Bản tin dược liệu

BẢN TIN DƯỢC LIỆU SỐ 1/2021

TT

TIN DỊCH

1.

TÁC DỤNG CỦA CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.)  TRÊN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 THÔNG QUA SỰ HOẠT HÓA PPARγ TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG

Jae Min Han và cs.
Phytotherapy Research, 2015, 29(10):1616–1621
 

Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) là một thảo dược cổ truyền và được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá tác dụng kháng bệnh đái tháo đường của kim ngân trên chuột cống trắng bị đái tháo đường tuýp 2. Kim ngân được cho uống với liều 100 mg/kg ở chuột cống trắng bị đái tháo đường gây bởi liều thấp streptozotocin và được cho ăn chế độ ăn giàu chất béo. Sau 4 tuần điều trị, kim ngân đã làm giảm mức đường huyết cao và cải thiện tình trạng kháng insulin ở chuột bị đái tháo đường. Ngoài ra, kim ngân làm phục hồi trọng lượng cơ thể và sự tiêu thụ thực phẩm ở chuột bị đái tháo đường. Kết quả mô bệnh học tiểu đảo-β tụy tạng của chuột đái tháo đường được điều trị bằng kim ngân cho thấy có sự cải thiện các tổn thương. Việc sử dụng kim ngân làm tăng biểu hiện của PPARγ (peroxisome proliferator-activated receptor gamma) và insulin receptor subunit-1 protein. Kết quả đã chứng minh rằng kim ngân có tác dụng kháng bệnh đái tháo đường ở chuột cống trắng bị đái tháo đường tuýp 2 thông qua tác động điều hòa PPARγ như là một cơ chế tiềm năng.

Nguyễn Mai Trúc Tiên, Mai Thành Chung, Nguyễn Hoàng Minh

2.

SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC GIỮA CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.)

Rong-Jiao Lia và cs.
Journal of the Science of Foodand Agriculture. 2020, 100(2): 614-622
 

Đặt vấn đề: Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) là một loại thảo dược phổ biến ở Đông Á. Nụ hoa kim ngân thường được coi là bộ phận làm thuốc truyền thống, trong khi lá và thân cây được coi là ít giá trị hơn và ít được quan tâm. Nghiên cứu này lần đầu tiên so sánh các thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của các mô khác nhau ở cây kim ngân.

Kết quả: Ba mươi hợp chất được xác định bằng UPLC-PDA-Q/TOF-MS/MS. Các acid hydroxycinnamic, flavonoid và iridoid được xác định là những thành phần chính trong loài cây này. Nụ hoa, lá và thân cây của kim ngân có sự tương đồng cao về thành phần hóa học. Trong đó, lá có chứa hàm lượng các acid hydroxycinnamic và flavonoid cao hơn nụ hoa và thân cây. Ngoài ra, nụ hoa, lá và thân cây thể hiện hoạt tính chống viêm mạnh trong các thực nghiệm gây phù tai chuột nhắt trắng bằng dầu croton và gây phù chân chuột nhắt trắng bằng carrageenan. Hơn nữa, nụ hoa, lá và thân đều có tác dụng bảo vệ tế bào trên các đại thực bào RAW 264.7 bị kích thích bởi lipopolysaccharid (LPS). Sự tăng NO, TNF-α, interleukin [IL]-1β và IL-6 gây bởi LPS đã bị ức chế khi xử lý tế bào RAW 264.7 với nụ hoa, lá và thân cây kim ngân. Lá cho tác dụng chống viêm mạnh hơn nụ hoa. Lá và thân của kim ngân có thành phần hóa học và đặc tính chống viêm tương tự như nụ hoa và có thể trở thành nguồn nguyên liệu thay thế hoặc bổ sung cho nụ hoa. 

Kết luận: Lá và thân của kim ngân có thành phần hóa học và hoạt tính kháng viêm tương tự như nụ hoa và có thể thay thế hoặc bổ sung cho nụ hoa làm nguyên liệu làm thuốc.

Nguyễn Mai Trúc Tiên, Mai Thành Chung, Hà Quang Thanh

3.

BST-104, CAO CHIẾT NƯỚC TỪ KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.) CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ DẠ DÀY THÔNG QUA TÁC ĐỘNG CHỐNG OXY HÓA VÀ CHỐNG VIÊM

Byoung Wook Bang và cs.
J Med Food, 2019, 22(2): 140-151
 

Tác dụng bảo vệ dạ dày của BST-104 (cao chiết nước của kim ngân) và các cơ chế liên quan đã được nghiên cứu trong các mô hình gây viêm dạ dày và gây loét dạ dày ở chuột cống trắng. Tác dụng bảo vệ dạ dày của BST-104 và các thành phần có hoạt tính của nó đã được đánh giá trên các mô hình chuột bị viêm dạ dày do HCl/ethanol và loét dạ dày do acid acetic. Sau khi cho uống BST-104, acid chlorogenic, rebamipid (đối chứng dương) hoặc dung môi cho từng mô hình động vật, kích thước tổn thương dạ dày, tình trạng dịch nhầy dạ dày, hàm lượng các cytokine tiền viêm và stress oxy hóa được đo lường. Hàm lượng superoxid dismutase (SOD), catalase, malondialdehyd (MDA), và tỷ lệ glutathion (GSH) dạng oxy hóa/dạng khử trong các mô niêm mạc dạ dày được xác định để đánh giá tình trạng stress oxy hóa. Để làm rõ cơ chế tác động của BST-104, chúng tôi đã nghiên cứu sự tham gia của con đường NF-κB bằng real-time PCR. Trong mô hình gây loét dạ dày do acid acetic, việc cho uống BST-104 ở liều 50, 100 hoặc 200 mg/kg làm giảm đạt ý nghĩa thống kê các tổn thương dạ dày lần lượt là 38%, 43% và 55% so với nhóm đối chứng. BST-104 làm tăng đạt ý nghĩa thống kê lượng chất nhầy trong dạ dày cùng với hàm lượng hexosamine, acid sialic và prostaglandin E2 trong chất nhầy dạ dày tăng cao. Hơn nữa, việc điều trị bằng BST-104 làm tăng các hoạt động chống oxy hóa, với hàm lượng catalase, SOD, tỷ lệ GSH dạng oxy hóa/dạng khử tăng và mức MDA giảm thấp hơn. Ngoài ra, BST-104 ức chế đáng kể sự gia tăng các cytokine tiền viêm (TNF-α, interleukin [IL] -6, và IL-1β), và kết quả real-time PCR cho thấy BST-104 điều hòa giảm đáng kể sự biểu hiện NF-κB. Tóm lại, BST-104 và hoạt chất của nó, acid chlorogenic, được phát hiện có tác dụng bảo vệ dạ dày nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm thông qua việc điều hòa giảm biểu hiện NF-κB.

Chung Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Hoàng Minh, Hà Quang Thanh

4.

TỐI ƯU HÓA CHIẾT XUẤT, HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA VÀ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ TYROSINASE CỦA CÁC POLYPHENOL TỪ KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.)

ZiLuan Fan và cs.
Food Sci Nutr, 2019, 7(5):1786-1794
 

Mục tiêu của nghiên cứu này gồm hai phần: thứ nhất, tối ưu hóa quy trình chiết xuất các polyphenol từ kim ngân bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (a response surface methodology) và thứ hai, nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa và khả năng ức chế tyrosinase của các polyphenol có độ tinh khiết khác nhau. Sự chiết xuất đồng thể hóa tốc độ cao được sử dụng để chiết xuất các polyphenol từ kim ngân. Hoạt tính chống oxy hóa và tác dụng của các polyphenol đối với hoạt tính tyrosinase đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng phương pháp đánh bắt gốc tự do và phương pháp tyrosinase, tương ứng. Các điều kiện chiết xuất tối ưu với hiệu suất chiết 6,96% các polyphenol được xác định như sau: dung môi ethanol 57%, thời gian đồng thể 3,30 phút, và tỷ lệ dược liệu-dung môi 1:58. Các polyphenol của kim ngân thể hiện hoạt tính bắt các gốc tự do DPPH và ABTS và khả năng ức chế tyrosinase mạnh. Các kết quả cho thấy các polyphenol từ kim ngân có thể được xem như một chất chống oxy hóa và chất ức chế tyrosinase tự nhiên.

Hà Quang Thanh, Đào Trần Mộng, Chung Thị Mỹ Duyên

5.

TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA POLYSACCHARIDE CHIẾT XUẤT TỪ KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG BỊ TRẦM CẢM THEO CƠ CHẾ ỨC CHẾ INFLAMMASOME NLRP3

Ping Liu và cs.
Ann Transl Med, 2019, 7(24): 811
 

Đặt vấn đề: Trầm cảm có liên quan đến sự kích hoạt bất thường của hệ thống phản ứng viêm ở người, đây là một rối loạn đe dọa tính mạng ảnh hưởng đến hàng triệu người ở mọi lứa tuổi trên khắp thế giới. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định tác dụng của một polysaccharid chiết xuất từ kim ngân (LJP) trên chuột nhắt trắng bị trầm cảm do stress tâm lý.

Phương pháp: Các thành phần của LJP sau khi chiết xuất đã được xác định bằng HPLC. Mô hình trầm cảm được thiết lập thông qua kích thích stress tâm lý dài ngày và biểu hiện trầm cảm được đánh giá qua các khảo sát hành vi của chuột bằng các thực nghiệm môi trường mở (open field), mê cung trên cao (elevated plus maze), treo đuôi (tail suspension), bơi cưỡng bức (forced swim). Các thay đổi mô học ở vùng hồi hải mã của chuột được quan sát bằng phương pháp nhuộm HE và nhuộm xanh toluidin. Sự biểu hiện protein của con đường inflammasome NLRP3 (Inflammasome là các oligome đa protein tế bào của hệ thống miễn dịch chịu trách nhiệm kích hoạt các phản ứng viêm) đã được phát hiện bởi western blot.

Kết quả: LJP chủ yếu bao gồm 8,7% GalA, 8,2% Rha, 16,2% Gal, 19,5% Ara, 26,9% Glc và 20,5% Man với trọng lượng phân tử trung bình khoảng từ 1 đến 1.000 kDa, có thể làm giảm đáng kể thời gian của chuột lưu trong các ngăn mở (open field) và thời gian bất động của những con chuột bị trầm cảm trong các thử nghiệm kiểm tra hành vi, và các biểu hiện của NLRP3, IL-1β và caspase-1 trong vùng hồi hải mã của chuột bị trầm cảm đã được điều chỉnh tăng đáng kể.

Kết luận: LJP thể hiện tác dụng tác dụng bảo vệ trên chuột nhắt trắng bị trầm cảm bằng cơ chế ức chế inflammasome NLRP3. Những kết quả giúp nhận định tốt hơn về tiềm năng sử dụng của polysaccharid từ kim ngân trong dược phẩm và thực phẩm.

Nguyễn Hoàng Minh, Mai Thành Chung, Đào Trần Mộng

6.

KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.) LÀM GIẢM XƠ GAN GÂY BỞI CARBON TETRACHLORID Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG: CÁC CƠ CHẾ PHÂN TỬ CỦA TÁC DỤNG

Hui Miao và cs.
Am J Chin Med 2019; 47(2):351-367
 

Xơ hóa gan là một vấn đề lâm sàng trên toàn thế giới, thường gây ra bệnh lý xơ gan. Kim ngân hoa (nụ hoa khô của Lonicera japonica Thunb.) là một loại thảo dược thanh nhiệt và giải độc truyền thống ở Trung Quốc. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát tác dụng bảo vệ gan của dịch chiết nước kim ngân hoa (FL) trên mô hình chuột bị xơ hóa gan gây bởi carbon tetrachlorid (CCl4). Sự xơ hóa gan được gây ra ở chuột bằng cách tiêm phúc mô CCl4 liều 2 ml/kg hai lần một tuần trong 4 tuần. Sự suy giảm xơ hóa gan do CCl4 của FL ở chuột được chứng minh bằng kết quả nhuộm trichrom của Masson và nhuộm màu đỏ Sirius, hàm lượng hydroxyprolin trong gan và lượng collagen IV trong huyết thanh. FL làm giảm sự hoạt hóa tế bào hình sao gan (HSCs - hepatic stellate cells) và đảo ngược quá trình chuyển dạng biểu mô-trung mô (EMT- the epithelial-mesenchymal transition) ở chuột được tiêm CCl4. FL cũng làm giảm tổn thương do stress oxy hóa gan và tăng cường kích hoạt con đường truyền tín hiệu chống oxy hóa Nrf2 (nuclear factor erythroid 2-related factor 2) ở chuột được tiêm CCl4. Ngoài ra, các acid phenolic chính trong FL bao gồm acid chlorogenic (CGA) và acid caffeic (CA) đều làm giảm sự hoạt hóa HSCs trong thử nghiệm in vitro. Tóm lại, FL làm giảm quá trình xơ hóa gan do CCl4 ở chuột bằng cách ức chế sự hoạt hóa HSCs, đảo ngược EMT và giảm tổn thương do stress oxy hóa gan thông qua việc kích hoạt Nrf2. CGA có thể là hoạt chất chính góp phần vào tác dụng chống xơ hóa của kim ngân hoa.

Đào Trần Mộng, Chung Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Mai Trúc Tiên

7.

TỔNG QUAN CÓ HỆ THỐNG VỀ DƯỢC LÝ DÂN GIAN, HÓA THỰC VẬT VÀ DƯỢC LÝ HỌC CỦA HOA VÀ NỤ HOA CÂY KIM NGÂN (LONICERAE JAPONICAE FLOS VÀ LONICERAE FLOS)

Yuke Li và cs.
Phytochem Rev, 2019 Nov 22:1–61
 

Kim ngân hoa (được gọi là Jinyinhua, JYH trong tiếng Trung Quốc), hoa hoặc nụ hoa của kim ngân (Lonicera japonica Thunb.), là một loại thảo dược truyền thống được sử dụng rất nhiều. Các nghiên cứu dược lý đã chứng minh JYH có tác dụng điều trị lâm sàng lý tưởng đối với chứng viêm và các bệnh nhiễm trùng cũng như các tác dụng nổi bật trên nhiều nghiên cứu in vitroin vivo, chẳng hạn như protein tiền viêm iNOS, toll-like receptor 4, receptor interleukin-1. JYH và Lonicerae flos [được gọi là Shanyinhua, SYH trong tiếng Trung Quốc, hoa hoặc nụ hoa của Lonicera hypoglauca Miquel, Lonicera confusa De Candolle hoặc Lonicera macrantha (D.Don) Spreng] thuộc cùng họ JYH đã từng được ghi là cùng một loại thảo dược trong nhiều phiên bản của Dược điển Trung Quốc (ChP). Tuy nhiên, chúng được liệt kê là hai loại thảo dược khác nhau trong ChP phiên bản 2005, dẫn đến sự tranh cãi không có hồi kết vì chúng có sự tương đồng về loài thực vật, hình thái và chức năng, cùng với các ứng dụng truyền thống. Trong những thập kỷ qua, không có tài liệu nào liên quan đến việc so sánh một cách hệ thống về sự giống nhau của hai loại thảo dược này. Bài tổng quan này trình bày một cách toàn diện những điểm tương đồng và khác biệt giữa JYH và SYH, nhất là về sự khác biệt rõ nét về thực vật, hóa thực vật và các tác động dược lý có thể được sử dụng làm bằng chứng cho sự phân biệt giữa JYH và SYH. Hơn nữa, các hạn chế của các nghiên cứu hiện nay cũng được đề cập với mục đích tham khảo cho nghiên cứu tiếp.

Vương Đình Tuấn, Nguyễn Trọng Chung, Phạm Văn Năm

8.

CÁC HỢP CHẤT POLYPHENOL TỪ CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.) HÀN QUỐC  GÂY APOPTOSIS THÔNG QUA SỰ HOẠT HÓA AKT VÀ CASPASE TRONG TẾ BÀO A549

Kwang Il Park và cs.
Oncol Lett, 2017 Apr; 13(4): 2521-2530
 

Cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) là một loại thảo dược đã được sử dụng lâu đời ở Hàn Quốc do có tác dụng chống ung thư và bảo vệ hệ hô hấp. Trong nghiên cứu này, các hợp chất polyphenol trong cây kim ngân đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp với khối phổ 2 lần (MS/MS) và khảo sát tác dụng chống ung thư trên dòng tế bào ung thư phổi không phải tế bào nhỏ A549. Các hợp chất polyphenol có khả năng ức chế tế bào A549 theo cách phụ thuộc vào liều lượng. Phương pháp đo tế bào dòng chảy và phân tích Western blot đã chứng minh rằng các hợp chất polyphenol gây apoptosis bằng cách điều chỉnh mức độ biểu hiện protein của các caspase, poly-(ADP-ribose) polymerase và tỉ lệ rất cao của B-cell lymphoma-2 liên kết với protein X / B-cell lymphoma. Hơn nữa, các hợp chất polyphenol ức chế hoạt động điện thế của màng ty thể. Hoạt động của caspase-3 được tăng lên theo cách phụ thuộc vào liều lượng và các hợp chất polyphenol ức chế sự hoạt hóa của protein kinase B bằng cách dephosphoryl hóa. Những kết quả trên chứng minh tác dụng kháng ung thư trên dòng tế bào A549 của các hợp chất polyphenol từ kim ngân theo cơ chế cảm ứng apoptosis.

Vương Đình Tuấn

9.

HỆ THỐNG PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG DỰA TRÊN CẢM BIẾN SINH HỌC CỦA CÁC HOẠT CHẤT CHÍNH TRONG CÂY KIM NGÂN SỬ DỤNG UPLC-QDA VÀ PHÂN TÍCH CHEMOMETRIC

Lin Yang và cs.
Molecules. 2019 May; 24(9): 1787
 

Trong nghiên cứu, một thử nghiệm cạnh tranh dựa trên SPR (surface plasmon resonance-based) được thực hiện để phân tích tác động ức chế của các hợp chất khác nhau đối với TNF-α, một cytokin tiền viêm quan trọng trong cơ chế sinh bệnh học của các bệnh viêm mãn tính. Hơn nữa, phương pháp phát hiện khối phổ đơn (MS) được kết hợp với hệ thống sắc ký lỏng hiệu suất cực cao (UPLC) để kiểm soát chất lượng thường quy của một loại thuốc cổ truyền Trung Quốc (TCM). Chiến lược kiểm soát chất lượng trên đã được đánh giá với cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.). Trước tiên, các chất phân tích được tách trên cột Waters ACQUITYTM UPLC HSS T3 (2,1 × 50 mm; kích thước hạt = 1,8 μm) bằng cách sử dụng rửa giải gradient acid formic 0,1%, sau đó được phát hiện bằng khối phổ ESI âm. Giới hạn định lượng (LOQ) đối với chất phân tích đạt 0,005–0,56 μg/mL. LOD của đầu dò QDa thấp hơn so với đầu dò PDA, cho thấy phạm vi phát hiện rộng hơn của nó. Đầu dò QDa cũng thích hợp hơn để phân tích ma trận phức tạp của TCM. Phương pháp này cho thấy độ tuyến tính tối ưu, với hệ số hồi quy cao hơn 0,9991. Độ phục hồi trung bình của các chất phân tích được khảo sát nằm trong khoảng 98,78–105,13%, với RSD dưới 3,91%. Phạm vi chính xác giữa các ngày (n= 3 ngày) là 2,51–4,54%. So với các đầu dò khác, phương pháp này có thể được áp dụng rộng rãi trong phân tích định lượng TCM. Ngoài ra, dữ liệu tiềm ẩn về mặt hóa học có thể được tiết lộ bằng cách sử dụng phân tích chemometric. Điều quan trọng là, nghiên cứu này cung cấp một phương pháp sàng lọc hiệu quả đối với các chất ức chế phân tử nhỏ nhắm vào con đường TNF-α.

Vương Đình Tuấn, Nguyễn Trọng Chung

10.

MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG VÀ THỰC TIỄN ĐỂ PHÂN BIỆT HOA CỦA LONICERA JAPONICAE  VỚI  HOA CỦA CÁC LOÀI LONICERA KHÁC

Fang Zhang và cs.
Molecules. 2019 Oct; 24(19): 3455
 

Lonicerae japonicae flos (LJF), nụ hoa khô của kim ngân (Lonicera japonica Thunb.), thường bị nhầm lẫn với Lonicerae flos (LF), nụ hoa có nguồn gốc từ bốn loài kim ngân khác. Các học giả trong và ngoài nước đã thiết lập một số phương pháp phân tích để phân biệt LJF với các loài LF; tuy nhiên, cho đến nay, không có phương pháp hiệu quả và thực tế nào được thiết lập để phân biệt LF với LJF. Trong nghiên cứu này, các dấu vân tay HPLC của LJF và LF đã được so sánh, và sự khác biệt về hàm lượng của một trong các iridoid đã được tìm thấy. Sắc ký cột kết hợp với tiền HPLC được sử dụng để phân lập và tinh chế iridoid, và cấu trúc của nó được xác định là acid secologanic. Sau đó, một phương pháp xác định hàm lượng acid secologanic được thiết lập bằng cách sử dụng HPLC. Lượng acid  secologanic trong 34 lô LJF và 38 lô LF đã được xác định. Lượng acid secologanic trung bình trong 34 lô LJF là 18,24 mg/g, với các giá trị nằm trong khoảng từ 12,9 mg/g đến 23,3 mg/g, trong khi lượng trung bình trong 38 lô LF là 1,76 mg/g, với các giá trị từ 0,2 mg/g đến 7,2 mg/g. Vì thế, acid secologanic có thể coi là một trong những thành phần đặc trưng để phân biệt LJF và LF. Nghiên cứu này không chỉ cung cấp một phương pháp nhanh chóng, đơn giản, nhạy và thực tiễn để xác định LJF và LF mà còn thiết lập một phương pháp để phát hiện các hợp chất đặc trưng của các thuốc thảo mộc dễ bị nhầm lẫn (hay giả mạo) khác.

Nguyễn Trọng Chung

11.

NGHIÊN CỨU TOÀN DIỆN VỀ CÁC BỘ PHẬN TRÊN MẶT ĐẤT CỦA  CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB). DỰA TRÊN DỮ LIỆU CHẤT CHUYỂN HÓA KẾT HỢP VỚI PLS-DA

Zhichen Cai và cs.
Phytochem Anal. 2020 Nov ;31 (6) :786-800
 

Giới thiệu: Cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) là một loài cây có giá trị kinh tế cao của chi kim ngân thuộc họ kim ngân (Caprifoliaceae). Tất cả các bộ phận trên mặt đất của kim ngân (lá, nụ hoa, hoa và thân) đều được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc. Việc áp dụng các chất chuyển hóa thực vật để nghiên cứu cây kim ngân cung cấp tiềm năng xác định thành phần hóa thực vật và các marker hóa học hữu ích của thực vật.

