Bản tin dược liệu

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 5 NĂM 2023: HUYỀN SÂM VÀ NHÂN TRẦN

Huyền sâm

DƯỢC , HÓA THỰC VẬT VÀ CÁCH SỬ DỤNG TRUYỀN THỐNG CỦA HUYỀN SÂM - SCROPHULARIA NINGPOENSIS HEMSL.

Dan Ren và cs.

Journal of Ethnopharmacolog. 2021 April; 269: 113688.

 

Cơ sở dược học dân tộc: Scrophularia ningpoensis Hemsl. (được gọi là Xuanshen, Huyền sâm) đã được sử dụng ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ như một dược liệu cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm, tăng huyết áp, ung thư và đái tháo đường.

Mục đích của nghiên cứu: Cung cấp thông tin cập nhật về thực vật học, dược lý, hóa thực vật, dược động học, cách sử dụng truyền thống và tính an toàn của Huyền sâm để làm nổi bật các nghiên cứu cần thực hiện trong tương lai và tiềm năng sử dụng của dược liệu này.

Vật liệu và phương pháp: Tất cả thông tin về Huyền sâm được lấy từ cơ sở dữ liệu khoa học bao gồm ScienceDirect, Springer, PubMed, Sci Finder, Cơ sở dữ liệu kiến thức tích hợp từ Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia Trung Quốc (CNKI), Google Scholar và Baidu Scholar. Thông tin bổ sung được thu thập từ các sách về thảo dược Trung Quốc, luận án tiến sĩ, và luận văn thạc sĩ. Phân loại thực vật đã được xác minh bởi cơ sở dữ liệu “Danh sách thực vật” (http://www.theplantlist.org).

Kết quả: Huyền sâm có tác dụng hạ sốt, giải độc và bổ 'Âm' trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM). Hơn 162 hợp chất đã được phân lập và xác định từ Huyền sâm bao gồm các iridoid và iridoid glycosid, phenylpropanoid glycosid, acid hữu cơ, tinh dầu dễ bay hơi, terpenoid, saccharid, flavonoid, sterol và saponin. Các hợp chất này có nhiều đặc tính dược lý đa dạng tác động đến hệ tim mạch, gan và thần kinh, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại chứng viêm, tổn thương oxy hóa và hình thành ung thư.

Kết luận: Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã khẳng định, Huyền sâm là một loại dược liệu quý của Trung Quốc, có nhiều công dụng dược lý trong điều trị các bệnh về tim mạch, đái tháo đường và gan. Tác dụng chính của Huyền sâm có thể là do các iridoid glycosid và phenylpropanoid glycosid; tuy nhiên, thông tin chi tiết về cơ chế phân tử, chuyển hóa, độc tính và mối quan hệ cấu trúc-chức năng của các hoạt chất còn hạn chế. Cần nghiên cứu toàn diện hơn để đánh giá dược tính của Huyền sâm.

Đặng Viết Hậu

CÁC PHENYLPROPANOID GLYCOSID TỪ HUYỀN SÂM - SCROPHULARIA NINGPOENSIS

Yi-Ming Li và cs.

Phytochemistry. 2000 Mar; 54: 923-925

 

Ba phenylpropanoid glycosid có tên là ningposid A (3-O-acetyl-2-O-feruloyl-α-L-rhamnopyranose), B (4-O-acetyl-2-O-feruloyl-α-L-rhamnopyranose) và C (3-O-acetyl-2 -O-p-hydroxycinnamoyl-α-L-rhamnopyranose) cùng với các chất đã biết sibiriosid A, cistanosid D, angerosid C, acteosid, decaeoylactosid và cistanosid F đã thu được từ rễ của huyền sâm - Scrophularia ningpoensis.

Đặng Viết Hậu

MỘT IRIDOID GLYCOSID MỚI TỪ HUYỀN SÂM - SCROPHULARIA NINGPOENSIS
Zheng-Rui Niu và cs.

Natural Product Research. 2009 Sep; 23(13): 1181-1188

Một iridoid glycosid mới, tên là 6ʹ-O-cinnamoylharpagid (1), đã được phân lập từ rễ của huyền sâm (Scrophularia ningpoensis, họ Scrophulariaceae) cùng với chín hợp chất đã biết, harpagid (2), harpagosid (3), 8-O-feruloylharpagid (4), 8-O-(p-coumaroyl)harpagid (5), 6-O-metylcatalpol (6), aucubin (7), buergerinin B (8), teuhircosid (9) và 6-O-cinnamoyl-D-glucopyranose (10). Hợp chất 10 thu được dưới dạng hỗn hợp không thể tách rời của 6-O-cinnamoyl-β-D-glucopyranose và 6-O-cinnamoyl-β-D-glucopyranose với tỷ lệ 1:1, có lẽ là được hình thành do sự phân cắt hợp chất 1. Cấu trúc của các hợp chất được xác định dựa trên phân tích hóa học và các phương pháp phổ.

Đặng Viết Hậu

HAI HỢP CHẤT MỚI TỪ RỄ CỦA HUYỀN SÂM - SCROPHULARIA NINGPOENSISHOẠT TÍNH CHỐNG VIÊM CỦA CHÚNG
Yu-Feng Huo và cs.

Journal of Asian Natural Products Research. 2019 Nov; 21(11): 1083-1089.

Với mục đích nhằm khảo sát các thành phần có hoạt tính sinh học có tác dụng kháng viêm từ rễ cây huyền sâm (Scrophularia ningpoensis), hai các hợp chất mới (13) được phân lập từ dịch chiết của rễ của loài này. Cấu trúc của chúng được xác định dựa trên phân tích các phương pháp phổ (UV, IR, NMR và MS), cũng như phân tích thực nghiệm và tính toán nhị sắc tròn điện tử (ECD). Tất cả các hợp chất đã phân lập được thử khả năng kháng viêm thông qua ức chế sản sinh NO trong các tế bào BV2 gây bởi lipopolysacarid. Hợp chất 2 biểu hiện tác dụng chống viêm mạnh hơn (77,65%) so với đối chứng dương curcumin (69,75%) ở nồng độ 10 µM.

Đặng Viết Hậu

CÁC IRIDOID MỚI TỪ HUYỀN SÂM - SCROPHULARIA NINGPOENSIS
 

Qing-juan Ma và cs.

Chemical and Pharmaceutical Bulletin. 2017; 65 (9): 869-873.

 

Năm hợp chất mới bao gồm năm iridoid (1-5) và sáu hợp chất đã biết đã được phân lập từ thân rễ của huyền sâm (Scrophularia ningpoensis). Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng phân tích dữ liệu phổ NMR, IR và MS. Các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được đã được đánh giá. Hợp chất 11 thể hiện tác dụng ức chế đáng kể đối với sự sản sinh NO trong các tế bào đại thực bào RAW264.7 gây bởi lipopolysaccharid.

Đặng Viết Hậu

RỄ CỦ HUYỀN SÂM: TỔNG QUAN VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG DINH DƯỠNG VÀ DƯỢC PHẨM

 

Hae-Jin Lee và cs.

Molecules. 2021; 26(17): 5250

Dược liệu huyền sâm (Scrophulariae Radix, SR) có vai trò như một cây thuốc quan trọng, được dùng để chữa sốt, sưng tấy, táo bón, viêm vùng họng, viêm thanh quản, viêm dây thần kinh, đau họng, thấp khớp và viêm khớp ở châu Á trong hơn hai nghìn năm qua. Trong bài báo này, các nghiên cứu được công bố về hai loài Scrophularia buergeriana (SB) và Scrophularia ningpoensis (SN) trong 20 năm gần nhất đã được tập hợp lại, các hoạt tính sinh học của SB và SN được đánh giá dựa trên các nghiên cứu in vitroin vivo. SB thể hiện tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa rối loạn xương, bảo vệ thần kinh, chống mất trí nhớ và chống dị ứng; SN cho thấy tác dụng bảo vệ thần kinh, chống apoptotic (tự chết theo chương trình của tế bào), chống mất trí nhớ và chống trầm cảm; trong khi SR thể hiện tác dụng tăng cường miễn dịch và bảo vệ tim mạch thông qua các thử nghiệm in vitroin vivo. SB và SN đều được biết đến với tác dụng bảo vệ thần kinh và chống mất trí nhớ. Nghiên cứu này đã đánh giá khả năng ứng dụng của SB và SN trong ngành công nghiệp dinh dưỡng, thực phẩm chức năng và dược phẩm. Cần có các nghiên cứu sâu hơn về độc tính và thử nghiệm lâm sàng, về hiệu quả và độ an toàn của rễ Huyền sâm, bao gồm trên cả hai loài SB và SN.

Nguyễn Trà My

SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RỄ CỦ HUYỀN SÂM ĐƯỢC CHẾ BIẾN BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU DỰA TRÊN UFLC-MS KẾT HỢP VỚI PHÉP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN

 

Shengnan Wang và cs.

Journal of Chromatographic Science. 2018; 56(2): 122-130

Dược liệu huyền sâm (Scrophulariae Radix) là một trong những vị thuốc truyền thống phổ biến nhất của y học cổ truyền Trung Quốc (TCMs). Quá trình chế biến huyền sâm là một mắt xích quan trọng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng của sản phẩm này trong TCM. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp xử lý khác nhau đến các thành phần hóa học của dược liệu Huyền sâm. Sự khác biệt về thành phần hóa học trong dược liệu Huyền sâm khi chế biến bằng các phương pháp khác nhau và được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng cực nhanh bốn tứ cực ghép nối với khối phổ (UFLC-QTOF-MS), kết hợp với phân tích thành phần chính và phân tích trực giao bình phương tối thiểu từng phần. Hơn nữa, hàm lượng của 12 thành phần khác nhau trong dược liệu huyền sâm được chế biến bằng các phương pháp khác nhau đã được xác định đồng thời bằng UFLC-QTOF-MS. Phân tích quan hệ Gray được thực hiện để đánh giá hàm lượng của 12 thành phần theo các phương pháp chế biến khác nhau. Các kết quả đã minh chứng rằng dược liệu huyền sâm chế biến bằng “phương pháp hấp” là tốt hơn cả. Nghiên cứu này cho biết các thông tin cơ bản nhằm làm sáng tỏ quy luật biến đổi thành phần hóa học trong dược liệu huyền sâm chế biến bằng các phương pháp khác nhau và giúp cho việc lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp vị thuốc y học cổ truyền này.

Nguyễn Trà My

TÁC DỤNG BẢO VỆ THẦN KINH CỦA THÂN RỄ HUYỀN SÂM TRÊN BỆNH THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘTỔN THƯƠNG TÁI TƯỚI MÁU THÔNG QUA CON ĐƯỜNG MAPK

 

Xiaobo Meng và cs.

