Tạp chí Dược liệu, tập 28, số 5/2023 (Trang 319 - 324)
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, VI PHẪU VÀ BỘT DƯỢC LIỆU
CỦA HAI LOÀI CỐT TOÁI BỔ VÀ TẮC KÈ ĐÁ Ở VIỆT NAM
Nguyễn Khương Duy1, Nguyễn Thị Lan Hoa1, Nguyễn Quỳnh Nga1, Nguyễn Thị Kim Thanh2, Nhâm Minh Phúc1, Phan Văn Trưởng1, Đặng Minh Tú1, Lại Việt Hưng1, Trần Đức Trung1, Nguyễn Hoàng1, Nguyễn Văn Hiếu1, Vũ Minh Hải3, Phạm Thanh Huyền1,*
1Trung tâm Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu;
2Bộ môn Khoa học Thực vật - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội;
3Khoa Công nghệ sinh học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
*Email: huyenptnimm@gmail.com
(Nhận bài ngày 12 tháng 01 năm 2023)
Tóm tắt
Drynaria fortunei (G. Kunze) J. Sm. và Drynaria bonii H. Christ là hai loài cây thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cđặc điểm hình thái, vi phẫu và bột dược liệu của hai loài trên thế giới và ở Việt Nam chưa được tiến hành một cách đầy đủ và đồng bộ gây khó khăn cho việc phân biệt dược liệu giữa 2 loài. Vì vậy, nghiên cứu này đã xây dựng bộ dữ liệu hình ảnh chi tiết và so sánh đồng bộ các đặc điểm hình thái, vi phẫu, bột dược liệu của 2 loài D. fortunei và D. bonii thu thập ở một số tỉnh của Việt Nam phục vụ công tác định danh, kiểm định tính đúng của dược liệu. Kết quả đạt được cho thấy D. fortunei phân biệt với D. bonii ở lá hứng mùn xẻ thùy sâu 1/3 - 1/2 chiều rộng của lá (so với 1/7 - 1/5 chiều rộng của lá ở D. bonii); ổ bào tử xếp thành hàng đều nhau song song với gân cấp 3 (so với 2 hàng lộn xộn giữa gân cấp 3; bào tử có gai tròn (so với gai nhọn); phía dưới lớp biểu bì của cuống lá có 3 - 7 lớp tế bào mô cứng (so với 2 - 4 lớp tế bào có vách dày hóa gỗ ở D. bonii); Biểu bì trên gân chính của thùy lá có lông đơn bào hoặc đa bào, dưới lớp biểu bì trên có 3 - 4 lớp tế bào mô cứng (so với biểu bì trên không có lông và dưới lớp biểu bì trên có 2 - 4 lớp tế bào có vách dày hóa gỗ); bột dược liệu có mảnh mô mềm gồm những tế bào đa giác dẹt (so với tế bào đa giác có cạnh gần đều).
Từ khóa: Cốt toái bổ, Tắc kè đá, Drynaria fortunei, Drynaria bonii, Đặc điểm hình thái, Vi phẫu, Bột dược liệu.
Summary
Studying the Morphology, Anatomy, and Rhizome Powders of two Species: Drynaria fortunei (G. Kunze) J. Sm and Drynaria bonii H. Christ in Vietnam
Drynaria fortunei (G. Kunze) J. Sm. and Drynaria bonii H. Christ are two species of plants widely used in traditional Vietnamese medicine. However, researching the morphological, microscopic, and powdery characteristics is not yet unified and clear. Thus, in this study, the image data set and the characteristics of morphology, anatomy, and rhizome powder were employed to distinguish two species D. fortunei and D. bonii. Their samples of rhizoma were collected in some provinces of Vietnam. Drynaria fortunei is distinguishable from D. bonii by humus leaves, which are lobed 1/3 - 1/2 of the width of the leaf (compared to 1/7 - 1/5 of the width of the leaf in D. bonii); Spores are arranged in parallel rows to the 3rd grade veins (compared to 2 irregular rows between the lateral veins; spores have round spines (compared to sharp spines); 3-7 stroma cell layers below epidermis of the petiole (compared to 2 - 4 layers of thickened wood-walled cells in D. bonii); In the upper epidermis of the vein in frond lobe exist unicellular or multicellular hairs and under the upper epidermis there is 3 - 4 layers of skeleton tissue cells (compared to the upper epidermis without hairs and below the upper epidermis, there are 2 - 4 layers of cells with lignin thickened cell walls); rhizome powder has soft tissue fragments with flattened polygonal cells (compared to cells with the shape of nearly equilateral polygon.
Keywords: Drynaria fortunei, Drynaria bonii, Rhizome powders, Morphology, Anatomy.
(Nguồn tin: )