Mục tiêu: Phát triển phương pháp tích hợp dữ liệu chất chuyển hóa thực vật (metabolic profiling) và phân tích một phần bình phương nhỏ nhất (partial least squares discriminant analysis, PLS-DA) để phân biệt các bộ phận trên mặt đất của cây kim ngân dựa trên sự xuất hiện của các chất đánh dấu hóa học.

Phương pháp luận: Phương pháp phân tích gồm hai phần (1) UFLC-triple TOF-MS/MS (ultra-fast liquid chromatography coupled with triple quadrupole-time of flight tandem mass spectrometry), (2) PLS-DA, được áp dụng cho phân biệt giữa các bộ phận trên mặt đất và ghi nhận các chất chuyển hóa đặc trưng khác nhau của chúng.

Kết quả: Tổng số 71 chất chuyển hóa đã được xác định từ các mẫu và 8 hợp chất ứng viên đã được xác định (lonicerin, kaempferol-3-O-rutinoside, loganin, acid isochlorogenic B, acid isochlorogenic C, acid secologanic, luteoloside, astragalin) là chất đánh dấu hóa học tối ưu dựa trên tầm quan trọng của các biến số tham chiếu (VIP) và giá trị p. Hàm lượng tương đối của tám hợp chất ứng viên được so sánh dựa trên cường độ đỉnh của chúng.

Kết luận: Nghiên cứu này đã thiết lập một phương pháp phân tích hiệu quả để khám phá dữ liệu chất chuyển hóa và xác định các chất đánh dấu hóa học giữa các bộ phận trên mặt đất khác nhau của kim ngân, và thiết lập cơ sở để làm rõ sự khác biệt hóa thực vật trong tác dụng giữa hoa kim ngân (Lonicerae Japonicae Flos, LJF) và thân thảo cây kim ngân (Lonicerae Japonicae Caulis, LJC). Phát hiện này cũng chỉ ra rằng lá kim ngân có thể được sử dụng như một nguồn dược liệu thay thế cho hoa kim ngân và cung cấp tài liệu tham khảo cho việc khai thác và sử dụng toàn diện nguyên liệu kim ngân.

Phạm Văn Năm

12.

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP CÁC THÀNH PHẦN CÓ HOẠT TÍNH TRONG CÂY KIM NGÂN VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ EM

Hongxia Lu và cs.
Afr Health Sci. 2015 Dec; 15(4): 1295–1301
 

Cơ sở: Kim ngân (Lonicera japonica) đã được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều, một số hợp chất đã được phân lập từ cây này, trong đó chủ yếu bao gồm các acid hữu cơ và flavonoid. Các nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng kim ngân có tác dụng kháng khuẩn và bảo vệ túi mật.

Mục tiêu: Nghiên cứu các thành phần hoạt tính trong kim ngân và cơ chế tác dụng chống nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em.

Phương pháp: Các hợp chất được xác định bằng phương pháp sắc ký, và cơ chế tác dụng chống nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em của nước sắc kim ngân được nghiên cứu trên động vật thực nghiệm.

Kết quả: Tổng cộng có 4 hợp chất được phân lập. Sau khi tiêm lòng trắng trứng vào gang bàn chân chuột cống trắng, lô chứng có hiện tượng sung phù bàn chân rất rõ ràng, trong khi nước sắc kim ngân cho uống ở các nồng độ thử nghiệm khác nhau đều ức chế hiện tượng phù bàn chân chuột. Lô uống nước sắc kim ngân liều cao có mức độ phù nề là nhẹ nhất, thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển viêm mạnh nhất, điều đó cho thấy nước sắc kim ngân có tác dụng chống viêm phù nề bàn chân chuột tương quan với liều lượng. Trong thí nghiệm gây tăng thân nhiệt ở chuột cống trắng, trong khi thân nhiệt của chuột ở lô chứng tăng điển hình thì ở các lô được điều trị có sự giảm thân nhiệt chuột do tác dụng hạ sốt của mẫu thử. Tương tự, mức độ sưng phù tai chuột nhắt trắng gây bởi xylen trong lô chứng rất rõ ràng, với độ dày tăng lên khác biệt đạt ý nghĩa thống kê giữa tai trái và tai phải. Ở các liều thử nghiệm, ba nhóm uống nước sắc kim ngân đều ức chế sự sưng phù tai chuột gây bởi xylen.

Kết luận: Kim ngân có tác dụng chống nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em.

Trần Trung Nghĩa

13.

PHÂN TÍCH HÓA HỌC TOÀN DIỆN NỤ HOA CỦA NĂM LOÀI LONICERA BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ATR-FTIR, HPLC-DAD VÀ CHEMOMETRIC

Yanqun Li và cs.
Brazilian J. Pharmacognos, 2018, 28:533-541
 

Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.), họ Kim ngân, đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc hàng ngàn năm. Tuy nhiên, nó thường bị nhầm lẫn với các loài cùng chi, và do đó, hỗn hợp của các loài này thường được sử dụng. Nguồn nguyên liệu của các loài kim ngân cần phải được xác định nhanh và chính xác để đảm bảo hiệu quả lâm sàng của dược liệu này. Sử dụng ATR-FTIR (Attenuated total reflectance Fourier transform infrared spectroscopy: tổng suy giảm quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier) và HPLC-DAD (high-performance liquid chromatography with a diode array detector: sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò diode), kết hợp với các phương pháp đo hóa học (chemometrics) để đánh giá toàn diện chất lượng các loài Lonicera. Kết quả dấu vân tay hồng ngoại chỉ ra rằng phổ của L. japonica và các loài liên quan của nó rất giống nhau trong phạm vi 4000–1800 cm-1, tuy nhiên, một số lượng lớn các đỉnh hấp thụ hóa học đã được quan sát thấy trong khu vực 1800–600 cm-1 với sự khác biệt rõ. Năm loài Lonicera có hàm lượng cao của acid chlorogenic (25,85–67,75 µg/mg), acid 3,5-di-O-caffeoylquinic (11,63–62,58 µg/mg) và acid 4,5-di-O-caffeoylquinic (2,64–30,91 µg/mg). Các dấu vân tay hóa học của L. hypoglauca Miq. và L. confusa DC giống nhất với L. japonica Thunb. Các dấu vân tay hóa học của L. fulvotomentosa P.S. Hsu & S.C. Cheng và L. macranthoides Hands.-Mazz. rất khác so với L. japonica. Một phân tích khác chỉ ra rằng sự khác biệt trong dấu vân tay hóa học của các loài Lonicera chủ yếu là do sự thay đổi về hàm lượng của các acid hữu cơ và flavonoid. Mô hình độc lập mềm bằng cách tương tự lớp (SIMCA, Soft independent modeling of class analogy model) đã được phát triển thành công để phân loại các mẫu chưa biết của năm loài Lonicera. Chiến lược toàn diện, khách quan này cung cấp bằng chứng khoa học đầy đủ, đáng tin cậy để xác thực các nguồn nguyên liệu thảo dược và đề xuất một lộ trình mới nhiều tiềm năng trong phân tích thảo dược.

Trần Trung Nghĩa

14.

CÁC LOẠI CORONA VIRUS VÀ THUỐC CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH CORORAVIRUS 2019

Kazhila C. Chinsembu
Revista Brasileira de Farmacognosia vol 30: 603-621 (2020)
 

Những thách thức hiện tại đối với việc điều trị bệnh do coronavirus 2019 mở ra triển vọng mới trong việc tìm kiếm các loại thuốc mới từ cây thuốc và các sản phẩm tự nhiên khác. Bài báo này cung cấp những thông tin về các tác nhân tự nhiên ức chế sự xâm nhập của coronavirus vào tế bào, sự nhân lên của coronavirus và ức chế sự sao chép đặc hiệu của virus thông qua enzym chymotrypsin-like protease (3CLpro). Các loại cây thuốc, nấm và sinh vật biển được dùng làm thuốc chữa bệnh coronavirus ở Trung Quốc, Lebanon, Malaysia, Singapore và Nam Phi đã được mô tả. Các loài phổ biến bao gồm Alnus japonica (Thunb.) Steud., thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.), Artemisia apiacea Hance, hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge), quế (Cinnamomum cassia (L.) J.Presl), tảo nâu ăn được Ecklonia cava Kjellman, xương rồng (Euphorbia neriifolia L.), cam thảo (Glycyrrhiza glabra L.), kim ngân (Lonicera japonica Thunb.), quỳ thiên trúc (Pelargonium sidoides DC.), Polygonum cuspidatum Siebold & Zucc., địa du (Sanguisorba officinalis L.), hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georgi), hương xuân (Toona sinensis (Juss.) M.Roem.), và Torreya nucifera (L.) Siebold & Zucc. Ít nhất 50 hợp chất tự nhiên được phát hiện, bao gồm các alkaloid, flavonoid, glycoside, anthraquinon, lignin và tannin, những hợp chất này có tác dụng ức chế các chủng coronavirus khác nhau ở người. Do sự khan hiếm của các loại vắc xin hay các loại thuốc điều trị bệnh do coronavirus 2019 an toàn-hiệu quả, nên các sản phẩm tự nhiên có sẵn, dễ thu hoạch cần được khai thác như một mặt trận toàn cầu mới chống lại coronavirus gây hội chứng hô hấp cấp nghiêm trọng.

Chu Thị Thúy Nga, Nguyễn Hải Văn

15.

CÁC DƯỠNG CHẤT VÀ ĐẶC TÍNH CHỐNG Ô XI HÓA CỦA KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.) BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THỜI GIAN SẤY

Jungu Lee và cs.
International Journal of Food Properties Vol22, 2019 - Issue 1
 

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của các thời gian sấy khác nhau (30–150 phút) ở 100° C đến các dưỡng chất và các đặc tính chống oxy hóa của kim ngân (Lonicera japonica Thunb., viết tắt LJ). Phenolic tổng số, các acid phenolic (acid chlorogenic, acid caffeic, acid 4,5-dicaffeoylquinic, acid 3,5-dicaffeoylquinic) và các flavonoid (rutin, quercetin và luteolin) trong LJ đã tăng lên đáng kể sau khi được xử lý nhiệt. Các hoạt tính chống oxy hóa, như hoạt tính loại bỏ gốc DPPH, hoạt tính loại bỏ gốc ABTS, năng lực chống oxy hóa khử Fe3+ (FRAP) và năng lực khử của LJ đã được cải thiện sau khi sấy. Các hoạt tính chống oxy hóa có tương quan thuận với hàm lượng phenolic tổng số, flavonoid tổng số, acid chlorogenic, acid caffeic và quercetin.

Đào Thu Huế

16.

NH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT KHÁC NHAU ĐẾN CÁC HOẠT CHẤT CHÍNH Ở CÁC GIAI ĐOẠN RA HOA KHÁC NHAU CỦA CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.)