Molecules. 2018; 23(9): 2401

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là một bệnh mạch máu não phổ biến trên lâm sàng với các nguy cơ chính bao gồm tế bào não bị hoại tử, chết theo chương trình (apoptosis) và nhồi máu não, tất cả đều gây ra bởi sự thiếu máu não và tái tưới máu (I/R). Việc ức chế thiếu máu cục bộ và tổn thương do tái tưới máu não hoặc ức chế apoptosis trong mô não người có thể tạo ra tác dụng bảo vệ không thể thay thế đối với các dây thần kinh thiếu máu cục bộ. Quá trình này có ý nghĩa đặc biệt trong việc điều trị bệnh nhân đột quỵ. Tuy nhiên, việc phát triển các loại thuốc bảo vệ thần kinh vẫn còn nhiều thách thức. Dược liệu huyền sâm (Scrophulariae Radix), theo truyền thống được coi là một loại thuốc quý, đã được phát hiện có tác dụng bảo vệ thần kinh. Để khám phá tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết nước từ thân rễ Huyền sâm (RSAE) đối với tình trạng thiếu máu cục bộ/tái tưới máu não và các cơ chế tác động, mô hình thiếu hụt oxy-glucose và tái tưới máu (OGD/R) trên các tế bào PC12 đã được sử dụng và mô hình gây tắc động mạch não giữa/tái tưới máu (MCAO/R) trên chuột đã được thiết lập. Kết quả in vitro cho thấy ở nồng độ 12,5 µg/mL RSAE cải thiện rõ rệt khả năng sống sót của tế bào; ức chế rò rỉ lactate dehydrogenase (LDH); tăng hoạt động của enzyme SOD, GSH-Px và CAT; ổn định điện thế màng ty thể; và làm giảm tổn thương tế bào và quá trình apoptosis gây bởi OGD. Ngoài ra, kết quả in vivo sơ bộ gợi ý rằng trong mô hình MCAO/R ở chuột, việc điều trị bằng RSAE làm giảm thể tích vùng nhồi máu; giảm hàm lượng nước trong não và làm giảm nồng độ nitric oxid (NO) và malondialdehyd (MDA); ức chế các khiếm khuyết thần kinh do I/R gây ra; giảm mức độ giải phóng LDH ra ngoại bào; cải thiện khả năng chống oxy hóa bằng cách gia tăng hoạt động của enzyme SOD, GSH-Px và CAT; và giảm quá trình apoptosis của tế bào thần kinh, giảm hoại tử và mất tế bào thần kinh. Hơn nữa, kết quả ghi nhận RSAE đã làm gia tăng biểu hiện Bcl-2 và suy giảm biểu hiện của Bax. Ngoài ra, mức độ phosphoryl hóa của đường dẫn tín hiệu MAPK đã được làm sáng tỏ thông qua phân tích Western blot và đánh giá qua hóa mô miễn dịch. Tóm lại, nghiên cứu này đã nghiên cứu các tác động bảo vệ thần kinh và cơ chế tiềm năng của RSAE đối với tổn thương I/R não khu trú ở chuột. Dược liệu huyền sâm trước đây đã được xác định là một loại dược liệu tự nhiên có tiềm năng bảo vệ thần kinh. Do đó, kết quả của chúng tôi có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc trong việc khám phá các hợp chất hoặc thuốc hoạt tính mới để điều trị đột quỵ não do thiếu máu cục bộ. Nhiều hoạt chất tự nhiên mới trong chiết xuất này có thể được phát hiện bằng cách phân lập và định danh hóa học; và có thể cung cấp những hiểu biết mới cho các mục tiêu điều trị ở bệnh nhân đột quỵ.

Trần Huyền Trang- Lê Bích Nhài 

TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT ETHANOL TỪ RỄ HUYỀN SÂM ĐỐI VỚI VIỆC TÁI CẤU TRÚC TÂM THẤT Ở CHUỘT

 

Xiao Yan Huangcs.

Phytomedicine. 2012; 19(3-4): 193-205

:

Mục đích: Để khám phá tác dụng của cao chiết ethanol từ rễ Huyền sâm (EERS) đối với việc tái cấu trúc tâm thất ở chuột cống.

Phương pháp: Chuột cống bị thắt động mạch vành (CAL) được chia ngẫu nhiên thành 5 nhóm: mô hình CAL; CAL uống 40 mg/kg captopril; CAL uống 60 mg/kg, 120 mg/kg, 240 mg/kg EERS. Chuột phẫu thuật đối chứng (Sham operation) được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm đối chứng sinh lý và nhóm đối chứng uống 120 mg/kg EERS. Chuột được uống captopril/cao chiết tương ứng hoặc nước trong 14 tuần. Chỉ số cân nặng thất trái (LVWI) và chỉ số cân nặng tim (HWI) được xác định. Mô cơ tim bị nhuộm màu với hematoxylin và eosin hoặc acid picric/đỏ Sirius để đo diện tích mặt cắt ngang của tế bào cơ tim hoặc hàm lượng collagen tương ứng. Nồng độ hydroxyprolin (Hyp), matrix metalloproteinase 2 (MMP-2), angiotensin II (Ang II), aldosteron (ALD), endothelin 1 (ET-1), peptid lợi niệu tâm nhĩ (ANP), yếu tố hoại tử khối u (TNF- α) và hoạt tính renin (RA) trong cơ tim hoặc huyết thanh được xác định. Realtime RT-PCR được sử dụng để phát hiện biểu hiện mRNA của enzyme chuyển angiotensin (ACE), ET-1 và ANP.

Kết quả: EERS có thể làm giảm đáng kể LVWI và HWI, giảm nồng độ Hyp trong mô tim và giảm lắng đọng collagen, làm giảm diện tích mặt cắt tế bào cơ tim, giảm nồng độ của Ang II trong mô, ET-1, ANP và TNF-α. EERS cũng có thể điều chỉnh giảm biểu hiện mRNA của ACE, ET-1 và ANP trong cơ tim.

Kết luận: EERS làm suy giảm quá trình tái cấu trúc tâm thất. Các cơ chế có thể liên quan đến việc hạn chế kích hoạt quá mức RAAS, TNF-α và điều chỉnh một số biểu hiện gen liên quan đến bệnh tim phì đại.

Lê Bích Nhài 

TÁC DỤNG CỦA RỄ HUYỀN SÂM ĐỐI VỚI BỆNH CƯỜNG GIÁP ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ BẰNG PHÂN TÍCH CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA VÀ DƯỢC LÝ MẠNG LƯỚI

 

Ning Zhang cs.

Frontiers in Pharmacology. 2021 Sep 28; 2: 727735

 

Rễ huyền sâm (Radix Scrophulariae), một loại thảo dược cổ truyền của Trung Quốc, được sử dụng để điều trị bệnh cường giáp, và trong nghiên cứu này, cơ chế của rễ huyền sâm được đánh giá bằng phân tích các chất chuyển hóa và dược lý hệ thống (system pharmacology). Để nghiên cứu tác dụng chống cường giáp của rễ huyền sâm, mô hình chuột đực SD (180-220 g) mắc bệnh cường giáp gây bởi Euthyrox đã được sử dụng. Ba mươi con chuột được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm: nhóm đối chứng bệnh, nhóm điều trị với rễ huyền sâm (nhóm RS) và nhóm đối chứng khỏe mạnh. Sử dụng phương pháp nghiên cứu các chất chuyển hóa bằng UHPLC/Q-TOF-MS, người ta phát hiện 44 chất chuyển hóa bị thay đổi nhiều trong nhóm bệnh lý và nồng độ của các chất đánh dấu sinh học này đã giảm đáng kể sau khi điều trị bằng rễ huyền sâm. Bốn mươi bốn chất chuyển hóa và 13 con đường truyền tín hiệu liên quan đến rễ Huyền sâm, bao gồm sinh tổng hợp acid béo không bão hòa, sinh tổng hợp acid mật và chuyển hóa sphingolipid, đã được nghiên cứu. Chuyển hóa acid linoleic và chuyển hóa sphingolipid được xác định là con đường trao đổi chất có liên quan nhất. Ngoài ra, mô hình dược lý hệ thống còn cho thấy rằng rễ huyền sâm chứa 83 hoạt chất có liên quan đến 795 gen và 804 gen bệnh có liên quan đến bệnh cường giáp. Việc xây dựng mạng lưới bệnh cường giáp-đích tác dụng-thành phần hóa học của rễ huyền sâm đã xác định được tổng cộng 112 gen liên quan. Các gen mục tiêu biểu hiện nhiều đã được phân tích và năm con đường được phát hiện là có liên quan nhiều. Trong số các con đường đó, con đường truyền tín hiệu HIF có điểm số tương quan nhiều nhất, điều này cho thấy rằng con đường này có thể là con đường truyền tín hiệu chính liên quan đến việc điều trị bệnh cường giáp bằng rễ huyền sâm. Phương pháp tiếp cận tích hợp các chất chuyển hóa và dược lý mạng lưới cho thấy rằng rễ huyền sâm có thể đóng vai trò trong điều trị bệnh cường giáp thông qua điều chỉnh con đường “IL6-APOA1-cholesterol” và làm rối loạn con đường truyền tín hiệu HIF. Kết quả chứng minh rằng sự kết hợp giữa nghiên cứu các chất chuyển hóa và dược lý mạng lưới có thể được sử dụng để giải thích tác dụng của rễ huyền sâm đối với mạng sinh học và trạng thái trao đổi chất của bệnh cường giáp, đồng thời đánh giá được hiệu quả của rễ Huyền sâm và các cơ chế tác động có liên quan.

Lê Bích Nhài

Phân tích đặc trưng và so sánh các bộ gen lục lạp của cây dược liệu Scrophularia ningpoensis và các các loài nhầm lẫn phổ biến của nó (Scrophulariaceae)

Guo và cs.

International Journal of Molecular Sciences. 2023; 24(12): 10034 

 

Scrophularia ningpoensis, một loài cây thuốc lâu năm thuộc họ Scrophulariaceae, là loài gốc của dược liệu huyền sâm theo quy định trong Dược điển Trung Quốc. Loại dược liệu này thường được bị thay thế hoặc bị nhầm lẫn bởi các loài có quan hệ gần khác bao gồm S. kakudensis, S. buergeriana và S. yoshimurae. Dựa trên thực tế giữa các loài trong chi có quan hệ tiến hóa phức tạp và khó phân biệt bằng hình thái, bộ gen lục lạp của bốn loài Scrophularia kể trên đã được giải trình tự và mô tả. Phân tích so sánh bộ gen cho thấy mức độ bảo thủ cao về cấu trúc, cách sắp xếp gen và hàm lượng trong loài, với kích thước đầy đủ là 153.016–153.631 bp, mã hóa 132 gen, bao gồm 80 gen mã hóa protein, 4 gen mã hóa rRNA, 30 gen mã hóa tRNA và 18 gen lặp. Chúng tôi đã xác định được 8 vùng gen lục lạp có tính biến đổi cao và 39-44 vùng SSR là các chỉ thị phân tử tiềm năng cho các nghiên cứu tiếp theo để xác định các loài thuộc chi. Mối quan hệ phát sinh chủng loại nhất quán của S. ningpoensis và các loài nhầm lẫn phổ biến của nó lần đầu tiên được thiết lập thông qua sử dụng tổng cộng 28 bộ gen lục lạp từ họ Scrophulariaceae. Trong nhóm đơn ngành, S. kakudensis được xác định là loài phân kỳ sớm nhất, tiếp theo đó là S. ningpoensis. Trong khi đó, S. yoshimuraeS. buergeriana được phân nhóm lại với nhau thành các nhánh chị em. Nghiên cứu của chúng tôi minh họa rõ ràng hiệu quả của bộ gen lục lạp trong việc xác định loài S. ningpoensis và các loài nhầm lẫn của nó, đồng thời cũng góp phần bổ sung thông tin về các quá trình tiến hóa trong chi Scrophularia.

Nguyễn Hoàng

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU TỪ MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỘC HỌ SCROPHULARIACEAE

Thao Nguyen Luu & Hong Thien Van

Plant Science Today. 2022; 9(3): 610–617

 

Scrophulariaceae là một họ thực vật lớn, các báo cáo cho biết nhiều loài thuộc họ này chứa nhiều hoạt chất sinh học và đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Tinh dầu chiết xuất từ các loài thuộc họ này chủ yếu có chứa monoterpen hydrocarbon, monoterpen oxy hóa, sesquiterpen hydrocarbon, sesquiterpen oxy hóa và non-terpenes. Hơn nữa, các loại tinh dầu này còn thể hiện nhiều hoạt tính sinh học, như kháng khuẩn, chống oxi hoá, trừ sâu, vv…Tổng  quan này nhằm mục tiêu cung cấp thông tin tổng quát về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của các loại tinh dầu chiết xuất từ các loài thuộc họ Scrophulariaceae. Thêm vào đó, bài tổng quan này cũng giới thiệu về tiềm năng sử dụng các loại tinh dầu này trong trị liệu và cung cấp các minh chứng để sử dụng các loài này trong y học trong tương lai. 

Lê Thị Thu Hồng

PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP CHUYỂN HÓA VÀ GIẢI TRÌNH TỰ GEN 16S rRNA TRONG KHÁM PHÁ CÁC CON ĐƯỜNG PHÂN TỬ VÀ CÁC MỤC TIÊU TIỀM NĂNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM

 Lu  và cs.

RSC Adv. 2019; 9(57): 33354–33367.

