoài ra, các NCS và cán bộ quan tâm cũng được hướng dẫn theo dõi buổi bảo vệ trực tuyến qua phòng họp zoom.

Trong gần 30 phút trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu thu được: Về tác dụng cải thiện trí nhớ: Cao chiết cồn hương  nhu tía 400 mg/kg/ngày, đường uống  và  cao  chiết  phân  đoạn  ethyl  acetat 200 và 400 mg/kg/ngày, đường uống có tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ làm việc trên chuột bị loại bỏ thùy khứu giác. Tác dụng này có thể dựa qua việc cải thiện tình trạng giãn não thất bên và sự suy giảm tế bào thần kinh mới sinh vùng hồi hải mã, tăng cường hệ  cholinergic (tăng số  lượng tế bào dương tính với ChAT vùng vách giữa và ức chế hoạt độ enzym  acetylcholinesterase  ở  vỏ  não  ex vivo), ngăn  chặn  sự  suy  giảm  biểu  hiện  gen  và  protein  VEGF vùng hồi hải mã trên chuột bị loại bỏ thùy khứu giác. Hai chất tinh khiết có hàm lượng cao nhất trong OS-E là acid ursolic và acid oleanolic có tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ  không gian ngắn hạn và dài hạn trên mô hình chuột bị loại bỏ thùy khứu giác.  acid  ursolic  có  tác  dụng  rõ  rệt  ở  liều  6  và  12 mg/kg/ngày, đường uống, Acid oleanolic có tác dụng  ở mức liều 24 mg/kg/ngày, đường uống.    -Cơ  chế  tác  dụng  của  acid ursolic  thông  qua  tăng  cường  hệ cholinergic (ức chế  hoạt động enzym acetylcholinesterase vỏ  não  và  cải  thiện  sự  suy  giảm  mức  độ  biểu  hiện  protein  ChAT vùng  hồi  hải  mã),  tăng  cường  biểu  hiện  protein  yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu trong  hồi  hải mã của chuột  bị loại bỏ thùy khứu giác.  Về tác dụng chống trầm cảm:  Cao toàn phần và cao chiết  phân đoạn n-butanol  liều  400 mg/kg/ngày, đường uống có tác dụng giảm hành vi tuyệt vọng trong thử nghiệm treo đuôi và tăng hành vi trốn thoát có định hướng trong thử nghiệm bơi cưỡng bức trên chuột bị loại bỏ thùy khứu giác. Cao chiết  phân  đoạn  n-butanol  (50 và 100 mg/kg/ngày, đường uống) có tác dụng chống trầm cảm.OS-B liều 100  mg/kg/ngày  làm  giảm  các  biểu  hiện  trầm  cảm  trên  chuột chuột bị  gây stress nhẹ  trường diễn không dự  đoán trước một cách rõ rệt, cải  thiện  hành vi  giảm  hứng  thú  gồm: giảm đáp ứng với phần thưởng trong thử  nghiệm tiêu thụ  saccharose và giảm hành vi chải lông trong thử  nghiệm môi trường mở, giảm hành vi tuyệt vọng trong thử nghiệm treo đuôi, thử nghiêm bơi cưỡng bức và tăng hành vi trốn thoát có định hướng trong thử nghiêm bơi cưỡng bức, không gây  ảnh hưởng đến vận động tự nhiên của chuột trong OFT. Cơ chế  tác dụng chống trầm cảm của OS-B trên chuột chuột bị  gây stress nhẹ  trường diễn không dự  đoán trước, thông  qua  tác  động  lên  hệ  monoaminergic, cụ thể là hệ serotonergic, noradrenergic và dopaminergic.

  Nghiên cứu sinh đã có tổng số 04 công trình công bố liên quan đến luận án, trong đó có trong đó có 02 công trình công bố quốc tế (trên tạp chí Evidence –Complementary and Alternative Medicine và Journal of Natural Medicine ) và 02 công trình đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước (tạp chí Dược liệu, tạp chí Khoa học và Công nghệ).

Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ đạt yêu cầu theo quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo và của Viện Dược liệu. Luận án có ý nghĩa khoa học, sử dụng các phương pháp thường quy có độ tin cậy và đã có những đóng góp mới về tác dụng của loài hương nhu tía ở Việt Nam. Tuy nhiên, hội đồng cũng đã đưa ra những điểm cần sửa chữa để nghiên cứu sinh có thể hoàn thiện hơn luận án của mình, trước khi nộp lại cho Thư viện Quốc gia.

Cán bộ hướng dẫn là TS Lê Thị Xoan cũng ghi nhận sự kiên trì, nỗ lực vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập của NCS Nguyễn Thu Hiền.

Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ diễn ra trang trọng, kết thúc với 100% số phiếu đồng ý đề nghị Viện trưởng Viện Dược liệu công nhận học vị Tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thu Hiền.

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)