Liu CW và cs.
J Agron Agri Sci 2020, 3: 021
 

Kim ngân (Japanese honeysuckle, Lonicera japonica Thunb.) là một loại thảo dược truyền thống của Trung Quốc thường được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn viêm. Hàm lượng của hai hoạt chất chính của kim ngân hoa là acid chlorogenic và luteolin thay đổi theo giai đoạn phát triển của cây. Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích các chất chống oxy hóa và các hoạt chất chính của kim ngân ở các giai đoạn ra hoa bằng cách sử dụng các phương pháp chiết xuất khác nhau. Để đạt được hiệu suất cao nhất của các hoạt chất chính, chiết xuất bằng methanol tốt hơn so với chiết xuất bằng nước. Sau khi xử lý bằng vi sóng trong 3 phút (M3), hàm lượng trung bình của acid chlorogenic và luteolin trong methanol lần lượt là 42,96 và 1,22 mg/g trọng lượng khô (DW), đạt cao nhất trong tất các các nhóm khảo sát. Đối với các giai đoạn phát triển khác nhau của nụ hoa, hàm lượng phenolic tổng số cao nhất trong giai đoạn hoa có màu trắng bạc, với giá trị trung bình là 26,91 mg/g DW khi chiết xuất bằng nước và 25,82 mg/g DW khi chiết xuất bằng methanol. Hàm lượng các chất chống ôxi hóa (tương đương với trolox) cao nhất cũng được ghi nhận ở giai đoạn này, với giá trị trung bình lần lượt là 27,02 và 28,62 mg/g DW khi chiết với methanol và với nước. Lượng acid chlorogenic tăng với sự phát triển của nụ hoa từ giai đoạn non đến giai đoạn hoa vàng. Giá trị acid chlorogenic cao nhất được ghi nhận khi chiết xuất bằng methanol là 25,45 mg/g DW tại giai đoạn hoa màu trắng bạc và giá trị acid chlorogenic cao nhất được ghi nhận khi chiết xuất bằng nước là 11,28 và 11,25 mg/g DW tương ứng tại giai đoạn nụ màu trắng và hoa màu trắng bạc. Tuy nhiên, hàm lượng của luteolin khi chiết xuất bằng methanol lại giảm với sự phát triển của nụ hoa. Lượng luteolin cao nhất (0,6 mg/g DW) được ghi nhận tại giai đoạn nụ non và nụ có màu xanh. Đối với chiết xuất bằng nước, hàm lượng luteolin lại tăng theo sự phát triển của nụ hoa, đạt mức cao nhất (0,142 mg/g DW) tại giai đoạn hoa có màu vàng. Những kết quả này có thể áp dụng để xác định giai đoạn thu hoạch tối ưu và phương pháp xử lý sau thu hoạch đối với hoa kim ngân

Đào Thu Huế

17.

BỘ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA) : TÁI SẮP XẾP BỘ GEN, TĂNG VÀ MẤT INTRON VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU PHÁT SINH LOÀI

Liu He và cs.
Molecules. 2017 Feb; 22(2): 249.
Xuất bản trực tuyến 07/02/2017: 10.3390/molecules22020249, PMCID: PMC6155926; PMID: 28178222
 

Bộ gen lục lạp hoàn chỉnh (cp) của Lonicera japonica , một loại cây cảnh và cây thuốc phổ biến ở Bắc Mỹ và Đông Á, đã được giải trình tự và phân tích. Chiều dài của bộ gen của L. japonica cp là 155.078 bp, chứa một cặp vùng các chuỗi lặp lại (IRa và IRb) với 23.774 bp mỗi vùng, và các vùng gồm các chuỗi đơn lớn (LSC, 88,858 bp) và nhỏ (SSC, 18,672 bp) . Tổng số 129 gen đã được xác định trong bộ gen cp, 16 trong số đó bị trùng lặp trong vùng IR. So với các bộ gen cp thực vật khác, bộ gen L. japonica cp có sự sắp xếp lại độc đáo giữa trnI-CAU và trnN-GUU. Trong L. japonica cpDNA, rps19 , rpl2 và rpl23 di chuyển đến vùng LSC, từ vùng IR. Các ycf1 pesudogene ở vùng IR bị mất, và chỉ có một vị trí bản sao trong khu vực SSC. Các phân tích trình tự DNA cp so sánh của L. japonica với các bộ gen cp khác cho thấy trật tự gene, hàm lượng gene và intron hơi khác nhau. Lần đầu tiên các intron trong gen ycf2 và rps18 được tìm thấy. Bốn gen ( clpP , petB , petD và rpl16) mất phần intron. Tuy nhiên, cấu trúc bộ gen, hàm lượng GC và cách sử dụng codon tương tự như cấu trúc của bộ gen cp thực vật hạt kín điển hình. Tất cả các codon đồng nghĩa ưu tiên được tìm kiếm để sử dụng các codon kết thúc bằng A / T. Các trình tự giàu AT ít phong phú hơn trong các vùng mã hóa so với các vùng không mã hóa. Một phân tích phát sinh loài dựa trên 71 gen mã hóa protein đã ủng hộ ý kiến ​​rằng L. japonica là chị em của các loài thuộc Araliaceae. Nghiên cứu này đã xác định các đặc điểm độc đáo của bộ gen L. japonica cp góp phần tănghiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của cpDNA. Nó cung cấp thông tin có giá trị cho việc phát sinh loài và mã vạch cụ thể của cây thuốc này.

                                                                Đào Văn Châu, Hoàng Thị Như Nụ

18.

XÁC THỰC CÁC GEN THAM CHIẾU THÍCH HỢP ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ BIỂU HIỆN GEN CỦA MICRORNA Ở LONICERA JAPONICA

Yaolong Wang và cs.
Front Plant Sci. 2016; 7: 1101. Xuất bản trực tuyến 26/6/2016 doi: 10.3389/fpls.2016.01101
PMCID: PMC4961011; PMID: 27507983
 

Các microRNA (miRNA), đóng vai trò điều tiết quan trọng trong chuyển hoá thứ cấp và phản ứng với môi trường ở thực vật, có thể được phát triển như những marker sinh học tiềm năng cho các giống và khu vực sản xuất thuốc thảo dược khác nhau. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về miRNA từ cây kim ngân (Lonicera japonica), cây thuốc được sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Á do có nhiều chất chuyển hóa thứ cấp có tác dụng dược lý. Lựa chọn các gen tham chiếu phù hợp để định lượng biểu hiện miRNA đích thông qua real-time (qRT) PCR () là rất quan trọng để làm sáng tỏ các cơ chế phân tử của điều hòa trao đổi chất thứ cấp trong các mô và giống L. japonica khác nhau . Để chuẩn hóa chính xác dữ liệu biểu hiện gen ở L. japonica, 16 miRNA đã được kiểm tra trong ba mô, cũng như 21 giống cây trồng được thu thập từ 16 khu vực sản xuất, sử dụng các thuật toán GeNorm, NormFinder và RefFinder. Kết quả cho thấy sự kết hợp của u534122 và u3868172 là gen tham chiếu tốt nhất trên tất cả các mẫu. Tính đặc hiệu của chúng đã được xác nhận bằng cách phát hiện các phạm vi giá trị ngưỡng chu kỳ ( t ) ở các giống L. japonica khác nhau được thu thập từ các khu vực sản xuất đa dạng, cho thấy việc sử dụng hai miRNA tham chiếu này là đủ để chuẩn hóa phiên mã chính xác với các mô, giống và khu vự sản xuất khác nhau. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là báo cáo đầu tiên về việc xác nhận các miRNA tham chiếu trong cây kim ngân ( Lonicera spp.). Những kết quả từ nghiên cứu này có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc khám phá các miRNA điều hòa chức năng ở các giống L. japonica khác nhau .

                                                                                                Đào Văn Châu

19.

XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÂY KIM NGÂNĐƯỢC ĐƯA VÀO TRỒNG KHU VỰC HAILUOGOU DỰA TRÊN TRÌNH TỰ ITS VÀ CÁC HỢP CHẤT HOẠT ĐỘNG

Haiyan He và cs.
Published online 2019 Sep 3. doi: 10.7717/peerj.7636, https://doi.org/10.7717/peerj.7636
 

Lonicera japonica flos (LJF), nụ hoa khô của kim ngân hoa đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong hàng nghìn năm. Các nghiên cứu gần đây đã báo cáo rằng nụ hoa kim ngân hoa có nhiều đặc tính y học vì tác dụng chống oxy hóa, hạ đường huyết, giảm kali huyết, chống dị ứng, chống viêm và kháng khuẩn. Nụ hoa kim ngân hoa được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc trong thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, và có trong hơn 30% đơn thuốc y học cổ truyền Trung Quốc hiện nay. Do đó, nhiều ngôi làng Trung Quốc trồng kim ngân hoa thay vì cây trồng truyền thống do giá trị thương mại cao trên thị trường thuốc thảo dược. Từ năm 2005, nụ hoa kim ngân hoa tuyển chọn duy nhất theo Dược điển Trung Quốc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, vì lý do nguồn gốc và thương mại, một số loài có quan hệ họ hàng gần với Lonicera Linn. tiếp tục được gắn nhãn sai và được sử dụng như kim ngân hoa. Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm giống LJF thương mại và rất khó để chọn được giống kim ngân hoa tốt để trồng. Trong nghiên cứu này, có tổng cộng 21 giống được dán nhãn kim ngân hoa trên thị trường đã được trồng ở khu vực Hailuogou. Để chọn được giống tối ưu, phân tích trình tự sắp xếp bộ đệm phiên mã nội (ITS) đã được sử dụng để kiểm tra xem 21 giống có phải là giống LJF chính hiệu hay không. Phân tích cụm các thành phần hoạt tính dựa trên hàm lượng axit chlorogenic và luteoloside trong nụ hoa, thân và lá được sử dụng để đánh giá chất lượng của giống. Kết quả cho thấy 4 trong số các giống là L. macranthoides Hand.-Mazz., Trong khi 17 giống khác là L. japonica, và LJF chính hãng. Phân tích trình tự ITS đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc xác định các phao LJF và Lonicerae . Trong số 17 giống L. japonica , lượng axit chlorogenic và luteoloside trong nụ hoa, thân và lá khác nhau đáng kể. Dựa trên phương pháp phân tích cụm, giống H11 được quan sát là có mức độ hoạt chất cao nhất, do đó được khuyến nghị trồng quy mô lớn ở khu vực Hailuogou.

Hoàng Thị Sáu

20.

TÁC ĐỘNG CỦA STRESS MẶNĐẾN SỰTÍCH LUỸ AXIT CHLOROGENIC TRONG CÂY KIM NGÂN ( LONICERA JAPONICA THUNB.)