Để đánh giá tác động của hệ vi sinh vật manh tràng đối với kiểu hình trao đổi chất trong phân dưới tác động của dược liệu huyền sâm (tên tiếng Trung: Xuanshen), phương pháp tích hợp bao gồm giải trình tự gen 16S rRNA kết hợp với phân tích hệ chuyển hóa trong phân dựa trên sắc ký lỏng hiệu năng cực cao/ đo khối phổ thời gian bay (UHPLC/TOF-MS) đã được sử dụng trên chuột điều trị bằng dược liệu huyền sâm. Điều thú vị là dược liệu huyền sâm gây ra thay đổi đáng kể đối với hệ vi sinh vật đường ruột cả ở cấp độ ngành và chi ở mẫu chuột điều trị so với mẫu đối chứng. Thêm vào đó, những thay đổi rõ rệt về các chất chuyển hóa trong phân, bao gồm axit linoleic (LA), guanosin, inosin, hypoxanthin, xanthin, axit 4-hydroxycinnamic, axit cholic, N -acetyl- d -glucosamin, l-urobilinogen và uridin, đã được ghi nhận ở chuột được điều trị bằng dược liệu huyền sâm. Trong số này, bảy chất chuyển hóa được điều hòa tăng và ba chất chuyển hóa còn lại được điều hòa giảm. Ngoài ra, có mối tương quan đáng kể giữa mức độ thay đổi các chi trong hệ vi sinh vật đường ruột và mức độ khác nhau của các chất chuyển hóa trong phân, đặc biệt đối với các hợp chất liên quan đến chuyển hóa LA và purin. Những kết quả này chứng minh rằng hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi liên quan đến quá trình chuyển hóa trong phân sau khi điều trị bằng dược liệu huyền sâm. Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc mở rộng áp dụng phương pháp tích hợp giải trình tự gen 16S rRNA và phân tích hệ chuyển hóa dựa trên UHPLC/TOF-MS sẽ tạo cơ sở cho việc đánh giá tác dụng dược lý của dược liệu huyền sâm và từ đó mở rộng phạm vi sử dụng của loại thảo mộc này.

Vương Đình Tuấn

ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA SCROPHULARIA NINGPOENSIS, MỘT LOÀI DƯỢC LIỆU NỔI TIẾNG CỦA TRUNG QUỐC

Ai và cs.

Mitochondrial DNA Part B. 2019; 5(1):  484-485

 

Scrophularia ningpoensis đã được sử dụng như một loại thảo dược cổ truyền nổi tiếng ở các nước châu Á để điều trị bệnh vàng da, kiết lỵ và đau nhức do thấp khớp. Trong bài báo này, trình tự bộ gen lục lạp (cp) hoàn chỉnh của S. ningpoensis đã được nghiên cứu và mô tả. Bộ gen có chiều dài 153.175 bp, bao gồm một cặp vùng lặp lại đảo ngược (IR) 25.490 bp phân tách một vùng bản sao đơn lớn (LSC) có kích thước 84.257 bp và một vùng bản sao đơn nhỏ (SSC) có kích thước 17.938 bp. Có 130 gen được dự đoán (85 gen mã hóa protein, 37 gen tRNA và 8 gen rRNA) trong bộ gen và hàm lượng GC tổng thể của bộ gen là 38%. Phân tích phát sinh loài dựa trên dữ liệu bộ gen lục lạp cho thấy S. ningpoensis là chị em với S. buergeriana.

Nguyễn Hoàng

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ IN VITRO CỦA DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM

Meng-Nan Zhou và cs.

China Journal of Chinese Materia Medica. 2022; 47(1): 111-121

 

Nghiên cứu này đã điều tra thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư in vitro của dược liệu huyền sâm. Các hợp chất trong dịch chiết etyl axetat được chiết xuất và tinh chế bằng sắc ký cột thông thường (silica gel, Sephadex LH-20 và cột ODS) và sắc ký lỏng hiệu năng cao bán điều chế (HPLC), và cấu trúc của chúng được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau như quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và phép đo phổ khối (MS). Hai mươi ba hợp chất đã được phân lập và xác định là benzyl-β-D-(3',6'-di-O-acetyl) glucoside(1), axit 5-Op-methoxybenzoyl kojic(2), axit 5-O-methoxybenzoyl kojic (3), axit 7-O-methylbenzoyl kojic(4), axit 5-O-benzoyl kojic(5), metyl lên men etyl ete(6), axit trans-ferulic(7), axit trans-isoferulic(8), axit trans-caffeic(9), este metyl của axit caffeic(10), este etyl của axit caffeic(11), axit trans-cinnamic(12), axit trans-p-methoxycinnamic(13), axit trans-p-hydroxycinnamic(14), trans-p- axit hydroxycinnamic metyl este(15), 2-(3,4-dihydroxyphenetyl) rượu(16), (p-hydroxyphenyl) axit propanoic(17), coniferaldehyde(18), sinapaldehyde(19), benzyl β-primeveroside(20), 5-(hydroxymetyl) furfural(21), axit furan-2-carboxylic(22), và axit decanedioic(23). Trong đó, hợp chất 1 là hợp chất benzyl glucosid mới, hợp chất 2-4 là hợp chất pyranon mới, hợp chất 5 là sản phẩm tự nhiên mới của pyranon. Dữ liệu NMR của hợp chất 5 và 6 lần đầu tiên được báo cáo. Hợp chất 6 và 20 lần đầu tiên được phân lập từ loài Scrophularia. Các hợp chất 8, 11, 14, 16, 18, 19, 22 và 23 lần đầu tiên được phân lập từ cây này. Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất này chống lại ba dòng tế bào khối u (HepG2, A549 và 4 T1) đã được đánh giá. Kết quả cho thấy hợp chất 10 và 15 có hoạt tính gây độc tế bào đối với tế bào HepG2 với giá trị IC_(50) là (19,46±0,48) μmol·L~(-1) và (46,10±1,21) μmol·L~(-1).

Nguyễn Thị Tố Duyên

PHÂN TÍCH SO SÁNH HỆ PROTEIN CHO THẤY NHỮNG HIỂU BIẾT MỚI VỀ ĐÁP ỨNG CỦA SCROPHULARIA NINGPOENSIS TRONG CHẾ ĐỘ ĐỘC CANH

Sun và cs.

Journal of the Science of Food and Agriculture. 2023; 103(4):1832-1845

 

Scrophularia ningpoensis là loài cây thuốc nổi tiếng. Chế độ độc canh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây trồng, nhưng những hiểu biết về ảnh hưởng của chế độ độc canh đến quá trình trao đổi chất còn nhiều hạn chế. Trong nghiên cứu này, sự khác biệt về hàm lượng protein trong rễ S. ningpoensis giữa độc canh và không độc canh đã được nghiên cứu bằng phân tích hệ protein, và cơ chế phân tử bảo vệ loài này chống lại việc độc canh đã được khám phá.

Kết quả cho thấy rằng chế độ độc canh ở S. ningpoensis đã làm thay đổi biểu hiện của các protein liên quan đến chuyển hóa tinh bột và sucroza, quá trình phân giải đường và tổng hợp glucoza từ nguồn không phải carbon, con đường pentose phosphate, chu trình axit citric, sinh tổng hợp phenylalanin, tyrosin và tryptophan, sinh tổng hợp phenylpropanoid, sinh tổng hợp khung terpenoid, sinh tổng hợp monoterpenoid, sinh tổng hợp sesquiterpenoid và triterpenoid, và sinh tổng hợp steroid. Trong số các quá trình này, bị ảnh hưởng nhiều nhất là quá trình sinh tổng hợp phenylpropanoid và chuyển hóa tinh bột và sucroza, những quá trình này có thể có vai trò quan trọng đối với khả năng chống chịu độc canh.

Kết luận

Ảnh hưởng của chế độ độc canh đối với S. ningpoensis đã được chứng minh ở cấp độ protein trong nghiên cứu này và xác định các protein ứng viên có thể gây ra phản ứng với chế độ độc canh. Bài báo cung cấp cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo khoa học nhằm nâng cao khả năng chống chịu độc canh của S. ningpoensis.

Nguyễn Hoàng

KẾT HỢP UFLC-MS VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN TRONG SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM ĐƯỢC XỬ LÝ BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU

Wang và cs.

Xuất bản trực tuyến 13-11-2017

Journal of Chromatographic Science. 2018; 56(2):122–130

Dược liệu huyền sâm là một trong những loại thuốc nổi tiếng trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM). Quá trình sơ chế dược liệu huyền sâm là phân khúc quan trọng, liên quan chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm của loại dược liệu này. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá ảnh hưởng của các phương pháp xử lý khác nhau đến thành phần hóa học của dược liệu huyền sâm. Sự khác biệt về thành phần hóa học trong dược liệu huyền sâm xử lý bằng các phương pháp khác nhau được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng cực nhanh-thời gian bốn cực của phép đo khối phổ bay kết hợp với phân tích thành phần chính và phân tích phân biệt bình phương nhỏ nhất một phần trực giao. Hơn nữa, hàm lượng của 12 thành phần khác biệt chỉ số trong dược liệu huyền sâm được xử lý bằng các phương pháp khác nhau được xác định đồng thời bằng phương pháp sắc ký lỏng cực nhanh kết hợp với phương pháp quang phổ khối bẫy ion tuyến tính ba cực bốn cực. Phân tích quan hệ xám GRA được thực hiện để đánh giá các mẫu được xử lý khác nhau theo hàm lượng của 12 thành phần. Tất cả các kết quả cho thấy chất lượng dược liệu huyền sâm được xử lý bằng phương pháp “đổ mồ hôi” là tốt hơn. Nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản làm sáng tỏ quy luật biến đổi các thành phần hóa học trong dược liệu huyền sâm được xử lý bằng các phương pháp khác nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp của loại dược liệu này.

                                                           Đào Văn Châu

SỬ DỤNG HPLC KẾT HỢP VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ TỪ CÁC VÙNG KHÁC NHAU CỦA TRUNG QUỐC

Zhang và cs.

Phytochemical Analysis. 2023; 34(7):816-829

Mở đầu

Dược liệu huyền sâm (SR) đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) trong hàng ngàn năm. Tuy nhiên, phương pháp chế biến và vùng sản xuất huyền sâm đã trải qua những thay đổi lịch sử đáng kể. Vì vậy, tác dụng của chúng đối với các thành phần có hoạt tính sinh học của SR vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Mục tiêu

Nghiên cứu này nhằm thiết lập một phương pháp khách quan và toàn diện để xác định mối tương quan giữa các thành phần hoạt tính sinh học của SR với giống, nơi xuất xứ và phương pháp chế biến để đánh giá chất lượng của chúng.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp HPLC-DAD chính xác và nhanh chóng để xác định đồng thời 11 thành phần chất chuẩn (aucubin, harpagide, 6- O -methyl-catalpol, harpagosid, verascosid, isoverbascosid, angorosid C , axit cinnamic, l -tyrosin, l -phenylalanin, và l -tryptophan) lần đầu tiên được thiết lập để đánh giá chất lượng SR. Ngoài ra, ảnh hưởng của các khu vực sản xuất và phương pháp xử lý khác nhau đến các hợp chất mục tiêu đã được nghiên cứu bằng cách phân tích 66 lô mẫu SR bằng phương pháp hóa học, bao gồm đánh giá độ tương tự của dấu chuẩn sắc ký của TCM, phân tích thành phần chính (PCA) và bình phương tối thiểu một phần- phân tích phân biệt (PLS-DA).

Kết quả

So với phương pháp “ủ”, “hấp” trong thời gian ngắn và “sấy khô” có thể bảo toàn phần lớn các thành phần hoạt tính sinh học của SR. Khi sử dụng mô hình được thiết lập thông qua PLS-DA, năm thành phần đã được xác định là biến quan trọng nhất để phân biệt. Hơn nữa, biểu đồ điểm của PCA và đánh giá độ tương tự cho thấy rằng giống có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng SR hơn là nơi xuất xứ.

Kết luận

Một cách tiếp cận khách quan về dấu vân tay HPLC kết hợp với phân tích hóa học và đánh giá định lượng có thể được áp dụng để phân biệt các SR được xử lý khác nhau và đánh giá chất lượng của SR một cách nhanh chóng.

            Nguyễn Thị Tố Duyên

PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP KHỐI PHỔ KHỐI BẪY ION LẤY DẤU VÂN TAY HPLC NỘI TUYẾN ĐỂ NHẬN DẠNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM

Jing và cs.

Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis. 2011; 56(4): 830-5

Dấu vân tay sắc ký đã được chấp nhận rộng rãi như một phương pháp thiết yếu để phân tích định tính và định lượng các hoạt chất sinh học trong y học cổ truyền Trung Quốc. Dấu chuẩn cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể cho bất kỳ loại thảo mộc nào, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp kiểm soát chất lượng của một loại thuốc cổ truyền Trung Quốc nhất định. Trong bài báo này, việc đánh giá chất lượng của dược liệu huyền sâm được thực hiện bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp phát hiện mảng diod và quang phổ khối ion hóa phun điện (HPLC–DAD–ESI/MS). Tám lô mẫu thu được từ các nguồn gốc khác nhau ở Trung Quốc đã được sử dụng để thiết lập các phân tích dấu chuẩn và định lượng. Bằng cách so sánh thời gian lưu, dữ liệu quang phổ UV và MS với các chất chuẩn đối chiếu, bốn đỉnh đặc trưng trong sắc ký đồ đã được xác nhận là tương ứng với acetosid, angorosid C, axit cinnamic và harpagosid. Ngoài ra, hai đỉnh đặc trưng khác đã được xác định tạm thời, theo cách diễn giải tài liệu của HPLC–ESI-MS và LC–MS/MS (cung cấp thông tin cấu trúc) lần lượt là sibiriosid A và scrophulosid B4. Kết quả cho thấy phương pháp lấy dấu chuẩn HPLC–DAD–MS mới được phát triển sẽ phù hợp cho việc kiểm tra chất lượng dược liệu huyền sâm.

Nguyễn Văn Kiên

PHÂN BIỆT DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM THEO NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOẠT TÍNH BẰNG QUANG PHỔ HỒNG NGOẠI GẦN (NIRS)

 Lee và cs.

Microchemical Journal. 2011; 99(2): 213-217

Tiềm năng của quang phổ phản xạ hồng ngoại gần (NIR) đã được nghiên cứu về khả năng phân biệt không phá hủy nguồn gốc địa lý của các loài thuộc chi Scrophularia, bao gồm ở Andong, Uisung và Trung Quốc. Việc áp dụng phân tích thành phần chính vào phổ NIR dẫn đến sự phân tách rõ ràng mẫu Andong khỏi các mẫu khác. Hơn nữa, hàm lượng hai thành phần bảo vệ thần kinh của Scrophularia spp., 8-O-(E-p-methoxycinnamoyl)-harpagid (HG), và E-p-acid methoxycinnamic (MCA), được xác định bằng HPLC-DAD. Hồi quy bình phương nhỏ nhất một phần (PLS) của phổ NIR kết hợp với các dữ liệu tham chiếu phân tích này dẫn đến sự phát triển các mô hình hiệu chuẩn cho hàm lượng của hai thành phần. Hệ số tương quan của mô hình dự đoán HG và MCA đều > 0,87. Những kết quả này chỉ ra rằng NIRS có thể hữu ích trong việc phân biệt các loài Scrophularia spp. 

Nguyễn Văn Kiên

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÁC NHAU ĐẾN THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM DỰA TRÊN PHÂN TÍCH HỆ CHUYỂN HÓA BẰNG NMR 2D.

Duan và cs.

Molecules. 2022 22; 27(15): 4687

Dược liệu huyền sâm (SR) là một trong những loại thảo dược Trung Quốc lâu đời nhất và được sử dụng thường xuyên nhất trong y học phương Đông ở Trung Quốc. Trước khi sử dụng lâm sàng, SR phải được xử lý bằng các phương pháp khác nhau sau khi thu hoạch, chẳng hạn như hấp, "đổ mồ hôi" và sấy khô bằng lửa. Để nghiên cứu sự khác biệt về thành phần hóa học khi áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau, phân tích hệ chuyển hóa dựa trên tương quan lượng tử đơn hạt nhân hai chiều (2D) 1 H-13C (1H-13C HSQC) đã được áp dụng để đánh giá toàn diện sự khác biệt về thành phần hóa học trong dịch chiết SR được xử lý bằng các phương pháp khác nhau. Tổng cộng có 20 hợp chất được xác định là dấu chuẩn hóa học tiềm năng có sự thay đổi đáng kể theo thời gian hấp khác nhau. Bảy hợp chất có thể được sử dụng làm chất chuẩn hóa học tiềm năng để phân biệt quá trình xử lý bằng cách đổ mồ hôi, sấy khô bằng không khí nóng và hấp trong 4 giờ. Những phát hiện này có thể làm sáng tỏ sự thay đổi thành phần hóa học của SR đã qua xử lý và cung cấp hướng dẫn cho quá trình xử lý. Ngoài ra, quy trình này có thể thể hiện một cách tiếp cận chung để mô tả các hợp chất hóa học của y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) và do đó có thể được coi là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn để khám phá cơ sở khoa học của chế biến TCM truyền thống.

Đào Văn Châu

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT SCROPHULARIA NINGPOENSIS ĐẾN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRÊN CHUỘT

Lu & cs.

Tropical Journal of Pharmaceutical Research. 2017; 16 (6): 1331-1335

Mục đích: Để thử nghiệm ảnh hưởng của dịch chiết huyền sâm (SNE) trên chuột bị gây tiểu đường bằng streptozotocin.

Phương pháp: SNE được thu bằng cách ngâm huyền sâm khô trong nước ở 60oC 3 lần, mỗi lần 1h, sau đó làm khô trong tủ sấy ở 100oC và đông khô để thu dịch chiết thành phẩm. Chuột bị gây tiểu đường qua việc tiêm duy nhất 1 liều streptozotocin mới pha (50 mg/kg) vào xoang cơ thể. Chuột được chia ngẫu nhiên thành 6 nhóm 10 con: nhóm đối chứng âm, nhóm đối chứng, nhóm tham khảo (glibenclamide1 mg/kg trọng lượng cơ thể) và các nhóm điều trị bằng SNE (50, 100 and 200 mg/kg). Lượng đường máu và insulin huyết tương được sử dụng để đánh giá hiệu quả hạ đường huyết. Stress oxy hoá được đánh giá trên gan và thận qua các chỉ thị chất chống oxi hoá như là lipid peroxidation (LPO), superoxide dismutase (SOD), glutathione (GSH), glutathione peroxidase (GPx) và catalase (CAT); nồng độ creatinin và urea trong huyết thanh máu được xác định trên cả nhóm chuột tiểu đường đối chứng và nhóm điều trị.

Kết quả: so sánh với nhóm đối chứng, nhóm được điều trị bằng SNE qua đường uống ở liều 200 mg/kg hàng ngày trong 30 ngày có mức giảm lượng đường huyết lúc đói xuống 120.21 ± 3.37 mg/dL (p < 0.05) và mức tăng insulin lên 13.31 ± 0.67 uU/mL (p < 0.05), đều ở mức có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, liều điều trị này còn giảm đáng kể các chỉ số hoá sinh [(creatinin huyết thanh, 0.86 ± 0.24 mg/dL, p < 0.05) và urea huyết thanh (41.86 ± 1.59 mg/dL, p < 0.05)].

Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy SNE có khả năng bình thường hoá hiệu quả tình trạng suy giảm chất chống oxi hoá ở các dạng bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra tuỳ theo liều sử dụng. SNE có khả năng chống lại quá trình peroxit hoá lipid bằng cách loại bỏ các gốc tự do, và vì thế có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường biến chứng.

Nguyễn Thị Hoà

TÁC DỤNG CỦA HUYỀN SÂM ĐỐI VỚI BỆNH CƯỜNG GIÁP ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ BẰNG HÓA CHỈ TẾ BÀO VÀ DƯỢC LÝ HỆ THỐNG

Zhang và cs.

Front Pharmacol. 2021; 12: 727735.

Cây huyền sâm (tên tiếng Trung: Xuânshen), một loại thảo dược truyền thống của Trung Quốc, được sử dụng để điều trị bệnh cường giáp, và trong nghiên cứu này, cơ chế của nó được đánh giá bằng hóa chỉ tế bào và dược lý học hệ thống. Để nghiên cứu tác dụng chống cường giáp của cây huyền sâm, người ta đã sử dụng mô hình chuột đực SD (180–220 g) mắc bệnh cường giáp do Euthyrox gây ra. Ba mươi con chuột được phân ngẫu nhiên thành ba nhóm: nhóm mô hình, nhóm điều trị R. Scrophulariae (nhóm RS) và nhóm đối chứng không mắc bệnh. Sử dụng phương pháp hóa chỉ tế bào UHPLC/Q-TOF-MS, 44 chất chuyển hóa được phát hiện có sự thay đổi sâu sắc trong nhóm mô hình và mức độ của các dấu ấn sinh học này đã giảm đáng kể sau khi điều trị bằng cây huyền sâm. Bốn mươi bốn chất chuyển hóa và 13 con đường truyền tín hiệu liên quan đến cây huyền sâm, bao gồm sinh tổng hợp acid béo không bão hòa, sinh tổng hợp acid mật chính và chuyển hóa spakenolipid, đã được khám phá, và chuyển hóa axit linoleic, chuyển hóa spakenolipid được xác định là con đường trao đổi chất có liên quan nhất. Ngoài ra, mô hình dược lý hệ thống còn cho thấy huyền sâm chứa 83 hoạt chất và có liên quan đến 795 gen, 804 gen có liên quan đến bệnh cường giáp. Cấu trúc của họ cây huyền sâm – Nghiên cứu thiết lập mạng lưới tác động thành phần hóa học của R. Scrophulariaceae đến bệnh cường giáp đã xác định được tổng cộng 112 gen giao nhau. Năm con đường được làm giàu đã được phát hiện. Trong số đó, con đường truyền tín hiệu HIF có điểm làm giàu cao nhất, có thể là con đường truyền tín hiệu chính liên quan đến việc điều trị bệnh cường giáp bằng huyền sâm. Tiếp cận tích hợp giữa chuyển hóa và mạng lưới dược lý cho thấy huyền sâm có thể đóng vai trò trong điều trị bệnh cường giáp bằng cách điều chỉnh con đường “IL6-APOA1-cholesterol” và làm rối loạn con đường truyền tín hiệu HIF. Kết quả chứng minh rằng sự kết hợp giữa chuyển hóa và mạng lưới dược lý có thể được sử dụng để phản ánh tác động của huyền sâm trong mạng lưới sinh học và trạng thái trao đổi chất của bệnh cường giáp và đánh giá hiệu quả của thuốc huyền sâm và các cơ chế liên quan của nó.

Vương Đình Tuấn

NHỮNG GHI CHÉP VỀ HUYỀN SÂM TRONG CÁC CÔNG THỨC CỔ TRUYỀN NỔI TIẾNG

Wang và cs.

Chinese Journal of Experimental Traditional Medical Formulae. 2022; 24: 286-295

Trong bài viết này, tên, nguồn gốc, vùng sản xuất, đánh giá chất lượng, phương pháp thu hoạch và chế biến huyền sâm được sử dụng trong các công thức cổ truyền nổi tiếng đã được nghiên cứu bằng cách tham khảo các dược liệu cổ, sách y học và sách kê đơn có liên quan. Kết quả cho thấy tên huyền sâm bắt nguồn từ hình dạng và màu sắc của nó. Huyền sâm, một trong tám hương vị của Chiết Giang, trước đây được đánh giá cao là cơ sở chính hãng, và khu vực sản xuất đích thực của nó là Chiết Giang. Chất lượng của huyền sâm là tốt nhất nếu thân khô, vỏ mỏng, cành dày, thân chắc, bên trong màu đen, phần gốc có lưới và không có râu mịn. Vào thời cổ đại, chế biến gốc được chia thành hai loại, bao gồm phơi nắng sau khi hấp và phơi nắng trực tiếp. Trong khi nó chủ yếu sử dụng sự kết hợp giữa làm khô và ủ ở thời hiện đại. Trước thời nhà Minh, việc chế biến huyền sâm chủ yếu là hấp. Đôi khi huyền sâm được xao. Vào thời nhà Minh và sau thời nhà Minh, chế biến bằng cách ngâm rượu như: xao tẩm rượu, rửa bằng rượu, hấp với rượu bởi vì người xưa tin rằng rượu có thể nâng cao hiệu quả và giảm bớt tính lạnh. Vào thời nhà Thanh, phương pháp hấp và xao thuốc xuất hiện trong hệ thống nước và lửa. Theo Ấn bản Dược điển Trung Quốc năm 2020, quá trình chế biến huyền sâm bao gồm loại bỏ cặn thân rễ và tạp chất, rửa, làm ẩm, cắt thành lát mỏng và sấy khô, hoặc ngâm nhẹ, hấp kỹ, sấy khô nhẹ, cắt thành lát mỏng và sấy khô. Tham khảo các tài liệu quốc gia liên quan, người ta đề xuất rằng nên sử dụng các sản phẩm thô của huyền sâm ở Liangditang và Simiao Yong'antang.