Kun Yan và cs.
Accepted: 04 October 2016, Published: 18 October 2016, Frontiers in Plant Science
 

Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) là một cây thuốc truyền thống ở Trung Quốc, ,đặc biệt giàu axit chlorogenic, là những hợp chất phenolic có các đặc tính dược liệu khác nhau. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra tác động của stress mặn đối với sự tích luỹ axit chlorogenic trong cây kim ngân, thông qua các thí nghiệm thủy canh và đồng ruộng, và để xem xét các cơ chế cơ bản của các tác động này. StressNaCl kích thích sự phiên mã của các gen mã hóa các enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp axit chlorogenic trong lá; theo đó, nồng độ của axit chlorogenic trong lá cũng như hoạt động chống oxy hóa đã tăng lên đáng kể khi bị stress NaCl,. Cụ thể, hàm lượng tổng sốcủa axit chlorogenic trong lá đã tăng lần lượt là 145,74 và 50,34% sau 30 ngày stress NaCl 150 và 300 mM. Tương tự như vậy, hàm lượng axit chlorogenic trong lá của thực vật có nhiễmmặn cao hơn so với các lô không nhiễm mặn, với sự gia tăng hàm lượng chlorogenic axit tổng số lần lượt là 56,05 và 105,29% vào tháng 10 năm 2014 và năm 2015. Mặc dù giảm sinh khối của lá, lượng axit chlorogenic trên mỗi cây và hoạt tính của phenylalanin amoniac-lyase (PAL) đã tăng lên đáng kể do độ mặn của đất, xác nhận rằng sự tích luỹcủa axit chlorogenic trong lá là kết quả của sự kích thích sinh tổng hợp chúng dưới tác động của stress mặn. Độ mặn của đất cũng làm tăng nồng độ axit chlorogenic trong nụ hoa kim ngân, với sự gia tăng đáng kể hàm lượng axit chlorogenic tổng số lần lượt là 22,42 và 25,14% vào tháng 5 năm 2014 và năm 2015. Phù hợp với việc giảm sinh khối, lượng axit chlorogenic trong chồi hoa  giảm ởnhững cây trồng trên đất có độ mặn cao, tuy nhiên không có sự thay đổi đáng kể trong hoạt động của PAL. Do đó, sự tích luỹ axit chlorogenic trong nụ hoa do stress mặn phụ thuộc vào hiệu ứng khuếch đại của quá trình giảm sinh trưởng. Stress mặn đã cải thiện chất lượng dược liệu của kim ngân hoa bằng cách thúc đẩy sự tích luỹaxit chlorogenic, tuy nhiên, cơ chế của quá trình tích luỹ này không nhất quán trong nụ hoa và lá. Kim ngân dường như là một loại cây có triển vọng trồng ở vùng đất mặn. Nghiên cứu của chúng tôi làm sáng tỏ thêm kiến ​​thức về sinh thái cây thuốc và cung cấp cơ sở khoa học cho việc định hướngphát triển canh tác nông nghiệp trên đất ngập mặn. Kết luận: Không phụ thuộc vào lượng axit chlorogenic tuyệt đối, stress mặn đã làm tăngchất lượng dược liệu của kim ngân hoa thông qua việctăng hàm lượng của các hợp chất này trong nụ hoa và lá. Đúng với giả thuyết của chúng tôi, kích thích quá trình sinh tổng hợp góp phần tăng tích luỹ axit chlorogenic trong lá trong điều kiện stress mặn. Ngược lại, nồng độ axit chlorogenic tăng lên trong nụ hoa là kết quả của hiệu ứng khuếch đại của quá trình giảm sinh trưởng. Cùng với tác dụng xử lý môi trường từ thực vật (phytoremediation) trên đất mặn (Yan và cộng sự, 2016), cây kim ngân là một loài triển vọng để canh tác trên đất mặn. Nhiệm vụ tiếp theo cần làm là cải thiện sản lượng kim ngân ở đất mặn bằng cách tăng cường khả năng chịu mặn của nó. Kỹ thuật di truyền là một phương pháp khả thi để cải thiện khả năng chịu mặn của cây trồng và việc lựa chọn các gen có triển vọng nên được ưu tiên (Rozema và Schat, 2013). Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng cả tích lũy sinh khối và chất lượng sản phẩm có thể được cải thiện bằng biểu hiện quá mức của các gen quan trọng mã hóa các enzym trong con đường tổng hợp axit chlorogenic, bao gồm các gen HQT và PAL.

Phan Thị Lâm

21.

ĐẶC TRƯNG TOÀN BỘ GEN LỤC LẠP CỦA KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA -CAPRIFOLIACEAE), MỘT  LOÀI CÂY THUỐC LÂU ĐỜI CỦA TRUNG QUỐC

Jiang Luo
Mitochondrial DNA Part B, 2019 (4): 3936-3937
 

Kim ngân (Lonicera japonica) là một loài cây cảnh và cây thuốc phổ biến ở Bắc Mỹ và Đông Á. Trong nghiên cứu này, toàn bộ genome lục lạp của loài L. japonica đã được xác định và công bố. Genome lục lạp của L. japonica dài 155,078 bp; với vùng bản sao đơn lớn là 88,859 bp, vùng bản sao đơn nhỏ 18,647 bp và một cặp vùng lặp lại ngược chiều là 23,786 bp trên mỗi sợi. Thành phần của nucleotide tổng số bao gồm 30,2% Adenin (A), 31,2% Thiamin (T), 19,6% Cystosin (C) và 19,0% Guanin (G) với tổng số A+T của gen lục lạp là 61,4% và G+C là 38,6%. Genome lục lạp của L. japonica gồm có 130 gen, bao gồm 83 gen mã hóa protein (PCGs), 39 RNA vận chuyển (tRNAs) và 8 RNA ribosome (rRNAs). Mối quan hệ phát sinh loài sử dụng phương pháp Maximum-Likelihood (ML) cho thấy loài L. japonica có quan hệ gần gũi với loài L. macranthoides. Nghiên cứu này có thể sử dụng trong phát triển dược liệu có giá trị và thuốc trong tương lai.

Phạm Ngọc Khánh

22.

TRÌNH TỰ GEN LỤC LẠP HOÀN CHỈNH CỦA KIM NGÂN HÀN QUỐC (LONICERA JAPONICA )ĐA DẠNG TRONG LOÀI

Shin-Jae Kang và cs.
Mitochondrial DNA Part B, 2018 (3): 943-944
 

Kim ngân (Lonicera japonica) là một cây thuốc cổ truyền được biết đến với tác dụng kháng viêm. Trình tự  toàn bộ genome lục lạp của loài L. japonica được thu thập tại Hàn Quốc đã được thực hiện bằng phần mềm de novo sử dụng toàn bộ dữ liệu trình tự genome. Genome lục lạp dài 115,060 bp; bao gồm 88,853 bp ở vùng bản sao đơn lớn; 18,653 bp ở vùng bản sao đơn nhỏ và 23,777bp ở một cặp vùng lặp lại ngược chiều. Tổng số 112  gen bao gồm 78 gen mã hóa protein và 34 gen cấu trúc RNA được phát hiện. So sánh trình tự gen của hai mẫu L. japonica thu từ Hàn Quốc và Trung Quốc đã phát hiện 48 nucleotid đơn đa hình (SNPs) và 45 nucleotide chèn/xóa (InDels). Hơn hữa, phân tích đa hình gen cho thấy rằng có sự đa dạng trong loài đối với loài L. japonica thu ở Hàn Quốc và Trung Quốc.

Phạm Ngọc Khánh

23.

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA LONICERA JAPONICA THUNB. SỬ DỤNG CHỈ THỊ TRÌNH TỰ LẶP LẠI CÁC ĐOẠN ĐƠN GIẢN GIỮA (ISSR)

H.Y. He và cs.
Genetics and Molecular Research 16 (1): 1-7(2017)
 

Chỉ thị trình tự lặp lại các đoạn đơn giản giữa (ISSR) được sử dụng để phân tích đa dạng di truyền của 24 quần thể thu được từ 4 tỉnh của Trung Quốc: Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc và Tứ Xuyên. Tổng số 272 băng được ghi nhận bằng cách sử dụng 8 mồi nhân bản trong 22 quần thể, trong đó 267 băng đa hình (98,16%). Hệ số tương đồng gen dao động từ 0,4816 đến 0.9118, với giá trị trung bình là 0.6337. Sơ đồ UPGMA đã chia 21 quần thể thành 2 nhóm. Nhóm A là 4 quần thể Lonicera macranthoides Hand. Mazz., trong đó quần thể J10 được tìm thấy ở Tứ Xuyên và J17, J18, J19 được tìm thấy ở Sơn Đông. Nhóm B gồm 17 quần thể Lonicera japonica Thunb. được chia ra thành quần thể hoang dại J16 và quần thể trồng trọt. Kết quả của việc phân tích thành phần chính có thể so sánh với việc phân tích nhóm. Cho nên chỉ thị ISSR có thể sử dụng có hiệu quả trong việc tách biệt đa dạng trong và ngoài loài; điều này có thể thuận tiện trong định danh các giống Lonicera japonica cho trồng trọt, sử dụng làm dược liệu và bảo tồn nguồn gen.

Phạm Ngọc Khánh

24.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP  CẮT TỈA ĐẾN NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, TƯƠNG QUAN BIỂU HIỆN GEN VÀ SỰ THAY ĐỐI CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG Ở LONICERA JAPONICA

ShuangshuangQin et al.
Industrial Crops and Products, Vol 132:386-395, June 2019
 

Kim ngân (Lonicera japonica Thunb. ) được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc để làm trà, dầu thơm hoặc làm thuốc. Nhu cầu về kim ngân ở Trung Quốc rất lớn. Những nghiên cứu về biện pháp cắt tỉa để làm tăng năng suất L. japonica đã được thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn câu hỏi đặt ra là liệu chất lượng của L. japonica có được tăng lên nhờ biện pháp cắt tỉa hay không. Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào sự tích lũy của các thành phần hoạt tính sinh học chính và cơ chế phân tử của chúng, cũng như vai trò của các hoocmon thực vật nội sinh đối với L. japonica  sau khi cắt tỉa. Để đạt được mục đích này, nụ hoa của cây kim ngân được thu thập ngẫu nhiên và chia thành bốn nhóm để đánh giá các tính trạng nông học, phát hiện những thay đổi của hợp chất có hoạt tính sinh học bằng phương pháp sắc ký lỏng kết hợp với khối phổ song song (LC single bond MS / MS), định lượng mức độ tương quan biểu hiện gen bằng phương pháp real-time RT-PCR, và xác định sự thay đổi phytohormon nội sinh bằng phương pháp ELISA. . Kết quả cho thấy ở cây kim ngân việc tỉa cành tạo ra năng suất nụ hoa cao nhưng chất lượng kém hơn, đặc biệt là ở lần thu hoạch đầu tiên. Cụ thể hơn, việc cắt tỉa làm tăng đáng kể năng suất (1,4 lần) nhưng lại làm giảm hàm lượng axit chlorogenic (1,5 lần), axit isochlorogenic A (1,3 lần), luteoloside (1,4 lần) và isoquercetrin (1,3 lần) ở thời điểm thu hoạch đầu tiên. Mức độ biểu hiện gen hydroxycinnamoyl-CoA quinate hydroxycinnamoyl transferase (HQT) và chalcone isomerase (CHI) giảm có thể là lý do chính làm giảm chất lượng L. japonica . Việc cắt tỉa cũng gây ra những thay đổi phytohormon linh hoạt ở kim ngân. Axit indole-3-acetic (IAA), cytokine (CKs), axit jasmonic (JA) và axit abscisic (ABA) là những hormon chính liên quan đến việc xây dựng cấu trúc chồi, sự phát triển hoa và sự chuyển hóa thứ cấp của cây. Kết luận, chúng tôi nghĩ rằng ở cây kim ngân nên sử dụng kỹ thuật tỉa cành hợp lý hoặc kết hợp với các phương pháp nông học khác để có được sự cân bằng tốt giữa năng suất và chất lượng dược liệu L. japonica.

Lương Vũ Đức, Trần Trung Nghĩa

25.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHIẾU SÁNG BỔ SUNG ĐỐI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CÂY KIM NGÂN NHẬT BẢN (LONICERA JAPONICA THUNB.)

Shoko Hikosaka và cs.
Environmental Control in Biology, 2017, Vol 55, No 2: 71 – 76
 

Kim ngân Nhật Bản là một loại cây thân leo thường xanh, mọc tự nhiên ở Nhật Bản và Đông Á. Nụ hoa và lá của loại cây này được dùng làm dược liệu, được biết đến với tên gọi Kinginka và Nindou ở Nhật Bản và Đông Á. Các dược chất là axit chlorogenic và luteolin, có các hoạt tính kháng vi rút, chống ung thư, chống viêm và chống oxy hóa. Cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về điều kiện môi trường tối ưu để trồng cây kim ngân Nhật Bản. Nghiên cứu này được thực hiện nhằmđánh giá tác động của việc chiếu sáng bổ sung trong nhà kính vào mùa đông đối với sự sinh trưởng và hàm lượng dược chất trong cây kim ngân Nhật Bản. Với mục đích đó, chúng tôi đã trồng cây kim ngân Nhật Bản trong nhà kính, chiếu sáng bổ sung bằng cách sử dụng ánh sáng từ đèn hơi natri cao áp. Trong quá trình thí nghiệm, tích phân ánh sáng hàng ngày được duy trì ở 10 mol m −2 d −1 bằng cách kiểm soát chu kỳ chiếu xạ của chiếu sáng bổ sung từ buổi tối cho đến nửa đêm. Tổng trọng lượng khô và tổng diện tích lá của cây được chiếu sáng bổ sung 55 ngày cao hơn đáng kể so với cây đối chứng. Số lượng nụ hoa cao hơn đáng kể ở các cây được xử lý, và sau đó, không có sự khác biệt về hàm lượngaxit chlorogenic và luteolin giữa hai nhóm. Kết luận, chiếu sáng bổ sung là một phương pháp hữu ích cho việc trồng cây kim ngân Nhật Bản vào mùa đông, giúp tăng sản lượng nụ hoa và không làm giảm nồng độ các dược chất chính.

Lương Vũ Đức

26.

ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI CỦA DƯ LƯỢNG THUỐC TRỪ SÂU TRONG CÁC MẪU KIM NGÂN TỪ CÁC CƠ SỞ TRỒNG TRỌT KHÁC NHAU Ở TRUNG QUỐC

Peiling Wu và cs.
Science of The Total Environment Vol 759, 10 March 2021, 142747,
Epub 2020 Oct 6
 

Nụ hoa và hoa mới nở của cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) được sử dụng rộng rãi nhất trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCMs). Trong những năm gần đây, vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu trong dược liệu kim ngân được nhiều người quan tâm.  Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng tồn dư thuốc trừ sâu trong dược liệu kim ngân ở Trung Quốc và ước tính những rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe người tiêu dùng bằng cách sử dụng phương pháp HQ (thương số nguy hiểm) và HI (chỉ số nguy cơ). Một phương pháp đáng tin cậy và chắc chắn đã được thiết lập để xác định và định lượng đồng thời  dư lượng của 137 thuốc trừ sâu bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ hiệu năng cao- (HPLC-MS / MS) trên 151 mẫu kim ngân từ các cơ sở trồng khác nhau ở Trung Quốc trong năm 2017 và 2018. Tổng cộng 54 loại thuốc trừ sâu đã được phát hiện, bao gồm 10 loại thuốc trừ sâu không được phép sử dụng (chlorpyrifos, fipronil, carbofuran, omethoate, isofenphos-methyl, triazophos, methomyl, dimethoate, methidathion và methamidophos). 150 mẫu (99,3% tổng số mẫu) chứa ít nhất 1 đến 31 loại thuốc trừ sâu và / hoặc các chất chuyển hóa của chúng, với nồng độ từ 0,001 đến 3,087 mg / kg. Carbendazim, chlorbenzuron, imidacloprid, chlorpyrifos và acetamiprid là những loại thuốc trừ sâu được phát hiện thường xuyên nhất trong năm 2017 và 2018, và tỷ lệ phát hiện tương ứng lần lượt là 95,31%, 64,06%, 65,63%, 53,13%, 57,81% và 98,85%, 88,51%, 70,11%, 77,01%, 57,47%. Thương số nguy hại cấp tính (HQa ) của carbofuran là 1,54 đối với nhóm dân số dễ tổn thương (thai nhi, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú) cho thấy nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đánh giá rủi ro tích lũy, chỉ số nguy cơ cấp tính (HIa ) của thuốc trừ sâu trong kim ngân đối với trẻ em và nhóm dân số  dễ  tổn thương lần lượt là 1,34 và 3,36, cho thấy rằng chúng gây ra các nguy cơ tích luỹ tiềm ẩn cho sức khỏe. Các kết quả này có giá trị về lý thuyết và thực tiễn để đánh giá độ an toàn của dược liệu kim ngân và cải thiệnchất lượng cũng như độ an toàn của nó.

Lương Vũ Đức

27.

KHỬ MẶN ĐẤT BẰNG CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB) DỰA VÀO CƠ CHẾ KHÁNG MẶN

Kun yan và cs.
Ecological Engineering, Vol 88.March 2016: 226-231
 

Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) là một cây thuốc cổ truyền ở Trung Quốc. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá mối quan hệ giữa cơ chế chịu mặn của cây kim ngân và khả năng khử mặn của cây  đối với đất nhiễm mặn thông qua khảo nghiệm thực địa. Vào tháng 4 năm 2014, cây kim ngân được trồng trên các ô đất không mặn và đất nhiễm mặn. Sáu tháng sau, nồng độ, tỷ lệ hấp phụ và độ dẫn điện trong đất bị hạ thấp đáng kể bởi cây kim ngân trong các ô đất gây mặn, cho thấy rằng đất nhiễm mặn đã được khử mặn. Do ức chế sự phát triển của thực vật, khả năng khử mặn được ước tính bằng sự tích lũy của chồi chỉ là 8,71 kg Na+/ha, có vẻ rất hạn chế so với những cây mọng nước khử mặn. Do đó, việc khử mặn đất bằng cây kim ngân nên phụ thuộc vào quá trình rửa trôi Na+ hơn là tích lũy Na+ trong ngọn cây. Tỷ lệ hô hấp và sự đào thải trong rễ tăng lên do độ mặn và chúng có tương quan dương rõ ràng, cho thấy tầm quan trọng của hô hấp của rễ đối với việc ngăn cản sự hấp thu Na+ . Quá trình hô hấp của rễ được nâng cao có thể hỗ trợ việc phân giải canxi bằng cách giải phóng nhiều CO2 hơn vào đất và nồng độ trong đất đươc cày bừa tăng lên đáng kể bởi cây kim ngân ở ô đất mặn, đối lập với các ô không nhiễm mặn, không có thay đổi đáng kể. Do đó, quá trình rửa trôi Na+ có thể được tạo điều kiện, vì Na+ trao đổi sẽ được thay thế hiệu quả bằng Ca2+. Tóm lại, độ mặn cao gây ra hô hấp của rễ tăng cường khả năng kháng muối của cây kim ngân bằng cách tăng sự giải phóng Na+ và có thể hỗ trợ khử mặn cho đất mặn bằng cách thúc đẩy sự rửa trôi Na+.

Vàng Mí Nhù

28.

BÁO CÁO ĐẦU TIÊN VỀ BỆNH ĐỐM NÂU LÁ DO CORYNESPORA CASSIICOLA GÂY RA TRÊN LÁ CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB) Ở ĐÀI LOAN

Chih-Ren Chang và cs.
The American Phytopathological Society (APS), Vol104, No 3 / March 2020 Accepted:28 oct 2019
 

Cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) là một loại dược liệu truyền thống của Trung Quốc, là loài bản địa và cũng được trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Các triệu chứng của bệnh đốm lá được ghi nhận thường xuyên trên L. japonica trồng trong vườn dược liệu ở thị trấn Yuchi, Hạt Nantou, Đài Loan, trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2017 và 2018. Năng suất và chất lượng dược liệu bị ảnh hưởng nhẹ. Ban đầu, các triệu chứng xuất hiện như những vết bệnh nhỏ màu nâu, sau đó dần dần phát triển thành những đốm tròn hoặchình dạng bất định, thường có rìa màu vàng. Các bào tử nấm được tạo ra rất nhiều trên các vết bệnh ởbề mặt phiến lá. Các bào tử thẳng, không phân nhánh, 150 - 375 × 5 - 6 μm, màu nâu, rải rác hoặc thành đám. Bào tử có dạng trứng ngược đến hình trụ, 45 - 180 × 12,5 - 17,5 μm, đơn lẻ hoặc thành chuỗi, màu nâu nhạt, với 3 đến 13 vách giả.  Mẫu cấy 2 x 2 mm được cắt ở phần tiếp giáp giữa mô khoẻ và mô bệnh o, sau đó được khử trùng bằng cồn 75% trong 5 giây, tiếp theo là NaOCl 1% trong 3 phút. Mẫu cấy được rửa sạch bằng nước vô trùng, làm khô, và sau đó đặt trên môi trường PDA. Phân lập bào tử đơn cũng được tiến hành từ các bào tử của vết bệnh còn tươi. Tất cả các mẫu cấy vô trùng được ủ trên môi trường PDA ở nhiệt độ phòng. Các khuẩn lạc trên PDA dày đặc, dạng bông, từ trắng đến xám nhạt, và xuất hiện màu xám đen ở vùng trung tâm. Không có bào tử nào được quan sát thấy trên PDA. Mẫu cây vô trùng (FU 31131) được lưu tại Bioresource Collection and Research Center, Hsinchu, Đài Loan.

Vàng Mí Nhù, Đặng Văn Hùng

29.

PHÂN TÍCH TIẾN HÓA BỘ GEN PLASTID CỦA BẢY LOÀI LONICERA l. : TRÌNH TỰ KHÁC NHAU VÀ MỐI QUAN HỆ PHÁT SINH LOÀI

Mi-Li Liu và cs.
Int. J. Mol. Sci. 2018, 19(12), 4039; https://doi.org/10.3390/ijms19124039
 

Các plastom thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa loài và nghiên cứu tái tạo phát sinh loài do được di truyền từ mẹ và do tốc độ tiến hóa của bộ gen. Tuy nhiên, các kiểu trình tự khác nhau và sự tiến hóa phân tử của các bộ gen plastid ở loài Lonicera L. chưa được hiểu rõ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập các plastom hoàn chỉnh của bảy loài Lonicera và xác định các biến thể trình tự lặp lại khác nhau và sự tiến hóa trình tự protein bằng phân tích so sánh bộ gen. Tổng số 498 lần lặp lại đã được xác định trong hệ gen plastid, bao gồm các kiểu biến thể lặp lại song song (130), phân tán (277) và đối xứng (91). Phân tích các trình tự lặp lại đơn giản (SSR) chỉ ra các SSR có trong bảy bộ gen là mononucleotide, tiếp theo là các tetra-nucleotid, dinucleotid, tri-nucleotid, hex-nucleotid và penta-nucleotid. Chúng tôi đã xác định được 18 vùng (rps15, rps16, rps18, rpl23, psaJ, infA, ycf1, trnN-GUU-ndhF, rpoC2-rpoC1, rbcL-psaI, trnI-CAU-ycf2, psbZ-trnG-UCCU, trnK -rps16, infA-rps8, rpl14-rpl16, trnV-GAC-rrn16, trnL-UAA intron rps12-clpP) có thể được sử dụng làm các chỉ thị phân tử tiềm năng để nghiên cứu thêm về di truyền quần thể và sự tiến hóa phát sinh loài của các loài Lonicera. Chúng tôi nhận thấy rằng một số lượng lớn các trình tự lặp lại được phân bố trong các điểm khác nhau của bộ gen plastid. 16 gen đã được xác định trong quá trình chọn lọc tích cực, bao gồm 4 gen cho các tiểu đơn vị của protein ribosome (rps7, rpl2, rpl16 rpl22), 3 gen cho các tiểu đơn vị của protein hệ thống quang hoá (psaJ, psbC ycf4), 3 gen NADH oxidoreductase (ndhB, ndhH ndhK), hai đơn vị con của gen ATP (atpAatpB), và bốn gen khác (infA, rbcL, ycf1ycf2). Phân tích phát sinh loài dựa trên toàn bộ plastome đã chứng minh rằng bảy loài Lonicera tạo thành một nhánh đơn ngành. Sự sẵn có của các bộ gen plastid này cung cấp thông tin di truyền quan trọng để xác định loài sâu hơn và nghiên cứu sinh học về Lonicera.