Nguyễn Thị Tố Duyên

NGHIÊN CỨU  CHUYỂN HÓA- PROTEOMIC THÔNG LƯỢNG CAO ĐẾN SỰ THAY ĐỔI KIỂU HÌNH TRAO ĐỔI CHẤT Ở CHUỘT DO HUYỀN SÂM  BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CỰC CAO VỚI PHÉP ĐO PHỔ KHỐI

 Lu và cs.

RSC Adv. 2019; 9(31): 17791–17800.

 

Huyền sâm, một loại thảo mộc truyền thống của Trung Quốc, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, bao gồm apoptosis do H 22 gây ra trong tế bào cơ tim, tế bào HaCaT, tăng axit uric máu và trầm cảm. Nghiên cứu này sàng lọc các chất chuyển hóa, protein và các con đường chung để hiểu rõ hơn về cả tác dụng điều trị và tác dụng phụ của loại thảo dược nàyPhương pháp: Chất chuyển hóa không nhắm mục tiêu dựa trên UPLC-TOF-MS, kết hợp với chất chuyển hóa protein dựa trên nano-UPLC-Q-Exactive-MS/MS, được sử dụng để nghiên cứu tác động của huyền sâm  chuột. Năm mươi mốt chất chuyển hóa được xác định trong mẫu nước tiểu và 76 protein được điều biến trong mô gan là những dấu ấn sinh học tiềm năng khi được điều trị bằng huyền sâm. Các dấu hiệu sinh học và các con đường phổ biến liên quan là sinh tổng hợp hormon steroid, chuyển hóa thuốc-cytochrome p450, chuyển hóa thuốc-các enzyme khác, chuyển hóa xen kẽ pentoza và glucuronat, chuyển hóa tinh bột và sucroza. Một số chất chuẩn sinh học có lợi cho việc điều trị các bệnh như ung thư, bệnh lao và nhiễm axit isovaleric trong máu, trong khi các dấu ấn sinh học khác lại gây ra tác dụng phụ. Các phân tích chuyển hóa và protein của chuột được điều trị bằng huyền sâm đã cung cấp thông tin có giá trị về tính an toàn sinh học và hiệu quả của việc sử dụng huyền sâm trên lâm sàng

Vương Đình Tuấn

IRIDOID GLYCOSID TỪ DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM LÀM SUY GIẢM THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ THÔNG QUA VIỆC ỨC CHẾ QUÁ TRÌNH CHẾT TẾ BÀO THẦN KINH QUA TRUNG GIAN STRESS CỦA MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT Ở CHUỘT

Chen và cs.

Mol Med Rep. 2020; 21(1): 131-140.

 

Iridoid glycosid của dược liệu huyền sâm (IGRS) là một nhóm các thành phần hoạt tính sinh học chính từ dược liệu huyền sâm có  các hoạt tính dược lý rộng rãi. Nghiên cứu hiện tại khảo sát tác động của IGRS đối với tổn thương tái chảy máu do thiếu máu cục bộ não (CIRI) và khám phá các cơ chế hoạt động tiềm năng của nó. Một mô hình CIRI ở chuột được thiết lập bằng cách gây tắc động mạch não giữa bên phải trong 90 phút, sau đó là tái chảy máu trong 24 giờ. Trước khi phẫu thuật, IGRS 30, 60 hoặc 120 mg/kg được dùng cho chuột mỗi ngày một lần trong 7 ngày. Sau đó, điểm số thần kinh, tình trạng phù não và thể tích vùng nhồi máu não được đo. Chỉ số apoptosis được xác định bằng cách dán nhãn cuối DUTP qua trung gian deoxynucleotidyl transferase. Tác dụng của IGRS đối với mô bệnh học của vỏ não trong các mô não và siêu cấu trúc lưới nội chất ở vùng hải mã đã được phân tích. Cuối cùng, sự biểu hiện của các chất trung gian điều hòa stress lưới nội chất (ERS), người đi kèm lưới nội chất BiP (GRP78), protein phiên mã 3 cảm ứng gây tổn thương DNA (CHOP) và caspase-12, đã được phát hiện bằng phản ứng chuỗi polymerase định lượng phiên mã ngược (RT-12). qPCR) và phân tích Western blot. Thể tích nhồi máu não và lượng nước trong não ở các nhóm được điều trị bằng IGRS được điều trị ở liều 60 và 120 mg/kg đã giảm đáng kể so với nhóm Mô hình. Điểm số thần kinh cũng giảm đáng kể ở các nhóm được điều trị bằng IGRS. Điều trị bằng IGRS làm giảm hiệu quả quá trình apoptosis của tế bào thần kinh do tổn thương tế bào thần kinh do CIRI gây ra. Ngoài ra, tổn thương mô bệnh học và tổn thương siêu cấu trúc lưới nội chất đã được cải thiện một phần ở chuột CIRI sau khi điều trị bằng IGRS. Dữ liệu phân tích RT‑qPCR và Western blot chỉ ra rằng IGRS làm giảm đáng kể mức biểu hiện của GRP78, CHOP và caspase‑12 ở cả mức độ mRNA và protein. Kết quả của nghiên cứu này đã chứng minh rằng IGRS có tác dụng bảo vệ chống lại CIRI trong mô não thông qua việc ức chế apoptosis và ERS. 

                                                                     Đào Văn Châu                                                                                

PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN HÓA VÀ MẠNG LƯỚI PHÂN TỬ CHO THẤY CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA KHÁC BIỆT CỦA DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM (RADIX SCROPHULARIA- RS) TỪ CÁC NGUỒN GỐC ĐỊA LÝ KHÁC NHAU: MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU VÀ CÁC HỢP CHẤT SINH HÓA TRONG ĐẤT.

Tong và cs.

Industrial Crops and Products. 2021; 174: 114169

Thành phần hoạt chất của dược liệu huyền sâm trong trồng trọt. Xác định được 19 hoạt chất là chất chuyển hóa khác biệt quan trọng trong RS từ các nguồn gốc khác nhau, bao gồm 02 oligosacarit, 06 dẫn xuất cinnamoyl, 04 p- dẫn xuất coumaroyl, 03 dẫn xuất caffeoyl, 02 dẫn xuất feruloyl và 03 dẫn xuất methoxycinnamoyl. Tuy nhiên, harpagide và harpagoside, là hai chất đánh dấu hóa học trong Dược điển Trung Quốc, không nằm trong số các chất chuyển hóa khác biệt. Hơn nữa, 18 hợp chất có hàm lượng RS lấy từ Chiết Giang (Trung Quốc) cao hơn so với các tỉnh khác, nổi lên như các dấu hiệu hóa học ứng cử viên cho việc kiểm soát chất lượng. Hàm lượng của các chất chuyển hóa khác biệt có mối tương quan nghịch với độ ẩm và lượng mưa trong tháng 10 và tương quan dương với sự bốc hơi và nhiệt độ bề mặt. Nghiên cứu này cung cấp nền tảng cho nghiên cứu sâu hơn về kiểm soát chất lượng, hoạt động dược lý và phát triển sản phẩm huyền sâm từ Chiết Giang. Một chiến lược hữu ích tối ưu hóa hơn nữa quy trình trồng huyền sâm.

Đặng Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM XỬ LÝ BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP Ủ (SWEATING) KHÁC NHAU DỰA VÀO VIỆC ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC KẾT HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUAN HỆ XÁM

Wang và cs.

Molecules. 2016; 21: 850

 

Dược liệu huyền sâm là một trong những vị thuốc phổ biến nhất trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCMs), thường được sơ chế bằng các phương pháp “cân bằng ẩm” (sweating). Quá trình sơ chế rễ huyền sâm có tương quan chặt chẽ tới chất lượng của loại dược liệu này. Để thúc đẩy việc lựa chọn phương pháp “cân bằng ẩm” phù hợp với dược liệu huyền sâm, trong nghiên cứu này chất lượng dược liệu huyền sâm sơ chế bằng các phương pháp “cân bằng ẩm” khác nhau được đánh giá dựa vào việc xác định đồng thời các hoạt chất sinh học phối hợp với phương pháp phân tích quan hệ xám. Hàm lượng các iridoid glycosid, phenylpropanoid glycosid, và acid hữu cơ trong dược liệu huyền sâm sơ chế theo các cách “cân bằng ẩm” khác nhau được định lượng đồng thời bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp khối phổ bẫy ion tuyến tính ba tứ cực (UPLC-QTRAP-MS/MS). Hơn nữa, phân tích quan hệ Xám được sử dụng để đánh giá mẫu sơ chế bằng các phương pháp “cân bằng ẩm” khác nhau dựa trên hàm lượng 12 hoạt chất. Kết qủa cho thấy rễ huyền sâm được sấy trong tủ sấy ở 35oC và “cân bằng ẩm” trong 3 ngày có chất lượng tốt hơn. Phương pháp được nhóm nghiên cứu xây dựng là hữu ích cho việc đánh giá tổng quát chất lượng rễ huyền sâm, nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin cần thiết cho việc tiêu chuẩn hoá quá trình sơ chế huyền sâm

Nguyễn Thị Hoà

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HÓA THỰC VẬT, DƯỢC LÝ, KIẾM SOÁT CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG DỤNG DƯỢC HỌC HUYỀN SÂM

Qing Zhang và cs.

Journal of Pharmacy and Pharmacology. 2021; 73(5): 573–600

Mục tiêu: Huyền sâm (SNH) là cây thuốc được sử dụng phổ biến ở phương Đông- Châu Á. Rễ khô (SR) của SNH là một trong những loại được sử dụng phổ biến nhất, bộ phận làm thuốc của cây SNH, được sử dụng rộng rãi ở Đông Á để chữa bệnh hơn 2000 năm trước. Củ huyền sâm được sử dụng để thanh nhiệt và làm mát máu, bổ âm, giảm nhiệt, giải độc và giảm béo phì.

Mục đích của bài viết này là xem xét một cách có hệ thống các đặc tính hóa thực vật, dược lý học, kiểm soát chất lượng và dược động học của SNH dựa trên tài liệu được khảo sát và tổng hợp.

Những phát hiện chính; Đến nay, các hoạt chất iridoids, phenolic glycoside, acid phenolic, alkaloid, flavonoid, triterpenes và các hợp chất khác đã được phân lập và xác định từ SNH. Các thành phần hóa học của SNH có nhiều tác dụng dược lý; tác dụng bảo vệ gan, chống viêm, bảo vệ thần kinh, tái tạo chống tâm thất và các hoạt động khác. Nhiều phương pháp khác nhau đã được phát triển để kiểm soát chất lượng SNH, chủ yếu dành cho củ huyền sâm. Một số các hợp chất có hoạt tính sinh học trong SNH thể hiện các đặc tính dược động học khác nhau và các đặc tính chuyển hóa trao đổi chất riêng lẻ.

Tóm lại; Đánh giá này sẽ góp phần hiểu được mối tương quan giữa các hoạt động dược lý và cách sử dụng cây SNH truyền thống, đồng thời, rất hữu ích cho việc sử dụng hợp lý và phát triển thuốc trong tương lai.

 

Đặng Quốc Tuấn

TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA HUYỀN SÂM (SCROPHULARIA RADIX) ỨNG DỨNG TRONG DINH DƯỠNG VÀ DƯỢC PHẨM

Lee và cs.