Hoàng Thị Như Nụ

30.

PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỔI MÀU SẮC HOA Ở CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KHÁC NHAU Ở HAI GIỐNG KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.)

Jianjun Li và cs.
American Society for Horticulture Science,  Vol 54: Issue 5, 2019
 

Lonicera japonica Thunb., được biết đến là cây kim ngân Nhật Bản hoặc kim ngân ‘vàng và bạc’, thuộc họ kim ngân và có nguồn gốc ở Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong nghiên cứu này, kính hiển vi, máy đo quang phổ, đo màu và thẻ đo màu của Hiệp hội trồng trọt Hoàng Gia đã được sử dụng để so sánh và phân tích sự phân bố sắc tố, hàm lượng và sự biến đổi màu sắc trong các giống Yujin 2 và Damaohua ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Có sự khác biệt đáng chú ý về màu sắc tràng hoa và màu mặt cắt giữa các giai đoạn phát triển và các giống khác nhau. Độ sáng (L *), sắc đỏ (a *) và sắc vàng (b *) được tính toán cho từng thời kỳ ở hai giống để quan sát xu hướng biến đổi. Hàm lượng diệp lục trong quả của cả hai giống đều có xu hướng giảm với tỷ lệ khác nhau. Hàm lượng diệp lục giảm nhanh từ thời kỳ nụ đến thời kỳ hoa trắng, và thay đổi dần từ thời kỳ hoa trắng sang thời kỳ hoa vàng. Hơn nữa, hàm lượng carotenoid giảm nhẹ từ thời kỳ nụ đến thời kỳ hoa trắng và tăng mạnh trong thời kỳ hoa vàng. Tỷ lệ của hai hàm lượng sắc tố này tăng lên đáng kể trong thời kỳ hoa vàng: lần lượt là 11,51 và 6,53 lần trong các giống ‘Yujin 2’ và ‘Damaohua’. Có sự khác biệt đáng kể về màu sắc tràng hoa, màu sắc và hàm lượng của ba sắc tố giữa hai giống kim ngân. sự phân bố và biến đổi của sắc tố là những yếu tố chính ảnh hưởng đến màu sắc hoa của cây kim ngân. Nghiên cứu này cung cấp cơ sở cho việc xác định và lai tạo các giống cây kim ngân, đặt nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn về chức năng và cơ chế phân tử của sắc tố.

Trần Thị Kim Dung, Lương Vũ Đức

31.

PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG CỦA VI KHUẨN NỘI SINH ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ CÂY CÚC TÍM VÀ CÂY KIM NGÂN

H. Gupta và cs.
Journal of Soil Science and Plant Nutrition,  2016 16 (3):558-577
 

Các sinh vật nội sinh từ thực vật giúp duy trì sức khỏe thực vật thông qua phân bón sinh học chứa vi khuẩn nội sinh và khả năng phòng trừ sinh học của chúng. Hiện vi sinh vật nội sinh đang được khám phá về khả năng tạo ra các hợp chất mới có hoạt tính sinh học. Trong tài liệu này, chúng tôi đã phân lập vi khuẩn nội sinh có lợi từ cây cúc tím (EF.B3) và cây kim ngân (LS.B11) cho thấy khả năng hòa tan photphat, siderophore, sản xuất axit indole acetic và hydro xyanua, và cố định nitơ trong khí quyển. Ngoài ra, các vi khuẩn nội sinh cũng tạo ra hoạt tính kháng nấm đối với Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Pythium sp. và Alternaria sp. Khi được thử nghiệm trên cây họ đậu, các chủng LS.B11 và EF.B3 có thể thúc đẩy sự phát triển của cây và kiểm soát bệnh nhiễm nấm ở cây con đậu. Cả hai chủng đều được tìm thấy là nội sinh khi được kiểm tra bằng RAPD và số lượng vi khuẩn sống. Dựa trên giải trình tự gen 16S rRNA, chúng tôi chỉ ra rằng các chủng LS.B11 và EF.B3 có liên quan đến Pseudomonas sp. và Burkholderia sp. Bằng cách sử dụng các đoạn mồi thoái hóa, chúng tôi đã xác định được các gen liên quan đến sinh tổng hợp polyketide synthase và peptid không phải ribosom trong EF.B3 và LS.B11 tương ứng có liên quan đến việc sản xuất các hợp chất khángvi sinh vật. Do đó, chúng tôi kết luận rằng cả hai loại vi khuẩn nội sinh đều có thể được sử dụng để tăng năng suất hiệu quả sản xuất nông nghiệp và sản xuất các hợp chất kháng vi sinh vật nhằm cải thiện năng suất cây trồng.

Trần Thị Kim Dung

32.

NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOA CỦA CÂY KIM NGÂN ĐƯỢC ĐƯA VÀO TRỒNG TẠI KHU VỰC HAILUOGOU DỰA TRÊN TRÌNH TỰ ITS VÀ CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH  

Haiyan He và cs.
2019, PeerJ, DOI 10.7717/peerj.7636
 

Lonicera japonica flos (LJF), nụ hoa khô của cây kim ngân L. japonica đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong hàng nghìn năm. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy LJF có nhiều đặc tính y học vì tác dụng chống oxy hóa, hạ đường huyết, giảm kali trong máu, chống dị ứng, chống viêm và kháng khuẩn. LJF được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc trong thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, và có trong hơn 30% đơn thuốc y học cổ truyền Trung Quốc hiện nay. Do đó, nhiều ngôi làng Trung Quốc trồng LJF thay vì cây trồng truyền thống do giá trị thương mại cao trên thị trường thuốc thảo dược. Kể từ năm 2005, nụ hoa của kim ngân là bộ phận duy nhất được xem xét theo Dược điển của Trung Quốc. Tuy nhiên, vì lý do lịch sử và thương mại, một số loài kim ngân có quan hệ họ hàng gần với LJF tiếp tục bị gắn nhãn sai và được sử dụng như LJF. Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại LJF thương mại và rất khó để chọn được loại LJF tốt để trồng. Trong nghiên cứu này, có tổng cộng 21 giống được dán nhãn LJF trên thị trường đã được trồng ở khu vực Hailuogou. Để chọn được giống tối ưu, phân tích trình tự ITS đã được sử dụng để kiểm tra xem 21 giống có phải là giống LJF chính hiệu hay không. Phân tích cụm các thành phần hoạt tính dựa trên hàm lượng axit chlorogenic và luteolosid trong nụ hoa, thân và lá được sử dụng để đánh giá chất lượng của giống. Kết quả cho thấy 4 trong số các giống là L. macranthoides Hand.-Mazz., Trong khi 17 giống khác là L. japonica và LJF chính hiệu. Phân tích trình tự ITS đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc xác định đúng LJF và dược liệu Lonicerae. Trong số 17 giống L. japonica, lượng axit chlorogenic và luteolosid trong nụ hoa, thân và lá khác nhau đáng kể. Dựa trên phương pháp phân tích cụm, giống H11 được quan sát là có mức độ hoạt chất cao nhất, do đó được khuyến nghị trồng quy mô lớn ở khu vực Hailuogou.

Trần Thị Kim Dung

33.

ẢNH HƯỞNG CỦA CD2 + ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HUỲNH QUANG DIỆP LỤC TRONG CÂY KIM NGÂN

Zhouli Liu và cs.
Journal of Plant Growth Regulation vol 34 : 672–676(2015)
 

Huỳnh quang diệp lục là một công cụ quan trọng để nghiên cứu phản ứng của thực vật đối với hiện tượng stress do hấp thụ cadmium (Cd), do đó có thể cung cấp hiểu biết tốt hơn về khả năng chống chịu Cd ở thực vật. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của việc tiếp xúc với cadmium (Cd2 +) đối với sự phát triển và huỳnh quang diệp lục đã được khảo sát trên một loài thực vật siêu tích luỹ mớilà kim ngân. Bốn mức Cd2 + (0, 5, 25 và 125 mg kg -1) đã được thêm vào đất. Sau 90 ngày phơi nhiễm Cd2 +, hiệu suất quang hóa tối đa của hệ thống quang học II (F v / F m) và năng suất lượng tử hiệu quả của hệ thống quang học II (ΦPS II) của L. japonica cho thấy mức phơi nhiễm dưới 5 mg kg-1 Cd2 +, nhưng giảm xuống dưới nồng độ tiếp xúc Cd2 + cao hơn. Tuy nhiên, khi nồng độ Cd trong đất lên đến nồng độ cao nhất (125 mg kg-1), không có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng F v / F m, ΦPS II, quá trình dập tắt quang hóa, chất diệp lục và carotenoid so với đối chứng. Những kết quả này chỉ ra rằng khả năng chống chịu tốt của L. japonica đối với Cd có thể là do các cơ chế hiệu quả bao gồm khả năng duy trì sự phát triển tốt, thành phần sắc tố quang hợp và hoạt động huỳnh quang của chất diệp lục, có lợi để tăng cường khả năng xử lý môi trường bằng thực vật.

Trần Thị Kim Dung

34.

SINH TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CỦA CÁC HẠT NANO VÀNG BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA) VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ CỦA CHÚNG TRÊN TẾ BÀO HELA

MaheshkumarPrakash Patil
J. Drug Delivery Science and Technology, Vol 51, June 2019:83-90
 

Tổng hợp các hạt nano kim loại sử dụng chiết xuất thực vật là một trong những phương pháp tiềm năng và thân thiện với môi trường. Trong báo cáo này, các hạt nano vàng (AuNPs) được tổng hợp bằng cách sử dụng chiết xuất hoa kim ngân (Lonicera japonica) cho hoạt tính in vitro chống ung thư cổ tử cung. Sự hình thành của AuNP được chỉ ra bằng sự thay đổi màu sắc (từ vàng nhạt sang đỏ ruby) và được xác nhận bằng quang phổ UV - vis (độ hấp thụ ∼530 - 580nm). Các AuNP được tổng hợp có kích thước khoảng 10 - 40nm, chủ yếu là hình cầu, một số ít hình tam giác và hình lục giác. Thành phần nguyên tố và bản chất tinh thể đã được xác định bằng phương pháp EDX và XRD cho kết quả tương tự. Các nghiên cứu của FTIR cho thấy sự hiện diện của vật liệu thực vật trên bề mặt của AuNPs, có thể là nguyên nhân hình thành AuNPs. Phân tích GC-MS được sử dụng để xác định thành phần hóa thực vật của hoa L. japonica. Các AuNP được tổng hợp đã được kiểm tra tác dụng gây độc tế bào trên tế bào thận bình thường (HEK293) và tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa). Kết luận, các tế bào bình thường vẫn không hề hấn gì trong khi việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư được quan sát có sự phụ thuộc vào liều lượng sử dụng. Từ các nghiên cứu nhuộm huỳnh quang miễn dịch của tế bào HeLa, người ta quan sát thấy sự ngưng tụ và phân mảnh của vật liệu trong nhân cho thấy tế bào chết theo phương pháp apoptotic. Những kết quả này rõ ràng cho thấy rằng việc tổng hợp AuNP thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng chiết xuất từ ​​hoa L. japonica có thể được sử dụng để điều trị các tế bào ung thư cổ tử cung.