Molecules. 2021; 26(17): 5250

    Huyền sâm Scrophulariae Radix (SR), cây thuốc có vai trò quan trọng, rễ của cây này được ghi nhận dùng chữa sốt, sưng tấy, táo bón, viêm họng, viêm thanh quản, viêm dây thần kinh, đau họng, thấp khớp và viêm khớp ở châu Á trong hơn hai nghìn năm qua. Bài báo này đã phân tích các nghiên cứu được công bố trong 20 năm gần nhất về các hoạt động sinh học của loài Scrophularia buergeriana (SB) và loài Scrophularia ningpoensis (SN) về dựa trên các nghiên cứu in vitroin vivo. SB cho thấy các hoạt động chống viêm, tác dụng tăng cường miễn dịch, hoạt động ngăn ngừa rối loạn xương, tác dụng bảo vệ thần kinh, tác dụng chống mất trí nhớ và tác dụng chống dị ứng; SN cho thấy tác dụng bảo vệ thần kinh, tác dụng chống hội chứng chết tế bào (apoptotic), tác dụng chống mất trí nhớ và tác dụng chống trầm cảm; SR thể hiện tác dụng tăng cường miễn dịch và tác dụng bảo vệ tim mạch thông qua các thí nghiệm in vitro và in vivo. SB và SN đều được biết là có tác dụng bảo vệ thần kinh và chống mất trí nhớ. Đánh giá này đã điều tra khả năng ứng dụng của chúng trong ngành công nghiệp dược phẩm, thực phẩm chức năng và dược phẩm. Các nghiên cứu sâu hơn; như nghiên cứu độc tính và thử nghiệm lâm sàng, về hiệu quả và độ an toàn của SR, bao gồm SB và SN.

Đặng Quốc Tuấn, Vương Đình Tuấn

XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC-QTRAP-MS/MS CÁC GLYCOSID IRIDOID, GLYCOSID PHENYLPROPANOID, ACID HỮU CƠ, NUCLEOSIDE VÀ ACID AMIN TRONG HUYỀN SÂM ĐƯỢC CHẾ BIẾN BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU

Wang và cs.

Journal of Chromatographic Science. 2022; 60(3): 232–242,

Huyền sâm là một trong những loại thuốc cổ truyền được sử dụng rộng rãi của Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp với phương pháp quang phổ khối bẫy ion tuyến tính ba cực bốn cực đã được thiết lập để xác định đồng thời nhiều thành phần có hoạt tính sinh học bao gồm 4 glycosid iridoid, 2 glycosid phenylpropanoid, 6 acid hữu cơ, 11 nucleosid và 16 acid amin có trong huyền sâm. Phương pháp đã xác nhận được sử dụng để phân tích chín mẫu huyền sâm được xử lý bằng các phương pháp xử lý khác nhau. Ngoài ra, phân tích quan hệ và DTOPSIS đã được sử dụng để đánh giá các mẫu theo hàm lượng của 39 chất ayalyte. Kết quả cho thấy chất lượng huyền sâm được chế biến bằng phương pháp cắt lát, phơi nắng và phương pháp cân bằng độ ẩm đạt tốt hơn.

                                                                                                                                           Nguyễn Thị Tố Duyên                                                                                                                                                    

NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT THAM CHIẾU DƯỢC LIỆU HUYỀN SÂM SCROPHULARIACEAE VÀ ÚNG DỤNG CỦA NÓ TRONG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HUYỀN SÂM

Fan và cs.

China Journal of Chinese Materia Medica. 2021; 46(9): 2207-2214

          Bằng cách thiết lập quy trình chuẩn bị chiết xuất tham chiếu và hiệu chỉnh cho huyền sâm (SRRE), chúng tôi đã thảo luận về tính khả thi của nó như là một chất thay thế cho chất tham chiếu duy nhất trong việc kiểm soát chất lượng huyền sâm. SRRE được điều chế bằng phương pháp chiết dung môi và công nghệ tách sắc ký, sau đó được hiệu chuẩn bằng các chất tham chiếu là harpagid, angorosid C và harpagosid. Phương pháp xác định hàm lượng HPLC của huyền sâm được thiết lập với các SRRE có hàm lượng đã biết và các chất tham chiếu lần lượt là harpagid, angorosid C và harpagosid làm chất đối chứng. Sau đó, hàm lượng ba thành phần trong huyền sâm được xác định và sử dụng phương pháp t-test để so sánh kết quả của hai phương pháp. Với SRRE làm tài liệu tham khảo, harpagid, angorosid C và harpagosid có mối quan hệ tuyến tính tốt (r ≥0,999 8) trong mỗi phạm vi và tỷ lệ thu hồi trung bình là 98,55% đến 100,6%. Kết quả kiểm định t cho thấy giá trị P của hai phương pháp xác định lần lượt là 0,493, 0,155 và 0,171 đối với harpagid, angorosid C và harpagosid, cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp xác định hàm lượng. SRRE có thể được sử dụng để thay thế cho tài liệu tham khảo trong việc kiểm soát chất lượng huyền sâm. SRRE có thể thay thế chất tham chiếu tương ứng để kiểm soát chất lượng huyền sâm. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp các phương pháp mới và ý tưởng mới để đánh giá chất lượng của huyền sâm, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho việc áp dụng các chiết xuất tham khảo trong nghiên cứu chất lượng của y học cổ truyền Trung Quốc. 

                                                                                                                                      Nguyễn Thị Tố Duyên                                                                                                                                                                      

TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN IN VITROIN VIVO CỦA MẬT ONG THUẦN HOA HUYỀN SÂM, SCROPHULARIA NINGPOENSIS HEMSL VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC SỬ DỤNG KỸ THUẬT UPLC-MS/MS

Lin & cs.

Journal of Ethnopharmacology. 2022; 296: 115499

 

Tương quan với dược học dân tộc:

Theo Bách khoa toàn thư Dược liệu (Compendium of Materia Medica), mật ong được dùng trong y học cổ truyền để điều trị viêm niêm mạc, nấm da, bệnh trĩ và bệnh vẩy nến. Trong Y học bổ sung, do đặc tính kháng khuẩn rõ rệt, mật ong được sử dụng rộng rãi để điều trị các vết thương trên da và chứng loét dạ dày hàng nghìn năm nay.

Mục đích của nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá tác dụng và cơ chế kháng khuẩn của mật ong thu được từ các loại cây thuốc, đồng thời thể hiện mối tương quan giữa thành phần và hoạt tính của mật ong, nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các phương pháp trị liệu hỗ trợ và thay thế trong điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn.

Vật liệu và phương pháp:

Tám loại mật ong thuần loại hoa, bản địa Trung Quốc, được thu thập. Tác dụng kháng khuẩn của chúng được đánh giá trong điều kiện in vitro, rồi sau đó là in vivo trên mô hình chuột bị gây nhiễm hệ thống và mô hình chuột bị nhiễm trùng da cấp tính. Các kỹ thuật bao gồm thử nghiệm ấp thụ SYTOX, hiển vi điện tử quét, thử nghiệm gắn DNA, và định lượng PCR thời gian thực được sử dụng để làm rõ cơ chế kháng khuẩn. Tiếp đó, thành phần hợp chất trong mật ong được phân tích bằng kỹ thuật UPLC-MS/MS.

Kết quả: Kết quả thí nghiệm cho thấy mật ong thuần hoa huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl), thể hiện phổ kháng khuẩn rộng và mạnh nhất (ở nồng độ ức chế tối thiểu 7.81–125.00%, trọng lượng/thể tích) so với mật ong Manuka. Trong các thử nghiệm in vivo, mật ong huyền sâm làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn trong cơ chuột nhiễm trùng da cấp tính do các chủng Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA); lượng TNF-α trong huyết thanh chuột nhiễm S. aureusP. aeruginosa giảm lần lượt là 45,38% và 51.75% sau khi được điều trị với mật ong huyền sâm (125 mg/10 g). Mật ong diệt khuẩn thông qua việc phá vỡ màng tế bào và DNA tổng số, cũng như việc điều hoà giảm biểu hiện của các gen liện quan tới độc lực, hình thành màng sinh học và xâm nhập, bao gồm icaA, icaD, eno, sarA, agrA, sigB, fib và ebps ở S. aureus, và lasI, lasR, rhlI, rhlR và algC ở P. aeruginosa. Ngoài H2O2, một số hợp chất nonperoxid như adenosin, chavicol, 4-methylcatechol, trehalose, axit palmitoleic và salidrosid có thể đóng vai trò quyết định khả năng kháng khuẩn của mật ong hoa huyền sâm.

Kết luận:

Đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát kỹ lưỡng tác dụng kháng khuẩn, phương thức hoạt động và thành phần hoá học của mật ong hoa huyền sâm. Nghiên cứu cho thấy mật ong hoa huyền sâm có thể là vật liệu tiềm năng để bổ trợ hoặc thay thế mật ong Manuka. Nghiên cứu góp phần thúc đẩy việc ứng dụng mật ong có dược chất, cung cấp hướng đi mới cho việc phát triển thuốc kháng khuẩn, và hỗ trợ việc phân biệt các loại mật ong.

Nguyễn Thị Hoà

HAI HỆ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA SCROPHULARIA (SCROPHULARIACEAE): SCROPHULARIA BUERGERIANAS. TAKESIMENSIS

Dong-Keun Yi và Ki – Joong Kim

Mitochondrial DNA B Resour. 2016 ; 1(1): 710-712 
 

Trình tự hệ gen lục lạp của hai loài Scrophularia buergerianaS. takesimensis trong họ Scrophulariaceae được hoàn thiện. Cấu trúc của hai bộ gen có đặc điểm giống với các hệ gen lục lạp điển hình của thực vật hạt kín. Chiều dài của hai bộ gen lần lượt là 153.631bp và 152.436bp. Chúng được chia thành vùng LSC (84.454bp và 83.542bp) và vùng SSC (17.929bp và 17.938bp) bởi hai vùng IR (25.624bp và 25.478bp). Cả hai hệ gen đều chứa 113 gen trong đó có 79 gen mã hóa protein, 30 gen tRNA và 4 gen rRNA. Tám gen mã hóa protein, bảy gen tRNA và bốn rRNA được phát hiện lặp ở vùng IR. Mười tám gen có một hoặc hai intron. Hàm lượng A-T tổng thể của hai bộ gen lần lượt là 62,0% và 61,9%. Hàm lượng A-T ở vùng không mã hóa (cả 64,5%) cao hơn ở vùng mã hóa (60,2% và 60,1%). Bốn mươi bốn và bốn mươi mốt locus lặp lại trình tự đơn giản (SSR) được xác định ở hai loài S. buergerianaS. takesimensis. Trong phân tích phát sinh loài, chi Scrophularia cho thấy mối quan hệ chặt chẽ với họ Plantaginaceae.

Nguyễn Hoàng

CÁC BIẾN THỂ TRONG QUẦN XÃ NẤM VÙNG RỄ VÀ NỘI SINH RỄ CỦA HUYỀN SÂM (SCROPHULARIA NINGPOENSIS) Ở CÁC VÙNG TRỒNG KHÁC NHAU

Ren và cs.

Current Microbiology. 2023; 80323

 

Một số nghiên cứu đã xem xét mối liên quan của các yếu tố liên quan đến độ phì nhiêu và thành phần của đất với cấu trúc của các quần xã vi sinh vật trong vùng rễ và nội sinh trong rễ. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá tác động của sự khác biệt về địa lý đối với quần xã nấm ở rễ huyền sâm (Scrophularia ningpoensis) và mối quan hệ giữa quần xã nấm và các thành phần trao đổi chất thứ cấp ở cây chủ. Chúng tôi thấy rằng có sự đa dạng lớn hơn trong các cộng đồng nấm ở vùng rễ so với các cộng đồng nội sinh rễ. Nấm túi (Ascomycota) và Nấm đảm (Basidiomycota) chiếm ưu thế trong số các loại nấm nội sinh, trong khi Mortierellomycota phân bố ở vùng rễ. Thành phần của đất khối thu được từ các vùng trồng khác nhau là khác nhau và mối tương quan giữa các thành phần vùng rễ và hóa lý của đất cao hơn so với thành phần được quan sát thấy ở vùng nội sinh. Phân tích dư thừa và phân tích tương ứng chính tắc của các mẫu vùng rễ và nội sinh cho thấy rằng chất hữu cơ, tổng lượng cacbon hữu cơ, tổng nitơ và hàm lượng Hg có mối tương quan phù hợp với thành phần của các cộng đồng nấm vùng rễ và nội sinh. Nhiều phân tích hồi quy tuyến tính đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định các loại nấm có lợi tiềm năng mà sự phong phú của chúng tương quan với mức độ của các chất chuyển hóa thứ cấp, chẳng hạn như harpagid và harpagosid. Những loại nấm này có khả năng cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến việc sử dụng huyền sâm (S. ningpoensis) trong ngành công nghiệp cây thuốc.