Dương Thị Ngọc Anh

35.

NGHIÊN CỨU SO SÁNH SỰ TÍCH LŨY HÀM LƯỢNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN POLYPHENOL VÀ SỰ THAY ĐỔI HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ CỦA CHÚNG Ở LOÀI LONICERA JAPONICA LƯỠNG BỘI VÀ TỨ BỘI

DexinKong
Plant Physiology and Biochemistry,Vol 112, Mar
ch 2017: 87-96
 

Đa bội hóa là một phương pháp hiệu quả để đạt được năng suất cao hơn của các hoạt chất chuyển hóa thứ cấp trong cây thuốc. Polyphenol là những hoạt chất chính góp phần vào hoạt động chống oxy hóa của loài kim ngân Lonicera japonica. Để nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể và thời gian thu hoạch đến sự tích lũy hàm lượng của các hoạt chất chính và khả năng chống oxy hóa của L. japonica, hàm lượng thành phần polyphenol (7 axit phenolic và 3 flavonoid) và khả năng chống oxy hóa trong chồi và hoa của cây lưỡng bội và tứ bội ở sáu giai đoạn tăng trưởng khác nhau được xác định bằng HPLC-DAD và ba thử nghiệm chống oxy hóa phổ biến (FRAP, OH RSC và DPPH ARP), và mối tương quan giữa sự tích luỹ của các thành phần polyphenol và khả năng chống oxy hóa cũng đã được phân tích trong nghiên cứu này. Kết quả chỉ ra rằng hàm lượng axit phenolic và flavonoid chính và khả năng chống oxy hóa trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây tứ bội đều cao hơn đáng kể so với cây lưỡng bội. Hơn nữa, những thay đổi trong hoạt động chống oxy hóa thể hiện mối tương quan tỷ lệ thuận đáng kể với sự biến đổi của axit chlorogenic, rutin, hyperosid, luteolosid ở hai mức độ đơn bội của thực vật. Sản lượng cao hơn của axit chlorogenic (158,97; 164,00; 199,85 mg), luteolosid (5,44; 4,03; 6,31 mg), hyperoside (1,15; 1,06; 1,30 mg) và tổng số flavonoid (9.87; 8,67; 11,10 mg) từ 100 chồi và hoa ở cây tứ bội xảy ra trong các giai đoạn S3 – S5, các giai đoạn này cũng thể hiện các hoạt động chống oxy hóa cao hơn. Do đó, các giai đoạn S3 – S5 được khuyến nghị là thời điểm tốt nhất để thu hoạch cây tứ bội cho năng suất và chất lượng cao.

Dương Thị Ngọc Anh

36.

THIẾT LẬP NUÔI CẤY HUYỀN PHÙ TẾ BÀO LOÀI KIM NGÂN LONICERA JAPONICA THUNB VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA THỨ CẤP CHÍNH CỦA NÓ

Min Hu và cs.
Industrial Crops and Products, Vol 137, 1 October 2019:98-104
 

Kim ngân (Lonicera japonica Thunb), là một loài thực vật có nguồn gốc từ Châu Á (bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản), thường được sử dụng để nâng cao thể chất do các hoạt tính sinh học và dược tính rõ rệt. Mục tiêu của nghiên cứu này là thiết lập được quy trình nuôi cấy huyền phù tế bào cây kim ngân cũng như  xác định và định lượng hoạt chất chuyển hóa thứ cấp chính của nó. Sau khi khử trùng, chồi cây kim ngân là mẫu cấy tốt nhất so với đoạn thân và lá non, có thể cảm ứng thành dạng mô sẹo xốp vàng trên môi trường MS bổ sung 1,5 mg/L NAA, 1 mg/L 2,4D; 0,75 mg/L Kin và 0,15 mg/L BA. Mô sẹo hình thành được cấy chuyển vào môi trường MS chứa 1,5 mg/L BA + 0,2 mg/l NAA + 0,1 mg/L 2,4D, và sau đó cấy chuyển 3-4 lần để tạo ra dòng mô sẹo đồng nhất. Một hệ thống huyền phù tế bào được xây dựng thành công với đặc điểm đường cong tăng trưởng “S” và hình thái khỏe mạnh. Nuôi cấy huyền phù tế bào đã xác định được chất chuyển hóa thứ cấp chính là 3,5-di-O-caffeoylquinic acid, 3-O-caffeoylquinic acid, 4,5-di-O-caffeoylquinic acid và 3,4-di-O-caffeoylquinic acid. Hàm lượng tổng của các axit chlorogenic này là 22,7 mg/L tế bào huyền phù.

Nguyễn Thị Xuyên

37.

ĐIỀU HÒA PHIÊN MÃ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HOA CỦA LONICERA JAPONICA THUNB. ĐƯỢC PHÁT HIỆN BẰNG CÁCH PHÂN TÍCH TOÀN DIỆN CÁC YẾU TỐ PHIÊN MÃ

Wang T. và cs.
BMC plant biology 2019, 19(1): 1-19
 

Tổng quan: Hoa loài kim ngân Lonicera japonica Thunb. được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh trong y học cổ truyền và thu hút nhiều nghiên cứu về tác dụng tiềm năng của nó. Các yếu tố phiên mã (TFs) điều chỉnh mạnh mẽ các hoạt độngsinh học trong quá trình phát triển của thực vật. Do các công bố nghiên cứu về TFs loài kim ngân còn hạn chế, nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện để hiểu rõ hơn vai trò điều hòa của TFs trong các giai đoạn phát triển khác nhau ở loài kim ngân.

Kết quả: Trong nghiên cứu này, 1316 TF thuộc 52 họ đã được xác định từ dữ liệu  hệ  phiên mã, và các đặc điểm biểu hiện tương ứng trong quá trình phát triển hoa Kim ngân đã được phân tích toàn diện. 917 (69,68%) TF được biểu hiện một cách khác biệt. TFs trong các họ bHLH, ERF, MYB, bZIP và NAC có biểu hiện bị thay đổi rõ ràng trong quá trình phát triển hoa. Dựa trên phân tích các TF được biểu hiện khác biệt (DETFs), TFs trong các họ MYB, WRKY, NAC và LSD được phát hiện có liên quan đến sinh tổng hợp phenylpropanoids, quá trình lão hóa và hoạt động chống oxy hóa. Biểu hiện của MYB114 thể hiện mối tương quan thuận với hàm lượng của luteoloside; Mối tương quan thuận được quan sát thấy giữa sự biểu hiện của MYC12, chalcone synthase (CHS) và flavonol synthase (FLS), trong khi mối tương quan nghịch được quan sát thấy giữa sự biểu hiện của MYB44 và các quá trình tổng hợp; Sự biểu hiện của LSD1 có mối tương quan cao với sự biểu hiện của SOD và tổng khả năng chống oxy hóa, trong khi sự biểu hiện của LOL1 và LOL2 có mối tương quan nghịch với chúng; Nhiều TF trong họ NAC và WRKY có thể có khả năng tham gia điều hòa quá trình lão hóa bởi các hormone và các gốc oxy hóa tự do (ROS). Biểu hiện của NAC19, NAC29 và NAC53 thể hiện mối tương quan thuận với hàm lượng của ABA và H2O2, trong khi biểu hiện của WRKY53, WRKY54 và WRKY70 thể hiện mối tương quan nghịch với hàm lượng JA, SA và ABA.

Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp một mô tả toàn diện về đặc điểm biểu hiện của TFs trong các giai đoạn phát triển của loài kim ngân (L. japonica). Ngoài ra, chúng tôi đã phát hiện ra các TF then chốt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sinh tổng hợp các thành phần hoạt động, hoạt tính chống oxy hóa và sự giàhóa hoa ở loài kim ngân, do đó cung cấp những hiểu biết có giá trị về mạng lưới phân tử cơ bản về sự phát triển hoa loài kim ngân (L. japonica)

Nguyễn Thị Xuyên, Trần Thị Kim Dung, Đào Văn Châu

38.

TÁI SINH HIỆU QUẢ CAO LOÀI KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.) HOANG DẠI

Gao và cs.
Journal of West China Forestry Science (2018), 47(4): 59-79
 

Với mẫu cấy là đoạn thân mầm loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) hoang dại, trên nền môi trường cơ bản MS và ½  MS, ảnh hưởng của các hormone khác nhau lên cây kim ngân hoa về hiệu quả khử trùng mẫu cấy, cảm ứng, tăng sinh chồi bất định và cảm ứng hình thành rễ đã được nghiên cứu để thiết lập quy trình nhân giống cây kim ngân hoang dại hiệu quả cao. Kết quả cho thấy phương pháp khử trùng mẫu cấy tốt nhất là cồn 75% + HgCl2 0,1% trong 12 phút, tỷ lệ mẫu cấy vô trùng đạt 82,67%; môi trường cảm ứng chồi bất định tốt nhất là MS + 1,5 mg/L 6-BA + 0,12 mg/L NAA, tỷ lệ cảm ứng chồi bất định là 88,67%; môi trường cấy chuyển MS + 1,5 mg/L 6-BA + 0,02 mg/L NAA cho tỷ lệ tăng sinh đạt 4,11, có sự khác biệt rõ rệt so với các nghiệm thức khác (P <0,01); Môi trường tạo rễ với ½ MS + 2,5 mg/L IBA + 0,2-0,6 mg/L NAA tốt nhất, với tỷ lệ ra rễ và chiều dài rễ lần lượt là 85,56% -92,22% và 3,14-3,27 cm.

Nguyễn Thị Xuyên, Hoàng Thị Như Nụ, Chu Thị Thúy Nga

39.

PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN LOÀI KIM NGÂN TỪ CÁC VÙNG KHÁC NHAU CỦA BÁN ĐẢO GIA ĐÔNG (TỈNH SƠN ĐÔNG, TRUNG QUỐC) BẰNG CHỈ THỊ SSR VÀ TrnL-trnF

Wu R và cs.
The Third International Conference on Biological Information and Biomedical Engineering 2019 Jun 20 (pp. 1-4). VDE
 

Để phân tích đa dạng di truyền loài kim ngân L. japonica, trong nghiên cứu đã sử dụng 31 mẫu được thu thập từ các vùng khác nhau của bán đảo Gia Đông, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. 5 cặp mồi SSR đa hình được sàng lọc phù hợp cho phân tích 31 mẫu kim ngân và fingerprint SSR thích hợp biểu hiện sự đa dạng di truyền ở 31 mẫu này. Phân tích trình tự cho thấy rằng khoảng trnL-trnF là thích hợp đề nghiên cứu mối quan hệ phát sinh loài của 27 mẫu trong số 31 mẫu phân tích. Phân tích nhóm cho thấy 27 mẫu từ các vùng khác nhau có thể nhóm thành 6 lớp. Mặc dù kết quả thu được bằng 2 phương pháp phân tích của chúng tôi chưa hoàn toàn đồng nhất, nó có thể chứng minh rằng loài kim ngân L. japonica có tính đa dạng di truyền cao

Nguyễn Thị Xuyên

 

(Nguồn tin: )