Nguyễn Hoàng

 

 

Nhân trần

SÀNG LỌC MỘT SỐ LOÀI DƯỢC LIỆU VIỆT NAM VỀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO

Nguyen Bich Thu và cs.

Natural Product Sciences. 2010 Mar; 16(1): 43-49

Ba mươi hai cao chiết methanol của 31 cây thuốc Việt Nam đã được đánh giá về tác dụng gây độc tế bào chống lại năm dòng tế bào ung thư ở người, bao gồm A549, MCF-7, HT 1080, Huh-7 và HepG2. Trong số chúng, chín cao chiết của Acanthopanax trifoliatus (4), Acanthopanax gracilistylus (5), Siegesbeckia directionalis (10), Betula alnoides (11), Passiflora edulis (18), Zanthoxylum simulans (lá, 23), Adenosma caeruleum (26), Solanum verbascifolium (29), và Alpinia malaccensis (31), biểu hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh cho thấy một mức độ chọn lọc nhất định đối với các loại tế bào khác nhau, với giá trị IC50 nằm trong khoảng từ 2,1 đến 3,8 µg/mL.

Đặng Viết Hậu

TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA CAO CHIẾT METHANOL NHÂN TRẦN - ADENOSMA CAERULEUM R. BR TRÊN TẾ BÀO UNG THƯ BẠCH CẦU K562

Bui Thi Kim Ly và cs.

International Journal of Pharmaceutical Research. 2021 Sep; 13(3): 1145 -1149

Trong y học cổ truyền Việt Nam, nhân trần (Adenosma caeruleum R.Br) thường được dùng để chữa vàng da và bệnh gan. Một loạt các hợp chất được phân lập từ nhân trần gần đây đã được phát hiện có khả năng gây độc tế bào. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được công bố về độc tính của nhân trần đối với tế bào ung thư bạch cầu. Vì vậy, trong nghiên cứu này, cao chiết methanol của nhân trần được sử dụng để đánh giá tác dụng trên tế bào ung thư bạch cầu K562. Cao chiết nhân trần đã thể hiện khả năng gây độc trên dòng tế bào K562, với giá trị IC50 là 62,27 ± 2,86 µg/mL. Ngoài ra, cao chiết nhân trần không ảnh hưởng đến khả năng sống của ấu trùng tôm Artemia.

Đặng Viết Hậu- Nguyễn Trà My

MỘT MONOTERPENOID PEROXIDE TỪ NHÂN TRẦN - ADENOSMA CAERULEUM
 

G. Adam và cs.

Phytochemistry. 1992; 31(8): 2885-2887.

Một peroxid monoterpenoid mới đã được phân lập từ phần trên mặt đất của nhân trần (Adenosma caeruleum). Cấu trúc của nó đã được xác định dựa trên dữ liệu phổ, đặc biệt là phổ 2D-NMR.

Đặng Viết Hậu

MỘT IRIDOID MỚI TỪ NHÂN TRẦN -  ADENOSMA CAERULEUM R. BR.
 

Maryan Bruzual De Abreu và cs.

Fitoterapia. 2009 Apr; 80: 358-360

 

Một iridoid glycosid mới, adenosmosid (1), cùng với 5 phenylpropanoid đã biết, crenatosid, verbascosid, cistanosid F, campneosid I, và campneosid II và hai flavonoid đã biết, apigenin 7-O-β-D-glucuronopyranosid và apigenin 7-O-β-D-glucopyranosid, được phân lập từ phần trên mặt đất của nhân trần (Adenosma caeruleum R. Br.). Cấu trúc của các hợp chất được được xác định bằng các bằng chứng phổ.

Đặng Viết Hậu-Nguyễn Trà My-Hoàng Thị Diệu Hằng

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NHÂN TRẦN - ADENOSMA CAERULEUM R. BR
 

Nguyen Thanh Tam và cs.

Vietnam Journal of Chemistry. 2012 Oct; 50(5): 624-626

 

Ba hợp chất: α, β-dilinoleoslearin (1), 1-heptacosanol (2), 2-(4'-hydroxyphenylethyl)triacontanoat (3) cùng với acid betulinic và β-sistosterol được phân lập từ cao chiết phân đoạn n-hexan và ethyl acetate của nhân trần (Adenosma caeruleum R. Br.). Cấu trúc của các chất đã được làm sáng tỏ bằng cách phân tích phổ MS, NMR và so sánh với dữ liệu đã công bố. Đây là báo cáo đầu tiên về việc phân lập các hợp chất 1, 23 từ chi Adenosma.

Đặng Viết Hậu

 PHÂN LẬP DỰA TRÊN THỬ NGHIỆM SINH HỌC CÁC HOẠT CHẤT TỪ TINH DẦU NHÂN TRẦN (ADENOSMA BUCHNEROIDES) CÓ TÁC DỤNG CHỐNG LOÀI MUỖI AEDES ALBOPICTUS

 

Yongpeng Ma và cs.

Journal of Ethnopharmacology. 2019; 231: 386-393

Cơ sở dược học dân tộc

Nhân trần (Adenosma buchneroides) là một loại dược liệu  được sử dụng trong dân gian như là một loại thuốc chống côn trùng của người Aini ở phía tây nam Trung Quốc, nhưng chưa có nghiên cứu về  các hợp chất có tác dụng chống côn trùng từ loài này.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu là xác định các thành phần trong tinh dầu có tác dụng chống loài muỗi Aedes albopictus nhằm chứng minh cách sử dụng dân gian của người Aini về loài cây này như là một chất chống muỗi. Ngoài ra, nghiên cứu còn cung cấp một nhóm các chất tiềm năng thay thế có đặc tính tương tự carvacrol để phát triển các sản phẩm chống côn  trùng tự nhiên.

Nguyên liệu và phương pháp

Tinh dầu từ phần thân trên mặt đất của A. buchneroides được thu bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Việc phân lập các hợp chất có hoạt tính từ tinh dầu được tiến hành thông qua sắc ký kết hợp với thử nghiệm chống muỗi in-cage (trong không gian hẹp). Việc xác định các thành phần tinh dầu được thực hiện bằng kỹ thuật GC-MS và GC-FID. Việc xác định cấu trúc của các hợp chất dựa trên dữ liệu phổ IR, HR-ESI-MS và NMR. Hoạt tính diệt ấu trùng và độc tính tế bào của tất cả các hợp chất chống muỗi được đánh giá thông qua các thử nghiệm sinh học trên ấu trùng và thử nghiệm MTS tương ứng. Mối quan hệ cấu trúc-tác dụng (SAR) của các chất tương tự carvacrol đã được đánh giá  bằng thử nghiệm chống muỗi in-cage.

Kết quả

Tinh dầu nhân trần cho thấy hoạt tính chống muỗi mạnh với liều  có tác dụng  tối thiểu (MED) là 0,019 ± 0,007 mg/cm2, so với chất đối chiếu N,N -diethyl-3-methylbenzamid (DEET) (0,031 ± 0,014 mg/cm2). Đã xác định được 26 hợp chất chiếm 97,8% hàm lượng tinh dầu. Carvacrol, carvacrol methyl ether và một hợp chất thơm mới là adenosmin A (1) được phát hiện là các chất có tác dụng chống côn trùng bằng cách phân lập theo định hướng tác dụng sinh học, với MED trong khoảng 0,011-0,125 mg/cm2. Nghiên cứu mối tương quan cấu trúc -tác dụng sinh học của các chất tương tự carvacrol đã phát hiện ra ba chất tương tự có MED thấp hơn (0,002-0,009 mg/cm2) so với DEET và ba hợp chất khác có MED tương đương (0,029 - 0,039 mg/cm2) với DEET. Carvacrol (LD50 = 24,8 ppm) là thuốc diệt ấu trùng trùng tốt nhất trong số các hợp chất được thử nghiệm. Tinh dầu và các hợp chất chống muỗi này có độc tính thấp hoặc không gây độc đối với 7 dòng tế bào người.

Kết luận

Các kết quả trên đã chứng minh việc sử dụng dược liệu này trong dân gian làm thuốc chống côn trùng và hứa hẹn ứng dụng tinh dầu nhân trần (Adenosma buchneroides) và các chất tương tự carvacrol làm thuốc chống muỗi tự nhiên.

Hoàng Thị Diệu Hằng

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NHÂN TRẦN (ADENOSMA GLUTINOSUM)

 

Bing-Xin Tan

Chinese Traditional and Herbal Drugs. 2017; (24): 2024-2027

 

Mục tiêu

Nghiên cứu các thành phần hóa học của toàn cây Nhân trần (Adenosma glutinosum)

Phương pháp

Các hợp chất được phân lập bằng sắc ký cột với silica gel, Sephadex LH-20, ODS, và sắc ký lỏng bán điều chế. Cấu trúc các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ.

Kết quả

11 hợp chất được phân lập từ cao chiết EtOH 95% của cây nhân trần (Adenosma glutinosum). Cấu trúc hóa học của chúng được xác định gồm acid betulinic (1), betulin (2), 3β-hydroxy-urs-11-en-13β, 28-olid (3), acid ursolic (4), acid p-hydroxybenzoic (5), acid trans-p-hydroxycinnamic (6), p-hydroxybenzaldehyde (7), acid fumaric (8), acid muconic (9), 5,6-dihydroxy-7,8,4'-trimethoxy-flavon (10), and 7-hydroxy-piperiton (11).

Kết luận

Tất cả các hợp chất trên lần đầu tiên được phân lập từ loài nhân trần Adenosma glutinosum.

Nguyễn Tiến Hoàng

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NHÂN TRẦN

(ADENOSMA GLUTINOSUM)-PHẦN 2

 

Yu Si và cs.

Acta Scientiarum Naturalium Universitatis Sunyatseni. 2018; 57 (3): 89-95

 

Để nghiên cứu thành phần hóa học của cây nhân trần (Adenosma glutinosum), các hợp chất từ các phân đoạn ethyl acetate, ete dầu và n-butanol đã được nghiên cứu. Kết quả, đã có 12 hợp chất thu được bằng các phương pháp sắc ký. Cấu trúc của các hợp chất đó được xác định bằng các phương pháp phổ khác nhau và so sánh với tài liệu tham khảo là: acid 30-oxo-betulinic (1), 1,3,5-trimethoxybenzen (2), 3,5-dimethoxyacetophenon (3), β-sitosterol (4), stigmasterol (5), physcion (6), sesamin (7), precocen II (8), palmitic acid (9), hexacosyl alcohol (10), D-allitol (11), apigenin-7-O-β-D-glucuronid butyl ester (12), tương ứng. Tất cả các hợp chất trên đều được phân lập lần đầu ở loài này.

Nguyễn Tiến Hoàng

TỔNG QUAN VỀ CHI ADENOSMA: PHÂN BỐ ĐỊA LÝ, CÁCH DÙNG TRUYỀN THỐNG, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC

 

Wang & cs.

Journal of Ethnopharmacology. 2021; 275: 114075

 

Tương quan với dược học dân tộc: Chi có mùi hương mạnh - Adenosma R. Brown (Plantaginaceae) gồm 26 đến 29 loài, chủ yếu phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Một vài loài trong chi này được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm truyền thống, hầu hết ở các nước châu Á, để điều trị các chứng hàn, u nhọt cũng như bệnh dạ dày, gan, và rối loạn trên da. Một vài loài còn được sử dụng làm thuốc trừ sâu hoặc/và thuốc đuổi côn trùng như muỗi hay bọ chét. Mục tiêu của tổng quan: Mặc dù những lợi ích tiềm năng cho sức khỏe của các loài thuộc chi Adenosma chưa được biết tới hoặc nghiên cứu nhiều trong y học hiện đại, bài tổng quan này nhằm mục tiêu cung cấp những dẫn liệu về hiện trạng phân bố địa lý, cách sử dụng theo kinh nghiệm truyền thống, hoá hợp chất và các đặc tính sinh học của các loài thuộc chi Adenosma.

Vật liệu và phương pháp: Cơ sở dữ liệu điện tử (Web of Science, Science Direct, Google Scholar, Scifinder, Microsoft Academic, eFloras, Biodiversity Heritage Library (BHL) và the China National Knowledge Infrastructure (CNKI), được tìm kiếm sử dụng các từ khoá “Adenosma”, “毛麝香”, “大头陈”, “茵陈”, “nhân trần” cũng như tên khoa học của các loài, và tìm kiếm thư viện đã được tiến hành cho các bài báo và sách liên quan đến chủ đề đã xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt, cũng như luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ đã xuất bản trước tháng 4 2020.

Kết quả: các loài thuộc chi Adenosma được sử dụng trong truyền thống để điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá, viêm gan, cảm lạnh, và các vấn đề về da. Các axit phenolic, flavonoid, và terpenoid là các hợp chất hoá học chính chứa trong các loài này. Hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Adenosma đã được chứng minh thông qua các thử nghiệm sinh học, bao gồm tác dụng chống tiểu đường, chống ung thư, và trừ sâu; dịch chiết và một số hoạt chất được phân lập từ các loài cũng thể hiện hoạt tính sinh học hiệu quả. Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện tại mới chỉ tập trung vào một vài loài, và trong khu vực địa lý giới hạn, chủ yếu là Trung Quốc và Việt Nam. Vì thế, cần có thêm nhiều nghiên cứu dược học dân tộc để có thêm minh chứng về giá trị của các loài này đối với sức khoẻ cộng đồng.

Kết luận: Các loài thuộc chi Adenosma chứa nhiều loại tinh dầu, đặc biệt là các terpenoid, dịch chiết thô của của các loài cũng có hoạt tính sinh học giá trị. Một số thí nghiệm tiến hành trên các dòng tế bào và mô hình động vật thể hiện giá trị tiềm năng của các loài này đối với sức khoẻ cộng đồng. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về truyền thống sử dụng các loài này ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, cũng như các nghiên cứu về độc tính, hoạt chất và cơ chế hoạt động của các hợp chất được phân lập từ các loài này.

Lê Thị Thu Hồng, Nguyễn Hoàng

TIỀM NĂNG CHỮA BỆNH CỦA DỊCH CHIẾT NƯỚC TỪ LOÀI CỎ BỌ CHÉT (ADENOSMA BUCHNEROIDES BONATI) CHỐNG LẠI HAI LOÀI CÂY TRỒNG VÀ BA LOÀI CỎ DẠI

Wang và cs.

Agriculture. 2022; 12(8): 1103

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tiềm năng gây độc tế bào của loài Adenosma buchneroides trên cỏ dại và cây trồng. Chúng tôi đã đánh giá tác động của việc sử dụng chiết xuất nước của loài trên đối với sự nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con của ba loài cỏ dại (Bidens pilosa, Paspalum thunbergia và Bromus japonicus) và hai loài cây trồng (Lúa và Ngô). Ảnh hưởng của sáu liều dịch chiết nước cỏ bọ chét  đến sự nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con được đánh giá thông qua thí nghiệm trên đĩa Petri. Dịch chiết nước cỏ bọ chét được định lượng, sử dụng phương pháp phân tích chất trao đổi liên quan đến nhiều phản ứng, bao gồm flavonoid, axit phenolic, alkaloid, polysacarit, phenylpropanoid, terpenoid, phenolamid và quinon. IC50 trung bình cho sự nảy mầm của hạt giống cây trồng là 168.796 và IC50 trung bình cho sự nảy mầm của hạt cỏ dại là 11.454. Tác dụng ức chế đối với các loài được thử nghiệm, từ cao nhất đến thấp nhất, theo thứ tự B. japonicus > B. pilosa > P. thunbergii > O. sativa > Z. mays. Những kết quả này cho thấy tác dụng đáng chú ý của dịch chiết cỏ bọ chét đến sự nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con và cây trồng có khả năng chống chịu cao hơn cỏ dại. Việc làm sáng tỏ các chi tiết về sự tương tác giữa loài Adenosma buchneroides và các loài cỏ dại/cây trồng có thể làm cơ sở cho việc trồng xen loài này với cây trồng trong các chiến lược quản lý nhằm kiểm soát cỏ dại.

Nguyễn Hoàng

 

TRƯỚC KHI BIẾN MẤT: NGHIÊN CỨU THỰC VẬT HỌC DÂN TỘC VỀ CỎ BỌ CHÉT ADENOSMA BUCHNEROIDES), MỘT LOÀI CÂY TINH DẦU ĐƯỢC NGƯỜI AKHA SỬ DỤNG

Gou và cs.

 Ethnobiology Ethnomedicine. 2018; 14: 79

Cơ sở

Cỏ bọ chét, tên khoa học Adenosma buchneroides, là loại cây thân thảo nhiều năm có hương thơm, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người Akha. Họ coi nó như một biểu tượng của bộ lạc và một món quà của tình yêu. Loài này cũng có nhiều công dụng chữa bệnh và có tiềm năng phát triển thành thuốc chống côn trùng. Theo truyền thống, người Akha trồng loài này trên các nương rẫy, nhưng hiện nay ở Trung Quốc số lượng nương rẫy đã suy giảm. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên mà nghiên cứu này cần trả lời là: cỏ bọ chét được trồng và sử dụng như thế nào hiện nay? Hiện tại, người ta cho rằng cỏ bọ chét chỉ được người Akha ở Mengla sử dụng. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tìm đáp án cho những câu hỏi sau: Cỏ bọ chét có được sử dụng ở khu vực lân cận không? Nếu vậy, cỏ bọ chét được sử dụng như thế nào ở khu vực lân cận? Hơn nữa, tại sao cỏ bọ chét lại được sử dụng theo cách đó?

Phương pháp

Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 7 năm 2018, các cuộc khảo sát thực địa đã được tiến hành sáu lần. Việc sử dụng loài A. buchneroides về mặt dân tộc học ở 13 làng Akha đã được điều tra bằng các cuộc phỏng vấn. Chúng tôi đã đánh giá câu trả lời của tổng số 64 người được phỏng vấn (32 nam và 32 nữ; tuổi trung bình là 58,6) từ Châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp, Tây Nam Trung Quốc và từ tỉnh Phongsaly, Lào. Để giải thích cơ sở của việc sử dụng cỏ bọ chét, chúng tôi đã sử dụng Google Scholar, Web of Science và Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia Trung Quốc để tổng quan hoạt tính sinh học của các thành phần hóa học của A. buchneroides.

Kết quả

Với sự biến mất của nền nông nghiệp du canh và sự phát triển của các sản phẩm hiện đại, việc trồng cỏ bọ chét đang biến mất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết người Akha ở Tây Song Bản Nạp (Xishuangbanna) vẫn nhớ công dụng truyền thống của nó, còn người Akha ở khu vực lân cận (Bắc Lào) vẫn tiếp tục trồng và sử dụng nó. Chúng tôi đã ghi lại 10 công dụng của A. buchneroides trong 5 hạng mục riêng biệt. Toàn bộ cây cỏ bọ chét có mùi thơm nồng đặc trưng, được dân làng Akha đặc biệt yêu thích. Dân làng Akha chủ yếu sử dụng đặc tính này làm vật trang trí, nước hoa và thuốc chống côn trùng. A. buchneroides cũng được sử dụng làm gia vị và cho mục đích y học và nghi lễ, bao gồm cả việc sử dụng nó như một phương pháp chữa côn trùng cắn, đau đầu, cúm và tiêu chảy, đồng thời là một phần của nghi lễ cầu nguyện cho một vụ thu hoạch bội thu. Từ việc xem xét tài liệu, chúng tôi đã xác định được nhiều hợp chất hóa học chính có trong tinh dầu A. buchneroides, bao gồm thymol, carvacrol, 3-carene và p-cymene, có đặc tính diệt côn trùng hoặc chống côn trùng, kháng khuẩn và chống viêm. .

Kết luận

A. buchneroides là một loại cây có mùi thơm được người Aka sử dụng rộng rãi. Thành phần hóa học của nó cũng có nhiều tác dụng sinh học. Với sự biến mất của nền nông nghiệp du canh du cư và sự phát triển của các sản phẩm hiện đại, việc sử dụng cỏ bọ chét ở Trung Quốc đang biến mất và tầm quan trọng về mặt văn hóa của nó cũng giảm sút. Tuy nhiên, giá trị kinh tế và y học của nó đã được ghi nhận.

Nguyễn Hoàng

HIỆU QUẢ CAO TRONG TÁI TẠO CHỒI BẤT ĐỊNH IN VITRO CỦA ADENOSMA GLUTINOSUM (LINN.) DRUCE BẰNG CÁCH SỬ DỤNG LÁ

Tu và cs.

 African Journal of Biotechnology. 2012; 11(29); 7542-7548

Adenosma glutinosum (Linn.) Druce là một loại cây tinh dầu quan trọng, nhưng chưa có thông tin nào về khả năng tái sinh, tạo mô sẹo và tăng sinh từ mẫu lá. Trong nghiên cứu này, quy trình tái sinh chồi in vitro đã được phát triển cho loài A. glutinosum bản địa bằng cách sử dụng mẫu lá. Sự tạo thành mô sẹo và sự tái sinh chồi từ mẫu lá được đánh giá trên môi trường Murashige và Skoog (MS) có bổ sung sự kết hợp của 6-benzylaminopurine (6-BA) và axxitα-naphthaleneacetic (NAA). Cảm ứng mô sẹo ở tất cả 16 công thức đều đạt hơn 95% và số chồi bất định trên mỗi mô sẹo cao nhất (7,22 chồi trên mỗi mẫu) đạt được khi mẫu lá được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/ L-1 6-BA, 0,1 mg/L-1 NAA, 3% sucroza và 0,72% agar. Khả năng tăng sinh chồi cao nhất đạt được khi chồi bất định được nuôi cấy trên môi trường MS nửa nồng độ bổ sung 0,3 mg/L-1 NAA, 3% sucroza, 1,0 g/L-1 than hoạt tính và 0,72% agar. Số rễ cao nhất (45,2) và chiều dài rễ (43,3 cm) đạt được khi nuôi cấy chồi bất định trên môi trường MS nồng độ ½ bổ sung 0,0 mg/L-1 NAA, 3% sucroza, 1,0 g/L-1 than hoạt tính và agar 0,72%, trong khi diện tích bề mặt rễ cao nhất (4,1 cm2) và tổng thể tích rễ (114,1 mm3) đạt được khi nuôi cấy chồi bất định trên môi trường MS nửa nồng độ bổ sung 0,5 mg/L-1 NAA, 3% sucroza, 1,0 g/L-1 than hoạt tính và 0,72% agar. Hệ thống tái sinh cây trồng hiệu quả được phát triển ở đây sẽ hữu ích cho quá trình vi nhân giống nhanh chóng và cải thiện di truyền ở A. glutinosum.

Nguyễn Hoàng

TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA DỊCH CHIẾT METHANOL CỦA NHÂN TRẦN TRÊN TẾ BÀO BỆNH BẠCH CẦU K562

Bui Thi Kim Ly và cs.

International Journal of Pharmaceutical Research. 2021; 13(3): 1145-1149

Trong y học cổ truyền Việt Nam, nhân trần (Adenosma caeruleum R.Br) đôi khi được dùng để điều trị bệnh vàng da và bệnh gan. Một loạt các hợp chất phân lập từ cây nhân trần gần đây đã được phát hiện là có khả năng gây độc tế bào. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được công bố về độc tính của A. caeruleum trên tế bào ung thư bạch cầu. Vì vậy, trong nghiên cứu này, dịch chiết methanol của cây nhân trần được sử dụng để đánh giá tác dụng lên tế bào ung thư bạch cầu K562. Chiết xuất A. caeruleum được chứng minh là gây độc trên dòng tế bào K562, với giá trị IC50 là 62,27 ± 2,86 µg/mL. Ngoài ra, chiết xuất nhân trần không ảnh hưởng đến khả năng sống sót của ấu trùng tôm Artemia.

Vương Đình Tuấn

 

(Nguồn tin: Viện Dược liệu dịch)